Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng ban chỉ huy

Trong nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Với nhiều hoạt động phong phú dưới sự điều hành của Ban Chỉ huy Đội đã nâng cao chất lượng hoạt động của Đội, rèn luyện các em thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với danh hiệu cao quí: Cháu ngoan Bác Hồ và tập thể Liên- chi đội vững mạnh góp phần giáo dục toàn diện cho đội viên, học sinh. Đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đòi hỏi các em nhất là Ban chỉ huy có ý thức tự giác, tự quản, tự làm chủ bản thân, tích cực, chủ động sáng tạo, tự phát huy sáng kiến và tài năng để tự quyết định lấy công việc của mình cũng như đề xuất những sáng kiến cùng với ban phụ trách Đội đề ra phương pháp làm việc có hiệu quả, giúp nhau rèn luyện trong tập thể Đội.

doc27 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng ban chỉ huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Đội hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Việc bồi dưỡng BCH Đội với 3 nhiệm vụ cơ bản trên là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nào cũng có tầm quan trọng và ý nghĩa nhất định, nó luôn gắn bó mật thiết, hổ trợ cho nhau, vì thế người phụ trách bồi dưỡng BCH Đội phải thật linh hoạt khéo léo. Chắc chắn BCH Đội sẽ xứng đáng với vai trò của mình và trở thành những nhà chính trị nhỏ tuổi
2.2 Hình thức bồi dưỡng BCH:
 	2.2.1 Bồi dưõng định kì:
Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng BCH vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học 
- Đầu năm học: Cần tổ chức phương pháp cách tổ chức điều khiển đại hội các cấp, phương pháp cách điều khiển Đại hội các cấp, phương pháp xây dựng, kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách
- Giữa năm học: Bồi dưỡng cho BCH kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức múa hát trò chơi và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể.
- Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận Liên- Chi đội mạnh 
 	2.2.2 Bồi dưỡng thường xuyên:
Tổng phụ trách cần có chương trình bồi dưỡng BCH trong kế hoạch hoạt động của liên đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ viên và của từng cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ
- BCH liên đội: Hai đợt một học kì: Nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành 
- BCH chi đội: Hai tháng một lần: Hướng dẫn nội dung yêu cầu cách tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, chuyên đề, định kỳ,...
 	2.2.3 Bồi dưỡng theo chuyên đề:
Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp chỉ huy hoặc BCH ở các khối lớp nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động của các khối lớp, tổ chức cho ban chỉ huy tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các CĐ.
2.2.4 Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn:
Bằng các hoạt động chung của liên đội, cần thu hút và phân công ban chỉ huy các chi đội tham gia các hội thi như: thi chỉ huy đội giỏi, thi vẽ đẹp đội viên, hôi trại, hội thi nghi thứcQua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia quan sát, ban chỉ huy tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá trong quá trình hoạt động.
2.3. Phương pháp bồi dưỡng BCH: 
Công tác bồi dưỡng BCH chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng BCH tại mỗi đơn vị. Có hai phương pháp chủ yếu sau :
2.3.1 Phương pháp mở lớp: Lớp tập trung theo đợt ngắn hay dài ngày (trong năm học hoặc trong dịp hè) cần chú ý:
- Chương trình cụ thể cho từng loại lớp, từng loại đối tượng 
- Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, TPT phải có phương pháp giảng dạy về công tác Đội tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kĩ năng công tác Đội cho chỉ huy như phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ.
- Các loại hình lớp phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ 
- Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên phiên chế các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm 
2.3.2 Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế:
Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. Thông qua thực tế hoạt động của BCH mà BPT có phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp 
 * Bồi dưỡng qua các cuộc họp BCH: 
- Họp định kỳ: duy trì họp theo lịch qui định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới từng uỷ viên. Mỗi lần họp cần phải có ý kiến của phụ trách chi hoặc TPT, các thành viên đều phải có ý kiến tham gia.
- Họp giao ban cấp liên đội: Nội dung để nắm tình hình chỉ đạo thi đua chung của liên đội, chi đội có ý chỉ đạo và giải quyết của BCH liên đội đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của TPT và ban giám hiệu.
 Ngoài ra có thể có những cuộc hội ý ngắn, tranh thủ vào các giờ ra chơi, giờ nghỉ, cuối buổi học khi có công tác đột xuất hoặc cần hội ý thống nhất một số vấn đề.
Tổ chức các cuộc họp ban chỉ huy, hội nghị nhằm giúp chỉ huy Đội rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn.
