Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp khởi động bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh

Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không chú trọng tổ

chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến

thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng

lớp học khác. Vì thế, thường có hai xu hướng mở đầu vào bài mới của giáo

viên: một là coi kiểm tra bài cũ như một bước để chuyển giao vào bài mới, hai

là giới thiệu trực tiếp bài mới và giảng dạy.Dẫn đến trong quá trình dạy, dù rất

cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu

quả giờ học bị giảm sút. Riêng môn hóa học, sự thiếu xem trọng bước khởi động

vào bài mới đã phần nào làm cho nó trở thành môn học khô khan, khó nhằn đối

với học sinh. Trong khi đây là một môn học đầy màu sắc, thực nghiệm sinh

động, gắn liền nhiều kinh nghiệm dân gian thông qua các câu ca dao tục ngữ,

gắn liền nhiều sự kiện thời sự, kỹ năng sống

Trong giới hạn của sáng kiến này, các phương pháp khởi động vào bài mới

của tôi được đưa ra nhằm các mục đích sau:

- Tạo tâm lí hứng thú, định hướng cho học sinh khi nghiên cứu bài mới

- Kích thích tính tò mò, tìm hiểu của học sinh, từ đó thắp lên ngọn lửa đam

mê khoa học dành cho bộ môn.

- Rèn luyện và phát triển hệ thống các năng lực chung và năng lực chuyên

biệt cho học sinh như: năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực tư duy,

năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn

đề thông qua môn Hóa học.

