Sáng kiến kinh nghiệm Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh

1.1. Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn lớn, có phong cách nghệ

thuật hết sức độc đáo, và có nhiều đóng góp đặc trưng cho nền văn học hiện đại

Việt Nam. Hai nhà văn này mặc dù có phong cách sáng tác khác nhau, nhưng

giữa họ cũng có những điểm tương đồng thú vị. Đặc biệt, họ đều được mệnh

danh là nhà văn của cái đẹp.

1.2. Sau bao lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa, tác phẩm của

Thạch Lam và Nguyễn Tuân vẫn được chọn đưa vào nhà trường Việt Nam, từ

bậc THCS đến đại học và sau đại học. Đặc biệt, ở chương trình Ngữ văn THPT

mà chúng tôi đang thực hiện, hai tác giả này đều có tác phẩm được đưa vào

giới hạn của mọi kỳ thi.

1.3. Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp. Tìm đến cái đẹp là tìm đến cái

đích của văn chương, tìm vào cái đẹp của Thạch Lam và Nguyễn Tuân (những

người suốt đời đi tìm cái đẹp) lại càng trở nên hết sức cần thiết.

1.4. Từ thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi thấy tác

phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân nói chung, cái đẹp trong văn của hai tác

giả này nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhưng đây lại là

vấn đề rất khó cho cả giáo viên và học sinh.

1.5. Khảo sát hệ thống các công trình nghiên cứu về Thạch Lam và

Nguyễn Tuân chúng tôi thấy chưa có công trình nào chỉ ra đặc trưng về cái đẹp

trong tác phẩm của hai nhà văn này trong mối quan hệ so sánh.

Từ những lí do trên đây, kết hợp với nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn

của bản thân và ni ềm say mê hai tác gi ả nổi tiếng này, chúng tôi chọn đề tài Cái đẹp

trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh để nghi ên cứu.

2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài này để nghi ên cứu chúng tôi hướng đến mục đí ch: đưa ra một tài

li ệu đáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp gi áo vi ên và học sinh ở trường THPT

tham khảo khi gi ảng dạy và học tập tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Đề

3

tài này đi vào khám phá cái đẹp – một phương di ện nổi bật trong phong cách nghệ

thuật của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Thực hi ện đề tài này sẽ góp phần giúp bản

thân và đồng nghi ệp cũng như các em học sinh khám phá tác phẩm của hai nhà văn

này một cách đúng hướng. Từ đó nhìn nhận, đánh gi á đúng gi á trị và những đóng

góp của các nhà văn này.

pdf31 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4687 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“run run”, vừa vì vui mừng vừa vì kính phục. 
 Vậy là, trong không gian tù ngục tối tăm bẩn thỉu, cái tài cái đẹp vẫn tỏa 
sáng. Miêu tả Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, Nguyễn Tuân đã thể hiện một đặc 
điểm trong phong cách nghệ thuật của mình, đó là luôn khám phá con người ở 
phương diện tài hoa nghệ sĩ. 
 Thứ hai, Huấn Cao là người có vẻ đẹp khí phách phi thường. Vẻ đẹp khí 
phách mạnh mẽ, phi thường, hiên ngang bất khất của nhân vật Huấn Cao cũng 
được nhà văn giới thiệu ngay từ đầu tác phẩm, trước khi Huấn Cao xuất hiện, 
qua lời đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại: “người ta đồn Huấn Cao, 
ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa”, Huấn Cao là 
người “văn võ đều có tài cả”, “giả sử tôi là đao phủ, phải chém những người 
như vậy, tôi nghĩa mà thấy tiêng tiếc”. 
 Khi vừa đến cửa đề lao, trước mặt lính áp dải, “Huấn Cao lạnh lùng, 
chốc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá 
tảng đánh thuỳnh một cái”. Hành động ấy gợi cho người đọc liên tưởng đến 
hành động của những bặc anh hùng Chọc trời khuấy nước mặc dầu / Dọc 
ngang nào biết trên đầu có ai (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Trong thời gian ở nhà 
lao, Huấn Cao thản nhiên hưởng sự biệt đãi của thầy trò viên quản ngục, lại còn 
chửi mắng, khinh bỉ họ. Huấn Cao biết rằng ông có thể sẽ bị những trận đòn roi và 
sự tàn bạo của quan coi ngục, nhưng ông không hề sợ hãi. Với ông “đến cái cảnh 
chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”. 
 Là tử tù, nhưng trong nhà lao, Huấn Cao vẫn sống ung dung, đường 
hoàng, không chút vướng bận. Mặc dù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng 
ông vẫn say sưa cho chữ viên quản ngục, không hề nghĩ đến cái chết đang cận 
kề. Khi nghe thầy thơ lại thông báo việc ngày mai phải về kinh chịu án tử hình, 
Huấn Cao vẫn bình thản. Trước khi cho chữ viên quản ngục, Huấn Cao đã nói 
 24 
rằng: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối 
bao giờ”. Câu nói ấy cũng phần nào thể hiện một khí phách mạnh mẽ, hiên 
ngang bất khuất của nhân vật Huấn Cao. 
 Huấn Cao với vẻ đẹp khí phách hiên ngang bất khuất chính là sự hóa 
thân của tác giả: một người mang phong cách Ngông, lấy cái tài và cái tâm hơn 
đời của mình để ngạo nghễ, khinh thường xã hội đầy xấu xa đương thời. 
 Cuối cùng, Huấn Cao là người mang vẻ đẹp thiên lương trong sáng. Ông 
luôn có ý thức cao về tài năng, danh dự của mình, “không vì vàng ngọc hay 
quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Trong suốt thời gian ở nhà lao của 
viên quản ngục, ông luôn cú ý thức giữ gìn thiên lương, “bần tiện bất năng di, 
uy vũ bất năng khuất”. Sau khi hiểu rõ tấm lòng chân thành, trong sáng của 
viên Quản ngục, ông đã hết sức cảm động mà nói rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt 
nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây 
mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một 
tấm lòng trong thiên hạ”. Sau đó ông đã nhận lời cho chữ viên quản ngục. Cho 
chữ xong, Huấn Cao đã chân thành khuyên viên quản ngục “về nhà quê mà ở, hãy 
thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”. Vậy là, trước uy 
quyền, vũ lực, và ngay cả cái cảnh chết chém đều không thể làm Huấn Cao 
vướng bận, nhưng một tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục đã khiến 
ông phải xúc động, xem như tri kỉ tri âm. 
 Dưới ngòi bút lãng mạn và nghệ thuật lí tưởng hóa nhân vật, Nguyễn 
Tuân đã xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao mang vẻ đẹp hài hòa giữa 
tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng. Qua nhân vật này chúng ta thấy 
rõ một nét phong cách nghệ thuật nổi bật của Nguyễn Tuân: ưa tìm những cái 
đẹp biệt lệ, độc đáo, thích khám phá nhân vật ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. Nhân 
vật Huấn Cao cũng thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn: tài và tâm, cái đẹp và 
cái thiện không thể tách rời. Cái đẹp chiến thắng tất cả, cái đẹp cứu vớt nhân thế. 
Đồng thời, cũng qua nhân vật này tác giả thể hiện niềm khao khát được thoát khỏi 
cuộc sống tối tăm, và kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước thiết tha của nhà văn. 
 25 
Nói thêm về viên Quản ngục, về vị trí xã hội, Quản ngục là người mang 
chức phận cai tù, sống giữa gông xiềng và tội ác, luôn phải chứng kiến những 
cảnh tàn nhẫn, lừa lọc. Cảnh sống ấy dễ đẩy con người vào bùn nhơ. Thế nhưng 
trong chốn tù ngục tối tăm ấy, viên quản ngục vẫn xuất hiện như một thanh âm 
trong trẻo giữa chốn hỗn loạn xô bồ. Quả đúng là “Gần bùn mà chẳng hôi tanh 
mùi bùn” (ca dao). Trong cảnh ngục tù, viên quản ngục luôn ý thức rõ về bản 
thân: “cỏi thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”, và ông luôn day dứt vì đã chọn 
nhầm nghề. Điều đặc biệt là đối lập với công việc quản ngục, nhân vật này lại 
có một sở nguyện hết sức thanh cao, đó là thèm có được chữ Huấn Cao để treo 
trong nhà như một báu vật. Mặc dù phải làm cái công việc biểu trưng cho tội ác 
và sự tàn nhẫn, nhưng viên quản ngục lại rất biết quý trọng, nâng niu cái tài cái 
đẹp, khát khao cái đẹp, lo sợ đánh mất cái đẹp, bất chấp cả sự nguy hiểm đến 
tính mạng chỉ vì cái đẹp. Hành động biệt đãi của viên quản ngục đối với Huấn 
Cao suốt nửa tháng trời đủ nói lên điều đó. Trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản 
ngục đã khúm núm vái lạy, nước mắt nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cái 
vái lạy và dòng nước mắt không làm viên quản ngục nhỏ bé, thấp hèn. Trái lại, càng 
làm cho nhân cách của nhân vật này trở nên cao đẹp và sáng ngời hơn. Quả đúng như 
Nguyễn Tuân đã viết trong truyện: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn 
nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của 
viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc 
luật đều hỗn loạn xô bồ”. 
 Quản ngục khác với Huấn Cao về vị thế xã hội, nhưng lại là tri âm tri kỉ 
với Huấn Cao về tâm hồn, họ đều là những người có lương tâm trong sáng, biết 
quý trọng và nâng niu cái đẹp. Nếu Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp, thì 
viên Quản ngục là người hướng về cái đẹp, hưởng thụ và nâng niu cái đẹp. 
Chính sự gặp gỡ ấy đã đưa hai con người vốn xa nhau về địa vị xã hội đến gần 
nhau, trở thành tri âm tri kỉ của nhau. Qua hai nhân vật Huấn Cao và viên Quản 
ngục, tác giả đã khẳng định cái đep nói chung và cái đẹp trong nghệ thuật nói 
riêng luôn có một sức sống bất diệt bất chấp mọi hoàn cảnh. 
 26 
Cảnh cho chữ được diễn ra trong một không gian và thời gian hết sức đặc 
biệt: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng 
canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật 
hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân dán”. Trong 
không gian đó, “một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú 
trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. “Một người tù cổ đeo gông, 
chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh 
ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những 
đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy 
gò, thì run run bưng chậu mực”. 
 Cảnh tượng đó được nhà văn miêu tả thật sống động, gợi cảm, từ ngữ phong 
phú, câu văn có nhịp điệu, giàu sức dư ba. Có thể nói, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên 
một “tượng đài thiên lương” gồm ba con người chụm đầu vào nhau theo bút pháp điện 
ảnh. Ba cái đầu chụm vào nhau trong bức tượng đài thiên lương ấy thể hiện tấm lòng 
biệt nhỡn liên tài của cả ba con người, và của tác giả Nguyễn Tuân. 
 Cảnh cho chữ được tái hiện trên đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng 
có. Cho chữ, xin chữ là thú chơi tao nhã, thường diễn ra nơi thư phòng trang 
trọng, sạch sẽ. Trong trường hợp này, cảnh cho chữ lại diễn ra giữa chốn ngục 
tù đầy bóng tối, bẩn thỉu. Nhà ngục là nơi giam cầm, đày đọa con người, nhưng 
chính nơi đây lại diễn ra một việc làm trái khoáy, đó là người ta viết chữ tặng 
nhau, cứ đường hoàng bình thản như ở bên ngoài. Cảnh cho chữ lẽ ra phải diễn 
ra ở những lúc trà dư tửu hậu, trong trạng thái thoải mái. Ở đây, Huấn Cao – 
người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp lại trong tư thế cổ đeo gông, chân vướng xiềng 
và là kẻ tử tù mà vẫn ung dung viết chữ. Trong cảnh cho chữ có sự đổi ngôi: 
người tử tù lại ở tư thế bề trên, uy nghi, lồng lộng; còn viên quản ngục và thầy 
thơ lại, những kẻ có quyền thế thì lại “khúm núm” và “run run”, kính cẩn, trọng 
vọng người tử tù. 
 Vậy là, trong cảnh ngục tù tăm tối, cái đẹp, cái tài hoa, cái thiên lương 
trong sáng đã lên ngôi. Sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, của cái 
thiện trước cái ác, của cái đẹp trước cái xấu xa nhơ bẩn, của cái cao cả trước cái 
 27 
thấp hèn, của tinh thần bất khuất hiên ngang trước thái độ cam chịu nô lệ. Đó là 
sự chiến thắng của chân, thiện, mĩ trước mọi hoàn cảnh. Có những người như 
viên quản ngục phải sống trong môi trường bẩn thỉu, ác độc nhưng tâm hồn vẫn 
hướng về cái đẹp. Đó chính là niềm tin của tác giả vào bản chất hướng thiện 
của con người. 
 Cảnh cho chữ giản dị mà thiêng liêng ấy đã thể hiện quan niệm của nhà 
văn về cuộc sống và nghệ thuật: cái đẹp gắn liền với cái thiện. Người nghệ sĩ 
trước hết phải có thiên lương trong sáng. Những con người có tài cao đức trọng 
sẽ bất tử trong lòng người đời. Cũng qua cảnh cho chữ này, Nguyễn Tuân đã 
gửi đến người đọc một lời đề nghị về lối sống: dù trong hoàn cảnh nào cũng 
hướng về cái đẹp, cái thiện. Nói như Cao Bá Quát rằng “Nhất sinh đê thủ bái 
mai hoa” (Cả đời chỉ cúi đầu vái lạy hoa mai). 
4.2.2. “Người lái đò sông Đà” với cái đẹp của thiên nhiên và người lao động 
Trước hết xin được nói về cái đẹp của người lái đò – người nghệ sĩ tài hoa trên 
mặt trận sông nước. Nguyễn Tuân quan niệm rằng, vẻ đẹp tài hoa của con người không 
chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, mà còn thể hiện trong mọi hoạt động 
lao động của con người. Khi con người đạt đến độ điêu luyện trong công việc của mình 
là lúc mà con người chứng tỏ được chất tài hoa nghệ sĩ của mình. Hình tượng người lái 
đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà đủ để chứng minh điều đó. 
Người lái đũ có giọng nói ầm ào như tiếng nước trước mặt ghềnh. Nhãn giới 
vời vợi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù. Trí nhớ siêu 
việt, thuộc lòng từng cửa tử, cửa sinh, từng luồng nước, từng tảng đá của con sông 
Đà. Người ta nói làm nghề sông nước tổn thọ, ông lặng lẽ cải chính bằng cái đầu bạc, 
một thân thể cao to và một sức mạnh phi thường. Đồng tiền tụ máu trên ngực người 
lái đò được Nguyễn Tuân ngợi ca như tấm huân chương siêu hạng. 
 Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò trước hết được thể hiện qua sự hiểu 
biết sâu rộng của ông về quy luật của dòng sông. “Ông nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào 
lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Ông “nắm chắc 
binh pháp của thần sông thần đá”, thuộc lòng từng cửa tử, cửa sinh, từng luồng nước, 
từng tảng đá của con sông Đà và làm chủ được dòng sông. Biểu hiện rõ nhất cho vẻ 
 28 
đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò là ở trình độ lái đò điêu luyện và bản lĩnh vững 
vàng khi băng ghềnh vượt thác. Thác đá bày thạch thủy trận sẵn sàng nuốt lấy con 
thuyền, người lái đò không hề nao núng và điều khiển con thuyền đầy tính nghệ 
thuật. Nguyễn Tuân ngợi ca là “tay lỏi ra hoa”. Để khắc họa vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ 
của người lái đò, Nguyễn Tuân đã tập trung miêu tả cuộc vượt thác đầy nguy hiểm và 
vô cùng ngoạn mục. Trong cuộc chiến đấu chống lại thần đá, thần nước, người lái đò 
đã hết sức khéo léo để vượt qua trùng vi thạch trận. 
Qua hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân ngợi ca người anh hùng – 
người lao động mới trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đây 
cũng là một biểu hiện của tinh thần yêu nước sâu sắc mà kín đáo của nhà văn. 
Đồng thời, Nguyễn Tuân muốn nói với người đọc: chủ nghĩa anh hùng nằm 
ngay trong cuộc sống của nhân dân, hàng ngày vật lộn với thiên nhiên vì miếng 
cơm manh áo, trí dũng tài ba không phải ở đâu xa mà ở ngay trong những 
người lao động bình thường. 
Hình tượng con sông Đà hung bạo và trữ tình. Sông Đà hung bạo, lắm thác 
nhiều ghềnh, cái hung bạo ấy được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó: “Chúng 
thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, một dòng chảy riêng, không khuôn mình 
vào lẽ thường. Vẻ nguy hiểm của sông không chỉ được thể hiện qua thác ghềnh mà đó 
còn là “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt 
trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ 
tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này 
sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm 
thấy mình như đứng một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái 
tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Những cái hút nước ở quãng Tà Mường 
Vát phía dưới Sơn La lại ghê rợn hơn nữa. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị 
sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không 
thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy”. Tiếng thác réo “như là oán trách gì, 
rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống 
như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, 
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” 
 29 
Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn thơ mộng, trữ tình. “Con Sông Đà tuôn dài 
tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung 
nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Nước 
Sông Đà còn thay đổi theo mùa, trong đó đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu: “Mùa xuân 
dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm 
đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. 
Sông Đà gợi cảm với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há 
Dương Châu”, làm cho người đi rừng dài ngày “vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa 
dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Sông Đà còn có những quãng, những không 
gian, những cảnh sắc đầy thơ mộng: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời 
Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Có những cảnh hoang vu, 
hoang sơ đến kì lạ: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một 
nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Cảnh sông Đà còn là “những nương ngô nhú lên những lá ngô 
non đầu mùa, những đồi cỏ gianh đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ 
gianh đẫm sương đêm”. Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà đẹp, thơ mộng, bao 
nhiêu cảnh bấy nhiêu tình; sông Đà như một thiếu nữ đa tình, như một cố nhân. 
Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa, 
Nguyễn Tuân đã tái hiện lên một khung cảnh Tây Bắc thật hùng vĩ mà cũng thật trữ 
tình, làm ta thêm tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là một 
quà tặng vô giá của thiên nhiên, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của người nghệ 
sĩ tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân. Qua vẻ đẹp của người lái đò và hình tượng sông Đà, 
Nguyễn Tuân đã thể hiện rõ tình yêu thiết tha và niềm tự hào sâu sắc về giang sơn 
gấm vóc của Tổ quốc, thái độ trân trọng, ngợi ca con người lao động mới thời kỳ 
miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 
 30 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh là 
đề tài đòi hỏi người viết phải có cả chiều rộng lẫn bề sâu. Để thực hiện đề tài 
này nhất thiết phải nắm vững toàn bộ sự nghiệp văn học của Thạch Lam và 
Nguyễn Tuân – từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác. Mặt khác, quan trọng hơn 
là phải cố gắng để tìm ra những điểm đặc trưng của mỗi nhà văn. Họ đều là nhà 
văn của cái đẹp, vậy họ khác nhau chỗ nào? Họ có đóng góp riêng gì cho nền văn 
học dân tộc? và khai thác tác phẩm của họ như thế nào cho đúng hướng? Đó là khó 
khăn không nhỏ mà người viết đề tài này phải nỗ lực vượt qua. Với thời gian hạn 
hẹp, chúng tôi đã nỗ lực tìm tòi, khám phá, vận dụng thành quả nghiên cứu của 
những người đi trước kết hợp với những suy nghĩ của riêng mình, việc thực hiện đề 
tài này dù khó khăn nhưng cũng đã hoàn thành. 
