Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng các phương pháp dạy học môn Công nghệ 8 ở trường THCS Hố Mít

Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học – công nghệ, thế giới đã và đang có bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Toàn cầu hóa về kinh tế tri thức là xu thế khách quan lôi cuốn mọi người vào quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy hội nhập quốc tế là một tất yêu khách quan, mang tính quy luật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong thời gian hiện nay.

 Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nước ta từ năm 2001 – 2010 Đảng ta chỉ rõ: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ Nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” (NQ Đại hội Đảng – IX)

 

doc38 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11782 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng các phương pháp dạy học môn Công nghệ 8 ở trường THCS Hố Mít", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc lên bảng
Nội dung
Phương pháp dạy – học
I. Vì sao cần phải biến đổi chuyển động
Trên hình 30.1:
- Bàn đạp chuyển động qua lại vị trí cân bằng (lắc) nhờ cơ năng của chân người đạp (đó là chuyển động ban đầu).
- Thanh truyền, kim khâu đều chuyển động tịnh tiến.
- Vô lăng chuyển động quay tròn.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải biến đổi chuyển động:
 Các em hãy quan sát hình vẽ “máy khâu đạp chân” (treo tranh vẽ cho học sinh quan sát và cho biết):
 Dạng chuyển động của bàn đạp, thanh truyền vô lăng, kim khâu.
 Giáo viên yêu cầu các em nhận xét và rút kết luận về chuyển động của mỗi bộ phận, học sinh quan sát và suy nghĩ trả lời.
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
 1. Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
 a. Cấu tạo của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (hình 30.2 SGK)
Sơ đồ động của cơ cấu:
 b. Nguyên lí làm việc của cơ cấu. 
 Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền của chuyển động tròn, nhờ thanh truyền 2 làm cho chuyển động quay tròn của tay quay 1 được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt 3.
 C. ứng dụng:
- Dùng trên máy khâu, máy cưa gỗ, ôtô, máy hơi nước.....
- Một số cơ cấu khác (bánh răng – thanh răng, vít - đai ốc....)
2. Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
 a. Cấu tạo của cơ cấu (hình 30.4 SGK)
sơ đồ động của cơ cấu:
 b. Nguyên lý làm việc của cơ cấu.
 Khi tay quay 1 (khâu dẫn) quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
 C. ứng dụng của cơ cấu:
 Được sử dụng trên máy khâu, xe tự đẩy, gạt nước ôtô.....
Họat động 2: tìm hiểu cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
 Cho học sinh quan sát hình 30.2 đối chiếu với nội dung SGK và cho biết:
- Tên gọi và cộng dụng của các bộ phận trên hình.
- Trong các bộ phận trên, bộ phận nào đóng vai trò khâu dẫn/ khâu trung gian, khâu bị dẫn.
- Học sinh vẽ sơ đồ động theo sơ đồ trên bảng của giáo viên.
- Giải thích và minh họa nguyên lí biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trên tranh vẽ của cơ cấu.
- Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay của tay quay được không? khi nào?
Hoạt động 3: tìm hiểu cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc.
- Quan sát các hình 30.3 (a và b) và cho biết.
 + Bộ phận nào trên hình đóng vai trò khâu dẫn/ khâu bị dẫn?
 + Cơ cấu trên được ứng dụng ở đâu?
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 30.4 đối chiếu với nội dung SGK và cho biết:
 + Tên gọi và công dụng của các bộ phận trên hình.
 + Trong các bộ phận trên, bộ phận nào đóng vai trò khâu dẫn/khâu trung gian, khâu bị dẫn.
 + Học sinh vẽ sơ đồ động theo sơ đồ trên bảng của giáo viên.
 + Giải thích và minh họa nguyên lý biến chuyển động quay của tay quay thành chuyển động lắc của thành lắc trên tranh vẽ của cơ cấu.
 + Khi tay quay 1 quay được 1 vòng thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động như thế nào?
 + Em còn gặp ứng dụng của cơ cấu này ở đâu nữa?
 4. Củng cố bài.
 Yêu cầu học sinh trả lời các vấn đề sau:
 + Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít được không? Vì sao?
 + Có thể biến đổi chuyển động lắc của thanh lắc thành chuyển động quay của tay quay được không?
