Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý hồ sơ của một Giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong quá trình dạy học luôn có sự vận động và phát triển, đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình tức quản lí học sinh. Vì thế để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của nhà trường và đồng thời thực hiện đạt hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào của ngành đề ra.

Muốn thực hiện được những yêu cầu đó thì học sinh phải tích cực, chủ động, gia đình và xã hội phải quan tâm đúng mực, người giáo viên( đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp) phải biết kết hợp tích cực các hoạt động trong các mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Từ vấn đề trên, ngay từ thời điểm đầu năm bản thân tôi cần xác định ngay những công việc và trách nhiệm của mình để đưa ra những giải pháp giúp các em có ý thức tự giác tích cực học tập, có chí cầu tiến vươn lên trong học tập, có đủ kiến thức kĩ năng cơ bản của cấp học và là nền tảng tự tin bước tiếp vào các bậc học sau - Đảm bảo các em tự tn ham thích học tập, không ngại học, bỏ học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác quản lý hồ sơ của một Giáo viên chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
I- ĐẶT VẤN ĐỀ :
2
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
2
III- CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
4
1.Chuẩn bị bước đầu cho công tác chủ nhiệm đầu năm
5
2. Nắm thông tin kết quả năm học trước
5
3 Thu thập thong tin về sinh hoạt, giao tiếp của HS
6
4. Họp Phụ hunh báo cáo tình hình . . . từ phía gia đình
6
5. Thao đổi với phụ huynh của các em HS yếu
7
6. Kết hợp cùng các đoàn thể trong nhà trường – xã hội
7
7. Những giải pháp hỗ trợ
8
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
9
V- KẾT LUẬN:
10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC QUẢN LÍ HỌC SINH
CỦA MỘT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình dạy học luôn có sự vận động và phát triển, đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình tức quản lí học sinh. Vì thế để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của nhà trường và đồng thời thực hiện đạt hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào của ngành đề ra.
Muốn thực hiện được những yêu cầu đó thì học sinh phải tích cực, chủ động, gia đình và xã hội phải quan tâm đúng mực, người giáo viên( đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp) phải biết kết hợp tích cực các hoạt động trong các mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Từ vấn đề trên, ngay từ thời điểm đầu năm bản thân tôi cần xác định ngay những công việc và trách nhiệm của mình để đưa ra những giải pháp giúp các em có ý thức tự giác tích cực học tập, có chí cầu tiến vươn lên trong học tập, có đủ kiến thức kĩ năng cơ bản của cấp học và là nền tảng tự tin bước tiếp vào các bậc học sau - Đảm bảo các em tự tn ham thích học tập, không ngại học, bỏ học.
Từ mục đích đó tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm của mình với nội dung: “Công tác quan3li1 học sinh của một giáo viên chủ nhiệm lớp”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
Từ những vấn đề vừa nêu trên chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nền nếp lớp, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học một cách tốt hơn.
Nhưng mỗi lớp, đều có thực tế khác nhau nên bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm của công tác giáo viên chủ nhiệm mà bản thân tôi đã làm ở các năm trước để làm công tác chủ nhiệm ngay trên lớp 5A của trường Tiểu học Phong Phú B mà tôi được làm chủ nhiệm trong năm học 2010 - 2011 này. Tôi đã làm việc đó ngay trong thàng đầu tiếp xúc với lớp và vận dụng có điều chỉnh trong suốt năm học. Qua quá trính thực hiện bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Lớp 5A là lớp học ở điềm trường trung tâm cùa trường Tiểu học Phong Phú B. Hiện tại trong lớp có 25 học sinh, hầu hết các em đều ở ấp 1, 2 và 7 thuộc xã Phong Thạnh Đông A và 80 % s số học sinh trong lớp mới được chuyển đến từ trường Tiểu học Phong Phú A. Từ đó các em chưa theo kịp với hoạt độn riêng của trường mới. Ngay từ ngày tựu trường Ban Giám Hiệu chỉ đạo dựa vào kết quả kiểm tra cuối năm lớp 4 của các em để tổ chức xếp lớp cho học sinh theo trình độ. Tuy là lớp 5A được xếp là lớp điểm sáng nhưng qua khảo sát chất lượng đầu năm thì kết quả đạt được như sau:
Sĩ số HS
Môn
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
Toán 
4
16%
5
20%
8
32%
8
32%
TV
4
16%
8
32%
10
40%
3
12%
Những em yếu Toán ở đây là các em chưa thạo phép nhân và phép chia số tự nhiên, phân số , một số dạng toán có lời văn.