 *Bồi dưỡng qua công tác thực tế :
- Giao nhiệm vụ đến từng uỷ viên trong BCH liên đội, chi đội, có hướng dẫn cụ thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng.
- Tổng phụ trách có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên kế hoạch, đến việc tổ chức thực hiện ở liên đội mình hoặc liên đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời ban chỉ huy được tham gia. 
- Kiểm tra kĩ năng, thao tác của BCH về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung hoạt động cho các ban chỉ huy. 
 	Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi tổng phụ trách phải giúp các em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của đơn vị. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổng phụ trách với phụ trách các chi đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của BCH.
 IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ việc tổ chức bồi dưỡng BCH Đội nhiều năm qua BPT Đội đã rút được kinh nghiệm. Đến nay chất lượng của đội ngũ BCH ngày càng được nâng cao, phát huy những hiệu quả tích cực.
Các em trong BCHLĐ, CĐ đã có sự chủ động sáng tạo trong quá trình làm việc từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch đến tổ chức thực hiện. Phát huy cao tính tự quản của chi đội cũng như liên đội về mọi mặt. (số liệu minh họa ở bảng 1- phần phụ lục- trang 24.)
Trong quá trình hoạt động đã có sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ ban nhà trường như: bộ phận chuyên môn, giáo viên bộ môn và nhất là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách Đội. Từ đó đã làm cho giáo viên chú ý đến các hoạt động Đội, càng tích cực tham gia hỗ trợ tốt cho hoạt động của Đội.
Các em là BCH Đội, trưởng các đội nhóm qua nhiều năm hoạt động, được dự nhiều lớp bồi dưỡng đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những chỉ huy Đội giỏi, cán bộ lớp có năng lực, từng bước khẳng định vị trí của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều em chỉ huy Đội trưởng thành từ mái trường này, từ liên đội này đã trở thành những người thành đạt trong xã hội. 
Từ công tác bồi dưỡng BCH nhiều năm qua, cuối năm học trong hội thi Chỉ huy đội giỏi, số em trong BCH trên 95% đều được công nhận là chỉ huy đội giỏi. Kết quả năm sau cao hơn năm trước. (số liệu minh họa ở bảng 2- phần phụ lục- trang 24,25) Nhiều năm học qua, liên đội luôn đạt những thành tích cao đứng đầu trong các hội thi chỉ huy đội giỏi cấp huyện tỉnh (mỗi lần tổ chức đều có tham gia và đạt giải cao). Ba lần tham gia hội thi chỉ huy đội giỏi cấp huyện, tỉnh đều đạt giải cao, có 2 em đạt chỉ huy Đội giỏi khu vực, hai lần tham gia hội thi “Vẽ đẹp đội viên” cấp huyện, tỉnh đều đạt 2 giải 1 của hội thi (số liệu minh họa ở bảng 2- phần phụ lục- trang 24,25). Đặc biệt liên đội đã có 2 em chỉ huy Đội xuất sắc tiêu biểu của tỉnh: 1 em là chỉ huy Đội xuất sắc được chọn trong đoàn đại biểu thiếu nhi tham quan Hà Nội năm học 2001 – 2002, một em là chiến sĩ nhỏ Điện Biên được chọn đi dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần III năm học 2003 – 2004 tại Hà Nội. Vinh dự hơn nữa liên đội đã có 4 em là chỉ huy Đội xuất sắc của tỉnh được nhận Giải thưởng Kim Đồng- một giải thưởng cao quí do trung ương Đoàn trao tặng cho các chỉ huy Đội đặc biệt xuất sắc nhất của toàn quốc trong đó có một em trong năm học 2010-2011 là cá nhân duy nhất của tỉnh được trao tặng (số liệu minh họa ở bảng 2- phần phụ lục- trang 24,25)
Trong quá trình điều hành mọi hoạt động của Liện đội, BCH luôn là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động. Việc bồi dưỡng BCH Đội đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của BCH. Từ đó góp phần xây dựng hoạt động của Đội ngày càng phong phú hơn, tỷ lệ % đạt chi đội mạnh tăng dần theo các năm góp phần xây dựng liên đội vững mạnh 20 năm liền ở cấp huyện, 17 năm cấp tỉnh và liên đội đã vinh dự được nhận bằng khen của Trung ương Đoàn với thành tích xuất sắc trong Công tác Đội và phong trào thiếu nhi. (số liệu minh họa ở bảng 3- phần phụ lục- trang 25). Điều quan trọng là BCH Đội đã thực sự làm hài lòng Ban giám hiệu, các em đã thực sự là lực lượng nòng cốt trong các phong trào được nhà trường tin tưởng, giao phó trách nhiệm, đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường về mọi mặt, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 
PHẦN KẾT LUẬN
I/ Những bài học kinh nghiệm:
Bồi dưỡng ban chỉ huy Đội là nhiệm vụ quan trọng. Song người phụ trách cần biết bồi dưỡng những gì, như thế nào để BCH Đội tập hợp được sức mạnh tập thể chỉ đạo tổ chức chi đội, liên đội thực hiện tốt các phong trào? Do vậy, mỗi người giáo viên TPT Đội luôn phải ý thức một cách nghiêm túc cho việc bồi dưỡng, cần phải là tấm gương để các em học tập về tư tưởng và tác phong, lời nói luôn đi đôi với việc làm, không nên có thái độ phó thác hết công việc cho BCH mà phải luôn cùng BCH giám sát, đánh giá thi đua sau mỗi hoạt động. Có sự khen chê kịp thời, phải đảm bảo sự công bằng, không thiên vị, phải nghiêm túc ,dứt khoát trong công việc.
