Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo hấp dẫn trẻ 5-6 tuổi
Cơ sở khoa học:
- Đối với trẻ nhỏ, dồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày.
- Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo, bát , lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê
- Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
- Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu.
- Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trân trọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham gia vào các tiết học.
on phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trân trọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham gia vào các tiết học. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong thực tế, qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động phát triển nhận thức Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường Trẻ Mẫu giáo lớn có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng đều có sự thuận lợi Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiêp giảng dạy, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của bản thân và những người đi trước, dựa vào sách báo tôi xin đưa ra : “Cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo hấp dẫn trẻ 5-6 tuổi ” II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Đặc điểm tình hình a) Thuận lợi. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiêp giảng dạy nhiều năm ở lứa tuổi mẫu giáo lớn và có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường Trẻ Mẫu giáo lớn có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng đều có sự thuận lợi b) Hạn chế: Một số trẻ chưa qua trường lớp mẫu giáo nên chưa có nề nếp , trẻ còn nhút nhát chưa chủ động tham gia các hoạt động của lớp như : Phương Linh , Bảo Nhi Số lượng trẻ trong lớp quá đông dẫn tới khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia. Khi làm đồ dùng đồ chơi , giáo viên phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sử dụng .Nguyên vật liệu làm đồ chơi đắt và khó tìm 2) Cách làm một số đồ dùng, đồ chơi Việc tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng giúp giáo viên vừa có điêù kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi vừa có thể phối hợp cùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. ( Phụ huynh đóng góp, ủng hộ giáo viên các nguyên liệu cũ ) - Tuy nhiên khi lựa chọn vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cần chú ý: + Lựa chọn các vật liệu sạch, đảm bảo an toàn. + Tận dụng các vật liệu phổ biến, rẻ tiền. + Nguyên vật liệu dễ huy động được từ phụ huynh học sinh. + Vật liệu có màu sắ đẹp, kích thước vừa phải với tầm tay trẻ. Ví dụ: Tôi dùng lịch cũ để cho trẻ làm quen với các khái niệm về thời gian và các số tự nhiên; dùng bìa, cốc nhựa, giấy màu, bút màu, vải vụn để làm búp bê các loại cho trẻ học về số lượng, chiều cao, kích thước - §iÒu gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi tù t¹o đến thế? Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo nuôi dạy trẻ cần quan tâm đến: + Thỏa mãn nhu cầu tham gia các hoạt động của trẻ + Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ. 