Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng các nội dung góp phần nâng cao hiệu quả tuần sinh hoạt tập thể cho học sinh Lớp 10 Trung học Phổ thông
Cơ sở thực tiễn
2.1. Phân tích các công văn hướng dẫn tổ chức tuần sinh hoạt tập thể
của Bộ GD&ĐT.
Nghiên cứu các công văn hướng dẫn tổ chức tuần SHTT của Bộ GD&ĐT
từ năm 2011 cho thấy, các công văn hướng dẫn là chung cho cả các cấp THCS
và THPT. Nội dung được hướng dẫn có thể tóm tắt chung như sau:
Nội dung 1: Đón HS, tạo điều kiện cho HS hòa nhập và làm quen với môi
trường mới.
Nội dung 2: Tìm hiểu nhà trường: Gồm tìm hiểu lịch sử, tổ chức bộ máy,
cơ sở vật chất, nội qui, qui chế trong nhà trường.
Nội dung 3: Giới thiệu chương trình học tập, phương pháp học tập và rèn
luyện ở trường mới, giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; khơi dậy
trong các em sự yêu thích và hứng thú đối với môn học
Nội dung 4: Hướng dẫn tham gia một số hoạt động trong và ngoài nhà
trường
Phân tích 4 nội dung theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT cho thấy rằng, để tổ
chức một tuần SHTT cho HS lớp 10 khá đơn giản. BGH nhà trường cùng với
đoàn trường, GVCN chỉ cần một vài buổi là truyền tải xong các nội dung tối
thiểu cần thiết cho HS lớp 10. Tuy nhiên, phân tích kĩ nội dung 3 chúng ta thấy
có nội dung “giới thiệu phương pháp học tập”, “giới thiệu tài liệu tham khảo” và
“khơi dậy trong các em sự yêu thích và hứng thú đối với môn học”. Vậy giới12
thiệu phương pháp học tập gì? Tài liệu tham khảo gì? hình thức giới thiệu như
thế nào? Làm thế nào để khơi dậy trong các em sự yêu thích và hứng thú đối với
môn học? các nội dung này hoàn toàn do các cơ sở giáo dục chủ động.
2.2. Phân tích các công văn hướng dẫn tổ chức tuần sinh hoạt tập thể
của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An.
Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An sẽ ban hành công văn hướng
dẫn thực hiện nhiêm vụ giáo dục Trung học cho các nhà trường. Theo đó, từ
năm học 2019 -2020 trở về trước, trong các công văn hướng dẫn nhiệm vụ Giáo
dục trung học hoặc trong Công văn hướng dẫn tuần SHTT đầu năm học, Sở
Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào công văn của Bộ Giáo Dục để hướng dẫn các
cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ trong tuần lễ tựu trường đầu năm. Theo đó,
nội dung tuần SHTT cũng gồm 4 nội dung cơ bản như hướng dẫn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Năm học 2020 -2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên HS
tựu trường muộn hơn các năm học trước. Trong công văn hướng dẫn nhiệm vụ
giáo dục Trung học không có hướng dẫn tổ chức “tuần SHTT” nhưng các cơ sở
giáo dục vẫn có thời gian 4 ngày để chuẩn bị cho các hoạt động trước khi bước
vào năm học mới. Và các cơ sở giáo dục sẽ sử dụng khoảng thời gian 4 ngày
này để chuẩn bị các nội dung cần thiết cho HS trước khi năm học mới bắt đầu.
