Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng nhằm thực hiện có hiệu quả Chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:“Cái quý nhất của con người là sức khỏe. Các em chịu khó tập thể dục là giữ gìn cái quý báu nhất của con người”. Bác Hồ đã khẳng định rèn luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe để xây dựng một xã hội văn minh.

Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc, giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được, ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc trẻ thơ Việt Nam.

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Dễ nhớ, dễ quên, học bằng chơi, chơi bằng học”, vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thể lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết bị dụng cụ. Nó góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Trong các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, khi tổ chức giáo viên cũng đều phải có thiết bị thể dục thì mới có thể tổ chức được hoạt động. Các trang thiết bị sử dụng để giáo dục thể chất cho trẻ trong các trường mầm non phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về các mặt: giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ thì khi tổ chức mới đem lại hiệu quả cao nhất.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng nhằm thực hiện có hiệu quả Chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình
Chúng tôi gồm:
STT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ ( %) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Đồng Thị Phương Hoa
06/09/1962
Trường MN Thúy Sơn - TPNB
Hiệu trưởng
Đại học sư phạm MN
50%
2
Nguyễn Thị Hải Vân
25/11/1978
Trường MN Thúy Sơn-TPNB
Phó Hiệu trưởng
Đại học sư phạm MN
50%
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đồng Thị Phương Hoa; Nguyễn Thị Hải Vân
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lí giáo dục mầm non. 
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 11/2015
- Mô tả bản chất của sáng kiến: 
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:“Cái quý nhất của con người là sức khỏe. Các em chịu khó tập thể dục là giữ gìn cái quý báu nhất của con người”. Bác Hồ đã khẳng định rèn luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe để xây dựng một xã hội văn minh.  
Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc, giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được, ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc trẻ thơ Việt Nam.
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Dễ nhớ, dễ quên, học bằng chơi, chơi bằng học”, vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thể lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết bị dụng cụ. Nó góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Trong các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, khi tổ chức giáo viên cũng đều phải có thiết bị thể dục thì mới có thể tổ chức được hoạt động. Các trang thiết bị sử dụng để giáo dục thể chất cho trẻ trong các trường mầm non phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về các mặt: giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ thì khi tổ chức mới đem lại hiệu quả cao nhất. 
VỀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
Giải pháp cũ
 Như chúng ta đã biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện Chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 – 2016 và hiện nay 100% các trường mầm non trong toàn quốc đang thực hiện. Nội dung của chuyên đề chủ yếu tập trung vào việc tăng cường thời lượng vận động cho trẻ; tăng cường hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo và khỏe mạnh, tăng tính độc lập, tự chủ cho trẻ. Việc triển khai chuyên đề sẽ góp phần cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động về môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường mầm non. Mặt khác cũng nâng cao nhận thức, thay đổi và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng.
Trên thực tế hiện nay, để thực hiện được tất cả các bài vận động trong chương trình Giáo dục mầm non và thực hiện có hiệu quả chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ thì đòi hỏi các trường mầm non phải đầu tư, mua sắm bị rất nhiều trang thiết bị, dụng cụ cho việc phục vụ các hoạt động phát triển vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ theo đúng yêu cầu của từng độ tuổi. Khó khăn mà hầu hết các trường đang mắc phải như: Diện tích lớp học của các trường mầm non nhất là các trường học trong thành phố thường không đủ diện tích để có thể bố trí diện tích kho chứa đồ rộng rãi chứa rất nhiều các đồ dùng đồ chơi dạy học của cô và của trẻ, trong đó có các dụng cụ thể chất; Mỗi một lớp học phải có góc vận động riêng để trẻ có thể thực hiện vận động trong các hoạt động góc, hoạt động mọi lúc mọi nơi, nhưng không gian lớp học ở hầu hết các trường mầm non thường không thể bố trí được trong lớp mà phải bố trí ở hành lang trước hoặc sau mỗi lớp. Giáo viên cũng không thể để hết các dụng cụ thể dục ra đó vì hành lang lớp học còn phải sử dụng cho nhiều hoạt động khác nữa; Không có kinh phí mua sắm, đầu tư hết tất cả các đồ dùng, giáo cụ phục vụ cho tất cả các hoạt động diễn ra hằng ngày của trẻ. Điển hình một góc phát triển vận động cho trẻ ở mỗi lớp phải có các đồ dùng sau: Ghế thể dục; Ván kê dốc; Cột ném bóng; Bộ cột ném bóng qua lưới và rất nhiều dụng cụ để dạy trẻ vận động như Bò, trườn, trẻ, tung, ném, bắtcác thiết bị này tương đối cồng kềnh mà tính năng sử dụng không cao, chỉ có thể tổ chức một vận động đơn lẻ chứ chưa có đồ dùng nào có thể thực hiện được nhiều vận động khác nữa. 