2.1. Những con rối ngộ nghĩnh a) Nguyên liệu: - Thú nhồi bông - Keo nến - Bìa cứng , xốp màu , màu nước .. b) Cách làm: - Sử dụng những con búp bê đã qua sử dụng - Làm mặt con vật cho phù hợp với câu truyện - Làm lõi giấy đằng sau lưng để dùng tay điều khiển - Ghép mặt với thân thành một con rối hoàn chỉnh c)Cách sử dụng: - Với con rối này tôi đã rất thành công trong những tiết học cho trẻ làm quen với văn học , trẻ rất thích thú và hưởng ứng theo từng tác phẩm Loại rối này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ: Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ, cắt, xé dán các bộ phận của cơ thể. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật rối và làm theo ý thích của mình. Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp: Hai trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện giao tiếp với nhau. 2.2. Làm những cây hoa to : a) Nguyên liệu: Giấy một mặt , bút sáp , hồ dán , keo , lõi giấy , bông Các con số từ 1-10 b) Cách làm: Lấy một khổ giấy A3 , trẻ vẽ hoa trên mặt giấy , sau đó tô màu và trang trí bông hoa thật đẹp , dùng lõi giấy làm thân hoa , nhồi cánh hoa cho phồng,thân hoa dán chặt vào lõi giấy , cắm vào cốc cho chặt Dán số vào hai mặt hoa c) Cách sử dụng: Với loại hoa này, ta có thể sử dụng để làm các con đường hoa xếp theo các yêu cầu của cô với các con số theo dãy tự nhiên , xếp vườn hoa theo thứ tự nhu cô yêu cầu Ví dụ: Xếp cho cô một con đường hoa theo đường vòng cung từ 1-9 Loại hoa này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ: Tho¶ m·n nhu cÇu ®îc tham gia hoạt động theo nhóm Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ, cắt, tìm hiểu , nhận biết các chữ số trong dãy số tự nhiên từ 1-10 Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các cách xếp theo ý của trẻ 2.3. Hoa giấy a) Nguyên liệu: Giấy nhăn Kéo Dây thép lông Cách làm: Trước tiên hãy cuộn tròn lại đẻ tạo cánh hoa .giữ nhón tay vào một đầu rrooif nhẹ nhàng xoắn ở giữa để tạo nên cành .Kéo nhẹ mép giấy dưới và xếp lên trên , xoắn lại với phần thân Trước tiên cắt giấy thành hình chữ nhật nhỏ , gấp theo hình cánh quạt , sau đó buộc dây thép lông cố định , cắt hai đầu tạo thành cánh hoa , gỡ từng lớp cánh để tạo thành bông hoa Cách sử dụng: - Ta cho trẻ sử dụng hoa để làm đồ dùng dạy học giờ hoạt động phát triển nhận thức , cho trẻ làm quen , thêm bớt và tách gộp các dãy số tự nhiên từ 1 – 10 - Trong giờ khám phá khoa học : Trẻ đàm thoại về các loại hoa mà trẻ được học - Trong giờ tạo hình : Gấp hoa hay làm những bông hoa kỷ niệm ngày 20-11 , 8-3 , 20-10 ... 2.4. Bảng gài a) Nguyên liệu: - Nhựa cứng . kéo - Dây bông gai - Keo nến b) Cách làm: - Cắt tấm nhựa có chiều dài 40*20 cm - Dùng băng keo dán các mép lại cho an toàn - Một mặt dán dây gai cho trẻ chơi trò chơi c)Cách sử dụng: Với bảng gài này ta có thể sử dụng được cả hai mặt khi cho trẻ chơi và học (ví dụ: Xếp hoa vào mặt trước đế trẻ tách gộp , mặt sau chia bưu thiếp ra làm hai phần , chạy về bảng có cặp số tương ứng ) 2.5. Búp bê ngộ nghĩnh a) Chuẩn bị Vỏ chai sữa tươi Fristi Bút dạ màu đen Quả bóng bàn (màu vàng) Nắp chai