uy nghĩ ra phía ngoài. Những ý tưởng/suy nghĩ được viết ra có thể là kiến thức hoặc cách giải quyết 1 vấn đề nào đó. Đôi khi bạn có thể dùng biểu đồ để viết ra ấn tượng và cảm xúc của mình, bạn có thể trộn lẫn các ý tưởng/suy nghĩ với nhau cũng được. - Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ hình ảnh 1- Ở giữa trang giấy bạn viết ra chủ để mà bạn muốn phát triển ý tưởng/suy nghĩ, có thể chỉ là 1 từ ví như từ “Luật pháp” 2- Nghĩ tới những điều liên quan tới chủ đề, viết ra những gì bạn nghĩ tới vào xung quanh và vẽ 1 đường nối vào giữa chủ đề, có thể là 1 mũi tên hoặc đơn giản chỉ là 1 đường thẳng. Đưa ra càng nhiều ý tưởng/suy nghĩ càng tốt 3- Bạn có thể mở rộng các lớp ý tưởng/suy nghĩ từ đó (có thể 2 hoặc 3 lớp) 4- Nếu bạn nghĩ có mối liên hệ giữa chúng thì vẽ 1 đường thẳng nối chúng lại với nhau. 5- Tập trung lại các ý tưởng/suy nghĩ tương tự với nhau, suy nghĩ xem có thể phân cấp chúng không. Sau đó bạn có thể viết lại biểu đồ ý tưởng, thu hẹp lại và lựa chọn ý tưởng chính, nên tạo thứ tự giữa chúng. 3.4.4. Biểu đồ với nhiều quan điểm/góc nhìn: X,Y,W Biểu đồ. Phạm vi áp dụng.Sử dụng biểu đồ khi phân tích theo nhiều khía cạnh, các góc nhìn khác nhau/Áp dụng để phát triển ý tưởng/Hiểu sâu. Các bước thực hiện khi sử dụng biểu đồ Y W X: 1 - Chúng ta sẽ đặt 1 góc nhìn để định hình suy nghĩ dựa trên mục tiêu của công việc. 2 - Chuẩn bị một tờ giấy khổ to đủ để ta vẽ biểu đồ và viết các góc nhìn ra. 3 - Quan sát sự vật/hiện tượng từ mỗi góc nhìn, cảm xúc và các thông tin thu thập được. 30 4 - Dựa trên những ý nghĩ đã được viết ra, bạn viết lại thành các bản báo cáo, lời thoại cho bài thuyết trình, các ấn tượng và tương tự. - Với biểu đồ này, bạn sẽ tập trung vào xem xét 1 nhận định dưới nhiều góc cạnh, tránh được lan man nhận định đã được thiết lập đó cũng hướng sự tập trung đồng thời hạn chế các nhận định khác. - Bạn có thể đặt 3 góc nhìn cho biểu đồ Y, 4 góc nhìn cho biểu đồ X và 5 góc nhìn cho biểu đồ W. 3.4.5. Biểu đồ ma trận (matrix) - Biểu đồ - Phạm vi áp dụng: Sử dụng biểu đồ ma trận khi: Phân loại/ Tổ chức, sắp xếp/ So sánh/ Xem xét đa chiều Cách sử dụng bảng matrix Cách 1: Cách sử dụng bảng matrix thể hiện số lượng 1- Đưa các hạng mục/sự việc vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số dòng phụ thuộc vào sốlượng. 2- Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số cột phụ thuộc vào sốlượng. 3- Đưa giá trị vào các ô. 4- So sánh giá trị của các ô và lưu ý sự thay đổi liên tục, các giá trị đặc biệt và mối quan hệ của chúng Cách 2: Cách sử dụng bảng matrix thể hiện các chủ đề/sự việc 1- Đưa các quan điểm (hạng mục phân loại) vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số dòng phụ thuộc vào số lượng. 2- Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số cột phụ thuộc vào sốlượng. 3- Đưa các sự việc (tên sự việc) vào các ô 31 4- So sánh giá trị các ô, tập chung vào các phần bị bỏ lỡ hoặc trùng lặp, chú ý vào các con số và các loại/dạng. Việc này giúp bạn tóm tắt các ý kiến dựa trên các Cách 3: Cách sử dụng bảng matrix cho các ý kiến và tình trạng/trạng thái 1- Đưa sự vật vào vào hàng ngang trên cùng, tăng hay giảm số dòng phụ thuộc vào số lượng. 2- Đưa các quan điểm/góc nhìn vào các cột đề mục chính , tăng hay giảm số cột phụ thuộc vào sốlượng. 