Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ học chính khóa thích ứng với dịch bệnh Covid - 19 tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm
Để nâng cao chất lượng các môn học và tiến hành giáo dục toàn diện, quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường không chỉ ở những giờ lên lớp truyền thống mà còn có nhiều dạng hoạt động bổ trợ khác được tiến hành thông qua các hoạt động xã hội, vui chơi, các cuộc thi tài và được gọi là hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL).
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động diễn ra hàng ngày, là nhu cầu không thể thiếu của các em học sinh. Qua hoạt động này giúp các em học sinh có khả năng mở rộng và đào sâu tri thức đã tiếp thu ở chương trình bắt buộc, đồng thời nó cũng là một phương tiện giúp người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả khi tâm sinh lý của các em chưa thật ổn định và bền vững.
Trong ba năm gần đây, tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn ra phức tạp. Sức khoẻ và sự an toàn là ưu tiên hàng đầu nên học trực tuyến là lựa chọn tốt nhất trong thời gian này. Chúng ta không phủ nhận những tác động tích cực của việc học trực tuyến, như bố mẹ không mất thời gian đưa đón con, trẻ thấy thoải mái vì có thể mặc đồ ở nhà, cơ hội để hình thành và rèn luyện kỹ năng học tập chủ động. Tuy nhiên, việc học trực tuyến trong thời gian kéo dài mang lại rất nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề tâm lý. Thạc sĩ Tô Thị Hoan, chuyên viên Tâm lý học trường học, nhà Tham vấn tâm lý với 7 năm kinh nghiệm, chia sẻ những vấn đề học sinh gặp phải khi học online kéo dài đã trao đổi: “ Một vài phụ huynh đã tìm đến tôi để xin tư vấn về tình trạng các hành vi không mong đợi hoặc chống đối của con gia tăng khi học ở nhà. Có những học sinh né tránh học online vì cảm thấy khó thích nghi ở giai đoạn đầu. Và một trong những băn khoăn rất phổ biến của các phụ huynh chính là "con rất dễ bị phân tâm" khi học trực tuyến.Thiếu tương tác và cô lập xã hội cũng là vấn đề đáng lo ngại. Khi học trực tiếp, học sinh có nhiều cơ hội để tương tác với nhau trong giờ học và vui chơi cùng nhau vào những giờ giải lao. Còn học trực tuyến thì sự tương tác xã hội giảm đi đáng kể và không còn những giờ giải lao vui chơi cùng bạn bè nữa. Việc thiếu tương tác xã hội, đặc biệt là với bạn đồng lứa, có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, thiếu động lực và bị cô lập. Ngay cả người lớn cũng cảm thấy trống trải khi không được gặp bạn bè. Trẻ em và thanh thiếu niên thì lại càng cần những buổi vui chơi với bạn bè. Nó giúp các em học được các kỹ năng xã hội. Việc thiếu hụt các tương tác xã hội kéo dài sẽ khiến các em có những khó khăn trong việc hoà nhập, giao lưu và kết nối sau này”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Để nâng cao chất lượng các môn học và tiến hành giáo dục toàn diện, quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường không chỉ ở những giờ lên lớp truyền thống mà còn có nhiều dạng hoạt động bổ trợ khác được tiến hành thông qua các hoạt động xã hội, vui chơi, các cuộc thi tài và được gọi là hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động diễn ra hàng ngày, là nhu cầu không thể thiếu của các em học sinh. Qua hoạt động này giúp các em học sinh có khả năng mở rộng và đào sâu tri thức đã tiếp thu ở chương trình bắt buộc, đồng thời nó cũng là một phương tiện giúp người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả khi tâm sinh lý của các em chưa thật ổn định và bền vững. Trong ba năm gần đây, tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn ra phức tạp. Sức khoẻ và sự an toàn là ưu tiên hàng đầu nên học trực tuyến là lựa chọn tốt nhất trong thời gian này. Chúng ta không phủ nhận những tác động tích cực của việc học trực