nhựa (hoặc nắp chai bia) Mút xốp Một túm len (màu vàng hoặc da cam...) Hồ dán, băng dính hai mặt. b) Cách làm. - Dùng vỏ chai sữa tươi Fristi làm thân búp bê (có thể bóc nhãn mác của chai rồi trang trí lại hoặc giữ nguyên tuỳ thích). - Dùng hồ dán để gắn quả bóng bàn lên trên miệng của vỏ chai sữa để làm đầu. - Buộc túm len lại ở một đầu rồi lộn ngược ra (để dấu nốt buộc) và dùng hồ (hoặc băng dính hai mặt) dán “tóc” lên đầu cho Búp bê. - Cắt từ miếng mút xốp hình vành mũ rồi dán vành mũ vòng qua nút chai để tạo thành chiếc mũ rồi đội lên đầu cho Búp bê. -Dùng búp dạ vẽ các bộ phận trên mặt “Búp bê”. Mái tóc của Búp bê có thể để xoã tự nhiên hoặc tết, buộc các kiểu theo ý thích của trẻ. c) Cách sử dụng: Với loại búp bê này ta có thể cho trẻ học tiết phân biệt phía phải , phía trái của bản thân và của đối tượng khác 2.6. Con sâu a) Chuẩn bị - 4 chiếc cốc đựng thạch. - 1 đoạn dây điện nhỏ dài khoảng 5cm - Giấy màu, bút dạ. - Băng dính. b) Cách làm - úp những chiếc cốc xuống và dùng băng dính để dính chúng xát lại với nhau. - Uốn cong đoạn dây điện rồi dùng băng dính để dính đoạn dây lên phần đầu của chiếc cốc đầu tiên, thế là chú sâu đã có đôi râu thật ngộ nghĩnh. - Dùng giấy màu hoặc bút dạ để dán/ vẽ trang trí thân mình, mắt, mũi, miệng cho chú sâu. c) Cách sử dụng: - Trẻ sắp xếp các số trên thân con sâu từ 1 đến 10 - Xác định được số liền trước, số liền sau của các số trong dãy số tự nhiên => Khi các số được gắn trên thân con sâu, trẻ dễ dáng xác định hơn là khi cô chỉ gắn một dãy số tự nhiên lên bảng từ 1 – 10. - Trẻ sắp xếp chữ cái giống cô trên thân con sâu 2.7. Chú ếch tinh nghịch a) Chuẩn bị - Một tờ giấy màu xanh lá cây (khổ A4) - A small strip of red constructioMột dải giấy đỏ -Glue Keo, hồ dánScis b) Cách làm - Gấp theo chiều dài mảnh giấy màu xanh thành 3 phần, tạo thành một hình chữ nhật dài. - Gấp hình chữ nhật dài thành phần tư, tạo ra hình dạng chữ "W". - Dán mắt ếch. - Cắt ra từ giấy đỏ hình chiếc lưỡi dài và dán một đầu vào vào trong miệng của ếch, một đầu thò ra ngoài. - Đặt ngón cái ở hàm dưới của ếch, và đặt 3 ngón tay ở hàm trên, cử động các ngón tay để làm cho miệng của chú ếch mở ra ngậm vào. c) Cách sử dụng: - Với những chú ếch này ta có thể làm đồ dùng học toán, hoạt động góc. Trẻ có thể tự làm bằng cách cắt và gấp, dán các bộ phận lại với nhau và trẻ được chơi với những chú ếch mà mình vừa làm ra. Khi đó trẻ rất thích thú. 2.8. Làm thú nhồi từ găng tay a) Chuẩn bị: -Một đôi găng tay len cũ - Bông để nhồi - Một chiếc khuy áo hoặc một cục len / bông tròn màu đen để tạo mũi chú chó - Kim, chỉ, kéo. b) Cách làm Bước 1: - Chiếc găng tay số 1 được dùng làm thân chú chó. - Trước tiên lộn ngược chiếc găng lại, sau đó dùng kéo cắt đi phần ngón cái và hai ngón giữa. Bước 2 : Dùng kim khâu những phần bị cắt lại. Bước 3 : Lộn phải ra, dùng bông nhồi vào găng tay bạn vừa khâu lại và ba ngón vừa cắt đi, hãy nhồi thật khéo để các bộ phận của chú chó tròn đều . Ngón cái ngắn nhất sẽ dùng làm đuôi chú chó, hai ngón còn lại bằng nhau dùng làm hai tay, hãy gập các mép và khâu chúng lại Sau đó đính hai tay, đuôi vào phần thân vừa