3- Đưa thông tin/trạng thái của sự vật cần thể hiện vào mỗi ô 4- So sánh các ô, tập chung vào “nội dung giống nhau” và “nội dung khác nhau”, tóm tắt các quan điểm/ý kiến dựa trên các lý do 3.4.6. Biểu đồ Sứa Biểu đồ: Phạm vi áp dụng: Tìm ra lý do, luận điểm/ Kết nối/ Tóm tắt. Cách sử dụng biểu đồ: - Khi phân tích và tìm dẫn chứng 1- Viết miêu tả và kết luận của tác giả vào phần đầu biểu đồ sứa. 2- Viết ra các dẫn chứng và lý do trong các chân tua sứa. Biểu đồ cho thấy mối liên hệ giữa chân sứa và đầu sứa (giữa kết luận và các lý do). Bạn có thể ghi thêm lời giải thích về các mối liên hệ này. 3- Khi hoàn thành biểu đồ, kiểm tra lại và chia sẻ với người khác (bạn học). Cuối cùng viết lại phần tóm tắt tổng thể sau khi đã xem xét kỹ các phần trong biểu đồ sứa - Khi tìm nguyên nhân của một sự kiện hoặc một vấn đề. 32 1- Viết sự kiện/vấn đề ở phần đầu sứa 2- Viết các nguyên nhân ở phần tua sứa. Trong một số trường hợp nguyên nhân không trực tiếp liên quan tới vấn đề/sự kiện, lúc này bạn có thể viết mô tả tại sao bạn nghĩ nó là nguyên nhân, nếu bạn có dữ liệu/thông số hỗ trợ thì cũng viết ra 3- Nhìn lại tổng thể, đưa ra lời giải thích logic về sự kiện/vấn đề cho thấy rõ lý do và khả năng xảy ra các lý do đó 3.4.7. Biểu đồ khái niệm. . Biểu đồ. Phạm vi áp dụng.Biểu đồ thường được sử dụng khi: Tạo sự kết nối, liên kết/ Tạo sự liên tưởng/ Tạo cấu trúc Cách sử dụng biểu đồ. 1- Nghĩ về chủ đề/sự việc cần tìm hiểu và đưa vào hình tròn trung tâm 2- Lựa chọn các chủ đề/sự việc có mối liên hệ với sự việc đang xem xét viết vào các hình tròn vệ tinh (bạn có thể thêm hoặc bớt trong khi viết) 3- Kết nối quan hệ về sự việc/chủ đề bằng các đường thẳng Chia sẻ với bạn bè trong nhóm hoặc trong lớp học để lấy thêm ý kiến . 4- Nhìn lại tổng thể biểu đồ và đưa ra kết luận cho toàn bộ mối liên hệ của chủ đề/sự việc cần tìm hiểu. 33 3.4.8. Biểu đồ kim tự tháp Biểu đồ Phạm vi áp dụng.Sử dụng biểu đồ kim tự tháp trong các trường hợp như: Hướng sự tập trung/ Tạo cấu trúc/ Suy diễn/kết luận Cách sử dụng biểu đồ. -. Theo chiều từ dưới lên trên 1- Ở tầng dưới cùng của biểu đồ, viết toàn bộ ví dụ, thông tin và các ý tưởng thu thập được, không cần viết cả câu dài mà chỉ cần viết vắn tắt/ngắn gọn/từ khóa 2- Trong khi viết các thông tin, bạn sẽ quyết định hướng tập trung vào kết luận cuối cùng của bạn. Tầng 2 của biểu đồ bạn viết ra các luận cứ bao gồm các thông tin và ý kiến có thể liên quan tới kết luận 3- Sau khi xem xét thông tin ở tầng số 2, bạn đưa ra luận điểm/kết luận cuối cùng vào phần đỉnh của biểu đồ. - Theo chiều từ trên xuống dưới 1- Viết luận điểm/kết luận của bạn vào phần đỉnh của biểu đồ 2- Viết các luận cứ/quan điểm ủng hộ kết luận của bạn vào tầng số 2. 3- Ở tầng số 3 (đáy) viết các dữ liệu thực tế để ủng hộ quan điểm ở tầng số 2 Sử dụng dữ liệu thực tế được viết ở tầng số 3 (đáy) cùng với các quan điểm ủng hộ ở tầng số 2 để củng cố/khẳng định kết luận cuối cùng của bạn 3.4.9. Biểu đồ xương cá Biểu đồ Phạm vi áp dụng: Sử dụng biểu đồ xương cá trong các trường hợp: Phân tích/ Tạo sự tập trung/ Xây dựng cấu trúc 34 Cách sử dụng biểu đồ - Biểu đồ có thể dùng để tìm ra nguyên nhân và cải thiện các đặc tính liên quan. - Sự việc được đưa vào phần