Sáng kiến kinh nghiệm Các thủ thuật dạy Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới

Loài người đã và đang bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thiên niên kỷ của những tiến bộ về khoa học – công nghệ và trí tuệ con người – Thiên niên kỷ của sự hội nhập và phát triển.Điều này cũng có nghĩa là con người phải được phát triển toàn diện hơn về mọi mặt của cuộc sống, có như vậy thì mới đáp ứng được những yêu cầu những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Có lẽ chính vì thế mà trong một vài năm gần đây việc mở rộng hợp tác, mở rộng các mối quan hệ quốc tế ngày càng được nhà nước - chính phủ ta quan tâm và chú trọng đặc biệt là việc đào tạo con người những chủ nhân chính quyền định sự thành bại của dân tộc. Khi điều này được đặt ra thì việc không ngừng học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của bản thân là không thể thiếu vì nó là tiền đề vững chắc để đưa đất nước tiến lên sánh kịp với bạn bè năm châu.

Như vây phải thừa nhận rằng để thực hiện được những yêu cầu và nhiệm vụ trên thì việc học tập ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là quan trọng và cần thiết. Vì từ lâu tiếng Anh được coi là một trong những ngôn ngữ chung của loài người. Thự tế cho thấy rằng những nước có nền khoa học tiên tiến và hiên đại thì việc học tập và giảng dạy bộ môn tiếng Anh là một điều tất yếu và không xa lạ gì. Hệ thống giáo dục nước ta tuy đã phát triển khá nhiều xong để thực hiện được đồng bộ việc học tập bộ môn này ở tất cả các cấp học, các trường học ở các tỉnh thành trong cả nược vẫn còn nhiều khó khăn. Chính vì điều này mà phần đông chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của môn học này dẫn đến chất lượng và kết quả học tập chưa cao, ở đây cũng cần phải nói đến đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự cụ thể hoá. Nhiều giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp cũ như đã dạy mấy trục năm qua, vơi phưng pháp “thuyết trình có kết hợp đàm thoại là chủ yếu”, về thực chất vẫn là “Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” hoặc “Thầy đọc. trò chép” thậm chí “ Thầy đọc, chép và trò chép”, dạy theo kiểu nhồi nhét, dạy chay, dạy theo kiểu luyện thi. mà bản thân trò thì chưa biết phương pháp tự học theo hướng tích cực. Vì thế mà một tiết học ngoại ngữ của các em rất nặng nề mà kết quả lại không cao.

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 10903 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các thủ thuật dạy Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u mỗi bai dưới các tiêu đề Listen then practice with a pratner, Listen and read hoặc Read.
Trong sách tiếng Anh 8, 9 tiếp theo phần Getting started là một bài hội thoại với tiêu đề Listen and read. Đây là mục giới thiệu ngữ liệu. 
Để thực hiện phần giới thiệu ngữ liệu này giáo viên cần nắm vững những yêu cầu chung sau:
Phối hợp với tranh( Và các giáo cụ trực quan khác nếu có ), tạo tình huống, ngữ cảnh để làm dõ nghĩa của từ mới hay chức năng, cách sử dụng của cấu trúc mới. Chú ý tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá thông tin mới qua các thủ thuật gợi mở( eliciting) nhằm giúp học sinh hểu sâu và nhớ ngữ liệu mới tốt hơn,
Cho học sinh nhận biết cách phát âm, mặt chữ và cấu tạo của từ và cấu trúc mới qua cả hai kỹ năng nghe và đọc.
Cho học sinh nhắc lại và phát âm đúng các từ và cấu trúc mới, sử dụng các thủb thuật đồng thanh và cá nhân khác nhau song không quá lạm dụng hoạt động này. Nghe – nhắc lại - đọc đồng thanh không phải là mục đích duy nhất của phần giới thiệu ngữ liệu mới.
Cho học sinh luyện tập nhanh cách sử dụng ngữ liệu mới thông qua các bài tập còn mang tinh máy móc để kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh về ngữ liệu qua đó có thể hướng dẫn bổ sung kịp thời trước khi chuyển qua phần luyện tập.
II- cơ sở thực tiễn.