Học sinh yếu Tiếng việt ở đây đa số là các em viết sai chính tả, chưa nắm vững về từ loại, cách dùng từ, cách đặt câu trong phân môn Tập làm văn.
Đó là chất lượng trên bài kiểm tra, còn giờ học trên lớp phần đông các em thiếu tích cực, chưa có ý thức đoàn kết, phối hợp cùng nhau làm việc trong một nhóm. Tôi dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm rất khó khăn và chưa mamg lại hiệu quả tiết dạy.
Qua tìm hiểu học sinh trên dường đi học, tôi phát hiện có một số em la cà trên đường đ học( tụ tập chơi ở nhà bạn hoặc chơi các trò chơi điện tử ở các điểm dịch vụ). Một số em phải buôn bán giúp cha mẹ sau giờ học.
Nếu khong có giải pháp tích cực để kịp thời điều chỉnh thực trạng trên thì trong giờ học sẽ có một số em ngồi ngoài lề tiết học, các em tiếp tục hụt hẫng kiến thức. Và rồi tương lai khong xa các em sẽ chán học, bỏ học.
Muốn điều chỉnh thực trạng trên thì phải biết được nguyên nhân. Tôi đã tìm hiểu và phân tích thực trạng trên và tìm ra một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
Học sinh yếu ở hai môn Tiếng việt và Toàn là do các em bị hụt hẫng về kiến thức cơ bản đặc trưng của từng môn học. Ngoài ra còn do chữ viết của học sinh quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả và các em chưa ham thích khi học phân môn Tập làm văn.
Nhiều em chưa tích cực xây dựng bài là do các em chưa chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến trường, đến lớp.
Các em chưa nhất trí đoàn kết cùng nhau là do các em trước đây ở các lớp khác nhau nên khi hoạt động làm bài theo nhóm chưa hiểu ý nhau.
Các em còn la cà dọc đường phần đông là do cha mẹ các em đều là nông dân, làm thuê, buôn bán, bận lo công việc làm ăn nên hầu như không quan tâm đến con cái và không quản lí được giờ giấc đến trường và sinh hoạt, giao tiếp của các em.
Những nguyên nhân trên đây chỉ là khách quan. Tôi nghiêm túc nhìn nhận rằng: 
 - Nguyên nhân chủ quan là chưa có giải pháp kết hợp giáo dục tốt cho các em ở trường - ở nhà - và toàn xã hội.
Phân tích nguyên hân dẫn đến thực trạng trên, bản thân tôi xác định nội dung cần phải giải quyết là:
Cần khắc phục ngay việc yếu về kĩ năng thực hành tính toán và kĩ năng làm bài văn, rèn chữ viết khi làm bài của các em. Làm sao để các em không la cà dọc đường mà tự giác tập trung vào việc rèn luyện tích cực ở nhà, tham gia chủ động học kiến thức mới ở lớp, ham thích học tập và có quyết tâm học tập tiến bộ. Mà mục tiêu lớn hơn là các em tiến bộ thực sự về năm mặt giáo dục mà mục tiêu giáo dục của ngành đề ra và hoàn thành chương trình tiểu học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng yêu cầu.
III. CÁC BIỆN PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Qua kimh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và trước thực tế của lớp mình, bản thân tôi đã lựa chọn thực hiện các phương pháp sau:
1. Chuẩn bị bước đầu cho công tác chủ nhiệm đầu năm:
Trong công tác chủ nhiệm đầu năm, việc đầu tiên mà tôi cần biết là nắm tình hình chung của lớp và hoàn cảnh ga đình từng em, việc làm cụ thể của cha mẹ các em, cách sống và quan hệ của từng gia đình như thế nào,Vì yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập( kiến thức - kĩ năng - đạo đức) của các em.
Làm những việc này để chuẩn bị lên kế hoạch giáo dục cụ thể trên lớp với từng đối tượng học sinh xuyên suốt trong năm học. Biết rõ từng đối tượng nhằm đưa ra giải pháp cụ thể như cần phải giáo dục em nào; giáo dục như thế nào, mức độ kiến thức kĩ năng của các em ra sau; tâm tư nguyện vọng của các em là gì mà từ đó định hướng phương pháp giáo dục - uốn nắn phụ đạo kịp thời phù hợp.