nhồi bông.Tiếp theo là khâu tạo đầu của chú chó với chiếc găng tay còn lại. - Bước 4 : Chiếc găng tay số 2 để làm đầu chú chó, giáo viên cũng lộn ngược lại và dùng kéo cắt đi phần ngón cái và hai ngón giữa giống bạn vừa làm với chiếc găng tay trước, sau đó khâu các mép cắt đó lại. Lộn phải chiếc găng tay ra, hai ngón tay của găng tay này sẽ làm tai của chú chó, bạn khâu một đường ngang chỗ tiếp giáp giữa tai và đầu để sau đó ta sẽ không nhồi bông vào đoạn tai chú chó nữa. Sau đó bạn hãy nhồi bông vào để tạo đầu chú chó còn phần tai bạn gấp ngược lại ra đằng sau đính vào phần đầu để giữ cố định tai của chú chó lại. Bước 5 : Lắp ráp đầu và thân lại. Dùng kim khâu tạo mắt và đính mũi lại. Đính phần đầu vào phần thân cho chú chó nhé!Và đây là chú chó đáng yêu bạn vừa làm xong cho bé này: c) Cách sử dụng: - Với những con thú nhồi bông từ găng tay này , ta có thể cho trẻ tìm hiểu trong bộ môn LQVH : sử dụng rồi trong tiết truyện , trong giờ cho trẻ kể chuyện sáng tạo , trẻ rất hứng thú và say mê tìm hiểu các nhân vật 2.9.Những chú hề : a) Chuẩn bị - Giấy trắng, máy in - Bút tô màu , bút chì - Keo dán. Kéo. b) Cách làm - Vẽ một mặt chú hề theo ý thích - In mẫu theo cỡ to hay nhỏ tùy ý bạn. - Trẻ tự tô màu theo ý thích - Trong hình mẫu có các đường vòng tròn lồng nhau, vòng tròn có nhiều chấm bi sẽ để làm chân chú hề, vòng tròn có nhiều sọc kẻ sặc sỡ sẽ làm tay chú hề, vì vậy bạn cần cắt rời các bộ phận chân, tay này ra khỏi phần đầu chú hề, tất nhiên giữ nguyên phần thân để kết nối với chân tay nhé! - Cuộn từ đầu tới cuối các dải giấy làm chân tay chú hề mà bạn vừa cắt, cuộn ra phía sau chú hề.. - Lật chú hề ra phía trước và giữ phần tay chân cân đối với phần thân, dán chút keo vào dưới nách chú hề để tay được giữ ổn định với thân, nếu giấy không giữ dáng tốt thì bạn phải dán cho phần giấy cuộn chân tay không bị xổ tung ra. c) Cách sử dụng: Lu ý: Víi c¸ch lµm t¬ng tù, chØ cÇn thay ®æi h×nh vÏ lµ bÐ ®· cã nh÷ng chó khñng long biÕt ®i, nh÷ng b¹n nhá khiªu vò hay b¹n trai ®¸ bãng... Với loại ®å ch¬i này ta có thể sử dụng trong giờ làm quen văn học: là nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ. 2.9.Bộ đồ chơi lật ảnh : a) Chuẩn bị - Bìa các tông - Dao rọc giấy - Bút màu - Keo dán - Một đôi kim đan hoặc que tròn có mấu ở đầu - Một ít mốp hoặc xốp - Một vỏ hộp sữa vuông hoặc tròn (nếu thích). b) Cách làm - Cắt một tấm bìa hình chữ nhật miễn sao chiều cao của khoảng trống trong khung ảnh chính nhỏ hơn độ dài của đôi kim đan vài cm là được. - Áp mẫu bên lên bìa các tông rồi dùng dao rọc giấy cắt bìa theo mẫu. Bạn cần cắt 2 khung ảnh chữ nhật, 12 nền ảnh hình vuông và 4 miếng giá đỡ. - Phần bìa chữ nhật trong khung ảnh được tận dụng để cắt các bìa nền dán ảnh, các bìa nền này hình - Áp mẫu chân giá đỡ của khung ảnh lên bìa rồi dùng dao rọc theo, chú ý rọc phần khe gắn ảnh ở giữa giá đỡ vừa đủ khít hai lần độ dày của bìa các tông mà bạn có, vì khung ảnh được dán bằng hai lớp bìa. ô vuông nhỏ. - 6 miếng nền ảnh được rạch khe ở giữa bìa sao cho khe vừa lọt que đan (hay que tròn có mấu ở đầu que), khe chỉ cần rạch qua một lớp giấy bìa để miếng bìa không bị rời làm đôi. - 1 miếng khung ảnh được rạch 2 khe ở phía trên khung để lọt vừa kim đan gắn dọc. - Phía dưới chỉ cần rạch một chút để vừa phần nhọn của que đan lọt vào, nhớ dóng thẳng kim đan và vị trí cần rạch trên và dưới khung ảnh phải nằm chính giữa các miếng nền ảnh mà bạn sẽ ghép ở bước sau. - Cắt mốp hoặc xốp thành những mẩu nhỏ vuông vắn rồi xuyên vào kim đan. Mỗi kim đan cần 6 miếng mốp nhỏ nhằm chèn vào giữa các nền ảnh hay giữa nền ảnh và khung ảnh. - Sơn hoặc dán giấy phủ màu cho khung ảnh, giá đỡ, theo màu sắc mà bạn yêu thích. - Giá đỡ gắn hai miếng vào làm một rồi mới sơn hoặc dán giấy màu. - Khung ảnh được gắn kim đan có xuyên mốp, tách các mốp rời nhau rồi gắn một lớp nền ảnh có khe vào khít kim đan, sau đó gắn một lớp nền ảnh không khe phủ lên để có một nền ảnh dày và phẳng hai mặt trước sau. - Dán các hình tô màu yêu thích của bé dán lên nền ảnh, hoặc bạn có thể dán giấy trắng để bé vẽ tự do. - Mặt sau của nền ảnh có thể là hình chữ cái đầu tiên của tên hình ảnh được dán ở mặt trước, ví dụ mặt trước hình bông hoa thì mặt sau dán chữ H. c) Cách sử dụng: - Với bộ đồ chơi lật ảnh này có thể sử dụng trong tiết cho trẻ làm quen với chữ cái nhận biết các mặt chữ hay cho trẻ làm quen với toàn hoặc áp dụng vào giờ khám phá khoa học - Cô giáo cũng có thể sử dụng vào giờ hoạt động góc cho trẻ chơi . Bộ trò chơi này trẻ rất hứng thú và chơi say mê 2.11. Học cụ âm nhạc a) ChuÈn bÞ - Vỏ lon bia - Kéo - Decal - Mút xốp mỏng - Keo dán - Đũa tre b) C¸ch lµm. - Dùng kéo cắt ngắn các vỏ lon bia., mài nhẵn để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. - Bỏ vào trong lon mốt ít viên sỏi, gạo hoặc hạt đậu để tạo tiếp kêu khi lắc. - Lồng 2 vỏ lon lại với nhau cho khít, dan bên ngoài 1 lớp decal màu. - Làm hoa trang trí : + Cắt những bông hoa từ mút xốp + Cắt một băng giấy hình chữ nhật , gấp đôi lại và cắt mỏng + Dán hoa đã hoàn chỉnh lên quanh thành vỏ bia Cách sử dụng : - Sử dụng trong giờ giáo dục âm nhạc , trong giờ hoạt động ở góc nghệ thuật 2.12. Sa bàn nổi 3D a) Chuẩn bị - 2 tấm bìa to hình chữ nhật cùng cỡ: bìa trắng làm bìa ngoài thiệp, bìa xanh làm nền trong thiệp. Vài tờ giấy bìa nhiều màu sắc để cắt hoa lá, bạn có thể cắt bằng dụng cụ dập hình hoặc in hình hoa lá đơn giản rồi cắt. - Kéo. Keo dán. b) Cách làm. - Gập đôi bìa, miết chết nếp gấp, nếp gấp tạo thành hai nửa của nền trong thiệp - Cắt bìa nền trong thiệp thành các đường thẳng song song rộng bản chừng 1cm - 1,5cm, dài ngắn khác nhau xen kẽ, cắt từ nếp bìa gập, đường cắt dài nhất là tới vị trí giữa thiệp của một bên thiệp. - Sau khi cắt bạn gập các sợi giấy song song đó được dựng đứng lên vuông góc với bề mặt thiệp, có thể xen kẽ sợi gập lên và sợi không gập. - Mở rộng miếng bìa nền thiệp này ra và gập theo chiều ngược lại của nếp gấp ban đầu. Sau đó mở nền thiệp cho hai thành nền vuông góc nhau, kéo từng sợi giấy theo nếp gập ngược lại với nếp gập đang có, sẽ được các sống giấy vuông góc với nền thiệp. - Mở ra đóng vào nền thiệp vài lần cho các nếp gấp được ổn định. Bạn có thể cắt giảm viền ngoài nền thiệp các đường lượn nhẹ cho tự nhiên. - Dán