Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông

I. Cơ sở lí luận:

 Chúng ta đã biết ngôn ngữ là cái vỏ vật chất để tư duy. Không có hình thức tư duy nào lại không thông qua ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, từ lại là đơn vị cơ bản nhất, là bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Giữa từ và các đơn vị khác có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Chỉ đơn giản nhất, trong tư duy hay trong giao tiếp muốn tạo lập một phát ngôn thì người sử dụng ngôn ngữ phải kết hợp các từ thành câu để thực hiện chức năng biểu đạt hay thông báo. Cho nên có thể nói rằng việc hiểu từ, dùng từ chính xác là điều kiện quyết định hiệu quả của giao tiếp và tư duy.

Thấy được tầm quan trọng này nên sách giáo khoa phổ thông đã chú trọng đến việc dạy học từ ngữ bao gồm cung cấp vốn từ và và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ để đáp ứng nhu cầu tư duy và giao tiếp cho các em. Về mặt lý thuyết thực hiện tốt nhiệm vụ này trong quá trình dạy học, học sinh không chỉ nắm vững các tri thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt mà vốn từ, khả năng giao tiếp của các em cũng được hoàn thiện, tạo điều kiện tốt cho quá trình chiếm lĩnh các tri thức khoa học khác.

II. Cơ sở thực tiễn:

Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng từ ngữ của học sinh phổ thông hiện nay, trong đó có Trung học phổ thông (THPT), còn nhiều bất cập so với những yêu cầu của chương trình và yêu cầu của xã hội. Điều này không chỉ làm hạn chế đến giao tiếp của các em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, tình yêu văn hóa dân tộc và tiếng nói mẹ đẻ, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học học tập của các em.

Học sinh lớp 11 THPT là đối tượng được xem là hoàn thiện trong cấp học, được rèn luyện từ ngữ tiếng Việt trong suốt 10 năm liền. Nhưng không phải vì thế mà tri thức về từ, kỹ năng sử dụng từ của các em đã đạt đến độ hoàn thiện. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, khi làm bài kiểm tra Làm văn, học sinh mắc rất nhiều lỗi dùng từ, làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết nói riêng và hiệu quả của việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung.

Lỗi dùng từ của học sinh không phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Hậu quả của nó thì bất cứ giáo viên nào cũng nhận thấy. Tuy nhiên thực trạng này vẫn tồn tại một cách dai dẳng trong quá trình dạy học bộ môn. Sở dĩ như vậy là do chúng ta lúng túng trong việc tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm khắc phục, ngăn ngừa một cách có hiệu quả.

 

doc27 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp này có thể áp dụng trong các giờ thảo luận, thực hành và cả trong giờ Văn. 
Ưu điểm của biện pháp chữa lỗi dùng từ trong khi nói là cùng một thời điểm giáo viên có thể nhận thấy được khả năng dùng từ của nhiều học sinh, ở một chừng mực nhất định. Học sinh phát hiện lỗi nhanh chóng, chữa lỗi một cách trực tiếp. Đặc biệt biện pháp này sẽ hạn chế đến mức tối đa cách phát âm sai về âm thanh của từ, rèn luyện được khả năng diễn đạt bằng khẩu ngữ cho học sinh, giúp các em tự tin và giao tiếp tốt hơn. Tuy nhiên, biện pháp này cũng đòi hỏi giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, nếu không sẽ mất nhiều thời gian, không hoàn thành được nội dung bài học.