2. Nắm thông tin kết quả từ năm học trước:
Tôi đã xem kết quả các mặt giáo dục của từng em trong học bạ của năm học trước- Biết đâu ở năm trước các em không học yếu, mà bài kiểm tra của các em ở ngay đầu năm học này không đạt yêu cầu là do các em ham chơi, chưa tự giác ôn luyện kiến thức trong hè.
Tôi đã nắm thông tin ngay trên lớp qua trao đổi với các em, các em đã thông tin cho tôi biết lớp mình năm rồi em nào yếu, yếu môn gì và còn vướng mắc ở những kĩ năng nào. Và cũng qua các em tôi nắm được thái độ học tập, nền nếp, ý thức chấp hành nội quy của nhà trường, của lớp ở các em như thế nào.
Sau hai hoạt động trên, tôi tiến hành kiểm tra thông itn lần nữa bằng các ôn sơ lược cho các em những kiến thức cơ bản của hai môn Tiếng việt và Toán. Sau đó tôi cho các em làm một bài kiểm tra ngắn, trong lúc làm tôi lưu các em về ý thức, thái độ khi làm bài và ghi chép sổ tay một cách cẩn thận để lưu ý sau này.
Kết quả chấm bài lần này là góp phần đánh giá tương đối chính xác kết quả kiến thức và kĩ năng của từng em đã đạt được từ năm học trước.
Dưới đây tôi xin nêu một vài trường hợp mà tôi đã lưu ý:
* như em: Nguyễn Văn Rớt yếu Toán và Tiếng việt là do em mất căn bản về kiến thức từ những năm học trước mà giáo viên của các năm trước chưa phụ đạo thêm kiến thức cho em kịp thời, đầy đủ; em này thuộc chưa hết bảng nhân, bảng chia 3; chữ đọc chưa trôi chảy; viết chính tả nghe viết sai rất nhiều lỗi trong bài.
* Em Nguyễn Hồng Gấm đọc còn chậm, chữ viết sai rất nhiều lỗi chính tả; không hiểu được nội dung bài toán có lời văn.
* Em Võ Ngọc Phấn chưa nắm vững về các kiểu câu; chưa biết phân tích cấu tạo của câu nên em làm được rất ít những bài tập về Luyện từ và câu và Tập làm văn.
* Các em Chí Phúc, Minh Hậu, Mĩ Nương thì trong học tập thường có thái độ trông chờ để chép bài của bạn; lơ là trong giờ học.
* Em Nhựt Linh, Minh Hậu, Minh Nhật thì thường xuyên cãi nhau với bạn bè trong trường, trong lớp, hay vi phạm nội quy của trường của lớp và thường xuyên bị các thầy cô nhắc nhở.
3. Thu thập thông tin về sinh hoạt, giao tiếp của học sinh:
Bản thân tôi đã tìm hiểu qua bạn học chung lớp, tìm hiểu qua cuộc họp phụ huynh, phụ huynh gần nhà, nắm được nếp sinh hoạt hằng ngày ở gia đình và trên đường đi học của một số em cần phải lưu tâm.
Qua đó tôi biết được các em ngoà giờ học ở trường, khi về nhà là các em thường xuyên đi chơi hoặc la cà trên đường đi học từ đó dẫn đến xao lãng việc học ở nhà và khi đến trường học tập thụ động nên kết quả học tập rèn luyện khọng cao.
Một số em gia đình quá lo việc làm ăn không quản lí được giờ giấc của con em mình, dẫn đến việc các em thường xuyên tụ tập cả ngày ở các điểm dịch vụ chơi game.
4. Họp PH thông báo tình hình từng em, bàn giải pháp hỗ trợ từ phía gia đình:
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã thông báo chi tiết cụ thể về học lực, hạnh kiểm từng em mà qua thời gian đầu nhận lớp tôi đã ghi nhận được về: Hành vi, ý thức, thái độ, kiến thức kĩ năng, cách trình bày bài học trong vở, cách đọc, viết, tính toán,
Qua đó tôi bàn cụ thể với phụ huynh từng em nhằm giúp cho họ biết mình cần chú trọng quan tâm giúp các em rèn luyện kĩ năng gì hoặc vun đắp mảng kiến thức nào cho các em và kèm theo đó là chuẩn bị vở, dụng cụ học tập và xem trước bài ở nhà hỗ trợ cho việc học ở trường ( trang bị vở luyện chữ viết ở nhà; kiểm tra nhắc nhở việc luyện viết, luyện đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp) - Đặc biệt chú trọng khuyến khích các em rèn luyện thường xuyên liên tục và hệ thống. 