tuyến, như bố mẹ không mất thời gian đưa đón con, trẻ thấy thoải mái vì có thể mặc đồ ở nhà, cơ hội để hình thành và rèn luyện kỹ năng học tập chủ động. Tuy nhiên, việc học trực tuyến trong thời gian kéo dài mang lại rất nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề tâm lý. Thạc sĩ Tô Thị Hoan, chuyên viên Tâm lý học trường học, nhà Tham vấn tâm lý với 7 năm kinh nghiệm, chia sẻ những vấn đề học sinh gặp phải khi học online kéo dài đã trao đổi: “ Một vài phụ huynh đã tìm đến tôi để xin tư vấn về tình trạng các hành vi không mong đợi hoặc chống đối của con gia tăng khi học ở nhà. Có những học sinh né tránh học online vì cảm thấy khó thích nghi ở giai đoạn đầu. Và một trong những băn khoăn rất phổ biến của các phụ huynh chính là "con rất dễ bị phân tâm" khi học trực tuyến.Thiếu tương tác và cô lập xã hội cũng là vấn đề đáng lo ngại. Khi học trực tiếp, học sinh có nhiều cơ hội để tương tác với nhau trong giờ học và vui chơi cùng nhau vào những giờ giải lao. Còn học trực tuyến thì sự tương tác xã hội giảm đi đáng kể và không còn những giờ giải lao vui chơi cùng bạn bè nữa. Việc thiếu tương tác xã hội, đặc biệt là với bạn đồng lứa, có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, thiếu động lực và bị cô lập. Ngay cả người lớn cũng cảm thấy trống trải khi không được gặp bạn bè. Trẻ em và thanh thiếu niên thì lại càng cần những buổi vui chơi với bạn bè. Nó giúp các em học được các kỹ năng xã hội. Việc thiếu hụt các tương tác xã hội kéo dài sẽ khiến các em có những khó khăn trong việc hoà nhập, giao lưu và kết nối sau này”. Vậy làm thế nào để các em học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề trên là một vấn đề mà tôi trăn trở. Qua quá trình làm công tác quản lý nhiều năm, tôi mạnh dạn chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa năm học 2021- 2022 tại trường Tiểu học Ngọc Lâm thích ứng với tình hình dạy học trực tuyến phòng chống dịch COVID 19. Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả tại đơn vị tôi công tác. B. BIỆN PHÁP Mục đích của việc tổ chức các hoạt động NGLL là giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia vào một sân chơi mà ở đó các em được tự thể hiện mình, giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo có ý chí nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trong tình hình học sinh tham gia học trực tuyến, tạm dừng đến trường, không dừng học các tiết học trực tiếp tập trung vào dạy kiến thức cơ bản, các kiến thức mới cho học sinh. Việc tổ chức các hoạt động NGLL giúp học sinh luyện tính tự lập, kỹ năng hoạt động nhóm, rèn tính cách, sự đoàn kết, hướng dẫn các con trải nghiệm các hoạt động nấu ăn, làm bánh, trang trí, Đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh. 1.Chỉ đạo GVCN hướng dẫn CMHS xây dựng thời gian biểu trong ngày cho con. Theo các chuyên gia tâm lý, để trẻ vui chơi giải trí, học tập ở trong nhà mà không bị nhàm chán, mệt mỏi, các phụ huynh, người thân cần lên kế hoạch và có một lịch trình hợp lý, trong đó cần giành thời gian, để tùy vào nhu cầu, sở thích đồng hành cùng các hoạt động của con. Trong đó, cần cố gắng duy trì các hoạt động cần thiết như trước đây, như duy trì lịch sinh hoạt ổn định, tương đương với thời gian trẻ phải đi học ở trường, đặc biệt là giờ ăn và giờ ngủ; dành thời gian cho con nhiều nhất có thể, để có các hoạt động chơi, học cùng con. Lịch trình hàng ngày nên bao gồm giờ thức giấc, giờ ăn, giờ ngủ, giờ vận động cơ thể và giờ học (ôn tập bài cũ hoặc học bài mới theo TKB học chương trình online), tránh việc để con ngồi triền miên trước máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Tôi đã chỉ đạo các tổ CM thống nhất biểu mẫu thời gian biểu phù hợp với từng lứa tuổi và các đồng chí GVCN hướng dẫn CMHS giúp con xây dựng thời khóa biểu cho con sao cho phù hợp