Chữa lỗi dùng từ trong bài viết
a. Giáo viên thực hiện lồng ghép trong bài dạy và các tiết luyện tập, tiết tự chọn phần “Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục và ngăn ngừa lỗi dùng từ” đã nói ở phần trên. Đó là kiến thức và kĩ năng nền tảng để sử dụng từ ngữ đúng, diễn đạt hay.
b. Trên cơ sở kiến thức nền tảng đã được trang bị ở trên, tôi xin chia sẻ thêm một số kinh nghiệm cụ thể để chữa lỗi dung từ trong bài viết của học sinh.
b.1.Chấm bài: Giáo viên chấm bài cẩn thận, có nhận xét đánh giá, lưu ý lỗi cơ bản cho học sinh. 
b.2.Trả bài, sửa lỗi: Ngoài việc sửa lỗi thường xuyên trong quá trình dạy học và trả bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì thì giáo viên nên dành trọng tâm sửa lỗi dùng từ trong một vài tiết có định hướng để học sinh chuẩn bị trước. Tiến trình có thể thực hiện kết hợp linh hoạt một trong số các cách sau: 
- Thông thường giáo viên trả bài vào điểm thực hiện vào cuối tiết dạy nhưng chúng ta thay đổi trình tự này bằng việc trả bài cho học sinh từ đầu buổi học. 
- Phần sửa lỗi dành cho học sinh tùy vào hoàn cảnh thực tếcó thể tham khảo sử dụng một trong các cách:
 +Yêu cầu học sinh dựa trên lời nhận xét của giáo viên, tìm ra lỗi sai của mình và sửa lỗi sai: Cách làm này vừa tạo cho học sinh thói quen sửa lỗi, vừa biết tự đánh giá sản phẩm của mình, trân trọng sản phẩm của mình bởi, đối tượng đọc bài viết đầu tiên của các em phải là chính các em. Từ đó giúp các em có ý thức hơn trong việc đầu tư tâm sức vào bài viết.
 + Học sinh trao đổi bài cho nhau và tìm lỗi, sửa lỗi: Cách làm cũng tạo hứng thú cho các em bởi các em được đọc và đánh giá, tìm lỗi sai và sửa cho bạn.
 + Thảo luận nhóm tại bàn, chọn một số lỗi phổ biến, ghi ra giấy và đề xuất cách sửa: Cách làm này cũng tạo hứng thú, sự sôi nổi cho lớp học vừa khái quát được về một số lỗi sai phổ biến và việc sửa chữa sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Phần sửa lỗi dành cho giáo viên: Về phía giáo viên thì có thể thực hiện linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Có thể tham khảo một số cách sau:
 + Đưa ra một số lỗi khái quát chung mà giáo viên đã thực hiện khi chấm bài, cho vài ví dụ cụ thể, sau đó yêu cầu học sinh tìm trong bài mình (hoặc bài bạn nếu trao đổi bài cho nhau để tìm lỗi sửa) bổ sung thêm ví dụ cho lỗi khái quát và cùng sửa ngay trên lớp bằng ngôn ngữ nói (để tiết kiệm thời gian).
 + Giáo viên tổng hợp sản phẩm của các bàn đã hoàn thành (nếu sử dụng thảo luận tại bàn), chụp và trình chiếu trên tivi để cả lớp cùng theo dõi. Sau khi sửa xong, giáo viên khái quát lại các lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải để rút kinh nghiệm, khắc phục ở các bài viết sau. 
 + Giáo viên cũng có thể sử dụng một phương pháp khác nữa đó là yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài, tìm lỗi và sửa lỗi vào cuối bài làm của mình. Sau đó nộp lại bài làm, tùy theo mức độ thực hiện của học sinh mà giáo viên có thể thêm điểm cộng (+ ) hoặc điểm trừ (- ) ở các bài kiểm tra khác, hoặc kiểm tra miệng ở trên lớp. Cách làm này bản thân tôi đã làm và rất nhiều học sinh đã chăm chút để đọc và xem xét, đánh giá bài làm, diễn đạt, dung từ của mình. Đây cũng là một trong các cách sử dụng 
b.3. Giáo viên đọc vài đoạn của các bài làm tốt trong lớp vừa để tuyên dương khuyến khích học sinh phấn đấu vừa để các em nhận ra bài viết thực tế của các bạn trong lớp mình, gần mình cũng viết văn hay chứ không phải là bài văn của những người nổi tiếng. Ngoài ra, cũng có thể chọn một bài viết hoặc vài đoạn văn của học sinh giỏi quốc gia hoặc các địa phương để cho học sinh tham khảo. 
