Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT - Ninh Bình

Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiến hành thực hiện các mục tiêu sau:

 Mục tiêu 1: Đánh giá huấn luyện sức mạnh tốc độ trong chạy 100m của nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT - Tỉnh Ninh Bình.

 Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài dự kiến theo các bước:

- Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến chạy 100m và giáo dục sức mạnh trong huấn luyện thể thao.

- Phỏng vấn chuyên gia, giáo viên để lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ trong môn chạy 100m.

- Kiểm tra các test đã lựa chọn để đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của học sinh trường.

- Thực trạng sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ của trường THPT- Tỉnh Ninh Bình.

 Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT- Tỉnh Ninh Bình.

 Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài dự kiến theo các bước:

- Lựa chọn bài tập và phỏng vấn chuyên gia để xác định các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.

- Xây dựng chương trình ứng dụng bài tập thực nghiệm.

- Đánh giá hiệu quả bài tập thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu.

- Kết luận kết quả thực hiện đề tài.

 

doc42 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT - Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điền kinh môn chạy 100m trường THPT- Ninh Bình.
Trước khi bước vào lựa chọn và ứng dụng bài tập cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành kiểm tra các test đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m của học sinh nam đội tuyển điền kinh (2 nhóm thực nghiệm và đối chứng) trình bày kết quả ở bảng 4.
Bảng 4: So sánh kết quả các test trước thực nghiệm (nA= nB= 10)
Test
Bật xa tại chỗ (m)
Chạy 30m tốc độ 
cao (s)
Chạy 100m xuất phát thấp (s) 
 Nhóm 
Chỉ số
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
2,55
2,63
3,57
3,53
12,48
12,36
0,082
0,123
0,041
0,047
0,15
0,17
ttính
1,714
2,076
0,91
tbảng
2,101
P
>0,05
	Nhìn vào bảng 4 cho thấy thành tích trung bình bật xa tại chỗ của nhóm đối chứng là 2,55 (m), của nhóm thực nghiệm là 2,63 (m) với ttính= 1,714 0,05. Tương tự ta thấy thành tích trung bình của test còn lại: Chạy 30m tốc độ cao (s), chạy 100m xuất phát thấp (s), của 2 nhóm trước thực nghiệm là sự khác biệt không có ý nghĩa, thể hiện ttính < tbảng ở ngưỡng xác xuất 0,05
	Như vậy chúng tôi khẳng định trước thực nghiệm trình độ thể lực chuyên môn 2 nhóm là tương đương nhau.
Tóm lại: Qua phần nghiên cứu đánh giá huấn luyện sức mạnh tốc độ trong chạy 100m của nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT - Tỉnh Ninh Bình ta thu được kết quả như sau:
	- Lựa chọn được test đánh giá sức mạnh tốc độ cho VĐV chạy 100m trường THPT- Ninh Bình.
	- Đánh giá được trình độ tố chất thể lực sức mạnh tốc độ trước thực nghiệm của VĐV chạy 100m trường THPT- Ninh Bình.
B. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN
2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT- Tỉnh Ninh Bình. 
2.1. Nghiên cứu đưa ra bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV chạy 100m của đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình.
Phân tích các tài liệu, thông qua nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV chạy 100m, chúng tôi đưa ra 19 bài tập được sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình bao gồm:
1: Bật xa tại chỗ 4lần x 3 tổ, nghỉ giữa 4 phút.
2: Nhảy cao qua lại bục 40cm 30lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
3: Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
4: Lò cò 30m x 3 lần x 1 tổ. nghỉ giữa 3 phút.
5: Bật thu gối trên cát 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
6: Vịn tay vào hàng rào đạp sau 50lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 5 phút.
7: Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
8: Đạp sau 50m x 2 lần x 1 tổ, nghỉ giữa tổ 5 phút.
9: Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân 20lần/bên x 3tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
10: Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
11: Chạy 100m x 3 lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
12: Bật cóc 30m x 2 lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
13: Chạy 30m xuất phát cao 1 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
14: Bật xa 3 bước tại chỗ 3lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
15: Chạy 80m 3lần x 1 tổ.
16: Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
17: Chạy 60m tốc độ cao 2lần x 1 tổ
18: Chạy nâng cao đùi tại chỗ trong hố cát 15’’ x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 2 phút.
19: Chạy lên dốc 20m x 2lần x 1 tổ.
Để tìm hiểu các bài tập sức mạnh tốc độ thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực huấn luyện học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các HLV, giáo viên điền kinh bằng các phiếu phỏng vấn (Phụ lục 1) số phiếu phát ra là 30 thu về là 30.
Cách trả lời như sau: 
3 điểm: Thường xuyên sử dụng.
2 điểm: Có sử dụng.
1 điểm: ít sử dụng. 
	Kết quả phỏng vấn ở bảng 5.
	Bảng 5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình (n= 30)
TT
Các test
Kết quả phỏng vấn
Thường xuyên sử dụng
Có sử dụng
Ít sử dụng
Tổng điểm
%
N
Điểm
n
Điểm
n
Điểm
1
Bật xa tại chỗ 4lần x 3 tổ, nghỉ giữa 4 phút.
20
60
8
16
2
2
78
86,67
2
Nhảy cao qua lại bục 40cm 30lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
12
36
8
16
10
10
62
68,89
3
Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
19
57
7
14
4
4
75
83,33
4
Lò cò 30m x 3 lần x 1 tổ. nghỉ giữa 3 phút.
11
33
9
18
10
10
61
67,78
5
Bật thu gối trên cát 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
17
51
7
14
6
6
71
78,88
6
Vịn tay vào hàng rào đạp sau 50lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 5 phút.
12
36
8
16
10
10
62
68,89
7
Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
17
51
6
12
7
7
70
77,78
8
Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân 20lần/bên x 3tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
10
30
11
22
9
9
61
67,78
9
Đạp sau 50m x 2 lần x 1 tổ, nghỉ giữa tổ 5 phút.
16
48
8
16
6
6
70
77,78
10
Chạy 100m x 3 lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
9
27
10
20
11
11
58
64,44
11
Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
15
45
6
12
9
9
66
73,33
12
Chạy 30m xuất phát cao 1 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
8
24
15
30
7
7
61
67,78
13
Bật cóc 30m x 2 lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
15
45
7
14
8
8
67
74,44
14
Chạy 80m 3lần x 1 tổ.
9
27
8
16
13
13
56
62,22
15
Bật xa 3 bước tại chỗ 3lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
15
45
8
16
7
7
68
75,56
16
Chạy 60m tốc độ cao 2lần x 1 tổ
10
30
7
14
13
13
57
63,33
17
Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
14
42
7
14
9
9
65
72,22
18
Chạy nâng cao đùi tại chỗ trong hố cát 15’’ x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 2 phút.
6
18
20
40
4
4
62
68,89
19
Chạy lên dốc 20m x 2lần x 1 tổ.
7
21
13
26
10
10
57
63,33
	Kết quả phỏng vấn cho thấy: Trong 19 bài tập qua phỏng vấn có 9 bài tập được các HLV, giáo viên điền kinh đánh giá với mức thường xuyên sử dụng (trên 70% tổng điểm) và được chúng tôi lựa chọn tham gia quá trình thực nghiệm của đề tài:
1: Bật xa tại chỗ 4lần x 3 tổ, nghỉ giữa 4 phút.
2: Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
3: Bật thu gối trên cát 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
4: Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
5: Đạp sau 50m x 2 lần x 1 tổ, nghỉ giữa tổ 5 phút.
6: Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
7: Bật cóc 30m x 2 lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
8: Bật xa 3 bước tại chỗ 3lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
9: Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
Qua tổng kết phỏng vấn trên xác định được 9 bài tập đưa vào ứng dụng các bài tập sức mạnh tốc độ nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình. 
Nội dung trình bày ở bảng 6
Bảng 6: Nội dung bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV chạy 100m trường THPT- Tỉnh Ninh Bình.
TT
Nội dung bài tập
Khối lượng
Mục đích- yêu cầu
SLLL
QN
Tổng
1
Bật xa tại chỗ x 3 tổ
4
4’
12lần
- Phát triển sức mạnh tốc độ
- Bật mạnh duỗi thẳng chân, gập nhanh. 
2
Chạy 30m tốc độ cao x 3 tổ.
2
4’
180m
- Phát triển sức mạnh tốc độ
- Duy trì tốc độ lớn nhất
3
Bật thu gối trên cát x 3tổ
15
3’
45lần
- Phát triển sức mạnh tốc độ
- Bật nhanh, mạnh, đùi vuông góc với thân người.
4
Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm x 3tổ 
15
3’
45lần
- Phát triển sức mạnh tốc độ
- Bật nhanh hết sức, thẳng chân xốc người.
5
Đạp sau 50m x 2 tổ.
1
5’
100m
- Phát triển sức mạnh tốc độ
- Đạp nhanh với dài chân lăng
6
Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3 rào
3
5’
3 lần
- Phát triển sức mạnh tốc độ.
- Bật hết sức bằng 2 chân, tiếp xúc bằng ức bàn chân.
7
Bật cóc 30m x 2tổ
3
4’
180m
- Phát triển sức mạnh tốc độ
- Bật duỗi hết cổ chân
8
Bật xa 3 bước tại chỗ x 2tổ
3
3’
6lần
- Phát triển sức mạnh tốc độ
- Bật mạnh duỗi thẳng chân, gập nhanh. 
9
Chạy 60m xuất phát cao x 2 tổ
3
4’
360m
- Phát triển sức mạnh tốc độ.
- Tần số và biên độ tốt.
Nội dung các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV chạy 100m đội tuyển điền kinh trường THPT- Tỉnh Ninh Bình.
 Bật xa tại chỗ 4lần x 3 tổ, nghỉ giữa 4 phút.
 Bật xa 3 bước tại chỗ 3lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút. Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
Bật thu gối trên cát 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
Đạp sau 50m x 2 lần x 1 tổ, nghỉ giữa tổ 5 phút.
Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút
Bật cóc 30m x 2 lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
 2.2. Ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình.
Thực nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã chọn để nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình. Đây là quá trình tác động nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV chạy 100m.
Để đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình huấn luyện, chúng tôi thực nghiệm trên 20 VĐV của đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình. Tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Thực nghiệm gồm 10 em tập luyện theo bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn.
Nhóm 2: Đối chứng gồm 10 em tập luyện bình thường theo chương trình của trường.
	Quá trình thực nghiệm tiến hành trong 2 tháng. Hai nhóm đều tiến hành tập luyện song song theo kế hoạch đã định, trong mỗi tuần được tập 3 buổi sức mạnh tốc độ, tổng thời gian thực nghiệm là 24 buổi, mỗi buổi tập 40- 45 phút. 
	Để có tính hệ thống trong quá trình giảng dạy và huấn luyện chúng tôi xây dựng kế hoạch huấn luyện trình bày ở Phụ lục 2. Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi đánh giá hiệu quả bài tập ứng dụng.
2.3. Trình độ phát triển tố chất thể lực sức mạnh tốc độ sau thực nghiệm của đội tuyển nam VĐV chạy 100m trường THPT- Ninh Bình.
	Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu, chúng tôi tiến hành thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ mà chúng tôi đã lựa chọn đưa vào ứng dụng cho đối tượng nghiên cứu với thời gian là 8 tuần, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 45 phút cho thực hiện các bài tập ứng dụng. Để chúng tôi có đủ điều kiện để đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV chạy 100m đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình. Chúng tôi tiến hành kiểm tra các test 2 lần, qua thu thập số liệu và sử lý bằng phương pháp toán học thống kê cho kết quả ở bảng 7.
	Bảng 7: So sánh kết quả các test sau thực nghiệm (nA= nB= 10)
Test
Bật xa tại chỗ (m)
Chạy 30m tốc độ 
cao (s)
Chạy 100m xuất phát thấp (s)
 Nhóm 
Chỉ số
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
2,62
2,72
3,55
3,45
12,2
11,9
0,070
0,077
0,086