 + Minh họa nguyên lý biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc trên mô hình.
 5. Hướng dẫn tự học.
 - Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
 - Về nhà mỗi nhóm làm một mô hình cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc bằng gỗ. 
 * Kết quả: Khi áp dụng các phương pháp trên vào bài học lý thuyết tôi nhận thấy học sinh nắm được kiến thức của bài học
Bài 31: Thực hành – truyền và biến đổi chuyển động
(Công nghệ 8, 1 tiết thực hành)
 1. Mục tiêu: 
 Sau bài này học sinh có khả năng:
 - Hiểu và vận dụng những kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
 - Biết cách tháo, lắp và tính tỉ số truyền của bộ truyền động.
 - Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn vệ sinh và an toàn lao động.
 2. Trọng tâm bài và chuẩn bị:
 a. Trọng tâm:
 Nhận dạng các cơ cấu ( truyền và biến đổi chuyển động ) và cách xác định tỉ số truyền.
 b. Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị nội dung: nghiên cứu bài 29, 30, 31 trong sách giáo khoa và sách giáo viên Công nghệ 8.
 - Phương tiện, dụng cụ (cho mỗi nhóm học sinh)
 - Bộ thí nghiện truyền động cơ khí gồm: bộ truyền ma sát, đai, bánh răng, xích.
 - Mô hình cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phối khí của động cơ 4 kì hoặc mô hình cơ cấu tay quay – thanh lắc.
 - Các dụng cụ đo và tháo lắp: thước lá, thước cặp, kìm, tua vít, mỏ lết...
 - Mẫu báo cáo thực hành (theo nhóm học sinh) tham khảo mẫu báo cáo sách giáo khoa hoặc mẫu sau:
Báo cáo kết quả thực hành
Bài: Thực hành – truyền và biến đổi chuyển động
Nhóm/tổ.................;lớp..................................
Ngày thực hiện;..................nhóm/tổ trưởng;........................
Nội dung và kết quả thực hành
STT
Nội dung công việc
Kết quả
Bánh dẫn
Bánh bị dẫn
Tỉ số truyền (i) theo lý thuyết
Tỉ số truyền (i) thực tế
1
Xác định các thông số của các bộ truyền động (bằng dụng cụ đo)
Đường kính bánh đai
Số răng của cặp bánh răng
Số răng của bộ truyền xích
2
Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền (i)
Bộ truyền bánh ma sát
Bộ truyền động đai
Bộ truyền động bánh răng
Bộ truyền động xích
3
Tìm hiểu cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trên mô hình động cơ 4 kì
Cơ cấu truyền động bánh răng
Số răng của bánh dẫn
số răng của bánh bị dẫn
Tỉ số truyền
Cơ cấu tay quay – con trượt
Chi tiết là khâu dẫn:
Chi tiết là khâu bị dẫn:
Cơ cấu cam – cần tịnh tiến
Chi tiết là khâu dẫn:
Chi tiết là khâu bị dẫn:
 - Đánh giá của nhóm:
 - Đánh giá của giáo viên:
+ Thực hiện quy trình.
+ Kết qủa thực hành.
+ Tinh thần, ý thức tham gia.
+ Kết quả chung.
 c. Tiến trình bài dạy
Tổ chức và ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
1. Hướng dẫn ban đầu.
 a. Thỏa thuận mục tiêu.
 Giáo viên nêu mục tiêu bài và nhấn mạnh: cuối giờ mỗi nhóm cử đại điện lên trình bày kết quả thực hành theo mẫu báo cáo.
 b. Hướng dẫn quy trình thực hiện.
Bước 1: Xác định thông số của các bộ truyền động (bằng dụng cụ đo)
 - Giáo viên đo thử đường kính của bánh đai bằng thước lá và thước cặp, so sánh hai kết quả đo.
 - Đếm thử số răng của một bánh răng.
Bước 2: Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền (i):
 - Giáo viên lắp một bộ truyền vào giá đỡ.
 - Đánh dấu vào một điểm của bánh răng bị dẫn, quay bánh dẫn động đồng thời đếm số vòng quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn.
 - Tính tỉ số truyền từ các số liệu trên.(tương tự cho các bộ truyền động khác)
Bước 3: Tìm hiểu các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động có trên mô hình động cơ 4 kì.