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và viết đề tài: “Cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Giải pháp mới cải tiến
1. Giải pháp 1: Cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng
Chỉ một bộ đồ dùng Ghế thể dục đa năng sau khi được cải tiến có thể đáp ứng được các mục tiêu và giải quyết được những vướng mắc hiện nay như: Có tính ứng dụng cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ như phát triển các tố chất vận động cho trẻ: Đi; bò, trườn; tung, ném; Được dùng để thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT quy định; Đảm bảo tính phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi, có tính sáng tạo, khoa học, tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; Giúp các trường mầm non cắt giảm kinh phí đầu tư thiết bị và bảo quản cất giữ đồ dùng gọn gàng không chiếm diện tích.
Cách cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng như sau: 
Bước 1: Từ một chiếc Ghế thể dục bình thường ta có thể tháo hai chân ghế được đóng cố định ra.
Bước 2: Lắp mỗi bên chân ghế bằng một bản lề. Bản lề có thể mở ra, gập lại một cách dễ dàng khi sử dụng, để chân ghế được chắc hơn khi dựng chân ghế lên, hoặc gập xuống ta có thể sử dụng một thanh sắt nhỏ để hãm giữa chân ghế và mặt ghế. 
Bước 3: Để ghế thể dục có nhiều chức năng hơn ta có thể đóng 2 khoong tròn vào 2 bên của chân ghế và mặt ghế để cho 2 cột ném bóng vào, ghế thể dục có thể thay thế là trụ của các cột ném bóng. 
Bước 4: Cột ném bóng bằng Inoc một phần dài 1m có đường kính to hơn, một phần 50cm đường kính nhỏ hơn trên các cột ném bóng có khoan các lỗ nhỏ để đặt ốc vít. Rổ ném bóng có đường kính là 50cm, bên trên được hàn các móc để treo. Lưới được đan bằng dây dù.
Bước 5: Dùng sơn mầu trắng và mầu đỏ để tạo mầu sắc, trang trí cho ghế thêm đẹp.
Ghế thể dục trước khi cải tiến
Ghế thể dục sau khi đã được cải tiến
2. Giải pháp 2: Tổ chức thực hiện các vận động trong chương trình Giáo dục mầm non
Bộ đồ dùng Ghế thể dục đa năng giúp giáo viên trong các nhóm, lớp thực hiện được các vận động cơ bản trong chương trình Giáo dục mầm non như sau:
* Thực hiện trong các vận động đi, bò, trườn, trèo
Để thực hiện được các vận động như: Đi trên ghế thể dục; Bò, trườn, trèo qua ghế thể dục ta lắp đặt giống như một chiếc ghế thể dục thông thường có chiều dài 2m, chiều cao 60cm và chiều rộng 30cm (Theo đúng tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định). Vì 2 bên chân ghế lắp bản lề nên chân ghế có thể bị gấp vào, để đảm bảo độ an toàn ta sử dụng một miếng vít hãm giữa chân ghế và mặt ghế. Như vậy với đồ dùng Ghế thể dục đa năng sau khi cải tiến ta sử dụng như chiếc ghế thể dục thông thường.