với điều kiện của từng gia đình. 2. Tuyên truyền trong CBGV-CNV và CMHS về việc cần thiết phải tổ chức cho các con tham gia các hoạt động ngoài giờ học chính khóa ở nhà sau các giờ học trực tuyến: Ngay từ đầu năm học, ngay khi dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh tạm dừng đến trường, học trực tuyến để phòng chống dịch bệnh. Ban giám hiệu đã tuyên truyền tới CBGV, CMHS nhà trường việc cần thiết phải tổ chức các hoạt động ngoài giờ học để học sinh được tham gia, để các con không sa đà vào các trò chơi điện tử trên điện thoại hoặc xem ti vi quá nhiều này bằng các hình thức khác nhau: - Tuyên truyền trong các cuộc họp HĐSP để CBGV có nhận thức đúng về việc cần thiết phải tổ chức các chương trình, hội thi nhằm tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho học sinh. - Tuyên truyền trong cuộc họp PHHS để PHHS phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục các con em mình, hướng dẫn , động viên các con tham gia. - Tuyên truyền qua các giờ chào cờ, xây dựng sinh hoạt chuyên đề của các lớp. 3. Thống kê các sự kiện, các ngày lễ lớn trong tháng: Dựa vào văn bản chỉ đạo hướng dẫn giảng dạy các môn học cho các vùng miền, dựa vào nhiệm vụ năm học, hoạt động đội đặc điểm tình hình nhà trường cũng như lịch sử địa phương tôi đã xây dựng chủ điểm trong từng tháng để lựa chọn các hoạt động theo chủ đề cho phù hợp. Cụ thể: Tháng Chủ điểm Tháng 9 Truyền thống nhà trường Tháng 10 Thủ đô yêu dấu của em Tháng 11 Kính yêu thầy cô giáo Tháng 12 Uống nước nhớ nguồn Tháng 1 Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc Tháng 2 Mừng Đảng quang vinh Tháng 3 Yêu quý mẹ và cô giáo - Tiến lên Đoàn Tháng 4 Hoà bình và hữu nghị Tháng 5 Bác Hồ kính yêu. Hướng về Đội TNTP Hồ Chí Minh 4. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ học với nhiều nội dung phong phú đa dạng: Trên cơ sở các chủ đề của từng tháng đã thống kê, tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các hoạt động giáo dục kĩ năng, tổ chức các hoạt động ngoài giờ học chính khóa bằng nhiều hình thức đã dạng, phong phú. Xin thống kê một số hình thức tổ chức như sau: 4.1. Tổ chức cuộc thi: Thiết kế Thời gian biểu của em - Mục đích: Giúp các bạn học sinh xác định được kế hoạch công việc trong học tập hay sinh hoạt, giải trí trong ngày, trong tuần. Từ đó, hình thành ý thức tự giác khi đặt ra mục tiêu, trách nhiệm với công việc phải hoàn thành trong thời gian đã được ấn định; đồng thời, chủ động trong hoạt động, làm chủ trong suy nghĩ của mình. Thời gian biểu được thiết lập khoa học giúp các bạn học sinh có chế độ sinh hoạt tốt nhất. giúp các bạn hình thành thói quen sinh hoạt giờ giấc khoa học, ngủ sớm vào buổi tối và thức dậy sớm, giúp các bạn duy trì đồng hồ sinh học tốt nhất, góp phần cho một ngày học tập hiệu quả và dần hình thành kỷ luật với bản thân, loại bỏ những thói quen xấu. - Hình thức: Trang trí trên giấy A4 hoặc thiết kế trên máy tính - Nội dung: Học sinh thiết kế thời gian biểu trong tuần phù hợp với điều kiện của mình trong đó chú trọng bố trí thời gian cho các con học bài, chơi, ăn uống, tắm gội, tham gia các công việc nho nhỏ trong gia đình như: nhặt rau, lau quét nhà, phơi quần áo..., các hoạt động ngoài trời như chơi cầu lông, đạp xe, chạy bộ và thu gấp quần áo, rồi tắm gội, nghỉ ngơinhưng không quên thực hiện các biện pháp 5K để phòng chống dịch. 4.2. Tổ chức cuộc thi: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (dành cho học sinh lớp 4-5) - Mục đích: Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy giáo, cô giáo và gương học tốt của HS. Biết tìm kiếm các lựa chọn trong quá trình tìm hiểu truyền thống nhà trường, tự tin và kiên định khi trình bày ý kiến của mình trong cuộc thi.Phấn khởi, tự hào với truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. - Hình thức: Viết