Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm giỏi
I. NHẬN THỨC:
Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thày. Người GV chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài mặt trận chiến đấu. Muốn giành được thắng lợi người đó phải năng động sáng tạo để xử trí đối phó mới giành được thắng lợi. Đối với GV làm công tác chủ nhiệm phải dạy các em về văn hóa và dạy các em cách sống làm người.
Người GV chủ nhiệm lớp phải đóng vai trò vừa là thày cô giáo, vừa là người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất, có như vậy ta mới đi sâu vào nội tâm các em, từ đó uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình.
Từ nhận thức trên đây tôi thấy người GV chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng trong việc chủ nhiệm lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Giáo viên chỉ đạo lớp tốt thì mới dẫn đến việc dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học của các em chắc chắn sẽ tốt.
II. BIỆN PHÁP:
Khi bắt đầu nhận lớp tôi trực tiếp gặp GV chủ nhiệm cũ điều tra sức khỏe, nắm chắc mặt mạnh, yếu của lớp cũ, xem xét tình hình đạo đức học sinh: Tìm hiểu hoàm cảnh khó khăn, HS cá biệt để giúp đỡ các em vươn lên học tập. ngày đầu tiên gặp gỡ HS, tôi gần gũi từng em để xây dựng mối quan hệ tốt giữa cô và trò tạo ra không khí vui tươi ngay từ đầu, từ đó HS mến, tin yêu cô giáo.
Trường Tiểu Học Thái Hà THáI ThụY-THáI BìNH cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------ú--------------------- Sáng kiến kinh nghiệm Công tác Chủ Nhiệm Giỏi Của: Phạm thị Lý – GVLớp 4A I. Nhận thức: Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thày. Người GV chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài mặt trận chiến đấu. Muốn giành được thắng lợi người đó phải năng động sáng tạo để xử trí đối phó mới giành được thắng lợi. Đối với GV làm công tác chủ nhiệm phải dạy các em về văn hóa và dạy các em cách sống làm người. Người GV chủ nhiệm lớp phải đóng vai trò vừa là thày cô giáo, vừa là người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất, có như vậy ta mới đi sâu vào nội tâm các em, từ đó uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Từ nhận thức trên đây tôi thấy người GV chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng trong việc chủ nhiệm lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Giáo viên chỉ đạo lớp tốt thì mới dẫn đến việc dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học của các em chắc chắn sẽ tốt. II. Biện pháp: Khi bắt đầu nhận lớp tôi trực tiếp gặp GV chủ nhiệm cũ điều tra sức khỏe, nắm chắc mặt mạnh, yếu của lớp cũ, xem xét tình hình đạo đức học sinh: Tìm hiểu hoàm cảnh khó khăn, HS cá biệt để giúp đỡ các em vươn lên học tập. ngày đầu tiên gặp gỡ HS, tôi gần gũi từng em để xây dựng mối quan hệ tốt giữa cô và trò tạo ra không khí vui tươi ngay từ đầu, từ đó HS mến, tin yêu cô giáo. - Sơ khảo về tình hình học tập: Căn cứ tình hình lớp dưới, qua dự giờ thăm lớp và các kỳ thi tôi gặp GV chủ nhiệm cũ xin số liệu cụ thể xem có bao nhiêu em học giỏi, khá, TBình, yếu, kém. Điều tra xem xét đội ngũ cán bộ lớp dưới các mặt nề nếp ở lớp dưới tốt hay chưa tốt ? Do nguyên nhân nào? Do sự chỉ đạo của cán bộ lớp hay GV chủ nhiệm. Từ việc điều tra sơ khảo này giúp tôi nắm vững mặt mạnh, mặt yếu của lớp để có biện pháp giáo dục. - Để dễ chăm sóc giúp đỡ HS vươn lên học tập, tôi đã phân loại HS ngay từ đầu năm học, các em yếu về mặt nào, môn nào tôi kịp thời bồi dưỡng để nâng cao trình độ đồng đều của lớp. Riêng đối với HS yếu kém, tôi phân ra theo từng nhóm: Nhóm 1: Những HS yếu kém nhưng có thái độ tích cực. Nhóm 2: Trẻ có tư duy bình thường nhưng có thái độ học tập không tốt. Tuy nhiên trong lớp có HS học kém do khuyết tật ( Hà Linh Nam). Đối với những em yếu kém này tôi xếp các em ngồi bàn đầu. Bằng nhiều biện pháp kiên trì giáo dục, tận tình chỉ bảo tôi luôn tạo ra tình huống trong đó mỗi HS đều được thể hiện mình. Đồng thời tôi khen ngợi kịp thời với từng tiến bộ khiêm tốn nhất của từng đối tượng HS. Đối với em Nam là HS khuyết tật, em viết bằng tay trái rất khó khăn, tôi đã gần gũi giúp đỡ em trong từng tiết học, động viên em học tập. Chính vì vậy mà các em đã tiến bộ rõ rệt qua từng ngày. Bên cạnh sự quan tâm của tôi là sự động viên giúp đỡ của các bạn. Tôi đã phân công những em ngoan, học giỏi cùng nhóm giúp bạn hàng ngày trong học tập. Ví dụ: Giờ truy bài các em giỏi, khá có thể ra bài tậo ( trong SGK) để bạn làm và kiểm tra kết quả. Nếu bạn chưa hiểu hoặc làm sai thì kịp thời hướng dẫn bạn cách làm, tuyệt đối trong khi hướng dẫn không bảo bạn kết quả, không gà bài. Nếu là các môn như: TNXH ; Đạo Đức Thì cần ra câu hỏi yêu cầu bạn trả lời, nếu bạn trả lời sai thì sửa cho bạn. Cứ như vậy lớp tôi có rất nhiều đôi bạn cùng tiến, hiệu quả giờ truy bài rất tốt. Bên cạnh chăm sóc HS yếu tôi chú ý phát hiện bồi dưỡng HS khá giỏi. Tôi thường xuyên có kiến thức nâng cao ở từng tiết cho các đối tượng HS khá giỏi để nâng cao nhận thức cho các em, giúp các em tích cực sáng tạo trong học tập . Trong giảng dạy tôi luôn dự kiến các tình huống sư phạm và cách ứng xở. Để có hiệu quả giáo dục về đạo đức và văn hóa cho HS tôi thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh qua sổ liên lạc hoặc gặp trực tiếp cùng phụ huynh bàn bạc cách tổ chức việc học ở nhà cho các em. Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì GV chủ nhiệm có kế hoạch chỉ đạo : Năm, tháng, tuần. Xây dựng được nề nếp tự quản cốt cán của lớp gồm: Lớp trưởng ; 3 lớp phó phụ trách từng mặt; Lớp chia 4 tổ, mỗi tổ cử 1 tổ trưởng, 1 tổ phó, mỗi bàn cử 1 bàn trưởng theo dõi học tập và đạo đức. Tôi họp đội ngũ cán bộ lớp quán triệt rõ nhiệm vụ của từng em từ đó các em tự đăng ký thi đua và biện pháp thực hiện, phương hướng chỉ dạo để HS thực hiện tốt. Mỗi tổ trưởng có một quyển sổ theo dõi nề nếp học tập và các hoạt động khác của tổ viên, kịp thời báo cáo với GV chủ nhiệm biết để khắc phục ngay. Cuối tuần lớp trưởng nhận xét thi đua xếp loại giữa các tổ, GV nhận xét khen chê đúng mực . - Tôi thường xuyên giáo dục các em trong lớp, các hoạt động ngoài giờ " Nói lời hay, làm việc tốt" gọi bạn, xưng tôi Thường xuyên GD các em có ý thức tự giác chấp hành nội quy của lớp của trường. Giáo dục các em biết " Nhặt được của rơi trả lại người mất" Nên lớp tôi chủ nhiệm làm rất tốt việc này. Bản thân GV chủ nhiệm tuyên dương trước lớp, liên đội tuyên dương dưới cờ Muốn các em thực hiện nghiêm túc thì GV phải thực sự gương mẫu về mọi mặt: Nói và làm, đề ra, thực hiệnm. HS Tiểu học ở lứa tuổi nhỏ nên giáo dục các em cần phải nhẹ nhàng, nghiêm túc nhưng cởi mở gần gũi, vị tha với HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. Cần là người mẹ thứ hai ở trường của các em, gần gũi giáo dục các em, tuyệt đối không trù, mắng mỏ, nhiếc móc HS. Trong học tập không những chú trọng GD HS bằng nhiều phương pháp mà tôi còn chú trọng nề nếp học tập vì tôi xác định nề nếp học tập trên lớp là cực kỳ quan trọng, nó góp phần lớn quyết định kết quả học tập của HS . Tôi hướng dẫn các em làm quen các ký hiệu để tập trung cao trong giờ học: Ví dụ: Góc trái bảng lớp ghi ký hiệu: OBSV ..và các số 1, 2, 3, 4, 5. Khi GV chỉ vào O là HS khoanh tay trật tự nghe giảng. Chỉ vào B : Bảng tay. HS giơ bảng GV chỉ ký hiệu ( số 1) – HS quay bảng phía sau ( số 2) . HS hạ bảng tay : ( số 3). Ký hiệu V: HS lấy vở làm bài. Ký hiệu S : HS mở SGKCùng trong một lớp, các tổ luôn thi đua : Nếu tổ nào, bàn nào có 1 em đi học muộn, quên khăn quàng hoặc y phục chưa chỉnh tề, nghỉ học không lý do, nói chuyện riêng thì cả bàn hoặc tổ đó bị hạ điểm thi đua của tuần đó. Không những có nề nếp tốt trong giờ học trong lớp mà còn giáo dục các em thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ học Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là HS có mặt đầy đủ, lớp trưởng, lớp phó kiểm tra nhanh trang phục sau đó triển khai truy bài: Kiểm tra việc chuẩn bị bài, hướng dẫn tự học bài. Em khá giỏi ra bài và hướng dẫn HS yếu kém học tập, làm bài. Khi các em đã đi vào nếp thì tôi để các em tự truy bài mà không cần đội ngũ cán bộ lớp hướng dẫn trực tiếp. Làm thế không phải phó mặc cho cán bộ lớp mà rèn cho các em nếp tự quản, tự học không có cô giáo ở bên. GV không chỉ nghe lớp trưởng báo cáo kết quả chuẩn bị bài mà tôi còn kiểm tra đột xuất từng tổ từng bàn mục đích rèn cho HS có ý thức tự giác cao, hạn chế sự nô nghịch của các em khi chưa vào học. - Mọi hoạt động khác: Thể dục, ca múa hát cũng được tôi thường xuyên quan tâm. Tôi quy định chỗ đứng cho HS để xếp hàng nhanh chóng. Động viên các em tích cực thi đua trong các đợt cao điểm chào mừng các ngày lễ lớn giàng kết quả cao cho lớp mình. Tóm lại: Để lớp học do mình chủ nhiệm có kết quả tốt về mọi mặt bản thân GVCN phải thực sự gương mẫu yêu nghề mến trẻ, gần gũi, kiên trì giáo dục các em, quan tâm mọi HS trong lớp đặc biệt là HS khuyết tật hòa nhập. III. Kết quả : Từ những biện pháp giáo dục trên, những năm học qua lớp tôi chủ nhiệm đều đạt lớp tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Trong lớp nhiều HS đạt cháu ngoan Bác Hồ. Năm học 2006 – 2007 lớp có 91% số HS đạt cháu ngoan Bác Hồ, không có HS hạnh kiểm CCG. Nề nếp đội lớp tôi luôn được xếp loại Tốt, xếp thứ Hai, Ba trong toàn trường, kết quả cuối năm XT 3/ 12 lớp / toàn trường. - Kết quả thi cuối năm đạt 100% các môn thi. Tỷ lệ khá giỏi đạt 80% trở lên. Như vậy từ một lớp có chất lượng yếu nhất trường( hồi còn ở khối 2) có vươn lên ở khối 3 nhưng đến năm nay là lớp 4A do tôi chủ nhiệm có chất lượng cao ngang bằng các lớp trong khối trong tổ. Chất lượng VSCĐ : Đạt 91% xếp thứ 3/ 12 lớp. Tỷ lệ lên lớp đạt 100%. IV. Bài học rút ra. Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt và trở thành lớp Tiên tiến xuất sắc thì đòi hỏi người GV chủ nhiệm phải có kiến thức vững vàng, kỹ năng sư phạm, giao tiếp hiểu tâm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn trẻ thơ một cách hấp dãan, dễ dàng. Người GV cần yêu nghề mến trẻ coi các em như con mình; Đồng thời cô phải là tấm gương sáng cho HS noi theo, thực sự là người mẹ trong giáo dục giáo dưỡng. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn kỹ năng nề nếp trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2006 – 2007. Tôi rất mong muốn cấp trên , các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý để tôi có thêm những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp./. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Thái Hà, ngày 31/ 5/ 2007 Người viết Phạm Thị Lý Dõy chỉ là những sỏng kiến nhỏ được đỳc kết trong suốt quỏ trỡnh cụng tỏc và giảng dạy như bao đồng chớ đồng nghiệp khỏc. Kớnh mong nhận được những ý kiến đúng gúp, chia sẻ của cỏc đồng chớ để chỳng ta cú cơ hội được giao lưu trao đổi và cựng nhau tham khảo. Hóy trao đổi cựng chỳng tụi theo địa chỉ 30thaiha.tttb@gmail.com.vn Xin chõn thành cảm ơn ! Người gửi :Ngô Chinh Nam
File đính kèm:
- _123doc_sang_kien_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_586.doc