Học sinh:
Năm học 2008– 2009 Trường THCS Võ Lao – Thanh Ba – Phú Thọ gồm 10 lớp gồm (323 học sinh ) trong đó có:
- 2 lớp 6: 69 học sinh.
- 2 lớp 7: 68 học sinh.
- 3 lớp 8: 84 học sinh.
- 3 lớp 9: 102 học sinh.
Đa số các em học sinh chăm ngoan học tốt, các em có tinh thần ý thức học tập tích cực, say mê, sáng tạo luôn muốn tìm tòi, học hỏi những cái mới. Mặt khác môi trường học của các em lại rất thuận lợi, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ nên kết quả học tập của các em khả quan. Đây là một sự động viên khuyến khích tinh thần của giáo viên bộ môn tiếng Anh trong trường và cũng là động lực, mục tiêu cho học sinh các khối học tập.
Song bên cạnh đó còn một số em học sinh các lớp chưa thực sự chăm học, ý thức học tập chưa tốt, các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Các em còn ỷ lại vào giáo viên, không tự cố gắng học tập để đạt kết quả cao. Điều này đòi hỏi các thầy cô giáo cần phải quan tâm đến các em nhiều hơn, khuyến khích, động viên cũng như nhắc nhở kịp thời để giúp các em tập trung vào học tập.
2- Thực trạng giảng dạy từ vựng trong trường THCS.
Vấn đề quan trọng trong giảng dạy ngoại ngữ vẫn là làm sao để học sinh có được vốn từ dồi dào, phong phú và vận dụng được những từ đó trong quá trình giao tiếp. Thực ra dạy học từ vựng không phải là hoạt động mới mẻ gì trong quá trình dạy và học ngoại ngữvì bất cứ ai khi tham gia quá trình học tiếng đều nhớ và hiểu rõ tầm quan trọng của từ vựng.
Tuy nhiên việc dạy từ vựng vẫn chưa được trú trọng, dầu tư nhiều thời gian. Một số nơi giáo viên vẫn áp dụng phương pháp dạy từ vựng cũ, đó là: Dạy từ vựng riêng biệt, chủ yếu là dịch từ sang tiếng việt.Đôi khi giáo viên còn ít đầu tư các đồ dùng dạy học để dạy từ vựng.Vậy nên mỗi khi yêu cầu các em tham gia vào hoạt động giao tiếp thì các em còn lúng túng và gặp khó khăn. Vì vậy muốn đảm bảo cho quá trình học tiếng đạt hiệu quả giao tiếp cao thì không thể dạy tách dời từ vựng ra khỏi ngữ cảnh. Giá viên cũng cần chú ý tạo điều kiện cho học sinh đươc luyện tập nhiều để học sinh hiểu tư và nhớ lâu. Giáo viên có thể cho học sinh luyện tập bằng cách đặt câu, chơi trò chơi với những từ vựng. Song để làm được những điều đó bên cạnh việc giải quyết những yêu cầu khác của một tiết học thì người giáo viên phải biết sử dụng đúng phương pháp, thủ thuật dạy phù hợp với từng loại từ để tiết học đạt hiệu quả. Đây cũng là vấn đề nan giải mà giáo viên cần tháo gỡ, giải quyết.
Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp và thủ thuật nhỏ trong việc giảng dạy từ vựng theo chương trình sách giáo khoa mơi để góp phần cùng các bạn đồng nghiệp giải quyết những khó khăn trong quá trinh dạy từ vựng.
B/ những nguyên tắc, thủ thuật dạy từ vựng tiếng anh theo chương trình sách giáo khoa mới
1- Những nguyên tắc:
1.1/ Giới thiệu từ trong ngữ cảnh.
Nếu chúng ta nghe một từ riêng biệt rất có thể chúng ta hiểu nhầm nghĩa của từ. Có nhiều ngữ cảnh để ta giới thiệu từ như: Cấu trúc ngữ pháp, trường nghĩa và chủ đề.
Ví dụ: Sociable
Ngữ cảnh ngữ pháp:
Bao is very sociable. He is also kind anh helpful.