một đoạn văn khoảng 15 đến 20 câu hoặc diễn thuyết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt - Nội dung: giới thiệu về ngôi trường của em. Bố mẹ hỗ trợ con quay clip nếu con diễn thuyết và gửi về ban tổ chức cuộc thi. 4.3. Tổ chức cuộc thi: Học sinh tiếu học Ngọc Lâm đánh bay COVID - Mục đích: Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ về “Thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”, cuộc thi được tổ chức với mong muốn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh Tiểu học Ngọc Lâm trong việc giữ gìn, phát huy thành quả chống dịch trong thời gian vừa qua; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của bản thân, gia đình và xã hội góp phần cùng cả nước giữ gìn kết quả phòng chống dịch. - Hình thức: Thi nhảy trên nền nhạc để học sinh được vận động nhẹ nhàng. - Nội dung: Học sinh có thể sáng tạo khi nhảy 07 động tác trên nền nhạc Việt Nam ơi - Đánh bay Covid (Bài tập được Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam khuyến nghị tập luyện); quay video, clip định đạng MP4 không quá 7 phút CMHS hỗ trợ quay clip gửi các thầy cô trong ban tổ chức. 4.4. Tổ chức hội thi vẽ tranh theo nhiều chủ đề khác nhau như: cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước lần thứ 11; hội thi vẽ tranh Thắm tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Đây là các cuộc thi chính thức do Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT tổ chức nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích và lý thú cho các em nhỏ, giúp các em khơi dậy niềm đam mê, trí tưởng tượng phong phú về một chiếc xe mơ ước trong tương lai, đồng thời tạo cơ hội cho các em giao lưu với bạn bè quốc tế. Hình thức và nội dung theo quy định của Ban tổ chức. 4.5. Tổ chức hội thi Trang trí góc học tập xanh. - Mục đích: Tạo sân chơi với hình thức mới lạ, hấp dẫn và đa dạng để học sinh có thể phát huy chủ động, tích cực, sáng tạo, Ghi lại những hình ảnh đẹp về các bạn học sinh đã biết làm xanh, sạch, đẹp, ngăn nắp góc học tập của mình. Qua đó nhằm tôn vinh sản phẩm của học sinh và tôn vinh sự sáng tạo của học sinh. - Hình thức: mỗi học sinh chụp từ 3-5 tấm ảnh góc học tập của bản thân, kèm một bài viết giới thiệu không quá 300 từ và gửi về Ban giám khảo của nhà trường lựa chọn tổ chức vòng 2. -Nội dung: Ở vòng 2, các học sinh thực hiện đoạn video giới thiệu về bản thân và phần dự thi của mình về góc học tập, giới thiệu những nội dung, hình ảnh, hiện vật thể hiện sự sáng tạo trong cách trình bày, thiết kế góc học tập của mình. Hội thi nhằm tuyên truyền, giáo dục các em học sinh về ý thức bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, bồi đắp ý tưởng sáng tạo, thiết kế góc học tập xanh - sạch - đẹp. Đây là hội thi thiết thực, phù hợp trong bối cảnh học sinh học online tại nhà. 4.6. Tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng” bằng tiếng Anh hoặc Tiếng Việt. - Mục đích: Nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh cũng như giúp các bạn hiểu thêm về trường, về lớp, về chương trình học, các cách phòng chống dịch bệnh. Tìm hiểu về các nội dung mang tính thời sự. - Hình thức: Tổ chức thi trực tuyến qua Zoom meeting theo khối lớp - Nội dung: Chương trình Rung Chuông Vàng Online xoay quanh các chủ đề về: trường, lớp, các nội dung chương trình học, về phòng chống dịch bệnh, các vấn đề mang tính thời sự, đời sống học sinh .... +Vòng loại: Thi loại trực tiếp bằng cách trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm do BTC đưa ra, trong thời gian 30 phút. BTC sẽ chọn ra 10 thí sinh xuất sắc nhất tham gia vòng Chung kế +Vòng chung kết: thí sinh tham dự 02 phần thi: * Phần 1: Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 15 phút (2 điểm/câu). * Phần 2: Thể hiện tài năng/giới thiệu bản thân trong thời gian tối đa 2 phút/thí sinh. 