 - Giáo viên vận hành mô hình, chỉ rõ và giải thích một cơ cấu nào đó (trục khuỷu – thanh truyền hoặc phân phối khí)
 	+ ở cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền có sự “biến đổi chuyển động quay tròn của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của píttông”.
 + ở cơ cấu phân phối khí có: sự truyền chuyển động quay giữa hai trục song song bằng bánh răng (từ trục khuỷu sang trục cam, thường với i=1/2) và sự biến chuyển động quay của trục cam thành chuyển động tịnh tiến của các xupap thông qua cơ cấu cam, con đội, con bẩy....)
 - Trường hợp không có mô hình động cơ, có thể dùng mô hình cơ cấu tay quay thanh lắc để học sinh xác định kích thước các thanh của cơ cấu trên.
 C Phân nhóm và vị trí làm việc: 
 Giao phương tiện và dụng cụ, mẫu báo cáo kết quả thực hành cho các nhóm (phân công theo các tổ học sinh của lớp)
2. Hoạt động thực hành.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Xác định thông số của các bộ truyền động.
 - Học sinh đo đường kính của các bánh đai, bánh răng, đĩa xích bằng thước lá hoặc thước cặp, ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
 - Học sinh đếm số răng của các bánh răng, đĩa xích, ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành.
 - Học sinh tính tỉ số truyền theo công thức lí thuyết và ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
 Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của học sinh: có thể ghi nhật ký về quá trình và kết quả định tính của nhóm.....chỉ can thiệp khi học sinh gặp khó khăn hoặc khi học sinh có yêu cầu.
2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền
 - Học sinh lắp các bộ truyền động vào giá đỡ.
 - Học sinh cho các bộ truyền họat động, đếm số vòng quay của các bánh dẫn và bánh bị dẫn và ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành.
 - Học sinh tính tỉ số truyền thực tế theo kết quả bước trên. ghi kết quả vào báo cáo.
 Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của học sinh: có thể ghi nhật ký về quá trình và kết quả định tính của nhóm.....chỉ can thiệp khi học sinh gặp khó khăn hoặc khi học sinh có yêu cầu.
3. Tìm hiểu các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động có trên mô hình động cơ 4 kì
 - Học sinh cho mô hình họat động, quan sát, nhận biết các bộ phận trên mô hình.
 - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào báo cáo.
 Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hiện của học sinh; hướng học sinh tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu trong báo cáo.
3. Đánh giá kết quả:
 - Yêu cầu đại diện các nhóm học sinh lên trình bày kết quả thực hành của nhóm (theo mẫu báo cáo) và tự đánh giá.
 - Giáo viên thu báo cáo thực hành cùa các nhóm và nhận xét chung và quá trình thực hành. Kết quả đánh giá có thể đánh giá vào giờ học sau.
 - Học sinh thu dọn dụng cụ, phương tiện và vệ sinh lớp học.
 * Kết quả: Khi áp dụng các phương pháp trên vào bài học thực hành tôi nhận thấy học sinh nắm được kĩ năng của bài học.
Từ một số ví dụ trên, có thể so sánh bài dạy lí thuyết với bài dạy thực hành.
 Các loại bài dạy
 Tiêu chí
Bài dạy lý thuyết
Bài dạy thực hành
Mục tiêu bài dạy
- Chủ yếu là mục tiêu nhận thức (kiến thức)
- Tương đối đồng nhất
- Chủ yếu là mục tiêu hành động (kĩ năng)
- Phụ thuộc vào điều kiện dạy học cụ thể.
Dấu trúc bài dạy
- Thường căn cứ vào lôgíc của quá trình dạy học nên gồm 5 bước (tổ chức và ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, nghiên cứu kiến thức bài mới, củng cố bài, hướng dẫn tự học)
- Chủ yếu là dùng thao tác trí tuệ
- Thường căn cứ vào quá trình hình thành kĩ năng nên gồm có 3 giai đoạn (hướng dẫn ban đầu, hoạt động thực hành, đánh giá kết quả)
- Kết hợp thao tác trí tuệ với các thao tác vật chất.
Bước chuẩn bị
 Giáo án và đồ dùng dạy học
 Giáo án và các phương tiện, dụng cụ, đồ dùng và các điều kiện dạy học khác.
VII. Kết quả của sáng kiến.
 Với những kinh nghiệm đã tích luỹ được và thực trạng kết quả của học sinh năm 2007 - 2008. Sang những năm học tiếp theo với những phương pháp dạy học mới tôi nhận thấy được vai trò của cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng tôi mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm này vào áp dụng ở trường THCS Mường Chùm - Mường La – Sơn La, kết quả có phần khả thi hơn.
Kết quả học kỳ I về khả năng sử dụng các phương pháp dạy học
để nâng cao chất lượng dạy học trong phân môn Công nghệ 8:
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng 
số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng 
số
Tỉ lệ %
8a1
32
09
28.1
12
37.5
11
34.4
00
00
8a2
29
14
48.3
10
34.5
05
17.2
00
00
8a3
32
06
18.8
18
56.3
08
24.9
00
00
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm
học sinh học môn Công nghệ 8 năm học: 07 - 08:
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng 
số
Tỉ lệ %
Tổng số
Tỉ lệ %
Tổng
 số
Tỉ lệ %
8a1
32
02
6,25
15
46,9
15
46,85
00
00
8a2
29
02
6,89
15
51,7
12
41,4
00
00
8a3
32
02
6,25
17
53,1
13
40,7
00
00
 Nhận xét: Qua bảng khảo sát chất lượng đầu năm học sinh học Công nghệ 8 còn chưa cao đa phần học sinh còn đang học ở mức độ khá và trung bình, nhưng khi áp dụng cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng ta thấy kết quả học sinh học môn công nghệ 8 đã thay đổi rõ rệt tỉ lệ học sinh giỏi đã được tăng lên so với kết quả khảo sát đầu năm học và tỉ lệ học sinh học khá, trung bình đã được thay đổi so với đầu năm khảo sát. Qua đó ta thấy việc áp dụng cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng để nâng cao chất lượng học sinh học môn công nghệ 8.
VIII. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc nghiên cứu và thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi rút ra được bài học kinh nghiệm đó là:
1/ Môn Công nghệ 8 là một môn khoa học tự nhiên cần nhiều kỹ thuật và kĩ năng sử dụng đồ dùng thiết bị do đó, phương pháp dạy học phải luôn gắn với nội dung và phương tiện dạy học.
2/ Giáo viên dạy bộ môn Công nghệ 8 cần phải có khả năng chuyên môn vững vàng, các biện pháp dạy học phải linh hoạt, có kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo. Muốn vậy giáo viên phải chịu khó, không ngừng nghiên cứu, học hỏi để nâng cao chuyên môn, nhất là kĩ năng truyền đạt và sử dụng đồ dùng thiết bị trong dạy học cũng như các phương tiện dạy học.
3/ Đối với học sinh: Ngay từ đầu khi các em tiếp cận với bộ môn Công Nghệ, các em phải được làm quen dần với các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
4/ Trong giảng dạy mỗi giáo viên phải tự tìm và đúc rút cho mình phương pháp dạy học có hiệu quả nhất. 
5/ Qua việc cách sử dụng các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học giúp cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Phần 3: Kết luận – Kiến nghị
I. Kết luận: 
 	Sáng kiến kinh nghiệm đã nghiên cứu khái niệm cơ bản về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học đặc trưng trong phân môn Công nghệ 8. Sáng kiến đã vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào nghiên cứu cách sử dụng các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THCS Mường Chùm - Mường La.
Thông qua kết quả các phương pháp nghiên cứu, sáng kiến đã nêu rõ tình hình chung và riêng về chất lượng môn học của nhà trường để từ đó đề ra một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tại trường để nâng cao chất lượng môn học.
Có thể nói nếu giáo viên sử dụng tốt phương pháp, thiết bị, đồ dùng thực hành, trực quan... trong dạy học môn Công nghệ 8 sẽ giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn rất nhiều, các em hiểu vấn đề một cách tường tận từ đó ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Đặc biệt qua môn học đã bồi dưỡng cho học sinh hiểu và nắm được các kiến thức và kỹ năng của môn học.
Qua kết quả của bài học giúp học sinh có kĩ năng tổng hợp và khả năng tổng hợp kiến thức mới từ đó học sinh thấy hứng thú với bộ môn học, kích thích sự tò mò và óc sáng tạo của học sinh.
Những sáng kiến mà tôi đã đề xuất là kết quả nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của bản thân. Đến đây có thể chưa được sâu sắc nhưng cũng là bước tập dượt nghiên cứu khoa học của tôi, nội dung của sáng kiến đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu mà sáng kiến đã đề ra.
II. Kiến nghị:
 1. Đối với phòng Giáo dục:
- Trang bị cho nhà trường có đầy đủ đồ dùng theo mô hình và tranh vẽ trong sách giáo khoa để thuận tiện hơn cho việc giảng dạy.
- Cấp thêm sách tham khảo cho cả giáo viên và học sinh.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, học hỏi ở trung tâm chất lượng cao trong tỉnh để giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao nhận thức cho giáo viên.
 2. Đối với nhà trường:
- Nhà trường tạo điều kiện sắp xếp để có phòng bộ môn để thuận tiện cho việc thực hành.
- Tổ chuyên môn nhà trường tăng cường dự giờ thăm lớp để kịp thời giúp đỡ cho giáo viên.
 3. Đối với cha mẹ học sinh:
- Quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con, em mình.
- Bổ sung tài liệu tham khảo cho các em.
 Mường chùm, ngày tháng 04 năm 2008
 Xác nhận của nhà trường Người thực hiện
 Hiệu trưởng
 Nguyễn Đình Hiến Lò Bun Ly
 Xác nhận Xác nhận
 của phòng giáo dục	 của HĐTĐ - KT Huyện
Danh mục các tài liệu tham khảo
 1/ Luật Giáo dục 2005.
 2/ Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên), Vũ Hài (Chủ biên), Công nghệ 8, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
 3/ Nghị quyết Đại hội Đảng – lần thứ IX.
 4/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS Môn Công nghệ – NXB Giáo dục – năm 2007.
 5/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) Môn: Công nghệ – Quyển 1 – NXB Giáo dục – năm 2005
 6/ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2001 – 2010)
 7/ Chương trình giáo dục THCS (Bộ Giáo dục - Đào tạo)
 8/ Kế hoạch thực hiện nhịêm vụ năm học 2007 - 2008 trường THCS Mường Chùm 
 9/ Nguyễn Văn Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Trọng Khanh, Lê Huy Hoàng, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ . Dự án phát triển giáo dục THPT, trường ĐHSP Hà Nội, tháng 10 năm 2005.
 10/ Nguyễn Minh Đường (Tổng chủ biên), Vũ Hài (Chủ biên), Công nghệ 8 (Sách giáoviên), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
 11/ Nguyễn Văn Khôi, Lý luận dạy học Công nghệ (Phần KTCN), Giáo trình CĐSP, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội, 2005.
Mục lục
Phần 1: Mở đầu
Trang
I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
V. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
VI. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
VII. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................3
VIII. Giải thiết khoa học............................................................................................3
Phần 2: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận về biện pháp nâng cao....................................................4
I. Một số khái niện:..........................................................................................4
II. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...........................................................4
III. Chủ trương giáo dục trung học cơ sở........................................................5
Chương II: Cơ sở thực tiễn......................................................................................6
1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của xã Mường Chùm................6
2. Tình hình trường trung học cơ sở Mường Chùm..............................7
3. Thực trạng về giáo viên.................................................................7
4. Thực trạng về học sinh..................................................................8
Chương III: Cách sử dụng các phương pháp .......................................................9
I. Phân môn Công Nghệ...................................................................................9
II. Những căn cứ đề xuất các phương pháp....................................................11
III. Nội dung các phương pháp......................................................................12
IV. Đánh giá dạy học môn Công Nghệ 8.......................................................22
V. Thiết kế dạy môn Công nghệ....................................................................23
VI. Một số tiết dạy kiểm nghiệm sáng kiến kinh nghiệm..............................26
VII. Kết quả của sáng kiến ..........................................................................33
VIII. Bài học kinh nghiệm.............................................................................34
Phần 3: Kết luân – Kiến nghị
1. Kết luận................................................................................................................35
2. Kiến nghị..............................................................................................................35
3. Danh mục các tài liệu tham khảo.........................................................................37

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc