Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài "Các nước Tây Âu" theo phương pháp mới
Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Môn lịch sử 9 cũng là môn học quan trọng cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của giáo dục nêu trên. Với tầm quan trọng đó, năm học 2006 – 2007 môn học này tiếp tục được đổi mới toàn diện về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử sao cho có hiệu quả hơn – kinh nghiệm dạy bài “Các nước Tây Âu”.
ướng Mác san, lúc đó là ngoại trưởng Mĩ đề ra. G: Vậy kế hoạch “ Phục Hưng Châu Âu “ được thực hiện nhằm mục đích gì ? H: - Dựa vào tiềm lực kinh tế Mĩ viện trợ để chi phối lôi kéo điều khiển các nước Tây Âu. - Thực chất là từng bước Mĩ thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. G: Với sự viện trợ đó nền kinh tế các nước Tây Âu đã thay đổi ra sao? H: - Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. G: Hãy nêu những biểu hiện của sự lệ thuộc đó? H: - Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ nhập vào, phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. G: Lấy ví dụ như ở Pháp, Italia. G: Em hiểu gì về những điều kiện mà Mĩ đặt ra đối với các nước Tây Âu? H: - Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp : các xí nghiệp của Tư bản vẫn giữ nguyên chủ cũ. - Hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ nhập vào: hàng hoá của Mĩ nhập vào Tây Âu đánh thuế thấp làm cho giá bán ra rẻ hơn. - Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ: gạt bỏ sự lãnh đạo của giai cấp công nhân của Đảng cộng sản ra khỏi bộ máy Nhà nước. G: Qua đó em rút ra nhận xét gì về tình hình Tây Âu lúc này? H : - Các nước Tây Âu từ chỗ lệ thuộc nặng nề về kinh tế đã lệ thuộc cả về chính trị. G : Để nhận được viện trợ các nước Tây Âu phải làm theo các kế hoạch của Mĩ đồng thời bị Mĩ khống chế cả kinh tế lẫn chính trị G : Chiếu bảng thống kê tỷ trọng một số lĩnh vực kinh tế của các nước Tây Âu và Mĩ trong những năm 1950 – 1975. Năm Tỷ trọng kinh tế Một số lĩnh vực kinh tế Các nước Tây Âu Mĩ 1950-1970 Công nghiệp 28,8% 54,6% 1973 Công nghiệp 31% ằ 40% Những năm 70 Dự trữ vàng, ngoại tệ Riêng Đức đạt 30 tỷ USD 11,6 tỷ USD 1973 Sản lượng thép, ô tô, xuất khẩu 51,2% 14,3% G: Quan sát bảng thống kê em rút ra nhận xét gì về kinh tế các nước Tây Âu so với nước Mĩ trong những năm 1950 – 1975? H: - Mặc dù lệ thuộc nhưng nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều lĩnh vực đã vượt Mĩ như : dự trữ vàng, ngoại tệ, sản lượng thép, ô tô, xuất khẩu. G: Sau chiến tranh nền kinh tế các nước Tây Âu lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Mĩ nhưng với bản lĩnh của mình, các nước Tây Âu đang cố gắng thoát dần sự lệ thuộc đó và trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mĩ. Tuy nhiên giữa Tây Âu và Mĩ vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại các nước XHCN. 2, Về chính trị: Để tìm hiểu về chính trị các nước Tây Âu tôi chia thành hai phần là đối nội và đối ngoại. Nhưng trước tiên tôi giúp học sinh có những hiểu biết khái quát về chính trị của các nước Tây Âu: dù theo thể chế chính trị nào ( cộng hoà hay quân chủ...) nhưng hầu hết đều do giai cấp tư sản nắm quyền theo chế độ đa nguyên chính trị. Thực chất là sự thống nhất trong đường lối đối nội và đối ngoại. a. Đối nội: G: Được Mĩ giúp đỡ củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu đã thi hành chính sách đối nội như thế nào? H: - Tìm cách thu hẹp quyền tự do, dân chủ. - Xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây như ngừng quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản, trả lại các xí nghiệp đã quốc hữu hoá cho chủ cũ, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội. - Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ. G: Em hiểu gì về các chính sách đối nội này của các nước Tây Âu? H: - Giảm trợ cấp phúc lợi xã hội: giảm mức đầu tư trợ cấp cho các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giảm trợ cấp cho những người nghèo... - Ngăn cản thu hẹp các phong trào công nhân và dân chủ: kìm hãm ngăn chặn sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào quần chúng, không cho họ liên kết lại. G: Em có nhận xét gì về những chính sách đối nội nay của các nước Tây Âu? H: - Chính sách bảo thủ, lỗi thời, phản dân tộc đi ngược lại quyền lợi, quyền tự do dân chủ của nhân dân. G: Các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối nội này nhằm mục đích gì? H: - Củng cố vững chắc hơn thế lực, quyền hành của giai cấp tư sản. G: Những chính sách đối nội đó đã tác động gì đến các nước Tây Âu? H: - Gây nên tình trạng bất bình sâu sắc trong quần chúng nhân dân lao động. G: Lấy ví dụ: nhiêù cuộc bãi công biểu tình của công nhân đã nổ ra ở Pháp, ở Italia... b. Đối ngoại: G: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào? H: - Tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. G: Em hãy kể một số cuộc chiến tranh xâm lược tiêu biểu mà các nước Tây Âu đã gây ra cho nhân loại? H: - Kể một số cuộc chiến tranh như: Hà Lan xâm lược Inđônêxia ( 11 – 1945 ), Pháp xâm lược Đông Dương ( 9 – 1945 ), Anh xâm lược Mã Lai ( 9 – 1945 ). G: Tai sao các nước Tây Âu lại tiến hành chính sách xâm lược như vậy? H: - Bù lại thiệt hại do chiến tranh gây ra. - Do các nước Tây Âu vẫn có tiềm lực kinh tế mạnh. - Khát thuộc địa để chiếm thị trường, nguồn tài nguyên giàu có. G: Giải thích: để khôi phục sản xuất sau chiến tranh các nước Tây Âu cần phải có nguồn nguyên liệu dồi dào và một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hoá nên các nước này ráo riết săn lùng các vùng đất thuộc địa. G: Kết cục của các cuộc chiến tranh xâm lược này ra sao? H: - Các nước Tây Âu đã thất bại phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc thuộc địa ( như Hà Lan trao trả độc lập cho Inđônêxia, Pháp trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương...) G: Cho học sinh kể về sự thất bại của Pháp ở Việt Nam. G: Ngoài ra các nước Tây Âu còn thi hành chính sách đối ngoại nào nữa? H: - Trong bối cảnh chiến tranh lạnh các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mĩ lập ra nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN. G: Về chiến tranh lạnh các em đã được tìm hiểu trong bài “Các nước Đông Nam á”. Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ và nhắc lại những hiểu biết của mình về chiến tranh lạnh: H: - Là cuộc chiến tranh không tiếng súng, các nước đế quốc thực hiện bằng chính sách ngoại giao trên thế mạnh, chay đua vũ trang, lập các liên minh quân sự để bao vây tiêu diệt các nước trong phe XHCN. G: Chiến tranh lạnh thực chất là sự đối đầu ngầm giữa hai phe: đế quốc phản động do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô đứng đầu. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới thường xuyên căng thẳng bên miệng hố chiến tranh. Chúng ta sẽ được tìm hiểu về chiến tranh lạnh ở bài “ Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai”. G: Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại này của các nước Tây Âu? H: - Là chính sách phản động hiếu chiến. Nó thể hiện rõ bản chất phản động của giai cấp tư sản của nhà nước Tư bản. G: Chính sách đó đã tác động gì đến cục diện châu Âu? H: - Làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập các căn cứ quân sự . G: Bổ sung: cả châu Âu nóng lên cuốn vào vòng quay của cuộc chạy đua vũ trang thảm khốc và đó là nguy cơ đe doạ đến hoà bình thế giới cũng giống như sự tàn khốc của hai cuộc chiến tranh thế giới mà nhân loại dã trải qua. * Nước Đức: G: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức lịch sử đã học ở lớp 8 trình bày về bối cảnh của nước Đức cuối 1944 đầu 1945: bị hồng quân Liên Xô truy kích đuổi về tận sào huyệt Beclin. Ngay sau khi đầu hàng “Hội đồng ngoại trưởng” được thành lập gồm năm nước trong đó có bốn nước đồng minh chống phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp để bàn về nước Đức . Từ đó để học sinh dễ dàng tìm hiểu về nước Đức theo gợi ý của giáo viên. G: Khi phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, bốn cường quốc đồng minh Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã làm gì ? Tai sao các nước lại làm như vậy? H: - Phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực chiếm đóng và kiểm soát. - Chia ra để dễ bề kiểm soát, thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa quốc xã ở Đức. G: Đưa thêm tư liệu: Thực hiện chế độ quân quản này, thủ đô BecLin cũng được chia ra làm 4 phần nằm trong sự kiểm soát mầ đứng đầu là 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. G: Cũng trong bối cảnh chiến tranh lạnh đặc biệt là trong sự đối đầu gay gắt giữa hai nước Liên Xô - Mĩ tình hình nước Đức thay đổi ra sao? Với câu hỏi này tôi đã sử dụng lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu để học sinh xác định vị trí của mỗi nhà nước Đức và trình bày những hiểu biết về mỗi nhà nước Đức này. H: Trình bày: - Các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh. Pháp hợp lại thành Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức ( 9 – 1949 ) ở phía tây chịu ảnh hưởng của Mĩ là nhà nước phản động quân phiệt, thù địch với Liên Xô, Đông Âu. - Khu vực Liên Xô chiếm đóng thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ Đức ( 10 – 1949 ) ở phía đông chịu ảnh hưởng của Liên Xô và là nhà nước dân chủ tiến bộ. Như vậy học sinh thấy được nước Đức bị chia thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau thậm chí đối đầu nhau. Cũng chính vì thế cổng thành Beclin bị phân chia thành hai nửa đông và tây để ngăn cách hai nhà nước. ở phía đông gọi nhà nước Đông Đức, còn ở phía tây gọi là nhà nước Tây Đức. G: Sau khi phân chia thành hai khu vực tình hình nước Đức thay đổi như thế nào? H: - Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức được Mĩ, Anh, Pháp giúp đỡ khôi phục kinh tế đưa vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - Nền kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Những năm 1960 – 1970 sản xuất công nghệp của cộng hoà liên bang đức vươn lên đứng thứ ba trên thế giới G: So với kinh tế các nước Tây Âu em có nhận xét gì về kinh tế của Cộng hoà Liên bang Đức ? H: - Cũng giống như các nước tư bản Tây Âu khác Cộng hoà Liên bang Đức có nền kinh tế phát triển nhưng lệ thuộc vào tư bản nước ngoài ( như Anh, Pháp, nhất là Mĩ ) G: Liên hệ đến Cộng hoà Dân Chủ Đức để học sinh thấy được Cộng hoà Dân chủ Đức được Liên Xô giúp đỡ cũng đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. G: Đến năm 1990 nước Đức có sự thay đổi gì nữa? H: - Ngày 3 – 10 - 1990 Cộng hoà Dân Chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên Bang Đức thành một nước Đức thống nhất. G: Tại sao lại có sự sáp nhập như vậy? H: - Về phía Cộng hoà Liên Bang Đức có lãnh thổ, dân số tài nguyên, tiềm lực kinh tế vượt trội hơn hẳn so với Cộng hoà Dân Chủ Đức. - Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết đã ảnh hưởng đến Cộng hoà Dân Chủ Đức. Nước này đã quay lại con đường Tư bản. G : Việc hai Nhà nước sáp nhập lại có ý nghĩa gì ? H: - Kết thúc thời kì chia cắt đất nước sau bốn thập niên ( 1949 – 1990 ) - Nước Đức thống nhất phát triển theo con đường chung duy nhất - Là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nước Đức, tao điều kiện thuận lợi, một sức mạnh tổng hợp cho nước Đức trong công cuộc xây dựng đất nước G: Hiện nay Đức có vị thế như thế nào trong khu vực Tây Âu? H: - Là một quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu. G: Đến đây tôi đã chiếu đoạn băng tư liệu về cổng thành BecLin trong thời kì chia cắt nước Đức thành hai Nhà nước Cộng hoà Dân Chủ Đức và Cộng hoà Liên Bang Đức và một số hình ảnh nước Đức bây giờ khi đã được thống nhất để học sinh có cái nhìn trực quan về nước Đức, và đó sẽ là đoạn băng tư liệu quý giá để học sinh tìm hiểu lịch sử. B, ở phần II: Sự liên kết khu vực. Trước hết tôi cho học sinh hiểu về xu hướng ngày càng nổi bật của các nước Tây Âu là sự liên kết trong khu vực. Sau đó tôi chia phần kiến thức này thành hai đơn vị kiến thức nhỏ hơn là: Quá trình liên kết và vai trò của Liên minh châu Âu để học sinh dễ theo dõi. Quá trình liên kết. Tôi cho học sinh tóm tắt lại quá trình liên kết để học sinh có cái nhìn khái quát rồi từ đó sẽ đi tìm hiểu cụ thể sự liên kết khu vực theo quá trình đó. G: Em hãy trình bày tóm tắt những nét chính của quá trình liên kết khu vực Tây Âu? H: - 4 – 1951 Thành lập cộng đồng than thép châu Âu - 3 – 1957 Thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu rồi cộng đông kinh tế châu Âu - 7 – 1967 Thành lập cộng đông châu Âu ( EC ) - 1991 mang tên Liên minh châu Âu. G : Hướng dẫn học sinh chú ý vào cộng đồng than thép châu Âu, cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu rồi cộng đông kinh tế châu Âu để học sinh tìm hiểu về những tổ chức cộng đồng này. G : Những tổ chức cộng đồng này ra đời nhằm mục đích gì ? H : - Cộng đồng than thép châu Âu ra đời nhằm liên kết sản xuất khai thác than, thép. - cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu ra đời nhằm liên kết khai thác sử dụng nguồn năng lượng nguyên tử ( nguồn năng lượng mới đem lại nhiều lợi ích cho con người). - cộng đông kinh tế châu Âu ra đời nhằm hình thành một thị trường chung để xoá dần hàng rào thuế quan tiến tới thực hiện lưu thông về nhân công và tư bản, có chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông. G: Chốt lại: các cộng đồng này ra đời làm cho các nước xích lại gần nhau hiểu nhau hơn để cùng phát triển. G: Đến đây tôi chiếu bản lược đồ các nước trong Liên minh châu Âu để học sinh xác định các nước đầu tiên tham gia cộng đồng liên kết và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự liên kết: - Học sinh xác định vị trí của 6 nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc – xăm – bua trên lược đồ. - Sáu nước có vị trí gần gũi, có một nền văn minh chung, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm, từ lâu có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết để mở rộng thị trường và giúp các nước tin cậy nhau hơn. - Từ năm 1950 do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu liên kết với nhau để thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ G: Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự liên kết: liên kết không chỉ trên cơ sở mối quan hệ trong lịch sử mà còn trên cơ sở trình độ phát triển tương đồng trong hiện tại. Sự ra đời của ba cộng đồng này là cơ sở dẫn đến sự ra đời của cộng đồng châu Âu tháng 7 – 1967. G: Sự thành lập cộng đồng châu Âu có ý nghĩa gì? H: - Đánh dấu sự liên kết bắt đầu trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực G: Sau mười năm chuẩn bị các nước trong cộng đồng châu Âu có hoạt động gì? H: -Tháng 12 – 1991 các nước trong cộng đồng châu Âu họp hội nghị cấp cao tai Ma-a- xtơ-rich (Hà Lan) . G: Tại hôị nghị cấp cao này các nước đã thông qua những quyết định gì? H: - Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ, có một đồng tiền chung duy nhất. Từ ngày 01 – 01 – 1999 đã phát hành đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng EURO . - Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh tiến tới một Nhà nước chung châu Âu. G: Tôi đã chiếu toàn bộ nội dung quyết định của hội nghị lên máy chiếu để học sinh quan sát một lần nữa và rút ra những nhận xét cần thiết để hiểu sâu sắc về hội nghị . G: Tại sao hội nghị lại thống nhất thông qua những quyết định như vậy? H: - Muốn thống nhất về tiền tệ, liên kết về chính trị để tiến tới thống nhất Nhà nước. G: Những quyết định đó có ý nghĩa gì? H: - Giúp cho các nước thành viên phát triển kịp với các nước khác và có những phản ứng nhanh chóng kịp thời hiệu quả trước những thay đổi về kinh tế – chính trị của thế giới. - Đánh đấu sự liên kết ngày càng toàn diện : cả về kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự. G: Đưa tư liệu: một ngân hàng chung đã được thành lập trước đó sáu tháng để giúp nhau phát triển. Đồng tiền EURO trở thành đồng tiền chung châu Âu và chỉ sau một năm ban hành nó đã được lưu hành trong 12 nước thành viên EU. G: Hướng dẫn học sinh chú ý vào sự kiện cộng đồng châu Âu đổi thành Liên minh châu Âu. G: Việc đổi cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu có ý nghĩa gì? H: - Đánh dấu một mốc mang tính đột biến với bước tiến mới: liên kết mang tính thống nhất cao. G: Đó là bước ngoặt quan trong trong xu thế “nhất thể hoá” của các nước trong cộng đồng liên minh châu Âu. Mặc dù liên kết cao như vậy nhưng các nước trong liên minh châu Âu không can thiệp sâu vào nội bộ của nhau. G: Sự liên kết đó nhằm đạt tới mục tiêu gì? H: - Hợp tác cùng phát triển. G : Dẫn dắt để học sinh tìm hiểu vai trò của liên minh châu Âu. 2. Vai trò của liên minh châu Âu. G : Hiện nay liên minh châu Âu có vai trò gì và số thành viên của tổ chức này như thế nào ? H : - Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. - Đến năm 1999 số nước thành viên là 15, đến năm 2004 là 25 nước thành viên. G: Chiếu lược đồ các nước trong liên minh châu Âu để học sinh xác định vị trí của các nước thành viên trong liên minh trước năm 1995 và đến năm 2004. G: Với vai trò và số thành viên như vậy chứng tỏ điều gì? H: - Khẳng định thành quả to lớn về kinh tế, chính trị, quân sự mà liên minh châu Âu đã đạt được. - Chứng tỏ sự liên kết trong khu vực ngày càng sâu rộng với quy mô, tổ chức ngày càng rộng lớn hơn. G: Liên hệ đến liên minh châu Âu trong tình hình thế giới hiện nay. Với sự liên kết sâu rộng như vậy liên minh châu Âu ngày càng có vị trí quan trọng nổi bật trong đời sống kinh tế – chính trị của thế giới. Nhưng trước tình hình châu Âu và thế giới diễn ra phức tạp thì con đường dẫn tới một liên minh châu Âu thống nhất còn là một quá trình lâu dài với hàng loạt những vấn đề khó khăn cần giải quyết: như vấn đề văn hoá, xã hội, tôn giáo, dân tộc...nhưng dù sao liên minh châu Âu vẫn là một tổ chức liên minh thành công nhất hiện nay. G: Chốt lại toàn bộ bài học để học sinh nắm được vấn đề cơ bản của bài học: sau chiến tranh thế giới thứ hai từ những nước có nền kinh tế bị tàn phá nặng nề các nước Tây Âu đã vươn lên phát triển mạnh mẽ góp phần vào quá trình liên kết khu vực. Để khắc sâu những kiến thức đã học, kiểm tra sự nắm bắt bài giảng của học sinh tôi đã đưa ra một bài tập được tiến hành dưới một hình thức trò chơi. Chọn mốc thời gian để dán vào các sự kiện thích hợp: G: Đưa các mốc thời gian để học sinh chọn. 1948 – 1951 03 – 10 – 1990 7 – 1967 1991 2004 Sự kiện Thời gian ( Năm ) Kế hoạch phục hưng châu Âu với tổng số tiền khoảng 17 tỷ USD được thực hiện. Nước Đức được thống nhất . Cộng đồng châu Âu ra đời. Cộng đồng châu Âu đổi thành Liên minh châu Âu. Số nước thành viên trong tổ chức Liên minh châu Âu là 25 nước. Qua phần bài tập học sinh nắm bài tương đối tốt nên bài làm hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu. III.3. Kết quả đạt được. Qua học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, tự tìm tòi và mạnh dạn áp dụng phương pháp, phương tiện dạy học mới tôi đã đạt được hiệu quả cao khi dạy bài “Các nước Tây Âu”. Cụ thể: - Các em nắm chắc bài học ngay tại lớp, hiểu bài sâu sắc. - Các em biết vận dụng kiến thức của môn học, có kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết. - Các em sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả . - Đặc biệt các em có hứng thú thực sự khi học môn này, luôn có tâm thế sẵn sàng chờ đợi giờ lịch sử. Chính vì vậy nó kích thích được óc tìm tòi, sáng tạo của các em. Qua các bài tập và bài kiểm tra số lượng học sinh đạt yêu cầu trở lên chiếm 95% trong đó số học sinh đạt khá - giỏi chiếm 60%. Điều đó làm tôi rất vui và càng cố gắng tìm tòi để cho việc dạy môn lịch sử ngày càng tốt hơn. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 9 đã giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh hiểu bài hăng hái tham gia vào quá trình học, không khí học tập sôi nổi. Đây là điều đáng mừng cần phải phát huy không chỉ trong giờ học lịch sử mà còn trong các giờ học khác. III, Kết thúc vấn đề. Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử 9 có một ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng môn học. Việc vận dụng các phương pháp, phương tiện, đồ dùng dạy học vào trong bài học là cần thiết để giúp học sinh có cái nhìn trực quan về lịch sử, hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu về lịch sử. Có như vậy các em mới nắm vững kiến thức về lịch sử. Tuy nhiên việc vận dụng các thiết bị dạy học đó cũng cần khéo léo, linh hoạt nếu không sẽ làm cho bài học khuôn mẫu, cứng nhắc hoặc không thích hợp. Việc vận dụng các phương tiện dạy học phải đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy. Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của tôi, xin đưa ra để góp một phần nhỏ vào việc đổi mới giáo dục THCS. Tôi nghĩ dạy học có nhiều phương pháp khác nhau song vận dụng như thế nào mới là quan trọng. Vậy mong sự đóng góp chân thành từ phía các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Giao xuân, ngày 18 tháng 3 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Suốt
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Day bai Lich su theo phuong phap mo 9i.doc