Từ ngữ cảnh này ta có thể biết một vài đặc điểm của từ:
+ Đây là một tính từ( adjective) vì nó đi sau động từ “be”.
+ Có thể đây là một từ chỉ tính cách vì “anh ấy cũng tốt bụng và hay giúp đỡ”.
Ngữ cảnh ngữ nghĩa:
Character
Kind friendly
Hard – woking humorous
 sociable
Từ ngữ cảnh này ta thấy “sociable” là một tính từ chỉ tính cách liên quan đến các tính “tốt bụng”, “thân thiện”, “chăm chỉ”, “hài hước”.
1.2/ Không dạy quá nhiều từ mỗi lần:
Giáo viên chỉ nên dạy một vài từ cho học sinh luyện tập sử dụng chúng. Giới thiệu từ giúp học sinh hiểu những luyện tập sẽ giúp họ nhớ lâu. Nừu học sinh quyên họ được đọc những gì thì sau này nó sẽ không có ích. Luyện tập các từ trong ngữ cảnh quan trọng hơn là nhớ những từ riêng biệt.
1.3/ Dạy cho học sinh cách dự đoán từ mới.(nhất là trong những bài đọc).
Nghĩa của từ có thể được hiểu qua loại ngữ cảnh khác và qua tiền tố hoặc hậu tố của từ. 
Ví dụ: A photograph is a picture taken with a camera.
What is a photographer?
Học sinh có thể đoán qua hậu tố “er” rằng đây là một ông thợ chụp ảnh.
1.4/ Tránh dịch nghĩacủa từ càng nhiều càng tốt:
Nếu học sinh luôn được dịch các từ họ sẽ chỉ giao tiếp được bằng tiếng việt chứ không bằng tiếng Anh và học sinh chỉ nhớ được những từ được dịch. Chỉ sử dụng dịch như giải pháp cuối cùng trong trường hợp sẽ mất quá nhiêu thời gian để giải thích bằng tiếng Anh.
1.5/ Tránh sử dụng từ điển càng nhiều càng tốt:
Khi đọc hoặc nghe, ban đầu học sinh nên cố gắng đoán từ mới.
Sử dụng từ điển sẽ làm chậm lại quá trình giao tiếp. Khi viết có thể sử dụng từ điển vì nó giúp học sinh hiểu nghĩa của từ rõ ràng hơn.
1.6/ Không phải các từ đều quan trọng như nhau:
Ví dụ trong câu: “The large red car drove away”. Thì từ “car” là từ quan trọng vì nó là chủ ngữ của câu nhưng từ “red” lại không quan trọng vì học sinh vẫn hiểu được nghĩa của câu.
2. Những thủ thuật.
Nếu giáo viên không dịch các từ và không cho phép học sinh sử dụng từ điển thì ta phải có những cách khác để giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ. Dưới đây là một số thủ thuật để làm việc đó.
2.1- Paraphrase or Define (Ngữ giải thích hoặc định nghĩa).
Chúng ta có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách sử dụng một hoặc nhiều từ khác hoặc một định nghĩa.
Ví dụ:	A boy is a male child.
A car is a vehicle that carries people.
A jacket is also called a coat.
2.2 – Drawing (Vẽ minh hoạ).
Giáo viên có thể vẽ nhanh một bức tranh về một vài từ để chuyển tải nghĩa của chúng.
Ví dụ: 
Vẽ các bộ phận cơ thể như khuỷu tay (elbow), chân (leg).
Bản đồ thế giới hoặc một vài nơi trên thế giới.
- Một vài con vật như: Con chó (dog), con ngựa (horse), hươu cao cổ (giraffe).
Giới từ vị trí: under, beside, above.
2.3- Relia or Objects (các vật thật).
Nếu dạy về danh từ trong ngữ cảnh ngữ nghĩa, giáo viên có thể mang một số vật thật đến lớp.
Ví dụ: Vật dụng dùng ở nhànhư cái mở nắp lon (a can opener).
Quần áo, mũ, tất (a hat, shirt, or socks).
Vật để đựng: Cái chai, tuýp, hộp... (a bottle, tube, box...).