đầu cá. Các yếu tố và nguyên nhân có liên quan tới sự việc đưa vào phần xương ở thân cá (xương đường thẳng và xương chấm), viết thêm cả phần phân tích các nguyên nhân vào biểu đồ. Biểu đồ giúp bạn nhận ra vấn đề và nguyên nhân, bạn sẽ tìm ra biện pháp ngăn chặn và cải thiện vấn đề. - Bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng xương cá của biểu đồ. 3.4.10. Biểu đồ hình bướm Biểu đồ Phạm vi áp dụng • Thiết lập quan điểm, lý lẽ • Quan sát sự vật từ góc nhìn đa chiều Cách sử dụng biểu đồ. Viết chủ đề vào phần trung tâm biểu đồ, đưa các quan điểm ủng hộ và không ủng hộ vào hai bên cánh. Biểu đồ giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ cả 2 quan điểm trái chiều, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về sự việc 35 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm sư phạm 1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong tuần SHTT đầu năm học. Thông qua thực nghiệm để có những điều chỉnh, bổ sung nội dung và hình thức phù hợp hơn trong quá trình phát triển đề tài. 1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Điều tra thực trạng trước khi áp dụng đề tài - Hiệu quả sau khi áp dụng đề tài - Sự thay đổi kết quả do việc áp dụng đề tài mang lại. 2. Tổ chức thực nghiệm 2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm HS được tham gia tuần SHTT với các nội dung trong đề tài 2.2. Kết quả thực nghiệm Điều tra, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài 2.2.1. Điều tra về việc đọc sách. Đề tài lần đầu tiên được áp dụng với HS khối 10 năm học 2017 - 2018, đến năm học 2018 -2019 có 2 khối tham gia, năm học 2019 -2020 cả 3 khối được học tập các nội dung triển khai trong đề tài. Thống kê số lượt mượn sách được lưu tại sổ mượn của thư viện xanh theo thời gian, chúng tôi thấy rằng số lượng HS khối 10 mượn sách nhiều hơn hẳn HS khối 11, 12. Tỉ lệ này còn phản ánh rõ qua thời gian ở các năm học tập tiếp theo. Để tiện theo dõi, chúng tôi sử dụng bảng thống kê có 3 màu nền khác nhau cho các thời điểm thống kê. Số liệu in nghiêng là các khóa được áp dụng đề tài. Với 3 mốc thời gian: Học kì 2, hè, học kì 1 theo thứ tự từ khi áp dụng đề tài và sự ra đời của mô hình thư viện xanh (Tháng 12,2017). Rõ ràng, nội dung hình thành và bồi dưỡng thói quen đọc sách trong tuần SHTT cùng với sự ra đời của mô hình thư viện xanh đã góp phần hình thành và bồi dưỡng thói quen đọc sách cho HS ở đơn vị chúng tôi. Phân tích số liệu thống kê ở 1 mốc thời gian sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó. Ví dụ: HK2 năm học 2017-2018, có 421 lượt mượn trong đó khối 10 chiếm tỉ lệ cao (63,42%) thì năm học 2018 -2019 là 956 lượt mượn trong đó khối 10 chiếm tỉ lệ 36 63,28%, khối 11 chiếm tỉ lệ 31,69% . Đến HK2 năm học 2019 -2020 số lượt mượn là 1464 lượt, tỉ lệ mượn ở khối 10 là 50,41%, khối 11 là 36,3 và khối 12 là 13,29%. Rõ ràng, những khóa HS được tham gia nội dung “Hình thành và bồi dưỡng thói quen đọc sách” trong tuần SHTT đều thể hiện sự quan tâm về sách nhiều hơn. Có thể theo thời gian, chương trình học tập nặng hơn, bài tập nhiều hơn, HS khối 12 cần dành nhiều thời gian cho ôn thi cuối năm nên số lượt mượn sách có giảm nhưng trong suốt 3 năm học, số HS thường xuyên mượn sách khá nhiều là biểu hiện cho sự đúng