0,061
0,067
0,189
ttính
3,027
2,982
3,025
tbảng
2,101
P
<0,05
	Qua bảng 7 thấy rằng sự phát triển thành tích của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng là rõ ràng:
	- Thành tích trung bình chạy 100m của nhóm đối chứng là 11,9 (s) trong khi đó thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm là 12,2 (s) với ttính= 3,025 > tbảng= 2,101. Như vậy, chứng tỏ rằng trình độ sức mạnh tốc độ và mức độ hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng, đảm bảo xác xuất P< 0,05.
	- Tương tự thành tích bật xa tại chỗ, chạy 30m tốc độ cao của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng, thể hiện ở ttính> tbảng, đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất P < 0,05.
	Qua biểu bảng cho thấy trình độ sức mạnh tốc độ của 2 nhóm tốt lên, nhưng nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Từ kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc vận dụng bài tập sức mạnh tốc độ đã đem lại hiệu quả cao, chứng tỏ phù hợp với trình độ tập luyện của học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình.	
Biểu đồ 2. Biểu diễn kết quả trước và sau thực nghiệm 	 
Bật xa tại chỗ
Chạy 30m tốc độ cao
Chạy 100m xuất phát thấp
	Tóm lại: Từ kết quả nghiên cứu trên sau thời gian hai tháng thực nghiệm qua 2 test đánh giá sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 100m của VĐV, nhóm thực nghiệm phát triển hơn nhóm đối chứng, và sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng P < 0,05.
	Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m của học sinh nam đội tuyển điền kinh trường THPT- Ninh Bình qua lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả rõ rệt.
	Từ những kết quả đã trình bày ở trên cho phép đi đến các nhận xét sau:
	- Sau hai tháng thực nghiệm ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập đã lựa chọn và nhóm đối chứng tập theo các bài tập của trường. Từ các bài tập mới đã lựa chọn thể hiện tính hiệu quả cao hơn trong huấn luyện và phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m của VĐV chạy 100m đội tuyển Điền kinh trường THPT- Ninh Bình.
	- Có thể ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ mà chúng tôi đã nghiên cứu vào trong các tiết học chính khoá để nhằm rèn luyện thể lực cho học sinh.
	- Việc ứng dụng các bài tập sức mạnh tốc độ mà chúng tôi đã lựa chọn vào trong giảng dạy của trường THPT đã đạt được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng trong Hội khỏe phù đổng Tỉnh Ninh Bình lần thứ VI và đạt cờ ba toàn đoàn. 
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
C. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
	1. Hiệu quả kinh tế: 
	- Nâng cao được thứ hạng của trường THPT trong các giải thi đấu thể dục thể thao của Tỉnh hàng năm, đứng thứ ba toàn đoàn Hội khỏe phù đổng Tỉnh Ninh Bình năm 2016 đạt 01 huy chương vàng, 06 huy chương đồng.
- Giảm bớt được chi phí tập huấn hàng năm cứ 01 học sinh đạt giải Tỉnh làm lợi kinh tế là 12 buổi tập x 75.000đ = 900.000đ/01 năm. Năm 2015 giảm bớt được chi phí cho nhà trường 07 giải tỉnh x 900.000đ= 6.300.000đ.
- Những học sinh của đội tuyển trường không phải ra các trường Đại học thể thao để ôn thi năng khiếu thể thao và tốn kém chi phí đi lại ăn uống làm lợi kinh tế 1.000.000đ/ 01 học sinh/01 năm. Trong ba năm gần đây có các em học sinh như Nguyễn Văn Nghĩa (2010), Nguyễn Thị Ngọc Bích (2011),Lê Xuân Hiến (2012), Hoàng Minh Cương năm 2013 đạt 25,25 điểm và đỗ vào trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 
- Trong Hội khỏe phù đổng Tỉnh Ninh Bình VĐV chạy 100m Trần Đức Thiên đơn vị THPT đạt huy chương Vàng 100m.
2. Hiệu quả xã hội: 
	- Có thể ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ mà chúng tôi đã nghiên cứu vào trong các tiết học chính khoá để nhằm rèn luyện thể lực cho học sinh.
	- Việc ứng dụng các bài tập sức mạnh tốc độ mà chúng tôi đã lựa chọn vào trong giảng dạy của trường THPT đã đạt được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng trong Hội khỏe phù đổng Tỉnh Ninh Bình lần thứ VI và đạt cờ ba toàn đoàn.