4.7. Tổ chức cuộc thi: Vào bếp cùng mẹ - Mục đích: Nấu ăn là hoạt động trải niệm vô cùng thực tế và bổ ích với trẻ. Qua việc nấu ăn, trẻ được phát triển toàn diện 5 giác quan: Khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác. Đặc biệt nấu ăn là cơ hội tốt để các bạn học sinh thực hành các kĩ năng vận động tinh như cầm, nắm, thái, cắt, nhào, cuộn đó là kĩ năng nền tảng giúp cho trẻ thích ứng tốt với các điều kiện sống và học tập trong tương lai. Việc giúp mẹ nấu ăn còn hình thành ở trẻ ý thức biết cảm thông, quan tâm và chia sẻ công việc với mọi người qua đó góp phần thắt chặt tình cảm gia đình giữa bố mẹ và các con. - Hình thức: Chụp ảnh hoặc quay clip (ảnh không quá 10 ảnh; clip không quá 5 phút). - Nội dung: Cùng bố mẹ chuẩn bị và nấu một món ăn cho gia đình trong đó con được trực tiếp tham gia vào 1 trong số các khâu để chế biến 1 món ăn. 4.8. Tổ chức các hoạt động Chào năm mới - Mục đích: Hoạt động này mang lại rất nhiều điều thú vị đến cho các con học sinh. Có thật nhiều bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ của các con bên gia đình thân yêu, có thật nhiều lời chúc mừng năm mới ý nghĩa, có thật nhiều mong ước của các con gửi đến ông già NOEL và chắc chắn rằng mong ước đó của các con sẽ được gia đình và thầy cô chắp cánh để mong ước đó trở thành hiện thực trong tương lai! Các con sẽ được tự do khám phá, được thử tài với các bạn cùng trang lứa. - Hình thức: Khối 1,2,3: Thi ảnh chụp trang phục Noel; Khối 4,5: Thi làm video thuyết trình bằng tiếng Anh - Nội dung: Ảnh chụp cá nhân hoặc cùng gia đình, video múa hát, nhảyvề chủ đề Noel, chào năm mới; thuyết trình của khối 4;5 bằng tiếng Anh chủ đề Noel, chào năm mới đước quay clip và gửi về BGK của nhà trường. 4.9. Tổ chức hoạt động Cùng em tái chế rác thải nhựa - Mục đích: Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc tiêu dùng các sản phẩm nhựa vô tình đã trực tiếp hoặc gián tiếp được thúc đẩy. Cuộc thi là một sân chơi nơi các bạn học sinh thể hiện trí tuệ, tài năng và sự sáng tạo. Đây cũng là môi trường học tập, trải nghiệm, qua đó có tự ý thức, chủ động thực hiện và tích cực chia sẻ, lan tỏa ý thức hạn chế rác thải nhựa tới người thân, bạn bè...để góp phần nhỏ bé bảo vệ môi trường. - Hình thức: Quay clip thuyết trình quá trình tái chế rác thải nhựa ở gia định. - Nội dung: Học sinh tận dụng rác thải nhựa để làm chậu cây trồng hoa hay rau xanh đẹp mắt; thành đồ trang trí thành các món đồ đẹp mắt; tái chế rác thải nhựa thành vật dụng trong gia đình.. 5. Chỉ đạo làm tốt công tác nêu gương, tuyên dương, khen thưởng, vinh danh học sinh sau mỗi cuộc thi, mỗi hoạt động. Theo The Guardian, một trong những cách khơi dậy tiềm năng của trẻ là khích lệ tinh thần đúng lúc. Nếu một đứa trẻ nói rằng con không giỏi ở một điều gì đó, hãy nói với chúng: “Con hoàn toàn có thể”, “thật khó để làm được điều đó ngay bây giờ, nhưng chắc chắn con có thể học cách để làm được điều này đúng hạn nếu con chăm chú, nghiêm túc”. Những lời động viên tích cực có thể giúp các em tự tin vào trí tuệ của mình, từ đó nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ. Khen ngợi đúng lúc với phần thưởng thú vị còn giúp các em thấy rằng, mọi nỗ lực dù ở bất cứ lĩnh vực nào đều xứng đáng được ghi nhận. Từ đó khích lệ sự cố gắng, học sinh có cơ hội phát huy thế mạnh, năng khiếu của bản thân và thành công trên lĩnh vực các em yêu thích. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân đều nỗ lực hết mình cũng là nền tảng để giờ học thêm hào hứng, hiệu quả hơn. Xác định Văn hóa vinh danh, động viên khen thưởng, khích lệ góp phần giúp môi trường giáo dục tích cực và nhân văn, giáo dục học sinh biết ơn thầy cô, thêm yêu bạn bè, trường lớp, góp phần tạo nên thông lệ đẹp, hình thành thói quen chỉn chu trong hoạt động giáo dục tổ chức tại trường. Tôi đã chỉ đạo các bộ phận: CNTT, văn phòng, đoàn đội, giáo viên bộ môn nghiên cứu để đổi mới hình thức động viên, tuyên dương, khen thưởng và vinh danh học sinh sau mỗi cuộc thi. Nhà trường chúng tôi đã sử dụng các hình thức như sau: Trao giấy khen hoặc giấy chứng nhận. Trao thư khen của cô Hiệu trưởng cho học sinh khi tham gia tốt các hoạt động. Trao bảng vinh danh, Bảng vàng thành tích. Trao cúp. Các học sinh được khen trong các đợt thi đua, các cuộc thi, các hoạt động do nhà trường tổ chức đều được đăng tải công khai trên website, trang Facebook của trường để lan tỏa đến học sinh toàn trường. Việc làm trên đã có tác động tích cực đến học sinh và cha mẹ học sinh. Số lượng các em học sinh tham gia các hoạt động ngày càng tăng, phản hồi của CMHS tốt về hoạt động do nhà trường tổ chức trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch bện COVID 19. C. KẾT QUẢ Chị Trần Thị Ngọc, phụ huynh có con học lớp 2 của nhà trường chia sẻ: “Tôi rất hài lòng với hoạt động ngoại khóa của nhà trường tổ chức.Vì hiện nay dịch bệnh phức tạp, bé nhà tôi học ở nhà, không có nhiều sân chơi. Ban đầu, khi nhà trường thông báo tổ chức hoạt động online, tôi nghĩ rằng sẽ rất nhốn nháo nhưng vì các giáo viên biết cách tạo hứng thú cho bé và ứng dụng công nghệ thông tin tốt nên bé rất tập trung, hào hứng với các hoạt động và nhờ bố mẹ hỗ trợ. Bản thân tôi khi tham gia cùng con cũng thấy hay.” Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cho đến nay công tác tổ chức các hoạt động NGLL trong thời gian học tập trực tuyến của trường chúng tôi đã được CMHS và học sinh nhà trường vui vẻ đón nhận và tham gia nhiệt tình. Tuy số lượng hoạt động còn chưa nhiều và phong phú nhưng cũng đã phần nào giúp học sinh giải phóng được năng lượng, vượt qua khoảng thời gian học online kéo dài đầy khó khăn hiện nay. Một sự thay đổi đáng ghi nhận đó là các hoạt động của thầy và trò, các thành tích, sản phẩm của học sinh nhà trường đã được CMHS, nhân dân trên địa bàn. biết đến, phối hợp, ủng hộ và có những hoạt động CMHS trực tiếp tham gia. Những cách làm trên đã và đang góp phần tích cực trong việc giáo dục lối sống lành mạnh, kỹ năng cần thiết cho trẻ tại nhà khi chưa thể đến trường. Đó cũng là minh chứng cho những nỗ lực của đội ngũ các thầy cô giáo của trường Tiểu học Ngọc Lâm nói riêng, các thầy cô giáo của ngành giáo dục nói chung trong việc quan tâm, chăm lo thế hệ tương lai trong thời gian tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học. D. KẾT LUẬN Dịch bệnh Covid-19 lan rộng và xảy đến nằm ngoài ý muốn của tất cả mọi người. Do vậy, mỗi nhà trường, mỗi thầy cô cần chủ động phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh để có những hoạt động giáo dục kĩ năng phù hợp với thời điểm dịch bệnh, đảm bảo cho trẻ sự phát triển hợp lý, nhất là việc hạn chế các hoạt động ngoài cộng đồng bị kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Điều tốt nhất các nhà trường, các thầy cô có thể làm, đó là thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động để các con học sinh thích ứng với giai đoạn này, giúp con có thêm những kỹ năng trong cuộc sống, qua các hoạt động có thêm kiến thức, thêm kĩ năng, thêm tình yêu thương, gắn bó trong gia đình và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Trên đây là những suy nghĩ và một số việc tôi đã tiến hành làm. Kết quả chưa phải là nhiều song đã góp phần tích cực trong việc giúp các em học sinh có thêm các hoạt động ngoài giờ lên lớp học chính khóa thích ứng trong thời kì tạm dừng đến trường, không dừng học để phòng chống dịch COVID 19. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các bạn đồng nghiệp gần xa. Xin chân thành cảm ơn! .
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoai_gi.doc
- bia-chi-huyen_03062022.doc
- muc-luc-chi-huyen_03062022.doc