2.4- Flash cards or Charts (những tấm bìa nhỏ hoặc biểu đồ).
Giáo viên có thể dùng những tấm bìa nhỏ có tranh ở mặt này và từ ở mặt kia hoặc một biểu đồ cho một nhóm từ.
Ví dụ:
Bìa hình các con vật.
Bìa có hình các phương tiện.
Biểu đồ về các bộ phận con người.
Biểu đồ về sơ đồ một căn hộ.
2.5- Mime (điệu bộ).
Đặc biệt khi dạy về các hành động giáo viên có thể diễn tả các hành động đó hoặc hướng dẫn học sinh diễn tả để truyền tải nghĩa.
Ví dụ:
Các hoạt động ở gia đình: Ngủ, thức giấc, ăn, tắm...(sleeping, waking up, eating, showering...).
Các hoạt động ở trường: Nghe, đọc và viết (listening, reading and writing).
Các hoạt động thể thao: Bóng rổ, bóng bàn, bóng chuyền (basketball, tennis, volleyball).
2.6- Pictures (tranh ảnh).
Các tranh, hình vẽ có thể sử dụng để giới thiệu nhiều loại từ.
Ví dụ:
ảnh chụp từ tạp chí.
ảnh cá nhân về các thành viên trong gia đìng.
Tranh in hoặc tranh vẽ về văn hoá Việt Nam.
2.7- Opposite (từ tương phản).
Nếu học sinh không hiểu được từ mới nhưng đã biết từ trái nghĩa thì chúng ta có thể giới thiệu từ đó bằng cách sử dụng từ tương phản.
Ví dụ:
Các từ về kích cỡ: Cao, gầy, rộng...(tall><narrow).
Các từ chỉ thời gian: morning><sunset.
Các từ chỉ mối quan hệ: brother><uncle. 
2.8- Sematic Field (trường nghĩa).
Để diễn đạt những từ có cùng quan hệvới những từ khác chúng ta có thểgiớ thiệu những từ đó trong trường nghĩa.
Ví dụ:
School – classroom, blackboard, teacher, student, study, book. 
Animals – dog, cat, horse, cow, sheep.
Water – ocean, sea, lake, river, stream.
2.9- Guessing from context (đoán nghĩa từ ngữ cảnh).
Nghĩa của nhiều từ có thểu đoán được qua việc đọ toàn bộ câu.
Ví dụ:
The nurse hanđe the scalpel to the doctor.
(scalpel: con dao mổ).
He swiftly finished his work and went right home.
(swiftly: nhanh chóng).
2.10- Guessing from stems and affixes (đoán nghĩa qua phần gốc và phụ tố).
Nghĩa của một số từ có thể hiểu qua phụ tố.
Ví dụ:
- undeniable un deni adle .
 not deny ability
- autobiography 	auto bio graphy .	
 self life write
- review re view .
 again look at
2.11- Translation (dịch nghĩa).
Nếu cần tiết kiệm thời gian giáo viên hoặc một học sinh có thể dịch từ sang tiếng Việt.
Ví dụ:
Careful – cẩn thận.
Interested – quan tâm, thích.
Aquarium – hố cá, bể cá.
2.12- Using the dictionary (sử dụng từ điển).
Nếu cần tiết kiệm thời gian hoặc trong giao tiếp có từ khó, từ điển có lẽ là lựa chọn tốt nhất.
Ví dụ:
Unfortunately: thật không may.
Compressor: máy nén.
M Chú ý: những loại từ vựng cần dạy.
Trong một đoạn văn đưa ra, người đọc (thậm chí cả giáo viên) sẽ gặp rất nhiều từ mới. Vì có nhiều từ mới như vậy giáo viên sẽ phải chọn xem nên dạy từ nào và cần bao nhiêu thời gian để dạy. Có bốn loại từ được viết ở bảng dưới đây gồm cả hướng dẫn chung.
 Unknown words
(Những từ học sinh chưa biết)
Nếu từ đó cần để hiểu đoạn văn, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đoán sau đó mới giải thích.
 Unknown words
(Những từ học sinh chưa biết)
Những từ không cần biết nghĩa nhưng vẫn hiểu được đoạn văn, giáo viên sẽ dạy sau hoặc không cần dạy.