	- Với các bài tập sức mạnh tốc độ chúng tôi đã lựa chọn mang lại hiệu quả cao cho người tập, nhằm nâng cao sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, thu hút được nhiều người tham gia tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên.
3. Kinh phí thực hiện sáng kiến
Dự trù kinh phí: Kinh phí tự túc.
	Thiết bị nghiên cứu: Tài liệu đã nghiên cứu, sách, máy tính, máy in, máy ảnh, máy quay camera, dụng cụ chuyên môn.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Có thể áp dụng các bài tập sức mạnh mà chúng tôi đã lựa chọn cho các tiết giảng dạy môn chạy 100m chính khóa và huấn luyện đội tuyển trong các nhà trường trung học phổ thông.
 Kết luận
	- Thực trạng việc sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam đội tuyển Điền kinh trường THPT- Ninh Bình hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thành tích chạy 100m. 
	- Qua nghiên cứu đề tài cũng như thực tiễn lý luận và qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia, HLV và giáo viên điền kinh lựa chọn được các test đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ cho học sinh nam đội tuyển Điền kinh trường THPT- Ninh Bình.
 	1. Bật xa tại chỗ (m).
	2. Chạy 30m tốc độ cao (s).
	3. Chạy 100m xuất phát thấp (s).
	- Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 9 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam đội tuyển Điền kinh trường THPT- Ninh Bình.
1: Bật xa tại chỗ 4lần x 3 tổ, nghỉ giữa 4 phút.
2: Chạy 30m tốc độ cao 2 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
3: Bật thu gối trên cát 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
4: Bật nhảy đổi chân độ cao 30cm 15 lần x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
5: Đạp sau 50m x 2 lần x 1 tổ, nghỉ giữa tổ 5 phút.
6: Bật liên tục qua rào cao 80cm x 3tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
7: Bật cóc 30m x 2 lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
8: Bật xa 3 bước tại chỗ 3lần x 2tổ, nghỉ giữa tổ 3 phút.
9: Chạy 60m xuất phát cao 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 4 phút.
- Trình độ sức mạnh tốc độ của 2 nhóm có tốt lên, nhưng nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Từ kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc vận dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã đem lại hiệu quả cao, chứng tỏ phù hợp với trình độ tập luyện của VĐV chạy 100m nam đội tuyển Điền kinh trường THPT- Ninh Bình, đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất P < 0,05.
6. Kiến nghị:
	- Để phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh nam đội tuyển Điền kinh trường THPT- Ninh Bình có thể ứng dụng những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã nghiên cứu trong đề tài.
	- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các lứa tuổi và giới tính khác.
	- Cần bổ xung thêm trang thiết bị, dụng cụ dạy học cho các trường THPT để thuận tiện hơn trong quá trình huấn luyện và giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1993), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao”, Sở TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh.
Dương Nghiêp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học (2000), “Điền Kinh” Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), “Sinh lý TDTT”, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Đức Văn (2000), “Phương pháp thống kê trong TDTT”, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), “Tâm lý học TDTT”, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
Sách giáo viên thể dục lớp 10.
Phương pháp huấn luyện các môn chạy.
Một số đề tài nghiên cứu khoa học.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2004- 2007)
Đánh giá nhận xét và cho điểm của Hội đồng cấp trường
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc13. KSA Cai tien bai tap phat bieu suc manh toc do nham nang cao thanh tich chay 100m cho nam học si.doc
Sáng Kiến Liên Quan