C. Kết quả thực hiện:
Thời gian tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch bộ môn và tăng thêm hai buổi phụ đạo nhằm đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thu thập và đánh giá có cơ sở thực tiễn.
I. Đo lường và thu thập dữ liệu:
 - Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm.
- Bài kiểm tra sau tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm
 - Tiến hành kiểm tra và chấm bài
II. Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả
Kết quả bài kiểm tra:
Trước tác động
Sau tác động
TN(11A1)
ĐC(11A2)
TN(11A1)
ĐC(11A2)
Điểm trung bình
6.4
6.1
7.3
6.7
Giá trị p của T-test
0.183
0.0014
Mức độ ảnh hưởng (SMD)
0.95
Nhận xét: 
 - Qua kết quả thực nghiệm cho thấy sự tiến bộ của học sinh trước và sau tác động. Kết quả ở lớp thực nghiệm (TN) đạt kết quả cao hơn kết quả ở lớp đối chứng (ĐC). 
 - Việc sử dụng các giải pháp như đã nêu trên để chữa lỗi dùng từ cho học sinh mang lại kết quả bước đầu đáng khích lệ.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
Đề tài “Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn” đã được tôi ấp ủ từ lâu nhưng chỉ thực sự được áp dụng trong năm học vừa qua (2017-2018) đối với đối tượng học sinh lớp 11. Trong thực tế, để khắc phục những hạn chế trong dùng từ của học sinh là cả một quá trình dài lâu và bền bỉ, không chỉ một năm học mà phải nhiều năm liền. Tuy nhiên một năm qua với sự cố gắng của thầy và trò, tôi đã nhận thấy có những tiến bộ rõ rệt trong việc dùng từ của học sinh.
Đối với biện pháp chữa lỗi trong khi nói, học sinh có khả năng nhận diện và phát hiện lỗi khá nhanh. Hầu như tất cả các câu có từ mắc lỗi, khi giáo viên đọc lên học sinh đều phát hiện chính xác và đề xuất được cách chữa. Có những lỗi dùng từ khá kín, nhưng học sinh vẫn phát hiện và chữa rất tốt. Tuy nhiên không phải bao giờ cách chữa, phương án đề xuất của các em cũng đúng, cũng hay. Điều đáng nói ở đây chính là không khí học tập, thái độ khắc phục lỗi của đa số học sinh rất sôi nổi, tiếp thu nhanh và được hướng dẫn cách ghi nhớ để tránh không phạm lỗi trong những lần sau.
Đối với biện pháp chữa lỗi khi viết, ngoài những lỗi giáo viên phát hiện và hướng dẫn học sinh cách chữa thì việc yêu cầu các em tự phát hiện và chữa lỗi cho chính mình cũng phát huy được tính tích cực chủ động trong việc khắc phục lỗi. Tuy nhiên ở cách thức đổi bài cho nhau để phát hiện và chữa lỗi lại chiếm khá nhiều thời gian. Do vậy trong quá trình dạy học tôi đã kết hợp giữa chữa trong khi nói (giáo viên đọc, học sinh đọc) và chữa trong khi viết. Trong đó giáo viên nêu những yêu cầu cụ thể ở khung lời phê để học sinh về nhà tiếp tục công việc chữa lỗi.
Riêng hệ thống bài tập ngăn ngừa và khắc phục lỗi đã chứng tỏ được ưu điểm khi học sinh được đặt trước những tình huống, những cách sử dụng từ ngữ cụ thể, cho nên việc nhận diện và chữa lỗi diễn ra chủ động hơn. Không khí học tập khá sôi nổi và đạt hiệu quả cao.