Chú trọng quản lí giờ giấc của các em, có những biện pháp tích cực nhằm nghiêm cấm các em tham gia chơi game ở các điểm dịch vụ.
5. Trao đổi với phụ huynh của các em học sinh yếu:
Tôi thường xuyên trao đổi với những phụ huynh có con em là học sinh yếu. Trong lần trao đổi đó tôi thông báo cụ thể cho phụ huynh biết là con em mình còn khiếm khuyết kiến thức kĩ năng cơ bản nào, cần vun đắp những kiến thức gì và mức độ quan tâm, rèn luyện ra sao ở tại gia đình. Đồng thời thông báo đến phụ huynh lịch phụ đạo học sinh yếu của trường và đề nghị phụ huynh cho các em đi học đầy đủ vào hai buổi phụ đạo là chiều thứ ba và chiều thứ năm.
Ví dụ: Như tôi cho phụ huynh em Nguyễn Văn Rớt xem bài chính tả của em để phụ huynh nhận ra chữ viết của em còn quá yếu, sai nhiều lỗi chính tả.
Và cũng tương tự như vậy với các em Phấn, Phúc, Gấm, yếu về môn Tiếng việt. 
Còn đối với những em thường vi phạm nội qui nhà trường tôi cũng nhẹ nhàng nhắc nhở giải thích đến từng phụ huynh và bàn biện pháp giáo dục các em.
6. Kết hợp cùng các doàn thể trong nhà trường, xã hội:
Kết hợp cùng Tổng phụ trách Đội để cùng nhau giáo dục các em về tinh thần đoàn kết, biết thương yêu giúp đỡ bạn, biết tác hại của các trò chơi điện tử, tác hại của việc la cà thường xuyên ở ngoài đường, thông qua các trò chơi, các buổi sinh hoạt Đội.
Phân công đôi bạn nhắc nhở để thường xuyên nhắc nhở một số em còn nói tục, chữi thề, chưa có ý thức tự giác cao trong giờ học cũng như các buổi sinh hoạt ngoài giờ.
Kết hợp cùng Đoàn thanh niên tổ chức cho các em các buổi lao động công ích nhằm giúp các em nâng cao ý thức lao động và rèn một số kĩ năng trong cuộc sống, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức an toàn lao động, ý thức biết tự bảo vệ bản thân,
Kết hợp với giáo viên bộ môn để phối hợp thường xuyên nhắc nhở ý thức học tập cho các em trong giờ dạy của mình. Ngoài ra còn tổ chức cho các em tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao ngoài giờ lên lớp. Để tạo thêm nhiều hứng thú trong học tập cho các em, tránh các em có nhiều thời gian la cà dọc đường, tụ tập chơi cùng các bạn xấu, chơi ở các tụ điểm game.
Kết hợp với địa phương vận động gia đình cho các em đi học phụ đạo đầy đủ, hạn chế bớt thời gian đi chơi, lao động giúp cha mẹ kiếm thêm thu nhập, mà nên dành nhiều thời gian hơn cho các em học tập.
7. Những giải pháp hỗ trợ:
Đây là nhóm giải pháp giúp các em có động cơ tích cực rèn luyện, nâng cao ý thức tự giác, tự quản nhằm rèn luyện xuyên suốt để đạt kết quả tốt.
* Tổ chức truy bài đầu giờ:
Truy bài đầu giờ là truy luôn chuẩn bị bài ở nhà, truy rèn luyện chữ viết, truy theo từng nhóm đối tượng ( đơn cử như truy thuộc bảng nhân, bảng chia, truy rèn chính tả,). Vào đầu mỗi giờ học cán sự tổ và nhóm sẽ báo cáo cụ thể mức độ tiến bộ và còn thiếu sót của từng bạn trong nhóm.
* Nhóm bạn chung đường:
Tôi đã phân nhóm theo cùng tuyến đường đihọc của các em. Trong nhóm đề cử nhóm trưởng và nhóm phó. Nhiệm vụ của các em là quan tâm kiểm tra nhau trên đường đến trường và trên đường đi học về. Nếu em nào có vấn đề gì vi phạm thì báo cáo ngay cho tôi để có hướng xử lí, uốn nắn kịp thời những hành vi chưa tốt trên đường đến trường nhằm khắc phục hiện tượng la cà, ham chơi lêu lỏng.
* Tổ chức thi đua tập thể:
Tất cả các nội dung học tập tôi chia ra làm 4 mặt ( chuyên cần, học tập, hạnh kiểm, văn thể mĩ) để chấm điểm thi dua trong tuần - có chia thang điểm cụ thể theo từng tháng chủ điểm. Đến cuối tuần trong giờ sinh hoạt lớp các em sẽ tổ chức tự quản họp tổng kết, công bố bảng điểm thi đua của tửng tổ và kịp thời tuyên dương những ca nhân có tiến bộ về hành vi cũng như ý thức học tập để khuyến khích các em vượt bậc và qua đó các em tự nhắc nhở nhau cần cố gắng với những em chưa tiến bộ.
* Trao đổi với phụ huynh cuối mỗi tháng:
Với những em học sinh yếu mà đã được tham gia phụ đạo đầy đủ 2 buổi trong tuần, thì vào cuối mỗi tháng tôi tạo điều kiện để gặp riêng phụ huynh các em để thông báo mức độ tiến bộ của từng em và nắm thông tin phản hồi từ phía gia đình kết hợp giáo dục tiếp tục cho các em ở thời gian sau.
Nhóm giải pháp này hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lí các em, tạo động cơ thúc đẩy từ phía, ý thức tự quản của các em trong lớp học. Qua đó tuyên dương là yếu tố khuyến khích các emtich1 cực rèn luyện đạt hiệu quả tốt.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Ở cuối học kì II kết quả học tập, rèn luyện của lớp có tiến bộ rõ rệt. Kết quả kiểm tra cuối học kì II đạt được như sau:
Sĩ số HS
Môn
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
Toán
18
72%
3
12
4
16%
Tăng 14
56%
Tăng
Tăng 4
16%
Tăng
Giảm
Giảm 2
8%
Giảm
Giảm 8
32%
TV
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
24
13
52%
5
20%
1
4%
Tăng 2
8%
Tăng 5
20%
Tăng
Tăng
Giảm
Giảm
Giảm 5
10%
Giảm 2
8%
Chất lượng kiểm tra môn Toán và Tiếng việt ở trên là chất lượng thi nghiêm túc, không chạy theo thành tích.
Về hành vi ý thức:
 	Đa số chữ viết của các em đã tiến bộ, đã có 5 em đạt vở sạch chữ đẹp vòng trường, trong đó có 3 em đạt giải vòng Huyện.
 	Tiếng việt có 3 em đạt giải vòng Huyện, 1 em đạt giải vòng Tỉnh.
Không còn trường hợp học sinh la cà dọc đường hay chơi trò điện tử trên đường đi học về, vào lớp đa số các em tích cực tham gia xây dựng bài.
Dạy và học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đạt kết quả khả quan.
V. KẾT LUẬN:
Qua bức đầu thực hiện những giải pháp công tác chủ nhiệm bản thân đã trao đổi với tổ chuyên môn và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Các giải pháp tổ chức phải thứ tự đồng bộ từ “chuẩn bị bước đầu” phải thật kĩ càng khéo léo - Qua nắm thông tin từ học sinh, gia đình và thực tế từ bài kiểm tra chất lượng thật.
“Tổ chức kết hợp giáo dục” phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung kiến thức kĩ năng, cũng như phù hợp với tâm lí lứa tuổi - Bằng việc xác định giáo dục em nào, giáo dục nội dung gì và giáo dục phương pháp nào cho đạt hiệu quả.
Những giải pháp hỗ trợ xây dựng phải đảm bảo nhẹ nhàng, chú trọng khuyến khích động viên các em hứng khởi học tập, rèn một cách tự giác, tự quản tích cực. Các giải pháp đó phải đảm bảo đồng bộ và luôn có sự điều chỉnh qua thông tin phản hồi từ phụ huynh và qua thực tế sau một thời gian phụ đạo, uốn nắn.
Trên đây là những kinh nghiệm và kết quả mà tôi đã áp dụng những biện pháp này cho lớp 5A của tôi trong năm học 2010 - 2011 trong đó có sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành đoàn thể địa phương cùng với các thầy cô giáo dạy bộ môn. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo đồng nghiệp.
 Phong Thạnh Đông A, ngày 07 tháng 01 năm 2012
 Người viết
 Đinh Thị Diệu Linh

File đính kèm:

  • docskkn (linh) n+m 2011 r.doc
Sáng Kiến Liên Quan