Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỷ thuật đệm bóng môn Bóng chuyền cho học sinh Lớp 8 trường THCS

Cơ Sở Lí Luận:

 Môn bóng chuyền là bộ môn khoa học giáo dục về sức khỏe, định hướng về

sự rèn luyện cho học sinh về thể chất và phẩm chất cần có của học sinh trong

thời kì mới nhưng sự đầu tư về trang thiết bị vẫn còn thiếu thốn nhiều. Người

làm công tác giảng dạy còn mang tính phong trào, chưa chuyên nghiệp. Vì vậy

chất lượng giáo dục thể chất cho các em còn nhiều hạn chế. Chưa phát huy hết

năng lực của thể chất học sinh.

 Thông qua tập luyện môn bóng chuyền, giáo viên sẽ giáo dục cho học sinh

lòng yêu nước, yêu trường, yêu lớp, bồi dưỡng ý chí kiên cường dũng cảm, tinh

thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật. Nếu luyện tập tốt sẽ giúp các em sống vui tươi

lạc quan, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát.Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm và

đầu tư ở nhiều mặt.

 Môn bóng chuyền đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị, sân bãi và thời gian

tập hợp lí. Giáo viên giảng dạy phải được đào tạo chuyên sâu, cần phải có sức

khỏe tốt, ham thích thể thao và lòng đam mê công việc.

pdf20 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỷ thuật đệm bóng môn Bóng chuyền cho học sinh Lớp 8 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tay 
cơ bản trong tổng thể kỹ thuật chuyền bóng chưa cao từ đó chúng tôi đã đưa ra 
những kết luận như sau: 
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng đệm bóng. 
STT Nguyên Nhân 
1 Thể lực chung yếu, phản xạ chậm. 
2 Động tác di chuyến phối hợp chuyền bóng yếu. 
3 Khả năng phán đoán bóng đến chưa chính xác. 
4 Góc độ, hình tay đón đỡ bóng không hợp lý. 
 7 
5 Phối hợp về cảm giác dùng sức đỡ bóng kém. 
6 Kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện. 
 Từ những nguyên nhân cơ bản trên chúng tôi đã tìm hiểu những biểu hiện 
cụ thể như sau: 
- Do thể lực chung còn yếu, phản xạ phối hợp vận động chậm: 
 Biểu hiện thứ nhất là: việc nắm vững kỹ thuật động tác và hoạt động chiến 
thuật phụ thuộc vào trình độ các tố chất và thể lực của người tập. 
 Thứ hai là: tác động của bản thân các phương tiện tập luyện bóng chuyền tới 
sự phát triển thể lực toàn diện và trạng thái chức năng cơ thể lại phụ thuộc nhiều 
vào trình độ nắm vững kỹ thuật động tác. 
 Thứ ba là : vai trò của tập luyện cho học sinh là hết sức quan trọng trong thi 
đấu. 
 Xu hướng chính cho tập luyện, huấn luyện thể lực của người tập bóng 
chuyền trong giai đoạn đầu là tác động để phát triển trình độ thể lực toàn diện 
nắm vững nhanh kỹ thuật thi đấu hợp lý, đảm bảo việc duy trì lượng vận động 
cho người tập ở mức độ tối ưu, tạo điều kiện hoàn thiện nâng cao kỹ - chiến 
thuật trong giai đoạn tiếp theo. 
- Động tác phối hợp di chuyển thực hiện đón đỡ bóng trong chuyền bóng thấp 
tay yếu. 
 Trong quá trình tập luyện hay thi đấu việc xác định động tác phối hợp di 
chuyển đón bóng là yếu tố quan trọng. Do vậy có được động tác di chuyển phù 
hợp để đón đỡ bóng hợp lý cần phải được xác định đúng nguyên nhân dẫn đến 
sai lầm hạn chế đó là: 
+ Cảm giác không gian về bóng kém. 
+ Chưa xác định đúng vị trí điểm rơi của bóng. 
+ Động tác phối hợp, di chuyển chưa nhịp nhàng. 
- Chưa có khả năng phán đoán bóng đến chính xác: 
 Trong khi đánh bóng: việc xác định hướng bóng, đường bóng đến là hết sức 
quan trọng. Nếu phán đoán tốc độ bay của bóng đến mình hạn chế thì không có 
 8 
khả năng thực hiện kỹ thuật chuyền bóng chính xác đưọc. Nguyên nhân xẩy ra 
hạn chế đó là: 
+ Không xác định rõ tính năng của đường bóng đi. 
+ Chưa có khả năng định hình trong không gian. 
+ Ít nhạy cảm với kỹ thuật. 
- Góc độ và hình tay đón đỡ, chuyền bóng đi không hợp lý: 
 Do khả năng phán đoán tính năng đường bóng trong không gian chưa tốt nên 
ảnh hưởng đến độ chuẩn xác khi tiếp xúc với bóng: 
+ Động tác di chuyển đến vị trí chuyền bóng thích hợp để tiếp xúc bóng không 
chính xác: sớm quá hoặc muộn quá. 
+ Chưa nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật, khái niệm động tác còn sai. 
- Do kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện: 
 Bất kỳ một VĐV thể thao nào nếu kỹ thuật động tác chưa đạt tới mức hoàn 
thiện thì hiệu quả thi đấu không thể đạt kết quả cao. Vì vậy, việc nắm vững và 
hoàn thiện kỹ thuật là điều thiêt yếu. 
+ Cần nắm vững then chốt kỹ thuật động tác. 
+ Thực hiện kỹ thuật phải hợp lý, điêu luyện phù hợp với trình độ củaVĐV. 
Trong quá trình giảng dạy việc truyền đạt kỹ thuật là yếu tố quan trọng giữa giáo 
viên với học sinh. Khả năng hoàn thiện kỹ thuật còn phụ thuộc vào thời gian 
giảng dạy và trình độ tiếp thu của học sinh. Song song với các yếu tố trên còn 
phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, giới tính. Theo chương trình đào tạo môn bóng 
chuyền cho học sinh lớp 8 ở giai đoạn đầu nên nắm vững và hoàn thiện các kỹ 
thuật, do đó các nội dung ở bước đầu khi tiếp thu kỹ thuật mắc phải sai lầm là 
điều không tránh khỏi. 
3.2 Đề xuất các giải pháp và lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả 
của kỹ thuật đệm bóng cho học sinh lớp 8 trường THCS: 
3.2.1. Cơ sở lý luận chung về phương pháp tập luyện kỹ thuật: 
 Hoạt động của các môn thể thao có tính chu kỳ nói chung, việc tiếp thu kỹ 
thuật được lặp đi, lặp lại nhiều lần vì việc tiếp thu kỹ thuật tương đối đơn giản. 
Nhưng kỹ thuật của môn bóng chuyền là một hoạt động không có chu kỳ, luôn 
 9 
luôn thay đổi theo tình huống. Kỹ thuật xem ra có vẻ đơn giản nhưng không thể 
thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật ngay từ những lần tập đầu tiên. Thông thường là 
phụ thuộc vào khả năng tích lũy năng kinh nghiệm, sử dụng phối hợp vận động, 
do đó trên cơ sở lý luận chung, dựa vào phương pháp tập luyện. Thường sử dụng 
các phương pháp sau: 
- Phương pháp thuyết trình: Dùng lời nói phân tích kỹ thuật. 
- Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát trực tiếp 
hoặc cho học sinh xem băng hình kỹ thuật. 
- Phương pháp phân chia (phân đoạn). 
- Phương pháp giúp đỡ, sửa chữa trực tiếp. 
 Các phương pháp này luôn được vận dụng cùng một lúc như phương pháp 
sử dụng lời nói ( thuyết trình) với phương pháp phân chia các khâu cơ bản của 
kỹ thuật. 
 Trong quá trình luyện tập muốn đạt được trình độ kỹ thuật cao, người tập 
phải tuân thủ các nguyên tắc tập luyện : trước hết trong qúa trình luyện tập phải 
tự giác, tích cực, có lòng ham mê, có nghị lực và ý chí cao của bản thân. Tự 
giác, tích cực trong học tập rèn luyện giúp người học chủ động, nghiên cứu kỹ 
thuật kỹ càng trong khi học và sau khi học để áp dụng vào thực tế cho thành 
thạo. 
 Luyện tập phải thường xuyên có hệ thống, phải tập theo trình tự từ đơn giản 
đến phức tạp, từ dễ đến khó, tránh tình trạng chạy theo động tác mới cao hơn khi 
chưa hoàn thiện động tác cơ bản, đơn giản. Việc nắm vững kỹ thuật cơ bản giúp 
cho người tập nâng cao được hiệu quả cao trong thi đấu, đồng thời tạo điều kiện 
vững chắc cho việc đi sâu vào kỹ thuật phức tạp hơn, tạo tự tin cho sự sáng tạo 
chiến thuật trong thi đấu. Việc củng cố, nâng cao luyện tập các bài tập kỹ thuật 
có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ở giai đoạn đầu luyện tập dễ mắc những sai 
lầm và có nhiều động tác thừa không chuẩn xác kỹ thuật. Chính vì vậy mà khi 
tập luyện, giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền ở giai đoạn đầu giáo viên, huấn luyện 
viên cần sử dụng nhiều phương pháp, sáng tạo, tận tình giúp học sinh khắc phục 
những sai lầm mắc phải trong khi thực hiện động tác. 
 10 
3.2.2 Xác định một số bài tập ứng dụng nhằm nâng cao hiệu qủa kỹ thuật đệm 
bóng. 
 Dựa trên cơ sở lý luận chung lí luận chuyên môn về phương pháp huấn 
luyện, giảng dạy môn bóng chuyền. Kết hợp quan sát, trao đổi với các giáo viên, 
huấn luyện viên chúng tôi lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ 
thuật đệm bóng cho học sinh khối 8 như sau: 
3.2.2.1 Bài tập bổ trợ: 
TT TÊN BÀI TẬP 
1 Chạy rẻ quạt. 
2 Nhảy dây nhanh. 