 Known words
(Những từ học sinh đã biết)
Những từ học sinh đã hiểu thì giáo viên không cần dạy. 
 Known words
(Những từ học sinh đã biết)
Những từ học sinh đã biết nhưng chưa hiểu nghĩa vì nó mang nghĩa trong các thành ngữ, châm ngôn được sử dụng thường xuyên.
Ví dụ:
3.1.a - The drinking goblet fell to the ground and broke in to many pieces.
Học sinh đoán từ “goblet” có thể là cốc hoặc cái chén.
3.1.b - Would you please go to the store and buy a holepunch for me?
Học sinh cố đoán nghĩa nếu không được giáo viên sẽ giải thích đây là “máy dập lỗ trên giấy”.
3.2 - Với những từ mới mà không cần cho nghĩa của một đoạn văn, giáo viên nên làm một trong hai cách sau:
3.2.a - Nếu đó là một từ thông dụng mà sau này học sinh sẽ sử dụng nhiều thì giáo viên nên dạynhưng có thể sau khi đọc song đoạn văn.
3.2.b – Nếu đó là một từ lạ, không phổ biến thì không cần dạy.
Ví dụ:
The man was very embarrassed .
Có thể sau này học sinh sẽ dùng đến từ này nên giáo viên giúp học sinh hiểu.
The man was rebellious and autarkic.
Thậm chí nhiều người Anh bản sứ cũng không biết từ này nên giáo viên không cần dạy nghĩa.
3.3 – Với những từ học sinh đã biết thì giáo viên không cầndạy nghĩa.
Nếu có quá nhiều từ mới mà học sinh không biết thì có thể đoạn văn đó quá khó so với trình độ của học sinh.
3.4 – Trong một số cụm từ học sinh có thể hiểu từng từ riêng biệt
nhưng vẫn không hiểu được nghĩa. Ví dụ: Học sinh có thể hiểu nghĩa từng từ “stick”, “in”, “the” và “mud” nhưng không hiểu câu thành ngữ “stick in the mud” có nghĩa “một người không thích pha trò”. Với những từ sử dụng trong thành ngữ, châm ngôn giáo viên phải xác đĩnhem chúng có quan trọng không. Nếu đây là một câu châm ngôn,thành ngữ mà học sinh gặp thường xuyên thì học sinh nên biết nghĩa. Sau khi học sinh cố đoán nghĩa giáo viên sẽ dạy. Tuy nhiên không nên mất nhiều thời gian vào đó.
C - áp dụng các nguyên tắc, thủ thuật trên vào giảng dạy.
I/ những yêu cầu chung.
F Đối với giáo viên.
Xác định rõ mục tiêu môn học, từng bài học, tiết học từ đó có sự chuẩn bị kỹ cành. Dựa vào các nguyên tắc dạy từ vựng để xác định ngữ liệu nào cần dạy và sẽ sử dụng thủ thuật nào cho từng ngữ liệu.
Sử duụng có hiệu quả đồ dùng dạy học để giới thiệu ngữ liệu.
tạo điều kiện cho học sinh làm quenvới ngữ liệu và luyện tập sử dụng ngữ liệu càng nhiều càng tốt.
@ Đối với học sinh.
Có ý thứ, thái độ, tinh thần học tập nghiêm túc.
Tuân thủ các yêu cầu của giáo viên đưa trong một giờ học.
Có tinh thần học hỏi, ham hiểu biết và say mê môn học.
Yêu cầu chung của phần ngữ liệu trong một bài học.
Học sinh hiểu ngữ liệu.
Học sinh nhận biết được cách pháp âm, mặt chữ, từ loại.
Học sinh được luyện tập ngữ liệu mới trong ngữ cảnh.
Sau bài học, học sinh có thể sử duụng ngữ kiệu mới trong giao tiếp, áp dụng một số tình huống tương tự trong đời sống.
F II- quá trình áp dụng các nguyên tắc, thủ thuật
trên ở một số tiết dạy.
Tiếng Anh 6: Tiết 56 Unit 9: THE BODY.