đắn việc lựa chọn nội dung trong tuần SHTT của chúng tôi. Thời gian thống kê Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng (Lượt) Số lượt mượn Tỉ lệ % Số lượt mượn Tỉ lệ % Số lượt mượn Tỉ lệ % HK2 (2017 -2018) 267 63,42 98 23,28 56 13,3 421 Hè năm 2018 245 75,85 78 24,25 323 HKI (2018-2019) 678 67,66 246 24,55 78 7,79 1002 HK2 (2018-2019) 605 63,28 303 31,69 48 5,02 956 Hè năm 2019 267 57,42 198 42,58 465 HK1 (2019-2020) 768 52,46 465 31,76 231 15,78 1464 HK2 (2019-2020) 675 50,41 486 36,30 178 13,29 1339 Hè năm 2020 312 48,90 326 51,10 638 Bảng thống kê số lượt mượn sách từ sổ theo dõi hoạt động của thư viện xanh 2.2.2. Điều tra việc sử dụng công cụ tư duy trong học tập Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 9 lớp, mỗi khối 3 lớp về việc sử dụng các công cụ tư duy. Điều tra qua vở ghi và vở bài tập, ôn tập và phỏng vấn HS, chúng tôi thu được bảng kết quả sau: 37 Lớp Thường xuyên sử dụng Có sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% 12A1 17 40,48 14 33,33 6 14,3 5 11,9 12A2 22 51,16 11 25,58 7 16,28 3 6,98 12C4 13 29,55 12 27,27 11 25 8 18,18 11A3 16 36,36 19 43,18 5 11,36 4 9,10 11C2 16 38,1 11 26,2 8 19,05 7 16,67 11C6 15 34,1 17 38,64 8 18,18 4 9,10 10A1 24 55,81 11 25,58 5 11,63 3 6,98 10A3 18 42,86 13 30,95 7 16,67 4 9,52 10C5 14 33,33 15 35,71 8 19,05 5 11,91 Như vậy, sau tuần SHTT, số HS thường xuyên sử dụng công cụ duy trong quá trình học tập là khá nhiều. Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nhóm HS thường xuyên sử dụng công cụ tư duy trong học tập đều phản hồi về tác dụng tuyệt vời mà công cụ tư duy mang lại. Hầu hết các em đều cho rằng, việc sử dụng công cụ tư duy trong quá trình học tập sẽ làm cho việc học nhàn hơn, dễ thuộc, dễ nhớ bài và đặc biệt là các em có hứng thú học tập hơn. 2.2.3. Điều tra việc sử dụng Internet phục vụ học tập Khi hỏi ý kiến GV bộ môn về khả năng sử dụng mạng internet để phục vụ học tập của HS, đa số GV bộ môn cho rằng, mặc dù là HS lớp 10 đầu cấp nhưng trong các tiết học có yêu cầu hợp tác trong việc tìm kiếm tài liệu, chuyển giao nhiệm vụ, kết nối với GV thông qua các phần mềm, HS đều đáp ứng tốt các yêu cầu của GV. 38 Phần 3: KẾT LUẬN Đề tài “Đa dạng các nội dung góp phần nâng cao hiệu quả tuần sinh hoạt tập thể cho HS lớp 10 THPT” đã được triển khai từ năm 2018 tại đơn vị, trong quá trình triển khai, chúng tôi luôn cập nhật và hoàn thiện để hiêu quả sử dụng của năm sau cao hơn năm trước. Qua nhiều năm áp dụng đề tài đã mang lại một số tác dụng sau: Tổ chức tuần SHTT một cách bài bản, khoa học. Cụ thể và đa dạng các nội dung được triển khai trong tuần đầu năm học làm cho việc thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn. Việc đa dạng các nội dung làm cho thời gian tiếp xúc và tạo nhiều sự tương tác đã giúp HS lớp 10 tạo lập được các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giúp các em có một tâm lí phấn khởi, tự tin để bước vào năm học mới. Bước đầu hình thành và bồi dưỡng thói quen đọc sách cho HS. Số em có hứng thú và thường xuyên đọc sách tăng lên đáng kể. Song song với thư viên truyền thống là sự vận hành cực kì hiệu quả của thư viện xanh là một yếu tố quan trọng góp phần cho thành công của đề tài. Cùng với chương trình “Mỗi tuần một cuốn