Qua việc bồi dưỡng BCH liên đội, chi đội về việc xây dựng kế hoạch hoạt động Đội cho thấy để hoạt động có hiệu quả thì phải biết lựa chọn các hình thức hoạt động phong phú hấp dẫn, phù hợp với điều kiện và tình hình của liên đội. Đặc biệt BCH phải biết phối hợp các đội viên nòng cốt cùng xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức hoạt động , phải biết phối hợp giữa các thành viên trong BCH một cách khoa học, nhịp nhàng tránh chỉ tập trung vào một thành viên, tránh chồng chéo, đặc biệt quan trọng là vai trò điều hành của liên đội trưởng, chi đội trưởng.
Ban phụ trách Đội cần phải thay đổi hình thức bồi dưỡng để tránh sự nhàm chán trong các buổi bồi dưỡng BCH. Có thể tổ chức các buổi sinh hoạt để nắm chuyên sâu các hoạt động Đội. Nâng cao hiểu biết nhận thức mới để tuyên truyền phát động đến các đội viên. Cần có chương trình giao lưu để các em được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, được sinh hoạt các hoạt động vui chơi, được sống đúng với tâm lí lứa tuổi. Ban phụ trách phải lên kế hoạch, thảo chương trình bằng nhiều hình thức để các buổi sinh hoạt phong phú, thực sự lôi cuốn các em.
Cần tổ chức các cuộc thi như: Hội thi chỉ huy đội giỏi- Phụ trách sao giỏi, thi Đội nhóm tài năng, hội thi Nghi thức Đội, hội thi Thắm sắc khăn hồng, thi Vẻ đẹp đội viên Bằng nhiều hình thức để đánh giá khả năng của BCH cũng như kết quả bồi dưỡng đồng thời rút kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng BCH trong những năm tiếp theo.
Hoạt động Đội cần phải được đặt dưới sự phụ trách của Đoàn thanh niên. Nội dung và phương thức hoạt động của Đội phải được thông qua chi đoàn mà người trực tiếp là thầy cô Tổng phụ trách. Những ý kiến góp ý hoặc điều chỉnh sẽ giúp các em BCH Liên Đội rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để làm tốt hơn, đảm bảo các yêu cầu học tập và công tác trong hoạt động chung của trường. 
Và để thực hiện tốt các phong trào Đội mà đặc biệt là công tác thi đua học tập của đội viên học sinh, BCH liên đội thông qua TPT cũng cần mạnh dạn phối hợp với bộ phận chuyên môn nhà trường mà trực tiếp là hiệu phó chuyên môn và giám thị nhà trường. Khi có phối hợp tốt, liên Đội sẽ có được sự hỗ trợ của các thầy cô và thuận lợi tổ chức các phong trào. 
Để làm tốt công tác bồi dưỡng BCH, đòi hỏi TPT phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có điều kiện lao động hợp lí, thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó phải có tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng, phải có sự chỉ đạo và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội thì công tác bồi dưỡng BCH mới đạt hiệu quả cao. TPT phải luôn là người anh, người chị đáng tin cậy, tận tình hướng dẫn công việc cho các em, phải giúp các em nắm các công việc để xây dựng kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, khoa học. Có như vậy phong trào hoạt động Đội mới đạt kết quả cao.
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
Hoạt động Đội là hoat động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên nhi đồng. BCH Đội trong nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng nó là một trong lực lượng cơ bản để thúc đẩy phong trào Đội đi lên. Việc bồi dưỡng BCH là yêu cầu cần thiết giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức và quản lí hoạt động, luôn có ý thức tự giác, tự quản, tự làm chủ bản thân, tích cực, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý liên đội. Việc bồi dưỡng BCH Đội đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh với những năng lực được tôi luyện vững vàng, đầy tự tin mà thế hệ mai sau cần có để đáp ứng với đòi hỏi của xã hội ngày càng cao, đó là sự say mê trong học tập, linh hoạt sáng tạo với công việc, vững vàng trước tập thể am hiều nhiều lĩnh vực so với điều kiện bình thường, mở ra nhiều triển vọng về sự thành công trong học tập và thành đạt trong tương lai
III/ Khả năng ứng dụng triển khai: 
	Công tác bồi dưỡng BCH Đội ở Liên đội THCS Định Hòa từ nhiều năm học qua đã và đang được phát huy hiệu quả, nhiều năm đã được tham khảo ứng dụng, triển khai ở các liên đội trong huyện cùng thực hiện và đã đem lại kết quả khả quan. Bản thân nghĩ rằng đề tài này có thể tham khảo cùng với qúi anh chị và các bạn đồng nghiệp ứng dụng trong các trường Tiểu học, THCS trong tỉnh để nâng cao chất lượng hoạt động Đội, xây dựng liên đội mạnh, góp phần giáo dục toàn diện cho nhà trường giúp các em học sinh có được hành trang để vững bước đi đến tương lai, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước. Bản thân sẽ cố gắng nghiên cứu phát triển thêm đề tài để làm thế nào phát huy hiệu quả ngày càng cao góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần xây dựng thành công “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
IV/ Những kiến nghị, đề xuất: 
 Để làm tốt công tác bồi dưỡng ban Chỉ Huy Đội từ đó đào tạo được một đội ngũ Ban chỉ huy Đội có đầy đủ năng lực điều hành các hoạt động của Đội, bản thân có những kiến nghị như sau: 
1. Đối với Hội Đồng Đội: Cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng và tạo điều kiện hơn nữa cho BCH các liên đội giao lưu học tập kinh nghiệm. HĐĐ các cấp cần cung cấp nhiều hơn nữa sách báo, tài liệu, những kiến thức có liên quan đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường, những nội dung cần thiết để bồi dưỡng BCH, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban phụ trách trong công tác bồi dưõng BCH Đội cũng như các em có thể tự tìm hiểu thêm, tự bồi dưõng thêm kiến thức cho bản thân trong quá trình tham gia BCH
2. Đối với BGH nhà trường: Cần tin và mạnh dạn giao nhiệm vụ cho tổ chức Đội tự tổ chức hoạt động mà cầu nối được thông qua Tổng Phụ Trách. 
3. Đối với chi đoàn Thanh niênP: Chi đoàn khuyến khích động viên và tạo điều kiện cho BCH liên đội hoạt động.Thầy (Cô) Tổng phụ trách Đội sẽ theo dõi,cố vấn góp ý và điều chỉnh kịp thời giúp BCH Liên Đội nhìn ra những hạn chế mà khắc phục. 
 	4. Các ngành các cấp hữu quan, các lực lượng xã hội: cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động của Đội để tạo điều kiện thuận lợi cho liên đội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển của nhà trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
I/ Danh mục tài liệu tham khảo: 
S
TT
Tên tác giả
Năm XB
Tên tài liệu
Nhà 
xuất bản
Nơi xuất bản
Nguyễn Minh Hà
2000
Người phụ trách thiếu nhi cần biết
NXB Thanh niên
62 Bà Triệu- Hà Nội 
Nhóm tác giả 
2008
Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh
NXB Thanh niên
62 Bà Triệu- Hà Nội
II/ Phụ lục: Bản thân đã tiến hành thống kê kết quả như sau:
Bảng 1: Thống kê tình hình tiến bộ của BCH Đội sau khi đã tham gia các lớp bồi dưỡng: 
Số BCH Đội được khảo sát
Trước khi tham gia lớp bồi dưỡng 
Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng 
46
21/ 46 em đã từng nhận nhiệm vụ là BCHĐ, có kiến thức và năng lực chỉ huy, có sự chủ động trong công tác quản lý Đội. 
46/ 46 em có năng lực chỉ huy, có sự chủ động trong công tác quản lý Đội, phát huy cao tính tự quản của chi đội cũng như liên đội về mọi mặt, đạt danh hiệu CHĐ giỏi
Bảng 2: Thống kê số liệu Chỉ huy đội đạt danh hiệu Chỉ huy Đội giỏi và thi Vẽ đẹp đội viên các cấp qua nhiều năm 
Năm học
cơ sở
Tỉ lệ
Huyện
Tỉnh
Khu vực
GT Kim Đồng
1994-1995
1em: giải I Vẽ đẹp ĐV
1996-1997
1 em
1999-2000
53/57 em
92.9%
2em CHĐG: 
2 giải I 
2 em CHĐG: 
1 giải I,1 KK
2 em 
1em
2000-2001
54/55 em
98.1%
1em: giải I 
Vẽ đẹp ĐV
1em: giải I 
Vẽ đẹp ĐV
2001-2002
52/54 em
96.2%
2001-2002
56/58 em
96.5%
1em CHĐG: 
giải I 
1em CHĐG: 
giải III 
2002-2003
58/58 em
100%
2003-2004
58/58 em
100%
2004-2005
57/58 em
98.2%
2005-2006
49/50 em
98%
2006-2007
52/52 em
100%
1emCHĐG: giải I 
1em CHĐG: giải III 
2007-2008
52/52 em
100%
3em CHĐG: 
1 giải I, 1Giải II,1 giải III 
1em
2008-2009
52/52 em
100%
2009-2010
45/45 em
100%
2010-2011
46/46 em
100%
1em CHĐG: giải II
1em CHĐG: giải II
1em
Bảng 3: Thống kê kết quả đạt chi đội mạnh, liên đội mạnh qua các năm
NĂM HỌC
Tổng số CĐ
Số CĐ đạt CĐM
Tỉ lệ %
Danh hiệu LĐ
Từ 1992-1993 
đến 1993-1994
LĐM cấp huyện
Từ 1993- 1994 
đến 2002- 2003
LĐM cấp huyện, tỉnh
2002 – 2003
19
17
89,5 %
LĐM cấp huyện, tỉnh
2003 – 2004
19
18
94,7 %
LĐM cấp huyện, tỉnh
2004 – 2005
18
18
100 %
LĐM cấp huyện, tỉnh
2005 – 2006
16
16
100 %
LĐM cấp huyện, tỉnh
2006 – 2007
17
17
100%
LĐM cấp huyện, tỉnh
2007– 2008
17
17
100%
LĐM cấp huyện, tỉnh
Nhận bằng khen TW Đoàn
2008– 2009
17
17
100%
LĐM cấp huyện, tỉnh
2009– 2010
16
16
100%
LĐM cấp huyện, tỉnh
2010– 2011
15
15
100%
LĐM cấp huyện, tỉnh
MỤC LỤC
	 Trang 
 Danh muc chữ cái viết tắt ..01
 Phần mở đầu ...02
I- Bối cảnh của đề tài .02 
II- Lí do chọn đề tài .......................................................................................02
III- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................03 
 1- Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................03
 2- Đối tượng nghiên cứu ............................................................................03
IV- Mục đích nghiên cứu ...............................................................................03
V- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu .........................................................04 
Phần nội dung 05
I- Cơ sở lý luận ..............................................................................................05
II- Thực trạng của vấn đề...............................................................................06	
III- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.....................................07
Lựa chọn đội ngũ BCH.........................................................07 
 	 1.1. Một số căn cứ để lựa chọn BCH.07 
 1.2. Hướng dẫn cho các em lựa chọn BCH ..08
 1.3. Lựa chọn BCH qua các kỳ đại hội..08
 2- Các biện pháp bồi dưỡng BCH Đội.......................................................10
	2.1 Nội dung bồi dưỡng BCH11
 	2.1.1 Bồi dưỡng phương pháp công tác của BCH..11
	2.1.2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH...............11
 	2.1.3. Bồi dưỡng tác phong của BCH12
	2.1.4 Bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội.12
	2.2 Hình thức bồi dưỡng BCH .15
	2.2.1 Bồi dưõng định kì .15
	2.2.2 Bồi dưỡng thường xuyên.15
	2.2.3 Bồi dưỡng theo chuyên đề .16
	2.2.4 Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn..16
	 2.3. Phương pháp bồi dưỡng BCH.16 
	2.3.1 Phương pháp mở lớp ...16
	2.3.2 Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế 17
IV- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ......................................................18
 	Phần kết luận .....................................................................................20
I- Những bài học kinh nghiệm ......................................................................20
II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm .........................................................21
III- Khả năng ứng dụng triển khai .................................................................22
IV- Những kiến nghị, đề xuất ........................................................................22 
 	Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục ...24,25

File đính kèm:

  • docSKKN_boi_duong_ban_chi_huy-_2012900e.doc
Sáng Kiến Liên Quan