 Trong đề tài, chúng tôi đã lần lượt chỉ rõ và phân tích đặc điểm trong hành 
trình kiếm tìm cái đẹp của hai nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Trên cơ sở đó 
chúng tôi đã rút ra những điểm đặc trưng của hai nhà văn về phương diện này. 
Cuối cùng, tác giả đề tài cũng đã đưa ra những định hướng khá chi tiết đối với việc 
khai thác các tác phẩm của Thạch lam và Nguyễn Tuân trong nhà trường THPT. 
 Đề tài này đã được chúng tôi kiểm nghiệm qua thực tiễn giảng dạy cho 
các em học sinh giỏi Quốc gia, và đã được anh chị em đồng nghiệp ghi nhận. 
Kết quả cho thấy, đối với học sinh, các em hết sức hứng thú và ngộ ra những 
điều lí thú khi tiếp xúc với nội dung đề tài. Văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân 
vốn rất hay và khó, việc tìm đúng bản chất tinh hoa trong tác phẩm của hai nhà 
văn này lại càng khó hơn. Đề tài này một phần giúp các em hiểu hơn về cái 
hay, cái đẹp trong các tác phẩm của Thạch lam và Nguyễn Tuân, một phần 
giúp các em hứng thú hơn, say mê hơn khi đến với tác phẩm của hai nhà văn 
mà tâm lí các em lâu nay vẫn rất e ngại. Chúng tôi cũng hy vọng đề tài này sẽ 
là một tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo trong việc nghiên cứu và giảng dạy 
văn phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong nhà trường. 
 Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh là 
một đề tài khá rộng. Bước dầu chúng tôi chỉ mới khai thác cái đẹp ở phương 
 31 
diện nội dung và ý nghĩa thẩm mĩ của nó. Cái đẹp về phương diện hình thức 
trong tác phẩm của hai nhà văn này vẫn còn là một khoảng trống mời gọi người 
đọc khám phá. Chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều người cùng 
chúng tôi tiếp tục hành trình nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về mọi phương diện 
trong sự nghiệp sáng tác của hai cây bút tiêu biểu này. 
 Đề tài này có thể không phù hợp với đông đảo học sinh, nhưng sẽ rất có 
ý nghĩa đối với các em học sinh có năng lực văn chương khá, giỏi. Thiết nghĩ, 
nếu đề tài này được nhân rộng, phổ biến thì sẽ đưa lại hiệu quả cao trong công 
tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi viết đề tài này chúng tôi không kỳ vọng cao 
xa, chỉ mong được góp một tiếng nói mới, một tài liệu tham khảo có ích cho 
các thầy cô giáo và các em học sinh. Những khiếm khuyết trong đề tài ắt sẽ 
không tránh khỏi, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo của bạn đọc để đề 
tài được hoàn thiện hơn./. 
_______________________________________ 
Chú thích: Mọi trích dẫn về tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong đề tài nếu 
không có chú thích thì đều được trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, 12 Nâng cao hiện 
hành và Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn và giới thiệu), Thạch Lam về tác gia và tác 
phẩm, Nxb Giáo dục, 2001 
[2]. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1999 
[3]. Đỗ Huy, Mĩ học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1992 
[4]. Thạch Lam, Gió đầu mùa (tập truyện ngắn), Nxb Đời nay, 1937 
[5]. Thạch Lam, Nắng trong vườn (tập truyện ngắn), Nxb Đời nay, 1938 
[6]. Thạch Lam, Theo dòng (tiểu luận), Nxb Đời nay, 1941 
[7]. Thạch Lam, Sợi tóc (tập truyện ngắn), Nxb Đời nay, 1942 
[8]. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Giáo dục, 1997 
[9]. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn và giới thiệu), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, 
Nxb Giáo dục, 1998 
[10]. Lê Ngọc Trà (chủ biên), Giáo trình mĩ học đại cương, Nxb Văn hoá Thông tin, 2005 
[11]. Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, Nxb Văn học, 1982. 
[12]. Tsernushevski, Quan hệ thẩm mĩ của nghệ thuật đối với hiện thực, Nxb Văn hóa 
Nghệ thuật, Hà Nội, 1962 
[13]. Nhiều tác giả, Ngữ văn 10, Nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục, 2006. 
[14]. Nhiều tác giả, Ngữ văn 11, Nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006. 
[15]. Nhiều tác giả, Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008. 

File đính kèm:

  • pdfCHUYÊN - NGUYỄN TRỌNG ĐỨC- VĂN.pdf
Sáng Kiến Liên Quan