sách”, chương trình “ Tuổi trẻ đọc để hoàn thiện bản thân”, cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” phong trào “ Ngày hè vui đọc sách”, chúng tôi tin tưởng rằng tâm hồn, trí tuệ của HS được bồi dưỡng và phát triển hàng ngày nhờ những giá trị tuyệt vời mà sách mang lại. Tạo cho HS các nền tảng sơ khai trong việc khai thác và sử dụng Internet. Giúp HS sử dụng được một số chức năng tìm kiếm và xử lí thông tin trên máy tính và thiết bị điện tử có kết nối internet như: Dịch tự động văn bản tiếng nói; Tìm kiếm bằng văn bản, hình ảnh, tiếng nói; Tạo tài khoản và cách sử dụng thư điện tử cá nhân phục vụ không chỉ cho mục đích học tập mà còn có thể phục phụ cho việc trao đổi thông tin khác... Tạo điều kiện thuận lợi cho các GV bộ môn toàn trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Trang bị cho HS 10 công cụ tư duy để sử dụng trong quá trình học tập. 10 công cụ tư duy là trợ thủ đắc lực giúp HS trong quá trình ôn tập kiến thức,tự học ở nhà. Có những HS thường xuyên sử dụng 10 công cụ trong quá trình tự học đã giúp các em giảm được rất nhiều thời gian, nâng cao hiệu quả khi ôn tập. Từ chỗ đơn giản hóa được kiến thức, giảm thời gian học thuộc, học vẹt, HS sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, HS được thỏa sức sáng tạo theo cách riêng của mình, giúp HS tự tin vào bản thân hơn và kích thích được hứng thú trong quá trình học tập. Hạn chế tình trạng của đa số HS hiện nay là việc học phụ thuộc rất nhiều vào GV, học thuộc là học vẹt, học một cách thụ động, máy móc 39 Kết thúc buổi lên lớp hướng dẫn về cách học thông minh, chúng tôi yêu cầu HS viết bài thu hoạch về 3 nội dung: Cảm nghĩ của em sau buổi học; Mục tiêu của em trong năm học mới; Giải pháp để thực hiện mục tiêu. Chúng tôi thực sự hài lòng với những phản hồi tích cực của HS. Hiệu quả mà tuần sinh hoạt tập thể mang lại nhiều hơn cả những gì chúng tôi mong đợi . Hầu hết chia sẻ các em thấy buổi học bổ ích, giúp các em được giao lưu, học tập với bạn mới, thầy cô mới, biết được phương pháp học tập hiệu quả mà từ trước chưa bao giờ biết đến. Tạo được niềm tin về bản thân cho HS và khơi dậy niềm say mê, hứng thú trong học tập. Những cụm từ như “vô cùng bổ ích”, “vô cùng cần thiết”, “chúng em may mắn được tham gia buổi học” các em dùng trong bài thu hoạch sẽ là động lực để chúng tôi duy trì và hoàn thiện cách tổ chức hoạt động tuần SHTT trong những năm học tiếp theo. Kiến nghị và đề xuất Đề tài “Đa dạng các nội dung góp phần nâng cao hiệu quả tuần sinh hoạt tập thể cho HS lớp 10 THPT” đã được chúng tôi áp dụng nhiều năm liền tại đơn vị. Để phát huy hết những giá trị mà đề tài mang lại, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: 1. Những kiến thức mà chúng tôi trang bị cho HS chỉ là kiết thức sơ đẳng ban đầu. Để duy trì và phát triển thì yêu cầu HS phải được thường xuyên sử dụng. Nếu không được sử dụng, nhắc lại thì hiệu quả sử sụng sẽ không đáng kể vì những kiến thức, kĩ năng được trang bị trong vài ngày sẽ dần bị mai một và lãng quên. Chúng tôi đã có những hình thức để nuôi dưỡng và phát triển những gia trị đó như: - Xây dựng và phát triển mô hình thư viện xanh để giúp HS lựa chọn và mượn sách dễ dàng hơn; - Phong trào đọc trong nhà trường đươc quan tâm thông qua chương trình “Mỗi tuần một cuốn sách”, “Tuổi trẻ đọc để khẳng định bản thân” phát động phong trào “Ngày hè vui đọc sách”. “Đại sứ văn hóa đọc”. - Áp dụng phương pháp đọc sách để giáo dục kỷ luật tích cực HS, nhất là các HS có ý thức rèn luyện chưa tốt. - Khuyến khích HS sử dụng công cụ tư duy thông qua việc kiểm tra bài cũ. Tạo hiệu ứng để khuyến khích GV phát huy sử dụng bộ công cụ trong dạy bài mới cũng như hướng dẫn HS ôn tập ở nhà. - Yêu cầu HS sử dụng mạng Internet để hợp tác với GV trong mỗi tiết dạy 40 2. Tùy vào thực lực của mỗi đơn vị mà BGH có thể lựa chọn những nội dung phù hợp để đa dạng nội dung trong tuần SHTT. Như chúng tôi đã đặt vấn đề ban đầu, đơn vị chúng tôi may mắn được VTV7 Đài THVN mời tham gia hội thảo về phương pháp học tập thông minh, vì vậy nội dung “Hướng dẫn cách học tập thông minh” nếu đơn vị khác muốn đưa vào trong tuần SHTT thì có thể mời chuyên gia hoặc tham khảo bài dạy của TS Nguyễn Thành Nam- Giảng viên Học viện Quân sự - GV tại hệ thống giáo dục HOCMAI. . 3. Đề tài có thể áp dụng đối với mọi đối tượng HS lớp 10 cả HS THPT và HS hệ Giáo dục thường xuyên, dạy nghềVì vậy, kiến nghị các cơ sở giáo dục nên đầu tư để cụ thể và đa dạng các nội dung triển khai trong tuần SHTT. Cần tận dụng thời gian trong tuần SHTT để trang bị cho HS những kĩ năng mềm để chuẩn bị cho HS tâm thế tốt nhất khi bước vào năm học mới, môi trường học tập mới, cấp học mới. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công văn số: 5307/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2011 Về việc hướng dẫn tổ chức “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học. 2. Công văn số: 4935/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 08 năm 2012/ về việc Hướng dẫn tổ chức “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học. 3. Thông tư Số: 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành qui định quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. 4. Công văn số 1270/SGD&ĐT-GDTrH ngày 13/8/201 của Sở GD&ĐT Nghệ An Về việc hướng dẫn tổ chức một số hoạt động đầu năm học 5. Công văn số 1480/SGD&ĐT-GDTrH ngày 04/8/2016 của Sở GD&ĐT Nghệ An Về việc hướng dẫn tổ chức một số hoạt động đầu năm học 6. Các Công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An hàng năm 7. Tài liệu tập huấn các công cụ tư duy Thinking Tools của Đài truyền hình Việt Nam cấp 8. Chương trình “ Học sao cho tốt” - VTV7 Đài THVN. 9. Một số SKKN của đồng nghiệp 10. Một số nội dung trên mạng internet 42 PHỤ LỤC 1 Nội dung: Hướng dẫn cách học tập thông minh 1. Một số bài thu hoạch sau buổi học 43 44 45 46 47 HS sử dụng công cụ tư duy để ôn tập môn Vật lí 48 HS sử dụng công cụ tư duy để ôn tập môn Sinh học 49 2.Một số hình ảnh từ bài dạy powerpoint về nội dung Hướng dẫn cách học thông minh 50 51 52 53 PHỤ LỤC 2 Nội dung: Hình thành thói quen đọc sách Phát động phong trào: Ngày hè vui đọc sách 54 Một số hình ảnh từ bài giảng Powerpoint nội dung: Hình thành và bồi dưỡng thói quen đọc sách 55 56 PHỤ LỤC 3 Hướng dẫn sử dụng internet để phục vụ học tập Một số hình ảnh từ bài giảng powerpoint nội dung: Hướng dẫn sử dụng internet để phục vụ học tập 57 \ 58
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_da_dang_cac_noi_dung_gop_phan_nang_cao.pdf