Các bé đang được cô giáo tổ chức bài vận động: Đi trên ghế thể dục
Các bé thực hành vận động: Bò, trườn, trèo qua ghế thể dục
Khi ta gập một đầu ghế thể dục này lại giáo viên dạy trẻ thực hiện vận động “Đi trên ván kê dốc” mà không cần phải chuẩn bị một tấm ván gỗ riêng.
Các bé đang thực hiện vận động: Đi trên ván kê dốc
Ghế thể dục đa năng còn có chức năng khi ta gập cả hai đầu ghế thể dục giáo viên dạy trẻ thực hiện vận động: “Đi trong đường hẹp”. Ngoài ra ta có thể cất gọn gàng không hề chiếm diện tích.
Các bé đang thực hiện vận động: Đi trong đường hẹp
* Thực hiện các vận động: Ném, tung, bắt
Khi thực hiện các vận động này ta lồng 2 thanh inox tròn có kích thước khác nhau vào, tùy vào độ dài ngắn ta chốt 2 thanh inox đó bằng một chiếc ốc vít sau đó lắp 2 cột ném bóng vào những chiếc khoong gắn trên chân ghế. Tùy vào vận động mà ta gắn cột ném bóng nằm ngang hay đứng thẳng. Lúc này Ghế thể dục có chức năng như một cái trụ giữ thăng bằng cho cột ném bóng.
 Các bé đang thực hiện vận động: Ném bóng vào giỏ (Ném trúng đích nằm ngang)
Các bé đang thực hiện vận động: “Ném trúng đích thẳng đứng”
* Thực hiện trong một số trò chơi vận động
Khi ta tháo các cột ném bóng ra ta có thể treo lưới, dây để thực hiện một số trò chơi vận động khi giáo viên dạy trẻ chơi một số trò chơi vận động: Chơi đánh cầu lông; Chơi ném bóng qua dây; Chơi bóng chuyền; Bịt mắt đánh cồng. 
Các bé đang chơi trò chơi: “Bịt mắt đáng cồng”
Các bé đang chơi trò chơi: “Đánh cầu lông”
VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Như vậy từ một chiếc Ghế thể dục thông thường sau khi ta cải tiến thành Ghế thể dục đa năng vẫn đảm bảo các mục đích như rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, thực hiện rất nhiều các vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhẩy, tung, bắt, ném, bò, trườn.. , các trò chơi vận động giúp trẻ phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. 
Ngoài ra Ghế thể dục đa năng còn có thể gấp lại và cất gọn gàng không hề chiếm diện tích của lớp học bảo đảm các hoạt động hằng ngày của trẻ mà Ghế thể dục bình thường không thể làm được việc đó.
Với sáng kiến“Cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” có thể triển khai và áp dụng trong tất cả các trường mầm non trong toàn quốc.
- Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Khi cải tiến Ghế thể dục thành ghế thể dục đa năng nhà trường chỉ phải đầu tư kinh phí khoảng 250.000 đ – 300.000 đ để giúp giáo viên mua nguyên vật liệu để giáo viên có thể cải tiến thành Ghế thể dục đa năng.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
Với bộ đồ dùng Ghế thể dục đa năng chúng tôi đã tận dụng cải tạo từ ghế thể dục cũ, chỉ cần bổ sung thêm cột ném bóng, các lưới đan chơi trò chơimột số ốc vít thì số tiền chi phí chỉ khoảng 250.000 – 300.000 đ.
Nếu không cải tiến ghế thể dục thì các nhà trường phải đầu tư cho các lớp những bộ đồ dùng phục vụ các hoạt động phát triển vận động như:
+ Ván kê dốc: 400.000 đ
+ 2 Cột ném bóng: 500.000 đ x 2 chiếc = 1.000.000 đ
Tổng số tiền của các dụng cụ trên là: 1.400.000 đ
Ngoài ra nếu phải chi phí thêm để chơi một số trò chơi vận động như: Đánh cầu lông; Tung bóng qua dây; Chơi đánh bóng chuyền; Ném bóng rổthì số kinh phí sẽ còn tăng rất nhiều.