3 Chạy tốc độ 30m 
4 Tập mô phỏng hình tay đón đỡ bóng hợp lý. 
3.2.2.2 Bài tập kỹ thuật động tác: 
TT TÊN BÀI TẬP 
1 Tập phán đoán đường bóng và di chuyển đón đỡ bóng chuyền 
bóng thấp tay. 
2 Tập góc độ ra tay thích hợp 
3 Tập kết hợp dùng sức toàn thân. 
4 Di chuyển đón đỡ bóng vào tường. 
5 Tự đệm bóng nhiều lần. 
6 Tập đỡ phát bóng qua lưới. 
7 Tập đỡ gõ bóng nhẹ, mạnh. 
 Như vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trên, chúng tôi nhận thấy cần 
lựa chọn những bài tập hợp lý được nhiều người quan tâm, sử dụng đã đưa vào 
qúa trình thực nghiệm cho HS nhằm nâng cao hiệu quả đệm bóng. 
3.3 Mô Tả Các Bài Tập: 
 11 
3.3.1 Các Bài Tập Bổ Trợ: 
- Bài tập 1: Chạy rẻ quạt. 
 Cách thực hiện: Chạy rẻ, quạt ở một bên sân, trên 2 vạch biên dọc, tính từ 
biên ngang đặt các quả bóng rổ, mỗi quả cách nhau 3m. Vị trí xuất phát ở điểm 
giữa của vạch biên ngang. Học sinh từ điểm xuất phát chạy tới chạm tay vào quả 
bóng gần nhất phía phải, sau đó chạy sang trái chạm tay vào bóng ở vị trí xuất 
phát, tiếp tục chạy sang trái chạm tay vào bóng gần nhất. Bài tập được tiếp tục 
thực hiện như vậy với những vị trí đặt bóng tiếp sau. Thực hiện theo trình tự 
từng người một. 
Yêu cầu: người tập phải chạy tích cực với tốc độ cao. 
- Bài tập2: Nhảy dây nhanh 
Thực hiện trên sân bóng chuyền, học sinh đứng thành 2 hàng dọc, mỗi học sinh 
có 1 dây nhảy thực hiện ở cự li 10m tốc độ cao. 
- Bài tập 3: Chạy tốc độ 30m 
Thực hiện theo đội hình hành dọc cự li 30m. 
- Bài tập 4: Tập mô phỏng hình tay đón đỡ bóng . 
 Thực hiện hình tay đón bóng hợp lý, tập luyện kỹ thuật đón đỡ bóng thấp 
tay để kiểm tra: 
mặt phẳng tay, tư thế hình tay, góc độ ra tay khi chuẩn bị tiếp xúc với bóng. 
Thực hiện 3 nhóm: mỗi lần thực hiện 3 phút. 
Chú ý: kết hợp lực toàn thân khi thực hiện kỹ thuật. 
 Yêu cầu đối với bài tập kỹ thuật đệm bóng. 
Thực hiện theo đội hình 2 hàng ngang tương tự bài tập kỹ thuật không bóng. 
3.3.2 Các Bài Tập kỹ thuật động tác: 
- Bài tập 1:Tập phán đoán đường bóng đi và di chuyển chuyền bóng: 
 Động tác di chuyển đón đỡ bóng có thể dùng bước trượt, bước thường, bước 
với, bước cuối, tư thế ghìm lại không cho cơ thể xô về trước, 2 tay duỗi ra trước, 
2 bàn tay khép chặt với nhau (khóa). Hai tay có thể khép với nhau bằng cách ép 
chặt 2 nắm tay với nhau, 2 chân ở tư thế chân trước chân sau, gối hơi gập, trọng 
tâm cơ thể hạ thấp, 2 tay đưa ra trước tạo thành mặt phẳng lớn nhất. Khi bóng 
 12 
bay gần tới, hai chân bắt đầu dướn, đạp thẳng xuống đất, duỗi nhanh khớp gối, 
nâng cơ thể lên chêch phía trước (góc chếch khoảng 20 độ). Tốc độ chuyển động 
của tay không đáng kể. Bóng tiếp xúc 1/3 cẳng tay về phía trước, thời gian chạm 
bóng rất ngắn. Vì vậy các động tác di chuyển để chuyền bóng là hết sức quan 
trọng để điều chỉnh hướng bay của bóng. Khi thực hiện động tác chuyền bóng 
thấp tay bằng hai tay trước mặt: 2 chân duỗi hết các khớp khi kết thúc, 2 tay 
vươn thẳng ra trước. 
 Yêu cầu: Học sinh khi thực hiện động tác phải chính xác. 
- Bài tập2: Tập góc độ ra tay thích hợp 
 Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng. Góc của tay đệm 
bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng. Góc độ của tay đệm 
bóng còn phụ thuộc góc độ của đường bóng đến. Góc độ bóng đến là góc tạo bởi 
mặt phẳng mặt đất và đường bóng đến. 
Nếu góc độ của đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ. 
Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn. 
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, trong điều kiện cần vận dụng cụ thể, 
tuỳ thuộc 
đặc điểm góc độ của đường bóng đến và độ cao của đường bóng muốn chuyền 
đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng cho phù hợp 
- Bài tập3: Tập kết hợp dùng sức toàn thân. 
 13 
 Khi bóng đến ở tầm ngang hông, cách thân người khoảng gần một cánh tay 
thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng trọng tâm 
thân thể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa 
cẳng tay đệm phía dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết 
- Bài tập4: Di chuyển đón đỡ bóng vào tường. 
 Chia lớp thành hai nhóm: A - B thực hiện kỹ thuật di chuyển, đón đỡ bóng 
vào tường khoảng 2m. Thực hiện liên tục trong thời gian 3 phút. 
 Yêu cầu: Chuyền bước 1 vào tường chuẩn, dùng lực đều, di chuyển, phối 
hợp nhịp nhàng. 
 Tác dụng của bài tập: vùa sửa hình tay, góc độ, cách dùng lực, phối hợp sức 
và độ chuẩn của bóng theo ý muốn của nuời tập. 
- Bài tập5: Tự đệm bóng nhiều lần. 
Yêu cầu: Đệm nhiều lần, phối hợp nhịp nhàng dùng sức đúng, vị trí tiếp xúc 
bóng chính xác, di chuyển hợp lý. Đường bóng bay cao hơn đầu ít nhất 1m. 
- Bài tập 6: Tập đỡ phát bóng. 
 Bên A phát bóng, bên B chuyền bóng thấp tay (đệm) lên vị trí số 3. Mỗi 
người đệm 10 quả thì đổi người khác. 
 Yêu cầu: Học sinh phải phán đoán và di chuyển hợp lý đệm bóng vào vị trí 
số 3 của sân mình. 
- Bài tập7: Tập đỡ gõ bóng nhẹ, mạnh. 
 Bài tập này giáo viên là người thực hiện gõ bóng còn học sinh là người tập 
đở bóng, giáo viên gõ bóng với lực mạnh yếu khác nhau. Học sinh đứng theo 
đội hình 1 hàng dọc luân phiên thay nhau theo phương pháp dòng nước chảy đỡ 
bóng mỗi học sinh đỡ 2-3 lần với lực khác nhau. 
 Trong quá trình giảng dạy vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ thực hiện 24 
giáo án. Nội dung giảng dạy mang tính chất lồng ghép trong suốt quá trình thực 
hiện bài tập. Những giáo án kỹ thuật lúc đầu chúng tôi phân tích từng yêu cầu 
yếu lĩnh kỹ thuật động tác sau đó mới kết hợp thành những bài tập kỹ thuật 
nguyên vẹn để áp dụng cho nhóm thực nghiệm. 
3.4 Cách ứng dụng các bài tập: 
 14 
 Đầu tiên chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ kỹ thuật sau phần khởi động 
chung và chuyên môn, nhằm tạo khả năng định hình kỹ thuật và những bước di 
chuyển hợp lý của người học. Nhằm khắc phục những sai lệch cơ bản về góc độ 
ra tay khi tiếp xúc bóng. Định hình được tính năng của đường bóng trong không 
gian. Đồng thời ổn định tính nhịp điệu động tác. Chúng tôi áp dụng những bài 
tập bổ trợ với sự lặp lại liên tục để học sinh ổn định động tác những đường bóng 
cơ bản khi thực hiện. 
Để tránh sự nhàm chán trong tập luyện, chúng tôi thay đổi bài tập bằng cách ứng 
dụng các bài tập kỹ thuật vào buổi học trong các bài tập mà chúng tôi đưa ra với 
sự thay đổi hợp lý trong từng giáo án nhằm tăng cường tính hưng phấn cho học 
sinh. 
3.5 Kế hoạch thực chương trình thực nghiệm THỂ THAO TỰ CHỌN (TTTC) 
Từ tiết 41-64. ( Đ U HỌC K II) 
.................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
Tiết PPCT Bài Nội Dung 
41- 42 Nhảy xa 
TTTC 
Nhảy xa 
theo PPCT 
TTTC: Thực hiện kỹ thuật không bóng 
và có bóng. 
43- 44 Nhảy xa 
TTTC 
Nhảy xa 
theo PPCT 
- Ôn tập đệm bóng. 
- phán đoán di chuyển đón bóng. 
45- 46 Nhảy xa 
TTTC 
Nhảy xa 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- chạy rẽ quạt. 
47- 48 Nhảy xa 
TTTC 
Nhảy xa 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- góc độ ra tay, phối hợp toàn thân. 
49-50 Nhảy xa 
TTTC 
Nhảy xa 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- Di chuyển đón đỡ bóng vào tường. 
- Tự đệm bóng nhiều lần. 
51- 52 Nhảy cao 
TTTC 
Nhảy cao 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- Di chuyển đón đỡ bóng vào tường. 
- Chạy rẽ quạt. 
 15 
53- 54 Nhảy cao 
TTTC 
Nhảy cao 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- Tập đỡ phát bóng qua lưới. 
- Nhảy dây nhanh. 
55- 56 Nhảy cao 
TTTC 
Nhảy cao 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- Tập đỡ gõ bóng nhẹ, mạnh. 
- Chạy tốc độ 30m 
57- 58 Nhảy cao 
TTTC 
Nhảy cao 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- Tập đỡ phát bóng qua lưới. 
- Chạy rẽ quạt. 
59- 60 Nhảy cao 
TTTC 
Nhảy cao 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- Tập đỡ phát bóng qua lưới. 
- Chạy rẽ quạt. 
61- 62 Nhảy cao 
TTTC 
Nhảy cao 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- đấu tập. 
63- 64 Nhảy cao 
TTTC 
( kiểm tra) 
Nhảy cao 
theo PPCT 
- ôn tập đệm bóng. 
- Kiểm tra đệm bóng. 
 Trong 24 giáo án tự chọn mà chúng tôi áp dụng cho học sinh khối 8 học kì 2 
năm học 2018-2019. Các bài tập kỹ thuật thực hiện trong 20 giáo án để giúp học 
sinh hoàn thiện, thời gian còn lại chúng tôi cho áp dụng thi đấu để nâng cao hiệu 
quả kỹ thuật và tạo hưng phấn trong tiết tập luyện. Đồng thời tìm ra những kinh 
nghiệm xử lý tình huống trong tập đấu. 
 Khi lên lớp chúng tôi đặc biệt chú trọng việc sửa đổi động tác sai cho học 
sinh, đề ra yêu cầu cao trong việc hình thành những động tác nhằm nâng cao 
hiệu quả kỹ thuật trong suốt quá trình ứng dụng bài tập cho nhóm thực nghiệm. 
3.5. Kết quả: 
 Vì thời gian có hạn và điều kiện không cho phép nên chúng tôi thực hiện so 
sánh kết quả kiểm tra của học sinh trong học kì 2 năm học 2018-2019 khi đã ứng 
dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả của kĩ thuật đệm bóng của nhóm thực 
 16 
nghiệm so với kết quả áp dụng các bài tập theo các hình thức đơn giản của nhóm 
đối chứng. 
 BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ 
XẾP LOẠI SỐ LƯỢNG 
ĐỆM BÓNG 
QUA LƯỚI 
( quả) 
THÀNH TÍCH 
NHÓM ĐỐI 
CHỨNG LỚP 
82,83(60 HỌC SINH) 
THÀNH TÍCH 
NHÓM THỰC 
NGHIỆM 81 
30 HỌC SINH 
GIỎI 9-10 5/60 hs = 8,3% 10/30hs =33,3% 
KHÁ 7-8 10/60 hs = 16,7% 12/30 hs = 40% 
ĐẠT 5-6 23/60 hs = 38,3% 5/30hs = 16,7% 
CHƯA 
ĐẠT 
<5 22/60 hs = 36,7% 3/30 hs = 10% 
 Qua bảng thành tích ta nhận thấy rằng : 
- Tỉ lệ giỏi của nhóm đối chứng tăng so với so với thực nghiệm là: 25% 
- Tỉ lệ khá của nhóm đối chứng tăng so với so với thực nghiệm là:23,3% 
- Tỉ lệ đạt của nhóm đối chứng giảm so với so với thực nghiệm là: 36,6% 
- Tỉ lệ chưa đạt của nhóm đối chứng giảm so với so với thực nghiệm là:26,7% 
 Như vậy từ bảng số liệu so sánh ta thấy rằng khi áp dụng các bài tập đã nêu 
thì hiệu quả tập luyện được nâng cao rõ rệt. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 
4.1. Kết luận: 
 Đối với học sinh khối 8 trường THCS khi mới học kỹ thuật đệm bóng trong 
bóng chuyền, việc xác định đúng những yếu điểm cơ bản và nguyên nhân ảnh 
hưởng đến khả năng thực hiện kỹ thuật đó là cơ sở quan trọng để tìm các giải 
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện ở các giai đoạn tiếp theo 
 Việc xác định đúng và hợp lý hệ thống các bài tập bổ trợ và bài tập kỹ thuật 
có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp người tập nhanh chóng nâng cao kỹ 
năng đệm bóng trong bóng chuyền. Các bài tập chúng tôi đã nghiên cứu, lựa 
chọn và ứng dụng trên đây qua thực nghiệm đã mang lại hiệu quả cao hơn, thể 
 17 
hiện ở mức tăng trưởng thành tích có ý nghĩa So với các bài tập truyền thống 
qua chọn lọc . 
4.2. Kiến nghị 
 Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề nghị nhà trường nói chung và các 
giáo viên giảng dạy môn thể dục có thể tiếp tục áp dụng các bài tập trên cho các 
học sinh mới học bóng chuyền để có thời gian đúc rút kinh nghiệm khẳng định 
thêm hiệu quả các bài tập được lựa chọn. 
 Về phía nhà trường cần nghiên cứu trang bị thêm và đồng bộ các phương 
tiện, dụng cụ để tập luyện bổ trợ và tập luyện kỹ thuật cho học sinh có điều kiện 
tiếp thu nhanh kỹ thuật đệm bóng như các phương tiện: Băng hình kỹ thuật, sân 
tập, bờ tường bổ trợ, dụng cụ bóng chuyền đầy đủ. 
 Thường xuyên trao đổi phương pháp giảng dạy, huấn luyện giữa các trường 
với nhau. Do thời gian nghiên cứu có hạn, đây cũng là, kinh nghiệm của bản 
thân đúc rút được trong quá trình dạy học nên không thể tránh khỏi sai sót. 
Chúng tôi mong nhận được sự cộng tác giúp đỡ và góp ý của các nhà nghiên 
cứu, các huấn luyện viên, thầy cô giáo giảng dạy môn bóng chuyền để bổ sung 
cho sáng kiến được hoàn thiện hơn. 
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, huấn luyện viên bóng 
chuyền và các em học sinh khối 8 đã phối hợp thực hiện. 
Tôi xin cam kết đây là sáng kiến 
kinh nghiệm do bản thân tôi viết. 
Nếu phát hiện sáng kiến này do tôi 
sao chép tôi xin chịu hoàn toàn trách 
nhiệm. 
 18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ NĂM XUẤT 
BẢN 
1 Bước đầu đổi mới kiểm tra đánh 
giá. 
Lê văn Lẫm 
Trần Đồng Tâm 
2004 
2 Đảng và nhà nước với thể dục 
thể thao. 
Đặng Đức Thao 
1984 
3 Đại cương tâm lý học NXBGD 2001 
4 Những vấn đề chung về đổi mới 
giáo dục Trung học 
Nguyễn Hải Châu 
Đinh Mạnh 
Cường 
2005 
5 Thể dục và phương pháp dạy 
học tập 1 
Vũ Đào Hùng 
Trần Đồng Lâm 
Đặng Đức Thao 
1995 
6 Thể dục và phương pháp dạy 
học tập 2 
Vũ Đào Hùng 
Trần Đồng Lâm 
Đặng Đức Thao 
1997 
7 Huấn luyện thể lực cho vận 
động viên bóng chuyền 
Nhà xuất bản 
TDTT Hà nội 
1980 
8 Kỹ thuật bóng chuyền Uỷ ban TDTT 2007 
9 Luật bóng chuyền Nhà xuất bản 
TDTT Hà nội 
2007 
10 Hướng dẩn tập luyện bóng 
chuyền 
Uỷ ban TDTT 2007 
 19 
MỤC LỤC 
1. Tên Đề Tài  . 
2. Phần Mở Đầu  
2.1. Lí Do Chọn Đề Tài . 
2.2. Cơ Sở Lí Luận ... 
2.3. Cơ Sở Thực Tiễn ... 
2.4. Đặc Điểm Tâm, Sinh Lí Lứa Tuổi ... 
2.5. Mục Đích Nghiên Cứu .. 
2.6. Đối Tượng Nghiên Cứu.. 
2.7. Phương Pháp Nghiên Cứu .. 
2.8. Phạm Vi Và Kế Hoạch Nghiên Cứu  
3. Phần Nội Dung . 
3.1. Đánh Giá Thực Trạng Tập Luyện Kỹ Thuật Đệm Bóng Của 
Học Sinh Khối 8 Trường THCS Triệu Hòa .. 
3.2. Đề Xuất Các Giải Pháp Và Lựa Chọn Một Số Bài Tập Nhằm 
Nâng Cao Hiệu Quả Của Kỹ Thuật Đệm Bóng Cho Học Sinh Khối 
8 Trường THCS Triệu Hòa ... 
3.3. Mô Tả Các Bài Tập  
3.4. Cách Ứng Dụng Các Bài Tập 
3.5. Kết Quả 
4. Kết Luận Và Kiến Nghị ............. 
4.1. Kết Luận  
4.2. Kiến Nghị  
 Tài Liệu Tham Khảo.. 
Trang 
1 
1 
1 
2 
2 
3 
4 
4 
4 
4 
4 
6 
8 
10 
12 
12 
12 
13 
14 
 20 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_danh_gia_thuc_trang_va_cac_giai_phap_n.pdf
Sáng Kiến Liên Quan