Nếu như những cách thức vừa nêu chủ yếu diễn ra ở “phần cứng” của giờ học thì việc khuyến khích học sinh tự phát triển vốn từ thông qua việc làm cuốn “từ điển mi ni” hay đọc nhiều tác phẩm văn học vẫn được diễn ra thường xuyên bên lề giờ học. Nhiều học sinh đã thấy được ít nhiều tính hữu dụng từ cách học này. Không hiếm học sinh đã vận dụng nhiều từ ngữ, thành ngữ đã thu góp được trong quá trình nói hoặc viết.
B. Kiến nghị
Qua thực tế dạy học ở trường phổ thông, tôi nhận thấy vấn đề sử dụng tiếng Việt của học sinh hiện nay là đáng lo ngại. Sự tùy tiện, thiếu trau chuốt trong lời ăn tiếng nói không chỉ làm mất đi vẻ thanh lịch vốn có của tiếng Việt mà hình thành những thói quen không tốt ở học sinh, ành hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách của các em. Sử dụng từ ngữ tùy tiện, cẩu thả, mắc nhiều lỗi dùng tò là hệ quả tất yếu của việc nghèo nàn vốn từ mà nguyên nhân sâu xa là do thái độ và rèn luyện và ý thức học tập yếu kém.
Từ thực trạng này, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số những biện pháp cụ thể, có khả năng phối hợp linh động, liên thông trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ Văn. Biện pháp chữa lỗi khá phong phú, liên quan chặt chẽ với nhau nên dễ phối họp, vận dụng trong thực tiễn dạy học. Hệ thống bài tập đa dạng về kiểu loại, vừa sức, sát với nội dung yêu cầu của dạy học tích họp, mặt khác phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc khắc phục và ngăn ngừa lỗi, tạo thêm niềm vui và hứng thú học tập phân môn tiếng Việt, góp phần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp này trong quá trình dạy học và đã thu được một số kết quả nhất định. Cũng phải nói thêm rằng để có được thành công trong việc chữa lỗi dùng từ cho học sinh đòi hởi rất nhiều sự kiên trì, nhẫn nại, sáng tạo của người giáo viên.
Chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm này sẽ còn nhiều hạn chế nhất định cần được bổ sung, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
PHẦN PHỤ LỤC
GIÁO ÁN ỨNG DỤNG: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 (Lớp 11 -Nghị luận xã hội)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:Học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của vấn đề: Những thay đổi của làng quê Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Kỹ năng:
Rèn luyện năng lực hiểu biết xã hội để phân tích, đánh giá vấn đề.
Rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi, lựa chọn thay thế từ và chữa lỗi, tiến đến việc viết bài văn không mắc lỗi dùng từ.
Thái độ:Mỗi người cần có ý thức trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống của làng quê Việt Nam.
Năng lực hướng tới: 
Năng lực tạo lập văn bản
Năng lực làm văn nghị luận xã hội
Năng lực tự đánh giá sản phẩm của bản thân qua bài viết
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
Giáo viên: Trả bài, lập dàn ý cơ bản, nhận xét chung
Học sinh nhận bài, đọc, tìm sửa lỗi
Thảo luận 
III.CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo viên chấm bài, nhận xét trên từng bài của học sinh, soạn giáo án.
Học sinh: Lập lại dàn ý bài viết số 2 vừa làm xong. Xem lại các kiểu lỗi thường gặp trong diễn đạt.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động khởi động:Không
Hoạt động hình thành thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY&TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Trả bài, tìm hiểu đề và lập dàn ý
 - Giáo viên trả bài cho học sinh
 - Giáo viên cho học sinh nhắc lại đề và xác định yêu cầu của đề bài bằng PP phát vấn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng những luận điểm chính cho phần thân bài (giải quyết vấn đề của bài viết)
Gv phát vấn gợi mở hướng dẫn học sinh lập dàn ý nhanh. 
Chú ý sửa ngay các lỗi về dùng từ của học sinh khi học sinh trả lời câu hỏi xây dựng dàn ý của phần thân bài.
Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết.