 Vậy với mỗi một bộ đồ dùng Ghế thể dục đa năng này sẽ làm lợi cho xã hội ít nhất là 1.100.000 đ. Nếu được áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường mầm non thì số tiền quả là không nhỏ.
Sau một năm áp dụng sáng kiến “Cải tiến Ghế thể dục thành Ghế thể dục đa năng nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Bộ đồ dùng Ghế thể dục đa năng đã được nhà trường lựa chọn tham dự Hội thi “ Triển lãm Đồ dùng, đồ chơi cấp Thành phố” nhà trường đã đạt giải Nhất. Sắp tới bộ đồ dùng này sẽ được Sở GD&ĐT lựa chọn dự Triển lãm đồ dùng đồ chơi cấp Quốc gia vào tháng 5/2016.
- Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
STT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Bùi Thị Kim Dung
26/8/1982
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 5T A
Đại học SPMN
- Thực hành các vận động trong Chương trình GDMN theo các độ tuổi.
2
Vũ Thị Loan
22/3/1973
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 5T B
Đại học SPMN
3
Dương Thị Hòa
28/12/1974
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 5T C
Đại học SPMN
4
Bùi Thị Kim Liên
4/11/1980
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 5T D
Đại học SPMN
5
Lê Thị Phương Thúy
4/6/1982
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 5T E
Đại học SPMN
6
Đỗ Thị Nga
1/9/1990
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 4T A
Đại học SPMN
7
Nguyễn Thị Minh Thu
24/8/1986
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 4T B
Đại học SPMN
8
Phạm Thị Nhung
17/3/1983
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 4T C
Đại học SPMN
9
Phạm Thị Bích Thủy
16/10/1974
Trường MN Thúy Sơn
Giáo viên lớp 4T D
Đại học SPMN
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 TP. Ninh Bình, ngày 15 tháng 4 năm 2016
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ
ĐỒNG TÁC GIẢ
Đồng Thị Phương Hoa
Nguyễn Thị Hải Vân
TRƯỜNG MẦM NON THÚY SƠN
XÁC NHẬN
PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
XÁC NHẬN
BẢN MÔ TẢ CHI TIẾT KỸ THUẬT CẢI TIẾN GHẾ THỂ DỤC THÀNH GHẾ THỂ DỤC ĐA NĂNG
Bước 1: Từ một chiếc Ghế thể dục bình thường ta có thể tháo rời toàn bộ chân ghế được đóng cố định ra.
Bước 2: Lắp mỗi bên chân ghế bằng một bản lề. Bản lề có thể mở ra, gập lại một cách dễ dàng.
Khi sử dụng, để chân ghế được chắc hơn khi dựng chân ghế lên, hoặc gập xuống ta có thể sử dụng một thanh sắt nhỏ để hãm giữa chân ghế và mặt ghế. 
Bước 3: Để ghế thể dục có nhiều chức năng hơn ta có thể đóng 2 khoong tròn vào 2 bên của chân ghế và mặt ghế để cho 2 thanh inox vào, ghế thể dục có thể thay thế là trụ của các cột ném bóng, cột đánh bóng; lưới bóng truyền 
Bước 4: Cột ném bóng bằng Inoc một phần dài 1m có đường kính to hơn, một phần 50cm đường kính nhỏ hơn trên các cột ném bóng có khoan các lỗ nhỏ để đặt ốc vít. 
 Rổ ném bóng có đường kính là 50cm, bên trên được hàn các móc để treo. 
 Lưới được đan bằng dây dù.
 Bước 5: Dùng sơn mầu trắng và mầu đỏ để tạo mầu sắc, trang trí cho ghế thêm đẹp.
Ghế thể dục đa năng sau khi đã hoàn chỉnh

File đính kèm:

  • doc1. NB QLGD MN.doc
Sáng Kiến Liên Quan