Sáng kiến kinh nghiệm Dạy giải toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh năng khiều lớp 5
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lí luận.
Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, một thế kỷ đã, đang và sẽ tiếp tiếp tục có nhiều biến đổi to lớn. Khoa học và công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, sự tranh chấp quốc tế trên tất cả các lĩnh vực ngày càng gay gắt. Trước bối cảnh đó, chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn cả giáo dục- đào tạo, khoa học - công nghệ, tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hình thành kinh tế tri thức.
Cuéc sèng trong nh÷ng thËp kû tíi võa chøa ®ùng ®Çy thö th¸ch võa kÌm theo nh÷ng c¬ héi hiÕm cã. Nh÷ng thÕ hÖ s¾p tíi cÇn ®îc gi¸o dôc tèt ®Ó cã thÓ ®¬ng ®Çu víi nh÷ng thö th¸ch míi vµ sö dông ®îc nh÷ng thuËn lîi, c¬ héi míi. CÇn h×nh thµnh cho hä kh¶ n¨ng suy nghÜ vµ vËn dông nh÷ng t tëng, tri thøc míi mét c¸ch thêng xuyªn vµ s¸ng t¹o. Hµnh ®éng cña hä ph¶i ®îc sù chØ ®¹o v÷ng ch¾c cña nhËn thøc ®óng ®¾n vÒ gi¸ trÞ con ngêi vµ nÒn c«ng b»ng x• héi. §iÒu nµy ®îc thùc hiÖn th«ng qua mét nÒn gi¸o dôc tèt.
oa có diện tích là 12 m2. Đáp số: 12 m2. Nhận xét: Đây là một loại bài tương đôí khó đối với học sinh. Giáo viên hướng dẫn đến đâu học sinh có thể hiểu đến đó song đến khi để học sinh độc lập trong việc trình bày bài giải các em sẽ không nhớ được các bước giải và cách thức lập luận, giải thích. Trong khi dạy, người giáo viên cần nắm kỹ trình độ hiện có của học sinh để hướng dẫn tỷ mỉ; cũng có thể tách các bước hướng dẫn giải ra làm nhiều phần, giảng xong phần nào thì cho các em tự giải phần đó. Khi các em chưa thành thục sử dụng phương pháp dùng tỉ số, giáo viên cần cho các em được luyện tập nhiều hơn với những hình thức đa dạng như: Làm lại bài mẫu, thực hành giải nhiều bài như bài mẫu, tiến tới giải các bài có ít sự biến đổi rồi bài có nhiều sự biến đổi, 5.3- Phương pháp thực hiện các số đo diện tích và thao tác phân tích, tổng hợp trên hình. Có những bài toán hình học đòi hỏi phải biết vận dụng thao tác phân tích, tổng hợp trên hình đồng thời kết hợp với việc tính toán trên số đo diện tích. Điều đó được thể hiện như sau: a) Một hình được chia ra thành nhiều hình nhỏ thì diện tích của hình đó bằng tổng diện tích của các hình nhỏ được chia. b) Hai hình có diện tích bằng nhau nà cùng có phần chung thì hai hình còn lại sẽ có diện tích bằng nhau. c) Nếu ghép thêm một hình vào hai hình có diện tích bằng nhau thì ta được hai hình mới có diện tích bằng nhau. *Bài toán số 3: Để trang trí cho một viên gạch lớn tại tiền sảnh một toà nhà (như hình vẽ), chủ thi công công trình muốn người thợ ganito chọn màu đỏ cho phần hình tứ giác chính giữa được tạo bởi các điểm nối 2 đỉnh cùng phía với điểm giữa của cạnh đối diện. Hãy tính diện tích phần gạch được ganito màu đỏ đó. Biết rằng diện tích phần phần gạch được ganito màu vàng tại 2 tam giác đối đỉnh với tứ giác trên là 3 m2 và 5 m2. M C B 5 5 m2 3 m2 A E D 1.Yêu cầu: Bài này yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng về: Cách so sánh diện tích của các hình tam giác. Tổng hợp, phân tích trên số đo diện tích và trên hình. Kẻ thêm đường phụ, chiều cao. 2.Cách giảng dạy: Hướng HS tự giải theo hướng dẫn của giáo viên. a) Tìm hiểu đề toán: - Bài toán cho biết gì? (trang trí cho một viên gạch lớn; ganito màu đỏ cho phần hình tứ giác chính giữa được tạo bởi các điểm nối 2 đỉnh cùng phía với điểm giữa của cạnh đối diện; diện tích phần phần gạch được ganito màu vàng tại 2 tam giác đối đỉnh với tứ giác trên là 3 m2 và 5 m2) - Bài toán hỏi gì? (tính diện tích phần gạch được ganito màu đỏ?) b) Tóm tắt bài toán Viên gạch hình tứ giác ABCD SABK ganito vàng = 3 m2 SCDN ganito vàng = 5 m2 BM = MC; AE = ED SEKMN ganito đỏ:.m2 ? c) Phân tích bài toán - Bài toán hỏi gì? (tính diện tích phần gạch được ganito màu đỏ?) - Muốn diện tích phần gạch được ganito màu đỏ ta làm thế nào? (So sánh SEKMN với SABK và SCDN) (1) -Ta đã biết SABK và SCDN chưa?( Biết rồi) - Vậy ta còn cần phải biết thêm điều gì? (Nối M với E, ta đánh số các tam giác của hình đã cho như hình vẽ ; So sánh SAME và SMED và So sánh SEBM và SMEC M C B (6) N (2) (7) K (3) (5) (1) (4) (8) A E D - Dựa vào đâu để ta so sánh SAME và SMED và So sánh SEBM và SMEC?(So sánh SAME và SMED dựa vào chiều cao hạ từ M xuống AD và 2 đáy AE và ED bằng nhau. So sánh SEBM và SMEC dựa vào chiều cao hạ từ E xuống BC và 2 đáy BM và MC bằng nhau) (2) C - Tiếp theo ta cần phát hiện thêm điều gì? ( Nối A với C; ta so sánh SACD với hai SACE và SCDE) B M A E D - Dựa vào điều gì?( so sánh SACD với hai SACE và SCDE dựa vào chiều cao chung được hạ từ C xuống AD và hai đáy ED, EA bằng nhau) - Việc so sánh đó nhằm phát hiện gì? (SACE = SCDE = SACD : 2= S7 + S8) Tương tự với việc so sánh SABC với hai SABM và SAMC dựa vào chiều cao chung được hạ từ A xuống BC và hai đáy BM, MC bằng nhau nhằm phát hiện SABM = SAMC = SABC : 2= S1 + S2 (3) - Từ đó ta suy ra được điều gì? (S1+ S2 + S7 + S8 = S3+ S4 + S5 + S6 = (SABC + SACD) : 2 = SABCD : 2 ) - Vậy SABC + SACD = ? ( SABC + SACD = SABCD) Các bước giải: M C B (6) N (2) (7) K (3) (5) (1) (4) (8) A E D +Nối A với C, có SABCD = SABC + SACD +Nối M với E, có SABCD = S1 + S2 + S3 + S4 + S5 + S6 + S7 + S8 + MB = MC và chung chiều cao hạ từ A xuống BC nên: SABM = SAMC = SABC : 2 hay S1 + S2 = SABC : 2 (1) + Vì ED = EA và chung chiều cao hạ từ C xuống AD nên: SCDE = SCEA = SACD : 2 hay S7 + S8 = SACD : 2 (2) + Từ (1) và (2), ta có: S1 + S2 + S7 + S8 = S3 + S4 + S5 + S6 = SABCD : 2 (3) + Vì MB = MC và chung chiều cao hạ từ E xuống BC nên: SEBM = SBMC hay S2 + S3 = S5 +S6 (4) + Vì ED = EA và chung chiều cao hạ từ M xuống AD nên: SMAE = SMED hay S3 + S4 = S5 + S8 (5) + Từ (4) và (5), ta có: S2 + S3 + S5 + S8 = S3 + S4 + S5 + S6 (6) + Từ (3) và (6), ta có: S1 + S2 + S7 + S8 = S2 + S3 + S5 + S8 (cùng bằng S3+S4+S5+S6) Hay S1 + S7 = S3 + S5 (cùng bớt S2 + S8) + Do đó S3 + S5 = S1 + S7 = 3 + 5 = 8 (cm2) Vậy SMNEK = 8cm2 . *Bài toán số 4: Một mảnh đất hình vuông như hình vẽ. Trên mảnh đất đó, chủ nhà muôn xây một bể đá phong thuỷ hình tròn (phần gạch chéo). Hãy tính diện tích của bể đá đó, biết rằng ABCD và MNPQ là hai hình vuông và khoảng cách từ B đến D là 12 m. M N O Q P A E B K G D H C Nhận xét về bài toán số 4: Để tính diện tích của bể đá (phần gạch chéo) trong mảnh đất đó, ta lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông MNPQ. Vấn đề là làm sao để tính cạnh hình vuông MN ( thông thường để tính diện tích hình vuông MNPQ, ta đi tìm cạnh của nó) và bán kính OM hoặc ON? Tuy nhiên, tính MN, OM, ON thì khó quá, và có thể nói, một học sinh lớp 5 thì không đủ kiến thức để tính. Tuy nhiên, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tính 12 × OM × ON mà không cần biết OM, ON. Lúc đó, tích này chính là diện tích hình tam giác MON. Lúc đó, lấy kết quả này nhân 4 thì được diện tích hình vuông MNPQ ( nó bằng 4 lần diện tích tam giác MON) Mặt khác, nếu tính được OM × ON thì có nghĩa ta tính được r × r, với r là bán kính hình tròn. Từ đó ta tính được diện tích hình tròn mà không cần biết chính xác bán kính bằng bao nhiêu. Bài giải Ta có OA = OB = OC = OD = 12 : 2 = 6(m) Diện tích hình tam giác ABD là ( 12 × 6) : 2 = 36 (m2) Diện tích hình vuông ABCD là: 36 × 2 = 72 (m2) Diện tích hình vuông AEOK là: 72 : 4 = 18 (m2) Do đó, OE × OK = 18 (m2), hay r × r = 18 (m2) Diện tích hình tròn tâm O là: 18 × 3,14 = 56,92 (m2) Diện tích tam giác MON là: r × r : 2 = 18 : 2 = 9 (m2) Diện tích hình vuông MNPQ là: 9 × 4 = 36 (m2) Vậy diện tích tích của bể đá đó là: 56,52 – 36 = 20,52(m2). Đáp số: 20,52m2. Như vậy, từ một bài toán khó nhưng nếu biết khơi gợi học sinh dựa vào các thao tác phân tích và tổng hợp trên hình , các em có thể dễ hiểu và tự tìm ra hướng giải. Thực tế giảng dạy cho thấy, nếu học sinh được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, từng bước, các em rất vui, phấn chấn và hứng thú học. Đó cũng là điểm tựa để giáo viên có thể nâng dần mức độ kiến thức cho các em được phát triển phù hợp với năng lực riêng của mình. 5.4-Phương pháp “Biểu đồ hình chữ nhật”. Phương pháp“Biểu đồ hình chữ nhật” là một công cụ đắc lực để giải loại toán có ba đại lượng, trong đó có một đại lượng này bằng tích của hai đại lượng kia. Chẳng hạn: Các bài toán về -Chuyển động đều (ba đại lượng: Vận tốc, quãng đường, thời gian) -Vòi nước chảy vào bể (ba đại lượng: Lưu lượng, thời gian, thể tích bể) -Tính sản lượng (ba đại lượng: Diện tích, năng suất, sản lượng) -vv Đây là một phương pháp mới nên lần đầu tiếp xúc, có thể học sinh sẽ thấy bỡ ngỡ. Nhưng khi các em đã làm quen, nó giúp ích rất nhiều trong việc trực quan hoá các mối quan hệ toán học giữa ba đại lượng và do đó làm cho cách giải trở nên dễ hiểu hơn đối với học sinh. Sau đây là một ví dụ: *Bài toán số 5: “ Một xe máy đi từ TP. Hồ Chí Minh lên Đà Lạt, dự định đi với vận tốc 30 km/giờ. Song thực tế xe máy đã đi với vận tốc 25 km/giờ nên đã đến Đà Lạt muộn mất 2 giờ so với thời gian dự định. Tính quãng đường từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt.” Hướng dẫn giải: Biểu thị vận tốc xe chạy bằng cạnh nằm ngang của hình chữ nhật và thời gian xe chạy bằng cạnh thẳng đứng của hình chữ nhật thì quãng đường xe chạy chính là diện tích hình chữ nhật.(vì S = v × t). t N P 2 giờ B Q C 25 km/giờ M A 0 30 km/giờ v Biểu thị thời gian đi từ TP.Hồ CHí Minh đến Đà Lạt với vận tốc 30 km/giờ là đoạn OB thì thời gian đi với vận tốc 25 km/giờ sẽlà đoạn ON dài hơn OB một đoạn BN ứng với 2 giờ. Ngoài ra, đoạn MA biểu thị hiệu hai vận tốc và ứng với: 30 – 25 = 5 km/giờ Vì cùng biểu thị quãng đường từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt nên diện tích hai hình chữ nhật OACB và OMPN bằng nhau. Cùng bớt đi diện tích phần chung là SOMQB ta có: SAMQC = SBNPQ = BQ × BN = 25 × 2 = 50 Vậy: MQ × MA = 50 hay MQ × 5 = 50 Suy ra: MQ = 50 : 5 = 10 (giờ) Vậy quãng đường từ TP.Hồ CHí Minh đến Đà Lạt dài: 30 × 10 = 300 (km) Đáp số: 300 km. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi thực hiện biện pháp vận dụng một số phương pháp vào quá trình dạy học bồi dưỡng cho các em học sinh, tôi đã thu được kết quả như sau: 1. Đối với giáo viên - Đã tự học tập và nâng cao được tay nghề trong việc dạy giải toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh khá giỏi lớp 5 nói riêng và dạy giải toán nói chung cũng như dạy tất cả các môn học khác. - Có những ý kiến đóng góp xây dựng tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức chỉ đạo và bồi dưỡng học sinh nhằm tạo điều kiện cho các em có cơ hội tốt để phát triển năng lực riêng biệt của từng em. 2. Đối với học sinh Các em đã dần hiểu nhanh đề bài, nắm chắc được dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải; tâm lý ngại học môn Toán được thay bằng các hoạt động thi đua học tập sôi nổi, hứng thú. Các điển hình “ làm tính nhanh”, “ làm tính đúng” là không thể thiếu trong mỗi tiết học. Trong các đợt khảo sát chất lượng định kỳ do trường tổ chức hay các đợt khảo sát chất lượng học sinh giỏi, bài làm của học sinh được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi bật, lập luận chặt chẽ, xứng đáng đạt điểm giỏi thực sự. Cụ thể: Bảng 4: Thống kê mức độ thái độ học tập đối với môn Toán-khối 5 Thời điểm: Tháng 3/2016 Năm học Số HS chọn Mức độ thái độ Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Không tỏ thái độ 2015-2016 14 10 4 0 0 Bảng 5: Thống kê kết quả khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán-khối 5- Giữa học kỳ 1 Năm học Số HS Kết quả điểm vòng sơ khảo đạt Ghi chú Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 2015-2016 14 11 3 0 0 Bảng 6: Thống kê kết quả khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán-khối 5- Học kỳ 1 Năm học Số HS Kết quả điểm vòng sơ khảo đạt Ghi chú Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 2015-2016 14 12 2 0 0 Bảng 7: Thống kê kết quả khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán-khối 5- Giữa học kỳ 2 Năm học Số HS Kết quả điểm vòng sơ khảo đạt Ghi chú Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 2015-2016 14 14 0 0 0 Bảng 8: Thống kê kết quả khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Toán-khối 5- Tháng 3 Năm học Số HS Kết quả điểm vòng sơ khảo đạt Ghi chú Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 2015-2016 14 10 3 1 0 Kết quả tại thời điểm tháng 3 tuy chưa được như mong muốn nhưng so với kết quả tại thời điểm đầu năm học thì đây là những thành công bước đầu rất đáng khích lệ giúp tôi có mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào những năm học tiếp theo. Sau mỗi bài kiểm tra, mức độ tiến bộ của các em có sự chuyển biến rõ rệt. Học sinh đã nắm vững được các dạng toán, giải tương đối thành thạo; đặc biệt các em đã có kỹ năng giải toán, biết phân tích, lập luận tuy mới chỉ ở mức độ ban đầu còn cần chỉnh sửa; có em nắm rất chắc các bước giải và có sự sáng tạo, diễn đạt ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính logic toán học. VI. KẾT LUẬN Giải toán có lời văn chứa nội dung hình học nhất là các bài toán nâng cao dành cho học sinh khá giỏi lớp 5 là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ năng tính vì bài toán, nhất là bài toán hình học là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm, quan hệ toán học với thực tiễn của cuộc sống. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng mà còn đòi hỏi nắm chắc khái niệm toán học, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết làm tính thông thạo Và vai trò của người thầy- người dẫn dắt, định hướng cho học sinh là vô cùng quan trọng. PHẦN KẾT LUẬN ------------- I. KẾT LUẬN Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn Toán ở tiểu học và vai trò của các bài toán có lời văn có nội dung hình học ở lớp 5, vấn đề đặt ra cho người thầy là làm thế nào để giờ dạy- học toán cho đối tượng học sinh khá giỏi có hiệu quả cao, học sinh phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Theo tôi, các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí, mục đích và nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của bài học. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức, cách giải toán đơn thuần mà là những phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh. Thông qua việc giải toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh khá giỏi lớp 5, một lần nữa ôn lại và giúp học sinh thấy được nhiều khái niệm hình học như chu vi, diện tích, thể tích, , các số, các phép tính, các đại lượng, đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người; Từ đó, các em còn thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán có lời văn chứa nội dung hình học sẽ rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian chuẩn bị cho cấp học Trung học cơ sở; rèn luyện cho các em những đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm và độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng ngôn ngữ. Đồng thời, qua việc dạy giải toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh khá giỏi lớp 5 mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng, tư duy cũng như phát hiện những tố chất toán học trong các em. Trên cở sở đó, giáo viên có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện cho mỗi em được học tập và phát triển năng lực cá nhân của mình. Năm năm, tháng tháng , không ai khác, người giáo viên mở dần con đường đưa các em vào thế giới diệu kỳ của Toán học.Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên. Dạy giải toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh khá giỏi lớp 5 không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ nhưng cũng rất nghiêm khắc v à cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy logic. Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù, linh hoạt phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo. Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chìa khoá của tri thức mở ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Đó cũng là duyên nợ của người thầy. Duyên nợ với người, với nghề, và duyên nợ với mênh mông biển học. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA Để giảng dạy tốt phần toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh khá, giỏi lớp 5, người giáo viên cần: 1. Khảo sát, phân loại học sinh, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng một cách cụ thể. 2. Nghiên cứu cách giải bài toán ngắn gọn và tìm ra phương pháp áp dụng phù hợp với nội dung bài toán và trình độ học sinh. 3. Tạo niềm tin say mê học giải toán có lời văn có nội dung hình học trong học sinh. 4. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành trong các tiết học về giảng dạy các yếu tố hình học nhất là dạy giải các bài toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh. 5. Cần đặc biệt quan tâm đến việc thường xuyên ôn tập, củng cố; tăng cường so sánh, đối chiếu để hệ thống hoá các quy tắc và công thức tính toán về hình học cho học sinh giúp học sinh hiểu và nhớ lâu. 6. Lưu ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh; tập dượt cho các em khả năng suy luận một cách có cở sở, có căn cứ. 7. Coi trọng việc phát hiện mối quan hệ giữa các công thức tính toán hình học trong học sinh, giúp các em có thể nhớ và vận dụng tốt vào giải các bài tập hay áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 8.Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của dạng bài toán có lời có nội dung hình học. 9.Giáo viên luôn học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Việc áp dụng một số biện pháp hướng dẫn học sinh khá lớp 5 giải toán có lời văn chứa nội dung hình học, tuy giải pháp có mức độ ảnh hưởng không cao nhưng giải pháp tương đối gọn nhẹ, dễ thực hiện, mang tính khả thi mà bất cứ giáo viên nào quan tâm, yêu thích đều có thể thực hiện được. IV. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1.Đối với giáo viên: Nắm vững nội dung chương trình môn Toán, sách giáo khoa, những yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ năng giảng dạy các yêu tố hình học ở tiểu học nói chung và ở khối lớp mình phụ trách đặc biệt là dạng toán có lời văn chứa nội dung hình học ở lớp 5 và dạng nâng cao cho học sinh khá giỏi lớp 5. Nắm vững các phương pháp giảng dạy dạng toán có lời văn chứa nội dung hình học ở lớp 5. Áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy. Tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao ttrình độ giải toán có lời văn dạng bài có nội dung hình học. 2. Đối với nhà trường Định kỳ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy toán lời văn có nội dung hình học trong tổ và khối chuyên môn. Quan tâm chỉ đạo công tác bồi dưỡng mũi nhọn thương xuyên. 3. Đối với Phòng giáo dục Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Toán trong mỗi năm học. *Trên đây là một số nội dung cơ bản về “ Hướng dẫn giải toán có lời văn chứa nội dung hình học cho học sinh năng khiếu môn Toán lớp 5”. SKKN này của bản thân tôi viết hoàn toàn không sao chép nội dung của người khác. Sáng kiến này chỉ là sự trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy ở một phần kiến thức khó trong môn toán bậc Tiểu học cụ thể là tổ chức dạy thực nghiệm đối với các bài toán có lời văn ở lớp 5 tại Trường Tiểu học Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đề tài này chắc chắn còn có hạn chế nhất định, rất mong sự góp ý, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp, kiến thức của các bạn đồng nghiệp, các thầy, cô giáo./. Tôi xin trân trọng cám ơn! Phùng Chí Kiên, ngày 10 tháng 03 năm 2016 Người viết NguyÔn ThÞ TuyÕt TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Đình Hoan – Phạm Văn Hoàn – Đỗ Trung Hiệu – Vũ Dương Thụy: Toán 5 (NXB GD). Nguyễn Danh Ninh – Vũ Dương Thụy (chủ biên) : Toán nâng cao lớp 5 (NXB GD). Nguyễn Áng (chủ biên) - Dương Quốc Ấn - Hoàng Thị Phước Hảo - Phan Thị Nghĩa: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 4 - 5 (NXB GD) Huỳnh Minh Chiến – Tô Hoài Phong – Trần Huỳnh Thống: Tuyển chọn 400 bài tập toán (NXB Đà Nẵng) Trần Diên Hiển: 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4 -5 (NXB GD). Trần Diên Hiển: Giáo trình chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi toán Tiểu học (NXB ĐHSP) Tâm lý học đại cương - Tâm lý học giáo dục. ( Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) Phạm Văn Hoan - Trần Thúc Trinh - Nguyễn Gia Cốc (1989) - Giáo Dục học môn Toán - NXBGD. Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Trung (1995)- Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu Học - NXBGD. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH PHÙNG CHÍ KIÊN Tổng số điểm:.......................... Xếp loại :.................. TM. Nhà trường - Hiệu trưởng XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC & đÀO TẠO Tổng số điểm:.............................. Xếp loại :............. TM. Phòng giáo dục- Trưởng phòng
File đính kèm:
- SK Day giai toan co loi van chua noi dung hinh hoc cho hoc sinh nang khieu lop 5_12319870.doc