Lesson 1: A. Parts of the body (A1,2)
Mục đích : Học sinh biết được các từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể.
Phương pháp và tiến hành.
A1.Listen and repeat:
Giáo viên giới thiệu nội dung bài học: Học về các bộ phận cơ thể con người. Giáo viên giới thiệu các từ mới sau:
Head	- Dùng tranh hoặc mô hình phóng to từ trong SGK 
Shoulder	trang 96 (thủ thuật 6)
Arm	- Vẽ phác hoạ: Giáo viên vẽ những nét đơn giản về
Chest	hình dáng một người và chỉ vào các bộ phận (thủ thuật 
Hand	2)
Finger	- Giáo viên đọc mẫu các từ, yêu cầu học sinh chỉ tay 
Leg	vào bộ phận hoặc một học sinh đứng làm mẫu chỉ tay
Foot	và các bộ phận, các học sinh khác đọc các từ.
Toe	Giáo viên dùng các bìa nhỏ ghi các bộ phận, yêu cầu 
học sinh lên lấy bìa dán vào đúng vị trí (thủ thuật 4).
A2. Practice with a partner.
What is that? – That is his head.
What are those? – Those are his shoulders.
Học sinh làm việc theo cặp, hỏi và trả lời.
Tiếng Anh 7: Tiết 56	Unit 9: AT HOME AND AWAY.
Lesson 2: A2
Mục đích: Học sinh biết được các từ vựng về một số con vật ở đại dươngvà một số từ khác.
Phương pháp tiến hành:
A2- Listen and read. Then answwer the questions.
Giáo viên giới thiệu nội dung sơ lược của bài đọc. Đây là đoạn văn về chuyến thăm của bạn Liz đến bể cá Tri Nguyên. Giáo viên giới thiệu một số từ mới:
 Shark - Dùng tranh vẽ, ảnh chụp.
Dolphin - Dùng trường nghĩa: Các con vật ở đại dương,
Turtle yêu cầu học sinh đoán nghĩa.
Crab	
A cap Giáo viên dùng vật thật để giới thiệu.
A poster Học sinh đoán nghĩa qua hai câu: Mrs Robinson bought a poster. She put it on the wall at home.( đây là một danh từ,một vật có thể treo trên tường).
Học sinh tự đọc thầm bài khoá tìm câu trả lời.
Giáo viên kiểm tra và sửa lỗi nếu thấy cần thiết.
Cho học sinh biết câu trả lời đúng.
Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện về chuyến đi của gia đình Liz.
Gọi 1 hay 2 học sinh kể lại câu chuyện trước lớp.
Giáo viên sửa lỗi khi thấy cần thiết.
d- kết quả thực nghiệm.
1/ Kết quả thực nghiệm:
Sau khi thử nghiệm bằng một số thủ thuật như đã nêu ở trên và tuân thủ các nguyên tắc của việc dạy từ vựng, qua 3 năm thực hiện theo chương trình SGK mới tôi nhận thấy khả năng pháp triển vốn từ vựng và khả năng sử dụng vốn từ vựng trong giao tiếp của các em có nhiều chuyển hướng phát triển tốt hơn.
C Kết quả:
Năm học
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
2007-2008
8
 102
 8
14
 49
 14
2008-2009
9
 102
 9
13
 70
 10
 Phải thừa nhận rằng trong quá trình dạy từ vựng thì việc sử dụng thủ thuật cũng như tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc khi tiến hành một bài dạy là điều rất quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh, nội dung bài dạy, mục đích sử dụng để vận dụng phương pháp, hình thức hay thủ thuật hợp lý, phù hợp với học sinh và phù hợp vơi bài dạy để giúp các em sôi nổi tham gia vào hoạt động tránh gây sự nhàm chán.
 Ngoài một số thủ thuật tôi đã đề cập ở trên thì chắc chắn nhiều giáo viên còn có các thủ thuật khác đẻ phục vụ cho việc giảng dạy từ vựng của mình. Song dù sử dụng bất cứ thủ thuật gì thì mục đích cuối cùng của việc dạy học là người giáo viên phải phát huy được tinh thần tập thể, khả năng tư duy sáng tạo cũng như khả năng tự học của học sinh. Đồng thời phải xây dựng được mối quan hệ mật thiết giữa thầy và trò, trò với trò và trò với các quan hệ giao tiếp xã hội lành mạnh, bổ ích.
 2 – Kết luận:
 Trong quá trình giảng dạy bộ môn ngoại ngữ tôi nhận thấy rằng ngoại ngữ là một môn khoa học khó. Nó không chỉ đòi hỏi người học phải thông minh, cần cù có vốn hiểu biết xã hội rộng rãi mà phải có óc sáng tạo. Vì mục đích cuối cùng của việc dạy học và học ngoại ngữ là người học phải biết diễn tả những tư tưởng, tình cảm của mình bằng ngoại ngữ mà mình học.
 Vì là một môn học có nét đặc thù riêng như vậy người giáo viên phải chú ý đến một số yêu cầu sau:
 Phải tạo được môi trường học tập cho học sinh.
 Phải chú ý đến việc tìm hiểu nội dung, kiến thức của từng bài để lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp.
 Kết hợp và thay đổi phương pháp một cách phù hợp, linh hoạt để tránh người học đơn điệu, buồn tẻ.
 Khuyến khích học sinh học nhóm để các emcó thể bổ sung kiến thức cho nhau.
 Chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh học ở nhà vì đó là công việc cần thiết giúp các em có khả năng tự học, tự nghiên cứu một cách tự giác.
 Tóm lại:
 Trên đây là một số thủ thuật để dạy tiếng Anh theo chương trình SGK mới. Phương pháp, thủ thuật thì có rất nhiều công việc lựa chọn phương pháp, thủ thuật nào cho phù hợp với từng bài giảng đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu trước khi bắt đầu mỗi bài giảng.
 Học sinh càng có vốn từ vựng dồi dào thì các em càng muốn được sử dụng vốn từ vựng đó và càng muốn tham gia vào hoạt động giao tiếp, càng muốn có những cuộc đối thoại với nhau và đó là tiền đề vững trắc để các em tham gia vào học tốt một môn ngôn ngữ.
 Việc đổi mơi phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của học sinh giúp các em phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất trở thành những công dân có ích cho tổ quốc.
 Qua một số vấn đề trên đây tôi cũng mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để tôi có được những phương pháp dạy học tốt hơn.
* Kiến nghị đề xuất :
 Để phục vụ cho giảng dạy tiếng Anh theo SGK mới tốt hơn đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, nên có bộ tranh ảnh cho giáo viên giảng dạyđể bài giảng phong phú và hấp dẫn hơn.
 Trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học: Băng đài, sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
 Phòng giáo dục nên mở nhiều các đợt tập huấn, có các giờ dạy mẫu về đổi mới phương pháp dạy để giáo viên trong toàn huyện được học tập nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Tài liệu tham khảo:
 & .Sách giáo viên tiếng anh 6, 7, 8 ,9.
 & .Thiết kế bài giảng tiếng anh 6, 7, 8, 9.
 & .Các sách bài tập nâng cao.
 &. Sách giáo học pháp môn tiếng anh.
 &.Phương pháp dạy tiếng anh trong trường phổ thông (nguyễn hạnh dung).
 &.Classroom teaching skills (brown, g.a i narmstrong).
 &.Cùng với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhóm giáo viên tiếng anh trường thcs võ lao và các bạn đồng nghiệp khác.
 ý kiến, nhận xét của BGH Võ Lao, ngày 20 tháng 05năm 2009
 NHà trường : Người viết
 Nguyễn Quý Tuyến
Phòng giáo dục & đào tạo huyện thanh ba
Trường trung học cơ sở võ lao
----------------- 000-----------------
Sáng kiến kinh nghiệm
các thủ thuật dạy từ vựng tiếng anh
theo chương trình sách giáo khoa mới .
 Người thực hiện: Nguyễn quý tuyến
 Tổ: khoa học
 Trường : thcs võ lao – thanh ba- phú thọ.
NĂM HọC : 2008 - 2009

File đính kèm:

  • docDe_tai_SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan