Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm giúp học sinh chủ động và tự tin trong hoạt động
Quá trình giáo dục tiểu học, về bản chất, là quá trình chuyển hoá tự giác, tích cực độc lập những yêu cầu về những chuẩn mực hành vi đã được quy định thành những kĩ năng, hành vi và thói quen tương ứng đã được quy định dưới tác dụng chủ đạo của giáo viên, thông qua việc tổ chức các hoạt động và giao tiếp khác nhau.
Trong quá trình giáo dục tiểu học, học sinh chịu ảnh hưởng, tác động từ nhiều phía khác nhau- Nhà trường, gia đình, xã hội. Trong nhà trường, những tác động đó có thể là của giáo viên, của tập thể lớp, của bạn bè, của nội quy nhà trường của các hoạt động giáo viên được tổ chức Trong gia đình, đó có thể là di truyền là những tác động của tác động từ các phương tiện thông tin đại chúng (Sách, báo, ti vi ) của các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn mà các em chứng kiến hàng ngày
Các tác động này rất phức tạp có thể tích cực hay tiêu cực, tự giác hay tự phát; trực tiếp hay gián tiếp. Đặc biệt, chúng thường xảy ra đồng thời, đan kết nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra sự cộng hưởng tích cực và sự cộng hưởng tiêu cực cùng tác động đến học sinh tiểu học- Những người còn non lớt, ít kinh nghiêm sống, dễ bắt chước.
Khi học sinh có ý thức tự giác thì các em phải có những tri thức cần thiết và niềm tin tương ứng. Trong lúc đó việc hình thành niềm tin đòi hỏi học sinh phải trải nghiệm cuộc sống để không những chứng kiến đối chiếu thực tiến với tri thức đã có, mà còn thể nghiệm hành động của chính mình. Để có được niềm tin đó, cần có thời gian dài nhất định, không chỉ vài giờ, vài ngày Cũng như vây, để có thái độ và tình cảm đúng đắn, đặc biệt là kỹ năng, hành vi và thói quen tích cực, cần có thời gian để học sinh thể hiện, vận dụng những điều đã học được vào thực tế cuộc sống của mình.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............ TRƯỜNG TIỂU HỌC ................... ------------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG VÀ TỰ TIN TRONG HOẠT ĐỘNG MÔN: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Tác giả : Trịnh Thị Hồng Nhật Chức vụ : Giáo viên Chủ nhiệm Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ................... . NĂM HỌC 2022 - 2023 chóng gắn bó. Đến lúc đó, tôi thấy tình thương và trách nhiệm của mình đối với các em thật to lớn. Hơn nữa, để hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Nhà trường văn hoá- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch”, mỗi người giáo viên phải xây dựng một lớp học thân thiện với những thành viên tích cực. Để làm được điều này, người giáo viên phải làm thật tốt công tác chủ nhiệm. Đứng trước tình hình đó, được sự chỉ đạo, góp ý của Ban lãnh đạo nhà trường, của các đồng nghiệp tôi thấy: Để xây dựng một lớp học thân thiện với những học sinh tích cực, để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đào tạo các em sau này trở thành con người phát triển toàn diện, có ích cho xã hội thì người giáo viên không chỉ chú trọng bồi dưỡng nâng cao cho các em hoàn thiện về mặt kiến thức mà còn phải giáo dục các em cả về mặt nhân cách mà trong đó việc giúp các em chủ động tự tin trong hoạt động là không thể thiếu được. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh chủ động và tự tin trong hoạt động”. 2. Mục đích của đề tài: Kết quả quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất của quá trình giáo dục Tiểu học là những kĩ năng, hành vi, thói quen tích cực về các mặt đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ được hình thành ở học sinh. Những kĩ năng, hành vi và thói quen này phải thoả mãn các chỉ tiêu: - Phù hợp với những chuẩn mực hành vi về đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ đã được quy định. - Có tính tự giác, thống nhất với ý thức đã được hình thành; - Có động cơ trong sáng, được thúc đẩy bởi thái độ, tình cảm đúng đắn. - Có tính phổ biến và tính bền vững. Các chỉ tiêu này hợp thành một chỉnh thể thống nhất với nhau nên giáo viên không được bỏ qua bất kì một chỉ tiêu nào. 2 B. NỘI DUNG CHÍNH I. Cơ sở lí luận: Quá trình giáo dục tiểu học, về bản chất, là quá trình chuyển hoá tự giác, tích cực độc lập những yêu cầu về những chuẩn mực hành vi đã được quy định thành những kĩ năng, hành vi và thói quen tương ứng đã được quy định dưới tác dụng chủ đạo của giáo viên, thông qua việc tổ chức các hoạt động và giao tiếp khác nhau. Trong quá trình giáo dục tiểu học, học sinh chịu ảnh hưởng, tác động từ nhiều phía khác nhau- Nhà trường, gia đình, xã hội. Trong nhà trường, những tác động đó có thể là của giáo viên, của tập thể lớp, của bạn bè, của nội quy nhà trường của các hoạt động giáo viên được tổ chức Trong gia đình, đó có thể là di truyền là những tác động của tác động từ các phương tiện thông tin đại chúng (Sách, báo, ti vi) của các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn mà các em chứng kiến hàng ngày Các tác động này rất phức tạp có thể tích cực hay tiêu cực, tự giác hay tự phát; trực tiếp hay gián tiếp. Đặc biệt, chúng thường xảy ra đồng thời, đan kết nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra sự cộng hưởng tích cực và sự cộng hưởng tiêu cực cùng tác động đến học sinh tiểu học- Những người còn non lớt, ít kinh nghiêm sống, dễ bắt chước. Khi học sinh có ý thức tự giác thì các em phải có những tri thức cần thiết và niềm tin tương ứng. Trong lúc đó việc hình thành niềm tin đòi hỏi học sinh phải trải nghiệm cuộc sống để không những chứng kiến đối chiếu thực tiến với tri thức đã có, mà còn thể nghiệm hành động của chính mình. Để có được niềm tin đó, cần có thời gian dài nhất định, không chỉ vài giờ, vài ngày Cũng như vây, để có thái độ và tình cảm đúng đắn, đặc biệt là kỹ năng, hành vi và thói quen tích cực, cần có thời gian để học sinh thể hiện, vận dụng những điều đã học được vào thực tế cuộc sống của mình. Quá trình giáo dục tiểu học cũng luôn luôn vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Mặt khác theo triết học duy vật biện chứng, bất kỳ một quá trình nào cũng có mâu 4 điện tử, đọc truyện, xem hoạt hình mà lơ là việc học tập. Để đảm bảo khi đến trường, các em học đủ 9 môn có chất lượng cao đòi hỏi các em đến trường phải thực hiện đầy đủ nội quy trường lớp đề ra một cách thường xuyên và nghiêm túc thì hai vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là không nhỏ. Giáo viên chủ nhiệm chính là người thuyền trưởng chèo lái đưa các con đi đúng hướng. Một số giáo viên chủ nhiệm, để đạt được mục đích giáo dục hay tự làm việc mà ít đẩy hoạt động về phía học sinh nên các em thường thụ động làm theo, giảm mất tính chủ động. Một số khác lại hay áp đặt, hà khắc quá với học sinh khiến các em dễ rơi vào tình trạng sợ sệt thiếu tự tin. 2. Thực trạng của lớp 3A3 Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung a. Thuận lợi: - Được giảng dạy trong một ngôi trường mới xây khang trang, sạch đẹp với đầy đủ trang thiết bị thiết yếu và hiện đại. - Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao, tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như có những phương hướng chỉ đạo phù hợp cho giáo viên và học sinh trong công tác giáo dục. - Đối tượng giáo dục là học sinh lớp 3, giữa bậc tiểu học đã trải qua giai đoạn đầu bỡ ngỡ, các em tương đối ngoan biết nghe lời, phần nào đã quen nề nếp của nhà trường. - Được lên theo lớp, nên tôi nắm bắt tương đối rõ đặc điểm riêng của từng em từ đó dễ dàng có những biện pháp giáo dục phù hợp. b. Khó khăn: - Năm học 2022 - 2023, Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A3. Lớp tôi phụ trách có 36 em (15 nữ và 21 nam). Ở độ tuổi này, các em vẫn còn nhận thức cụ thể trực tiếp, máy móc và thích bắt chước. Do đó, các em dễ tiếp nhận mọi điều tốt xấu từ bên ngoài. Thêm vào đó ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, hồn nhiên vô tư và rất chóng quên, ý thức kỷ luật và khả năng tự kiềm chế chưa cao nên nhiều em thích chơi hơn học, dễ gây mất trật tự, do nói chuyện cười đùa, làm việc riêng trong giờ truy bài, giờ hcọ, giở ngủ, sinh hoạt tập thể hay khi vắng giáo viên. 6 * Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch cho hết năm học, tôi có kết hợp với kế hoạch chung của nhà trường của đoàn đội để xây dựng kế hoạch riêng cho lớp mình. Tôi đã xây dựng kế hoạch công tác tháng 3 như sau: - Tháng 3 sẽ sinh hoạt theo chủ nhiệm: “Em là con ngoan”. - Thi đua giành nhiều điểm 9, 10 tặng cô và em. - Tiếp tục rèn nề nếp kỷ luật của lớp: Rèn nếp xếp hàng, múa hát tập thể giữa giờ, truy bài, học bài và làm bài tập. - Tham gia nhiệt tình các hoạt động chào mừng ngày 26-3. - Tham gia mua tăm ủng hộ người mùa đợt 2. - Chuẩn bị thu kế hoạch nhỏ đợt 2. - Biết nhặt giấy rác vứt đúng nơi quy định. - Từ kế hoạch tháng, xây dựng kế hoạch từng tuần, cụ thể kế hoạch tuần 1 tháng 3 (tuần 26) như sau: - Củng cố đội ngũ cán bộ lớp nhằm giành nhiều điểm 9, 10 tặng mẹ, tặng cô chào mừng ngày 8-3. - Chuẩn bị cây dự thi “Hoa cây cảnh” và “Hội chợ mùa xuân”. - Sinh hoạt theo chủ điểm: “Em là con ngoan”. b. Sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm. - Cô là người mẹ thứ hai của học sinh, người gần gũi và có thời gian ở bên cạnh học sinh suốt cả ngày hơn cả thời gian học sinh ở gia đình, ý thức được điều đó nên tôi luôn thương yêu, tôn trọng học sinh và giữ đúng lời hứa. - Luôn tin tưởng, tôn trọng học sinh và giữ đúng lời hứa. - Gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh luôn thể hiện sự chân thành, cởi mở là nơi tâm sự, là người bạn, người chị, chỗ dựa về tình thần của các em khi ở trường. - Đưa ra những quy định phù hợp. Tránh “nói suông - doạ suông” nâng dần các yêu cầu theo sự tiến bộ của lớp. Tuy nhiên không đưa ra nhiều yêu cầu quá cao hay khó thực hiện được sự dẫn tới lời nói của người thầy không còn trọng lượng. Bởi vậy, giáo viên cần tìm hiểu, nắm chắc đặc điểm lứa tuổi, khả 8 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp: Muốn học sinh có ý thức tự giác, chủ động, tích cực, theo tôi yếu tố làm nên sự thành công là bước đầu xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, tích cực, nhanh nhẹn trong công tác. Cán bộ lớp chính là nòng cốt thúc đẩy mọi hoạt động của lớp, đồng thời, cán bộ lớp cũng là tấm gương để mọi cá nhân, thành viên trong lớp noi theo. Chính vì vậy, khi lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp giáo viên cần chọn những em gương mẫu trong mọi công việc, mọi hành động. Tôi đã chọn. Em Vũ Tâm Nhi - Lớp trưởng phụ trách chung Em Phạm Xuân Bách - Lớp phó học tập Em Hà Văn Quang - Lớp phỏ kỷ luật Em Đào Hà Trang - Quản ca Mỗi tổ bầu ra 1 bạn tổ trưởng và 1 bạn tổ phó. Nhưng bên cạnh những cán bộ lớp trụ cột, tôi còn bầu thêm một số em có “Cá tính mạnh” cũng làm cán bộ lớp hoặc giao nhiệm vụ với mục đích cho các em đó được đôn đốc nhắc nhở các bạn từ đó tự ý thức được những việc mình phải làm, những việc mình chưa được, cần chỉnh sửa. * Ví dụ: Em Đăng Minh là một em rất hiếu động. Sau khi được phân công làm tổ phó, em đã có ý thức tự giác hơn, giảm bớt nghịch ngợm để thể hiện mình với vai trò một cán bộ lớp. Như vậy, vô hình chung, trong lớp sẽ giảm bớt được một bạn hay vi phạm nội quy. Ngay từ đầu người giáo viên chủ nhiệm cần rèn cho các em: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó phải thật công bằng không thiên vị, ỷ lại đồng thời phải biết đoàn kêt, đồng tâm nhất trí. Cán bộ lớp biết nhắc nhở kip thời những sai phạm cũng như nêu những gương tốt của các bạn trong lớp. Công tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt phải kể đến sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ lớp. Bởi vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, nhiệt tình, chăm học và có phương pháp làm việc khoa học là một việc làm cần thiết. Đội ngũ cán bộ lớp có thể coi là cánh tay đặc lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc đôn đốc, theo dõi nhắc nhở các bạn. Hàng tuần cán bộ lớp đền có bản nhận xét để kết 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_giup_hoc_sinh_chu_d.doc