Giáo viên yêu cầu học sinh vừa xem lại lời nhận xét của giáo viên trên bài làm vừa theo dõi phần nhận xét chung của giáo viên trên lớp để rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Chữa lỗi
Lỗi về nội dung, kiến thức
Giáo viên nêu ra một số lỗi cơ bản và hướng sửa chữa.
Ví dụ như: “Tố Hữu là nhà văn hóa lớn của dân tộc.” —> Tố Hữu là nhà thơ lớn. Hai khái niệm nhà thơ lớn và nhà văn hóa lớn có sự khác nhau, không được “phong tặng” một cách tùy tiện.
Lỗi về đặc điểm sử dụng các phương tiện ngôn ngữ:
Giáo viên nêu ra một số dẫn chứng lỗi cơ bản, yêu cầu học sinh phát hiện, phân tích và sữa lỗi. Giáo viên chỉ hoàn chỉnh thêm.
Ví dụ lỗi diễn đạt: “Tuy ở nông thôn cuộc sống có khốn khó hơn nhưng ở thành phố thì cuộc sống quá xô bồ.”—> Câu văn có hai vế, việc dùng hai quan hệ từ “tuy - nhưng” phải với ý đối lập nhau nhưng trường họp này lại tương ứng với nhau nên ý cả câu trở nên mâu thuẫn. Sửa lại là “Sống ở nông thôn tuy khốn khó nhưng vui, còn hơn ở thành phố cuộc sống lại quá xô bồ”
Vd về lỗi viết câu:“Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về làng quê Việt Nam.” —> Lỗi nhầm trạng ngữ là chủ ngữ, lỗi này khá phổ biến trong học sinh. Sửa lại: Kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về làng quê Việt Nam.
Lỗi dung từ: Giáo viên chỉ chấm và sửa những lỗi cơ bản ngay trong bài, còn lại ghi vào lời phê những yêu cầu mang tính bắt buộc về việc tự sửa lỗi dành cho học sinh. Yêu cầu: Ghi lại cả câu có từ dùng sai và từ đưa ra thay thế ở cuối bài, giải thích ngắn gọn vì sao lại chữa như vậy. Để kiểm soát việc tự sửa lỗi của học sinh, giáo viên có thể kiểm tra mang tính xác xuất, cần chú trọng nhiều hơn đối với những bài làm yếu, có thể khuyến khích cộng điểm nếu học sinh thực sự cố gắng để khắc phục những hạn chế trong bài làm của mình.
* Đây là phần làm việc trên lớp của giáo viên và học sinh:
Giáo viên đưa ra những dẫn chứng cụ thể về lỗi dùng từ, hướng dẫn học sinh phát hiện, phân tích và đề ra phương án sửa.
HS sửa: Từ sai là từ “ly biệt”. Có thể thay bằng từ “biết ơn”
GV bổ sung: Đây là một trường họp sai về nghĩa và kết hợp của từ. Ly biệt vốn là một động từ, do đó không thể bổ nghĩa cho tấm lòng. Nếu thay bằng từ biết ơn, đôi khi lạixa với ý đồ của người viết. Có thể sửa như sau: Hầu hết những người xa quê đều nặng trĩu lòng khi ly biệt quê hương.
HS sửa: Từ sai là từ “manh nha”. Đây là trường hợp sai về nghĩa. Sửa lại là lưumanh
GV bổ sung: Manh nha là động từ, có nghĩa là mới có mầm mống, mới nảy sinh. Nếu đặt vào câu sẽ gây hiện tượng lặp với cụm xuất hiện thêm. Rất có thể trong trường hợp này người viết nhầm do khi nghe người khác nói nhưng lại không hiểu nghĩa từ, vì cả hai từ đều có tiếng manh.
HS sửa: Cả hai trường hợp đều phạm lỗi lặp từ. Trường hợp trên là lặp hoàn toàn từ phát triển do đó phải dùng một từ khác để thay thế bớt một từ. Trường hợp dưới là lặp từ gần nghĩa của hai từ ô nhiễm và dơ bẩn cho nên ta cần bỏ bớt từ dơ bẩn, riêng ở trường hợp này người viết còn dùng từ khẩu ngữ không chịu được.