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp khởi động bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc đã góp phần như 
thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã 
hội, với vấn đề nâng cao chất lượng 
 Trang 35 
báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ 
sung. 
cuộc sống? Các em hãy cùng tìm 
hiểu trong tiết học hôm nay. 
Ví dụ 6: Khi mở đầu bài dạy “Hóa học với vấn đề môi trường”- Hóa học 
12, giáo viên đưa ra hoạt động khởi động với trò chơi “Ai nhanh tay hơn” với 
nội dung như sau: 
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của HS 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết 
quả hoạt động 
+ Mục tiêu: 
- Huy động kiến thức thực tiễn của HS 
- Phát triển năng lực tư duy của HS 
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi trước 
khi học bài mới 
+ Nội dung: Hãy trả lời các câu hỏi sau 
1. Câu tục ngữ nói về vai trò môi trường đối 
với chất lượng cuộc sống? 
2. Câu tục ngữ nói về việc lựa chọn môi 
trường sống? 
3. Một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp môi 
trường giảm thiểu ô nhiễm? 
4. Kể tên các loại ô nhiễm môi trường mà 
em biết? 
+ Phương thức: hoạt động cá nhân- tại lớp 
GV nêu câu hỏi, ai giơ tay nhanh nhất sẽ 
được trả lời, trả lời đúng sẽ được thưởng 1 
món quà, thời gian giới hạn của mỗi câu hỏi 
là 20 giây. 
+ Dự kiến sản phẩm: 
1. Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon 
cơm 
2. Đất lở chim bay, đất lành chim 
đậu 
3. Ý thức con người. 
4. Ô nhiễm: đất, nước, không khí, 
tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, tầm 
nhìn. 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: 
 HS hoạt động tích cực, sôi nổi. 
+ GV đặt vấn đề vào bài mới: 
Cùng với vấn nạn giao thông, ô 
nhiễm môi trường đang là vấn đề 
cần báo động ở Việt Nam. Vậy 
nguyên nhân, tác hại của nó là gì? 
Cách khắc phục ra sao? Chúng ta 
cùng nghiên cứu trong bài mới 
này. 
3.6. Khởi động thông qua các câu chuyện kể thú vị 
 Trang 36 
Các câu chuyện kể về các nhà Hóa học, sự ra đời của các nguyên tố, nguyên 
nhân tên gọi của các nguyên tố, các phát minh khoa học luôn mang đến những 
thông tin thu hút sự cú ý của HS. Thông qua các câu chuyện kể , các em phần 
nào hiểu được niềm đam mê, sự tận tâm, nhẫn nại của các nhà khoa học lớn. Từ 
đó sẽ luôn không ngừng phấn đấu trong học tập vì “thiên tài là do 99% chăm chỉ 
và 1% thông minh” tạo nên. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Thành phần nguyên tử ”- Hóa học 10, GV có thể kể 
câu chuyện sau: 
Số phận trớ trêu?! 
Nhà bác học người Anh JJ. Thomson cũng giống như đa số các nhà bác 
học khác ở thế kỷ 19, tin tưởng mãnh liệt rằng nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất 
của vật chất, không thể phân chia được nữa. Có một lần người phụ tá hỏi ông: 
“Ông nghĩ gì về cấu tạo bên trong nguyên tử...”. Ông liền tức giận ngắt lời:“ 
Anh bạn trẻ ạ, nếu anh biết tiếng Latinh thì anh sẽ không hỏi như thế! Nguyên- 
tử dịch từ tiếng Latinh có nghĩa là không-chia-cắt-được, anh hiểu chứ?”. Nhưng 
chẳng bao lâu sau, chính JJ. Thomson đã đưa ra mô hình đầu tiên giải thích cấu 
tạo bên trong của nguyên tử. 
Mục tiêu, nội dung, phương 
thức tổ chức hoạt động học 
tập của HS 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
+ Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tổng 
hợp, xử lý thông tin 
- Có niềm tin vào khoa học 
- tạo tâm thế thoải mái, 
hứng khởi khi bước vào bài 
mới. 
+ Nội dung: 
Em có suy ngẫm gì rút ra từ 
+Dự kiến kết quả: 
Kiến thức khoa học là vô tận, không ngừng 
khám phá sẽ tìm ra những chân trời chân lí mới, 
giúp cho khoa học ngày càng phát triển. 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: 
Dựa vào mức độ tích cực quan sát, suy nghĩ, 
phát biểu của HS. 
+ Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới: Điều thú vị 
là sau đó, học trò của ông là E.Rutherford và 
 Trang 37 
câu chuyện trên? 
+ Phương thức: cá nhân - 
tại lớp 
GV mời một số HS nêu ra 
suy nghĩ của mình. 
học trò của E.Rutherford là J.Chadwick đã lần 
lượt tìm ra các thành phần còn lại của nguyên 
tử. Vậy thành phần nguyên tử được tìm ra như 
thế nào? Chúng có đặc điểm ra sao? Chúng ta 
cùng nghiên cứu bài học hôm nay để trả lời các 
câu hỏi đó. 
Ví dụ 2: Khi giới thiệu chương 2 “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 
và định luật tuần hoàn ” và dạy học tiết 1 bài “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố 
hóa học ”- Hóa học 10, giáo viên có thể kể câu chuyện sau: 
" Suốt đời cố gắng sẽ trở nên thiên tài" 
Vào năm 1869, giáo sư trường đại học Peterbourg là Mendeleev (1834 - 1907) đã 
tiến hành nghiên cứu việc phân loại các nguyên tố và phát hiện ra sự thay đổi tuần 
hoàn tính chất các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử (thời đó người ta gọi là 
nguyên tử lượng) của chúng, điều mà rất nhiều nhà khoa học trước đó đã không 
làm được. Ông sắp xếp 63 nguyên tố hóa học đã được phát hiện vào thời kỳ đó 
vào bảng tuần hoàn các nguyên tố. Các nguyên tố ở trên cùng một cột là cùng họ, 
ở trên cùng một hàng là cùng chu kì. Mendeleev đã mạnh dạn thay đổi khối lượng 
của một số nguyên tố, thay đổi vị trí của nhiều nguyên tố để nhiều ô trống trong 
bảng phân hạng và chỉ ra rằng ở chỗ các ô trống chính là các nguyên tố hóa học 
còn chưa được phát hiện đồng thời cũng đưa ra các dự đoán về tính chất của các 
nguyên tố đó. Vào năm 1869, Mendeleev chính thức công bố bảng hệ thống tuần 
hoàn các nguyên tố. 
 Năm 1875, ông tiên đoán đúng tính chất và các đặc điểm khác của nguyên tố 
gali do nhà hóa học Pháp Boibourdan phát hiện ra . Đó là sự kiện nổi bật đầu tiên 
của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Sau đó người ta dần tìm thấy các nguyên tố mà 
Mendeleev đã tiên đoán. Các sự kiện đó làm cho bảng hệ thống tuần hoàn các 
nguyên tố của Mendeleev nổi tiếng trên toàn thế giới. Có một kí giả đã hỏi 
 Trang 38 
Mendeleev : " Ngài làm thế nào mà nghĩ ra được định luật tuần hoàn?", ông trả 
lời: " Tôi đã tìm tòi suốt 20 năm”. Ký giả lại hỏi " Thế ngài có tự cho mình là một 
thiên tài không?", ông không ngần ngại trả lời ngay: " Suốt đời cố gắng sẽ trở nên 
thiên tài". 
 Mendeleev đã liên tục làm việc đến phút cuối của đời mình. Ngày 20.1.1907, 
ông qua đời khi đang ngồi làm việc trên bàn viết, đang viết dở một tác phẩm. Vào 
ngày mai táng ông, trên đường từ Trường đại học Peterbourg đến nghĩa trang là 
một dãy đèn lồng màu đen, mấy chục thanh niên học sinh nâng cao một bảng tuần 
hoàn các nguyên tố kích thước rất lớn dẫn đầu đám tang. Có đến hàng vạn quần 
chúng tham gia đám tang này để tiễn đưa nhà hóa học vĩ đại. 
Mục tiêu, nội dung, phương thức 
tổ chức hoạt động học tập của HS 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt 
động 
+ Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tổng hợp, xử 
lý thông tin 
- Có niềm tin vào khoa học 
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng 
khởi khi bước vào bài mới. 
+ Nội dung: Em có nhận định gì 
về vai trò của bảng tuần hoàn các 
nguyên tố hóa học của Menđeleep 
và bài học thành công rút ra từ câu 
chuyện trên? 
+ Phương thức: cá nhân - tại lớp 
GV mời một số HS nêu ra suy 
nghĩ của mình. 
+Dự kiến kết quả: 
-Vai trò của bảng tuần hoàn: phân loại các 
nguyên tố theo tính chất, dự đoán các 
nguyên tố chưa được tìm thấy và mô tả tính 
chất của chúng. 
-Thành công sẽ có được khi chúng ta không 
ngừng nỗ lực và cố gắng. 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: Dựa vào 
mức độ tích cực quan sát, suy nghĩ, phát 
biểu của HS. 
+ GV đặt vấn đề vào bài mới: Bảng tuần 
hoàn các nguyên tố hóa học được xem như 
là máy tính điện tử của ngành hóa học. Vậy 
nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo của bảng 
tuần hoàn như thế nào? Vì sao lại có thể dự 
đoán được nguyên tố và tính chất của nó 
khi chưa tìm thấy? Bài học hôm nay sẽ giúp 
 Trang 39 
chúng ta hiểu được điều đó. 
Ví dụ 3: Khi dạy tiết 2 bài “ Flo- Brom- Iot”, giáo viên có thể kể chuyện về 
nguyên tố iot bằng thông tin như sau: 
Ai đã phát hiện ra nguyên tố iot? 
Năm 1811, nhà hóa học Pháp Bernard Courtois đang làm việc trong phòng 
thí nghiệm. Trên bàn của ông có hai bình hóa chất: Một đựng dung dịch chiết từ 
rong biển, chiếc kia đựng axit sunfuric. Bỗng nhiên, con mèo yêu dấu của ông 
đang ngồi trên vai nhảy vụt xuống làm đổ cả hai lọ hóa chất. Hai dung dịch pha 
trộn vào nhau. Và một làn khói tím bốc lên. Từ hiện tượng đó, Bernard tìm thấy 
một nguyên tố mới, đó là iot. Ngày nay, ai cũng biết tới chất hóa học này, song 
ít người biết rằng con mèo nghịch ngợm đó đã trở thành “đồng tác giả” của nhà 
hóa học phát minh ra iot. 
Mục tiêu, nội dung, phương 
thức tổ chức hoạt động học 
tập của HS 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt 
động 
+ Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tổng hợp, 
xử lý thông tin 
- Có niềm tin vào khoa học 
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng 
khởi khi bước vào bài mới. 
+ Nội dung: 
Em có suy ngẫm gì từ câu 
chuyện trên? 
+ Phương thức: cá nhân - tại 
lớp 
GV mời một số HS nêu ra suy 
nghĩ của mình. 
+Dự kiến kết quả: 
Đôi khi, các nguyên tố cũng được phát hiện 
một cách tình cờ và thú vị. Tuy nhiên, kết quả 
cuối cùng vẫn luôn nhờ sự tìm tòi, nỗ lực 
không ngừng của các nhà hóa học mới có thể 
tìm ra được. 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: Dựa vào mức 
độ tích cực quan sát, suy nghĩ, phát biểu của 
HS. 
+ GV đặt vấn đề vào bài mới: iot đã được tìm 
ra một cách đầy thú vị như thế, và cũng rất 
nhiều ứng dụng của iot ngày nay đã được con 
người biết đến. Hãy cùng tìm hiểu thêm về 
 Trang 40 
thông tin khác của iot và một nguyên tố cùng 
nhóm halogen là brom trong tiết học này các 
em nhé. 
Ví dụ 4: Khi dạy học bài “ Cân bằng hóa học” tiết 2, giáo viên có thể kể 
câu chuyện về nhà hóa học Lơ Sa-tơ-liê như sau: 
Sai lầm đáng nhớ ! 
Năm 1901, Lơ Sa- tơ- liê ( 1850- 1936) đã cố gắng thực hiện phản ứng giữa 
N2 và H2 ở nhiệt độ cao, áp suất cao cùng với xúc tác trong bình kín bởi máy nén 
khí. Tuy nhiên, một vụ nổ kinh khủng xẩy ra đã gần như giết chết người trợ lý 
của ông do sự hiện diện của không khí trong bộ máy. Sau đó, ông đã để lại công 
trình này cho 2 nhà hóa học khác nghiên cứu, 5 năm sau, họ đã thành công trong 
việc tổng hợp amoniac trên quy mô thương mại. Lúc đó, Lơ Sa- tơ- liê cho rằng 
việc khám phá ra amoniac tổng hợp vụt khỏi tầm tay mình là “một sai lầm lớn 
nhất trong sự nghiệp khoa học”. Nhưng ông đã không biết rằng việc tìm ra 
nguyên lý chuyển dịch cân bằng (năm 1884) - có ý nghĩa rất quan trọng giải 
quyết các vấn đề liên quan đến phản ứng thuận nghịch- mới là nghiên cứu khoa 
học làm cho tên tuổi của ông được vinh danh và sống mãi với thời gian. 
Mục tiêu, nội dung, phương 
thức tổ chức hoạt động học tập 
của HS 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt 
động 
+ Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tổng hợp, 
xử lý thông tin 
- Có niềm tin vào khoa học 
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng 
khởi khi bước vào bài mới. 
+ Nội dung: Qua câu chuyện 
trên, em có suy nghĩ gì về khái 
+Dự kiến kết quả: 
Thành công sẽ đến với những người không 
ngừng nỗ lực, đam mê và hết mình vì công 
việc. 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: Dựa vào mức 
độ tích cực quan sát, suy nghĩ, phát biểu của 
HS. 
+ GV đặt vấn đề vào bài mới: Vậy nội dung 
 Trang 41 
niệm thành công ? 
+ Phương thức: cá nhân- tại 
lớp 
GV mời một số HS nêu ra suy 
nghĩ của mình. 
của nguyên lý có liên quan gì đến cân bằng 
hóa học? Nó có ý nghĩa như thế nào trong đời 
sống và sản xuất mà làm cho tên tuổi của Lơ 
Sa- tơ- liê được vinh danh và sống mãi với 
thời gian ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết 
học hôm nay. 
Ví dụ 5: Khi dạy học bài “Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ”- Hóa học 
11, giáo viên kể câu chuyện về Butlerov, nhà hóa học gắn liền với thuyết cấu tạo 
hóa học hữu cơ. 
“Lời tiên tri không tự giác” 
Vào một ngày thu ấm áp, tiếng cười đùa của lũ trẻ không cản trở thầy giáo 
Rolan mơ màng ngủ gà ngủ gật. Bỗng từ tầng dưới của một kí túc xá riêng ở 
Kazan vang lên một tiếng nổ long trời. Chắc mẩm đã xảy ra một sự cố gì nguy 
hiểm, thầy vội vã lao xuống tầng hầm và lát sau lôi ra được một chú bé mặt mày 
tái nhợt, đầu tóc bù xù. Đó là chú bé Butlerov, một học sinh rất say mê môn hóa, 
lợi dụng lúc vắng người, đã bí mật biến nhà ở thành “phòng thí nghiệm” riêng 
của mình. Vì hành động tinh nghịch đó, thầy đã phạt giam cậu và theo quyết 
định “sáng suốt” của Hội đồng nhà trường, cậu bị đã bị dẫn diễu qua nhà ăn, 
trước ngực đeo một tấm bảng có ghi hàng chữ lớn: “Nhà hóa học vĩ đại”. 
Tất nhiên, khi nghĩ ra hàng chữ chế nhạo này, các thầy giáo của Butlerov đâu có 
ngờ lời tiên đoán đó đã trở thành sự thật. Ông chính là cha đẻ của thuyết cấu tạo 
hóa học hữu cơ, người giải thích được các hiện tượng đồng đẳng- đồng phân của 
các hợp chất hữu cơ. 
Mục tiêu, nội dung, phương thức tổ 
chức hoạt động học tập của HS 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả 
hoạt động 
+ Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tổng hợp, xử lý 
+ Dự kiến sản phẩm: 
Sự say mê nghiên cứu của But- lê- rốp 
 Trang 42 
thông tin 
- Có niềm tin vào khoa học 
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng khởi khi 
bước vào bài mới. 
- Rút ra được bài học từ câu chuyện kể 
+ Nội dung: 
Em có suy nghĩ gì về câu chuyện trên? 
+ Phương thức: cá nhân- tại lớp 
GV mời đại diện HS nêu ý kiến, các 
HS khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
đã làm cho lời tiên tri trở thành sự thật. 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: 
Dựa vào mức độ tích cực quan sát, suy 
nghĩ, phát biểu của HS. 
+ GV đặt vấn đề dẫn vào bài mới: 
Vậy nội dung của thuyết cấu tạo hóa 
học hữu cơ là gì? Vì sao nó đóng vai 
trò quan trọng trong việc nghiên cứu 
cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu 
cơ? Các em hãy tìm hiểu trong bài học 
hôm nay. 
Ví dụ 6: Khi dạy học tiết 1- bài “Saccarozơ- Tinh bột- Xenlulozơ”- Hóa 
học 12, giáo viên kể câu chuyện sau: 
Phát minh tình cờ 
Năm 1878, nhà bác học Đức Phan-bec đã làm thí nghiệm với chất gọi là 
Cresolsunfanid do nữ hóa học Ana Phedoropna Vonkova đã điều chế ra lần đầu 
tiên. Một hôm vì đãng trí ông đã ngồi vào bàn ăn mà không rửa tay. Trong khi 
ăn, ông cảm thấy bánh mì ngọt một cách khác thường. 
 Muốn tìm hiểu nguyên nhân, Phan-bec lập tức chạy vào phòng thí nghiệm và 
tiến hành phân tích cẩn thận chất lỏng trong bình mà ông đã đổ các dung dịch vô 
ích vào đó. Hóa ra trong bình này có chứa một chất mà ông chưa hề biết đến, tạo 
ra khi ông làm thí nghiệm. Chất này gọi là saccarozơ. 
Mục tiêu, nội dung, phương thức 
tổ chức hoạt động học tập của học 
sinh 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt 
động 
+ Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tổng hợp, xử 
lý thông tin 
+ Dự kiến sản phẩm: 
Mỗi chất được phát hiện và tìm thấy đều do 
công sức không nhỏ của các nhà khoa học 
 Trang 43 
- Có niềm tin vào khoa học 
- Tạo tâm thế thoải mái, hứng 
khởi khi bước vào bài mới. 
+ Nội dung: 
Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện 
trên? 
+ Phương thức: cá nhân- tại lớp 
GV mời đại diện HS nêu ý kiến, 
các HS khác góp ý, bổ sung, phản 
biện. 
bỏ ra. 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: 
Dựa vào mức độ tích cực quan sát, suy nghĩ, 
phát biểu của HS. 
+ GV đặt vấn đề dẫn vào bài mới: 
Saccarozơ là một loại đường mà ngày nay 
được sử dụng phổ biến. Vậy nó tồn tại ở đâu 
trong tự nhiên, có đặc điểm cấu tạo như thế 
nào, tính chất ra sao? Các em cùng tìm hiểu 
trong tiết học này. 
Ví dụ 7: Bài “Vật liệu polime” tiết 2-dạy học phần III, Hóa học 12, giáo 
viên có thể kể câu chuyện về người phát minh ra phương pháp lưu hóa cao su. 
 Bí ẩn sự ra đời cao su lưu hóa 
Cao su lưu hóa là phát minh của nhà khoa học Charles Goodyear, người 
đã dành một thập kỷ ( 1834- 1844) trong cuộc đời mình để tìm cách làm cho cao 
su sử dụng một cách dễ dàng hơn và có có khả năng chống nóng, lạnh. Tuy 
nhiên, những nghiên cứu của ông đều thất bại. Cho đến một ngày, ông tình cờ 
đổ hỗn hợp lưu huỳnh, cao su vào một lò nấu nóng. Dưới nhiệt độ cao, cao su 
nóng chảy song không bị huỷ hoại. Khi quá trình này kết thúc, Charles 
Goodyear nhận thấy hỗn hợp đã đông cứng song vẫn sử dụng được. Từ phát 
hiện này, rất nhiều các sản phẩm cao su lưu hóa đã ra đời và được sử dụng ở 
khắp mọi nơi. 
Mục tiêu, nội dung, phương thức 
tổ chức hoạt động học tập của HS 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt 
động 
+ Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực khái quát, 
tổng hợp vấn đề cho học sinh 
- Huy động kiến thức thực tiễn 
+ Dự kiến sản phẩm: 
1.Thời gian dành để nghiên cứu và chế tạo 
thành công cao su lưu hóa của Goodyear là 
10 năm 
 Trang 44 
của học sinh thông qua câu hỏi 
+ Nội dung câu hỏi: 
1.Thời gian dành để nghiên cứu 
và chế tạo thành công cao su lưu 
hóa của Goodyear là bao nhiêu 
năm? 
2.Em hãy cho ví dụ về ứng dụng 
của cao su trong đời sống mà em 
biết? 
+ Phương thức: cá nhân – tại lớp 
GV mời một số HS nêu ý kiến, 
các HS khác góp ý, bổ sung, 
phản biện. 
2.Ứng dụng: Làm xăm lốp xe đạp và xe 
máy, lốp ô tô; kẹo cao su; găng tay y tế... 
+ Đánh giá kết quả hoạt động: 
Dựa vào mức độ tích cực quan sát, suy nghĩ, 
phát biểu của HS. 
+ GV đặt vấn đề dẫn vào bài mới: Cùng 