nền thiệp vào bìa ngoài thiệp, chính là miếng bìa trắng được gập đôi. Bạn chỉ dán phần giấy trống của nền thiệp vào bìa trắng, không dán các sợi giấy. - Bạn cắt hình hoa lá đơn giản và nhiều màu sắc sinh động, dán vào các sợi giấy, coi như các sợi giấy là các cành hoa. Hoa được dán gần nếp gập vuông góc còn lá được dán phía dưới, lá cũng gập đôi tại sống lá cho tự nhiên. - Bạn có thể dán thêm các sợi giấy xanh gập xếp nếp xuôi ngược để làm thêm cành hoa rời, gập xếp nếp như thế tiện cho bạn gập thiệp kín dễ dàng và khi mở ra thì cành giấy đàn hồi sẽ vươn lên tự nhiên. Một vài bông hoa được dán thẳng xuống nền thiệp cho tươi sắc. c) Cách sử dụng - Cô và trẻ cùng làm thiệp chú mừng các ngày lễ 20-11 , 8-3 -Với cách làm trên cô có thể làm sa bàn nổi 3d để dạy trẻ trong môn làm quen văn học 3.Kết quả thực hiện: - Sau khi thử nghiệm, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao. - Nâng cao chất lượng làm quen chữ cái: Qua trò chơi lật ảnh và con sâu học chữ: trẻ nhớ lâu các chữ cái đã học. trẻ hứng thú và tích cực nhận biết, phân biệt và phát âm các chữ cái đã học. - Nâng cao chất lượng làm quen với toán: Qua đồ chơi con sâu học toán và bảng hoa: Trẻ dễ dàng nhận biết vị trí các số liền trước, liền sau trong các dãy số tự nhiên, Trẻ thích được thêm, bớt, tạo nhóm và chia các đối tượng thành 2 phần trong phạm vi 10 một cách dễ dàng. - Nâng cao chất lượng làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ thông qua đồ chơi rối mở: Trẻ biết thể hiện tính cách của nhân vật qua khuôn mặt của rối, phát triển tình cảm, thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Nhờ các đồ dùng, đồ chơi do mình tự làm ra, trẻ dễ dàng nhanh thuộc truyện hơn và thích được kể lại chuyện cùng với các con rối nhỏ - Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình(như làm thú nhồi bông từ găng tay , làm chú hề ): Thông qua rối mở và một số sản phẩm của đất nặn: Kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé của trẻ được nâng cao, phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho trẻ khi bước và tiểu học. - Những mẫu trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp. Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, không tốn nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao. Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dÔ dàng ở mọi nơi, mọi lúc. III . KẾT LUẬN - Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc làm đồ dùng và đồ chơi tự tạo cho trẻ rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, trong khi thực hiện, muốn đạt được hiệu quả tối đa, theo tôi cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: - Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý. - Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp. - Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ. - Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hà nội, ngày 10 tháng 3 năm 2013 - Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết ra , không sao chép nội dungcủa người khác. Người viết Nguyễn Lan Anh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cach_lam_do_dung_do_choi_tu_tao_hap_da.doc