HS sửa: Cả hai câu đều dùng hành văn với nhiều khẩu ngữ. Câu trên: thôi thì, thì, tuôn ra; câu dưới: bây giờ, các bạn nhé. Sửa lại bằng cách bỏ các từ đó và diễn đạt lại: Ta khó có thể nói hết về quê hương trong khuôn khổ một bài làm văn và Chủng ta sẽ đi sâu tìm hiếu vấn đề.
GV bổ sung: Lỗi này xuất phát từ thói quen nói thế nào viết thế ấy. Bài văn nghị luận thuộc phong cách ngôn ngữ viết, cho nên không được dùng cách nói khẩu ngữ. 
HS sửa: Lỗi dùng từ sáo rỗng công thức: một bài ca muôn thưở, bản nhạc trữ tình say đắm. Có thế sửa lại: Tinh yêu quê hương là một tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi người chúng ta.
GV bổ sung: Đây là cách viết không sai về nghĩa, tuy nhiên đọc lên nghe rất “sếnh”, sẽ làm cho hành văn không trong sáng, cần có cách viết của riêng mình, giản dị mà hiệu quả.
I.Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề ra: Tố Hữu trong bài thơ Nhớ đồng đã có những khổ thơ rất cảm xúc về làng quê Việt Nam như sau:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi 
Đâu ruồng tre mát thưở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn 
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi
Đâu những đường con bước vạn đời 
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi 
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đôi nhimg mà trôi cứ trôi...
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
 Ôi-ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay những vần thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩgì về những thay đổi của làng quê Việt Nam.
a. Các yêu cầu của đề:
+ Thao tác lập luận: so sánh, phân tích, chứng minh, đặc biệt là bình luận
+ Nội dung: Những thay đổi của làng quê Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa (nội dung trọng tâm: những giá trị truyền thống của làng quê Việt Nam ngày càng bị mất đi)
+ Tư liệu: Bài thơ Nhớ Đồng; những hiểu biết về nông thôn Việt Nam xưa và nay.
b. Lập dàn ý
- Đặt vấn đề:
- Giải quyết vấn đề:
Ý 1: Hình ảnh làng quê Việt Nam trong đoạn thơ của Tố Hữu.
 + Một làng quê nghèo, thanh bình và đậm đà bản sắc dân tộc
 + Biểu hiện: tiếng hò giữa buổi trưa hiu quạnh, mùi thơm của đất quê, những ruồng tre râm mát, những ô mạ xanh mơn mởn, những nương ngô nương khoai ngọt bùi, những mái nhà tranh im lìm trong vắng lặng.
Ý 2: Hình ảnh làng quê Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa có sự thay đổi như thế nào?
 + Giàu hơn nhưng rất ồn ào, khói bụi, ô nhiễm. Nhà cao cửa rộng, khu công nghiệp đầy khói bụi, ruộng đồng bị thu hẹp lại, nhạc trẻ xập xình suốt ngày.
 + Có nhiều điều đáng mừng nhưng cũng nhiều điều đáng lo. Mừng vì cuộc sống đã khấm khá hơn trước, lo vì những nét văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam dần bị biến mất.
 + Và điều này đã khiến cho những người vốn nặng lòng với truyền thống không khỏi đau xót.
Ý 3: Từ thực trạng này, chúng ta cần phải làm gì?
+ Cần phải cố gắng dựng xây quê hương giàu đẹp nhưng bên cạnh đó phải luôn có ý thức bảo tồn và phát huy những nét đẹp vốn có của làng quê nông thôn Việt Nam.
+ Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta.
- Kết thúc vấn đề:
II.Nhận xét chung về bài viết
- Về ưu điểm:
+ Đa số bài viết bám sát vào nội dung yêu cầu, một số bài diễn đạt trôi chảy, mạch lạc,văn có cảm xúc
+ Nhiều em đã biết cách phân tích, bình luận vấn đề, dẫn chứng phong phú. Thái độhọc tập nói chung là tốt, có nhiều cố gắng.
- Về nhược điểm:
+ Một số em chưa bám sát vào yêu cầu của đề, viết lệch sang nỗi nhớ quê hương đốivới những người xa quê
+ Một vài em diễn đạt còn lan man, rối; chưa biết cách tổ chức lập luận vấn đề chohợp lý; Còn phạm khá nhiều lỗi, đặc biệt là lỗi dùng từ.
III.Chữa lỗi
1.Lỗi về nội dung, kiến thức:
2. Lỗi về đặc điểm sử dụng các phương tiện ngôn ngữ:
Giáo viên nêu ra một số dẫn chứng lỗi cơ bản, yêu cầu học sinh phát hiện, phân tích và sữa lỗi. Giáo viên chỉ hoàn chỉnh thêm.
Lỗi diễn đạt:
- Lỗi viết câu:
- Lỗi dùng từ:
+ Nhận xét chung: Nhìn chung bài viết phạm tương đối nhiều về lỗi dùng từ. Lỗi này có hầu hết trên các bài làm, có nhiều bài có hơn 10 lỗi dùng từ, số lượng các bài khoảng 5 lỗi dùng từ chiếm đa số.Trong các dạng lỗi về dùng từ, sai nhiều nhất là lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ, lỗi về nghĩa, lỗi thừa từ, lặp từ. Điều đáng phê bình nhiều nhất đó là có những kiểu lỗi đã được sửa trong các bài làm trước, nhưng vẫn có học sinh vi phạm lại.
+ Dẫn chứng cụ thể: 
Ÿ Những từ sai về âm thanh và cấu tạo, yêu cầu học sinh sửa nhanh: Xứ xở, ngở ngàn, cánh dều, thương nhá, sáng sớ, khát sưa, ấm cúg, côi cúc, bải cỏ, cổ hửu,
Nguyên nhân sai là do người viết phát âm sai dẫn đến viết sai mà không hiểu, có trường hợp sai do cẩu thả, viết không đủ chữ.
ŸTừ sai về nghĩa;
Vd: Hầu hết mọi người đếu có tấm lòng ly biệt đối với quê hương mình.
Nông thôn hiện nay lại xuất hiện thêm những kẻ manh nha làm mất an ninh trật tự.
ŸLỗi lặp từ:
Vd: Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, làng quê nông thôn cũng phát triển.
Vd: Môi trường bị ô nhiễm dơ bẩn không thể chịu được.
ŸLỗi phong cách:
VD: Thôi thì ta dừng lại ở đây vì nói về quê hương thì rất nhiều ý nghĩ tuôn ra.
 Bây giờ ta đi tìm hiểu vấn đề các bạn nhé.
ŸLỗi dung từ sáo rỗng:
Vd: Tình yêu quê hương là một bài ca muôn thuở, là bản nhạc trữ tình say đắm trong tâm hồn chúng ta.
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng – mở rộng
V. Hướng dẫn tự học
 1. Hướng dẫn học bài cũ: 
 - Sửa các lỗi dùng từ vào cuối bài làm như đã hướng dẫn, nộp lại bài cho giáo viên. Có kiểm tra và cộng điểm khuyến khích cho những bài sửa cẩn thận.
 - Khắc phục những hạn chế đã nêu trong bài, rút kinh nghiệm cho bài sau.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Hướng Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2019
Lâm Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa - Sách giáo viên Ngữ Văn 10 - NXB Giáo dục 
Sách giáo khoa – Sách giáo viên Ngữ văn 11 – NXB Giáo dục
Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ Văn (2014), Hà Nội.
 Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở Ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt (bản in lần thứ 4 năm 2011), NXB Đà Nẵng.
Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (2008), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Hà Thúc Hoan (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Đinh Trọng Lạc (1996), 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

File đính kèm:

  • doce833315a0a6b267f1800daf4f602af20.doc
Sáng Kiến Liên Quan