với chất dẻo và tơ sợi, cao su là một vật liệu 
polime có nhiều ứng dụng trong đời sống và 
sản xuất. Vậy cao su lưu hóa là gì? Vì sao 
sự ra đời của nó lại là cột mốc quan trọng 
trong ngành sản xuất cao su? Cao su giống 
hay khác so với chất dẻo về tính chất, ứng 
dụng? Các em hãy tìm hiểu trong bài học 
hôm nay. 
 Trang 45 
III. KẾT LUẬN. 
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy có sự thay đổi đáng 
kể về hứng thú học tập của học sinh đối với môn hóa học thông qua khảo sát ở 
các lớp trực tiếp tham gia giảng dạy như sau: 
Lớp Sĩ số 
Hứng thú học tập bộ môn Hóa học 
Ghét Bình thường Thích 
Số lượng % Số lượng % Số lượng % 
12C1 46 0 0 5 10,87 41 89,13 
12C3 39 0 0 5 12,82 34 87,18 
12C6 42 0 0 18 42,86 24 57,14 
12C7 41 4 9,76 21 51,22 16 39,02 
12C9 40 3 7,5 19 47,5 18 45 
Phương pháp khởi động bài dạy theo hướng phát triển năng lực HS như 
trên, tôi nhận thấy nó có thể: 
- Giúp giáo viên tạo được một bầu không khí thoải mái, vui vẻ giữa thầy cô 
và học trò. 
- Có tác dụng định hướng tốt cho phần nội dung bài mới nhưng không gây 
áp lực, căng thẳng mà kích thích tính tò mò, khám phá kiến thức mới của học 
sinh. 
- Các phương pháp đưa ra và cách đặt câu hỏi cho học sinh phù hợp với xu 
hướng mới của giáo dục đó là phát triển năng lực học sinh. Thông qua phần khởi 
động, các em phát triển được các năng lực quan trọng gồm: 
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình- diễn giải, năng 
lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực khái quát hóa, năng lực tổng hợp các vấn 
đề. 
 Trang 46 
+ Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực 
hành, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 
Các năng lực này giúp cho học sinh không chỉ “học để biết”, “học để làm” 
mà còn “học để chung sống”, “ học để khẳng định mình”. 
Tuy vậy, để thực hiện được như mong muốn trên đòi hỏi GV- HS làm tốt 
những việc sau: 
- GV phải có sự chẩn bị chu đáo về mọi mặt như: kiến thức, phương tiện, 
phương pháp dạy học phù hợp linh hoạt; phải khơi dậy và bồi dưỡng cho học 
sinh niềm đam mê khoa học và khám phá vẻ đẹp, vai trò của hóa học trong đời 
sống . 
- HS phải xác định đúng mục đích học tập, chủ động tìm tòi và tiếp nhận tri 
thức, sẵn sàng hợp tác, giao lưu, sẵn sàng chia sẻ kiến thức để tạo ra những sản 
phẩm học tập thực sự. 
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã áp dụng trong thực tế dạy học 
và đạt được những kết quả nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy 
cô có kinh nghiệm và đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn, có 
hiệu quả ứng dụng tốt hơn trong thời gian tới. Xin trân trọng cảm ơn. 
 Trang 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa hóa học 10, 11, 12- Nhà xuất bản giáo dục 
2. Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo 
hướng phát triển năng lực học sinh - cổng thông tin của Bộ GD& ĐT 
3. Sách “Du lịch trong thế giới hóa học”- tác giả Vũ Bội Tuyền- Nhà xuất bản 
văn hóa thông tin. 
4. Thiết kế bài giảng hóa học 10, 11,12 – tác giả PGS. TS. Cao Cự Giác - Nhà 
xuất bản Hà Nội. 
5. Sách giáo viên Hóa học 10, 11,12- Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản 
giáo dục Việt Nam. 
6.Các hình ảnh, video, thông tin về ca dao, tục ngữ, thành ngữ - Mạng internet. 
 Trang 48 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
GV: giáo viên 
HS: học sinh 
KT-XH: kinh tế - xã hội 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_phuong_phap_khoi_dong_bai_day_theo.pdf
Sáng Kiến Liên Quan