Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn vật lý đạt hiệu quả

 Bảo vệ môi trường ( BVMT) hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc BVMT. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách BVMT, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.

 Trong quá trình dạy học, chắc chắn các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục BVMT . Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính thông báo, lồng ghép nội dung tích hợp vào bài dạy chưa tự nhiên, nhẹ nhàng, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh.

 Hơn nữa, thời lượng của một tiết học còn hạn chế, có nhiều bài nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh rất dài, do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung BVMT.

 Trong khi đó, Vật Lý là môn học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục BVMT liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách BVMT. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đề ra, việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào môn học vật lý là vấn đề không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy của giáo viên.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4443 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn vật lý đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ả                                     
 HỌ VÀ TÊN: ĐÀO THỊ NGỌC THU
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 Năm học: 2014 – 2015
 ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP 
 GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ ĐẠT HIỆU QUẢ.
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Lí do chọn đề tài:
 Bảo vệ môi trường ( BVMT) hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc BVMT. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách BVMT, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
 Trong quá trình dạy học, chắc chắn các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục BVMT . Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính thông báo, lồng ghép nội dung tích hợp vào bài dạy chưa tự nhiên, nhẹ nhàng, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. 
 Hơn nữa, thời lượng của một tiết học còn hạn chế, có nhiều bài nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh rất dài, do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung BVMT.
 Trong khi đó, Vật Lý là môn học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục BVMT liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách BVMT. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đề ra, việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào môn học vật lý là vấn đề không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy của giáo viên.
2/ Mục đích của đề tài:
 Giúp các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường và sự phát triển. Học sinh nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. 
 Giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng nội dung này nhiều, phải đảm bảo đủ các kiến thức cơ bản và thời gian cho tiết học.
3/ Phạm vi và đối tượng của đề tài:
 Đề tài được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8, 9 Trung học cơ sở và dựa vào hoạt động dạy học của thầy và các đối tượng học sinh.
4/Phương pháp nghiên cứu: - Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng. - Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí. - Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục BVMT hiệu quả. 
II/ NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1/Thực trạng của đề tài nghiên cứu:      - Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức môi trường trong môn Vật lí của học sinh, khi bắt đầu nghiên cứu để viết sáng kiến này, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 8 bằng 1 bài kiểm tra 15 phút lấy điểm hệ số 1 ( sau khi học sinh học xong Tiết 6 – bài Lực ma sát ) với câu hỏi về kiến thức môi trường như sau: 
Câu hỏi: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với môi trường và sinh vật? Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác hại đó? 
 Kết quả: Có 17,5% học sinh trả lời đúng; 30,6% học sinh có trả lời nhưng chưa đầy đủ; còn 51,9% học sinh không có câu trả lời hoặc trả lời sai. Điều đó cho thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường ( sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường ) còn rất hạn chế, có hơn 51% số học sinh không quan tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan trong môn Vật lí.   - Thời lượng của một tiết học còn hạn chế ( 45ph ) do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung BVMT, còn mang tính thông báo chưa thu hút được sự chú ý của học sinh.
 - Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho giáo viên và học sinh tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh.      Với thực trạng trên, việc xây dựng các giải pháp tích hợp giáo dục BVMT không những hữu ích cho bộ môn vật lý mà còn có thể vận dụng cho các môn học khác. Để tạo điều kiện cho giáo viên đầu tư trong giảng dạy, và để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đồng thời với việc tăng cường giáo dục cho học sinh các kiến thức, kĩ năng về môi trường và BVMT bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá... 
2/ Các giải pháp chủ yếu để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đạt hiệu quả a) Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học   Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp, thì trước hết cần đưa học sinh đến những vấn đề gần gũi hoặc phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục BVMT cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học. Do đó giáo viên phải xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung của từng bài học sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên. 
b) Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.      - Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp BVMT nói riêng.            - Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh sinh động và có sức thuyết phục sao cho phù hợp với yêu cầu tâm sinh lí của các em để đưa vào bài giảng. 
c) Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.      Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp BVMT đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường.
3/ Tổ chức triển khai thực hiện      Trước hết giáo viên tìm hiểu vấn đề cần tích hợp, chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học. Sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp.      Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng vì nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp, xây dựng hệ thống câu hỏi như thế nào để giúp học sinh dễ hiểu và trả lời được, để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ và vừa đạt được mục tiêu giáo dục BVMT. 
a) Ví dụ 1: (Vật Lý 7) Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG - Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. -Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm hình 3.1 (H 3.1) - sách giáo khoa (SGK), H 3.2- SGK vật lý 7 để hình thành kiến thức bống tối, sau đó kết hợp nội dung tích hợp giáo dục BVMT cho học sinh. * Giáo viên: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối? + Học sinh trả lời : Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn lớn. * Giáo viên: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? 
+ Học sinh trả lời: Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng là do quá nhiều loại nguồn sáng có cường độ chiếu sáng khác nhau.
* Giáo viên: Chiếu cho HS xem hình ảnh các đô thị bị ô nhiễm ánh sáng. 
 ( Hình 1 )
 ( Hình 1: Hình ảnh ô nhiễm ánh sáng ở các đô thị )
* Giáo viên: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì cho con người?
+ Học sinh nhận thức: Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làm cho con người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an toàn giao thông và sinh họat.
* Giáo viên: Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng đô thị ?
+ HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải:
 - Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
 - Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
 - Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
 - Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
b) Ví dụ 2: (Vật lý7)
 Bài 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
- Địa chỉ tích hợp: Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.
- Phương pháp tích hợp: Hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
( có sử dụng thí nghiệm H5.2- SGK vật lý 7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh về sự ô nhiễm của nguồn nước, các hành động để bảo vệ môi trường nước. ( Hình 2 ).
*Giáo viên : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì?
+ Học sinh trả lời: Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.
 ( Hình 2: Hình ảnh môi trường nước bị ô nhiễm)
*Giáo viên giới thiệu hình ảnh môi trường nước chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng, hình ảnh các chất độc hại được thải xuống các ao hồ.
*Giáo viên: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những mặt nước trong xanh này?
+ Học sinh nhận thức: Dòng sông ở địa phương chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy chúng ta không được vứt rác thải xuống sông, nhắc nhở cha mẹ không được bơm các chất độc hại từ ruộng xuống sông, tuyên truyền cho mọi người xung quanh ý thức giữ gìn môi trường.
c) Ví dụ 3. (Vật lý 7)
 Bài 12 : GƯƠNG CẦU LÕM
- Địa chỉ tích hợp: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia sáng song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
- Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm( H 8.2 – sgk vl7), kết hợp sử dụng hình ảnh về lợi ích của việc dùng gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày, đặt các câu hỏi có liên quan, giáo viên nhấn mạnh kiến thức bảo vệ môi trường.
*Giáo viên: Các em hãy cho biết chùm sáng của Mặt Trời là chùm sáng hội tụ, song song hay phân kì?
+ Học sinh: Chùm sáng Mặt Trời là chùm sáng song song.
*Giáo viên: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trò gì?
+ Học sinh: Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nó là một nguồn năng lượng vô tận.
*Giáo viên: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này không?
+ Học sinh: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
*Giáo viên: Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
+ Học sinh nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường.
Ngoài ra guơng cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống
(như nấu nướng, nấu chảy kim loại) ( Hình 3 )
 ( Hình 3: hình ảnh sử dụng gương cầu lõm để nấu nướng )
d) Ví dụ 4: ( Vật Lý 7 ) 
 Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
- Vị trí tích hợp: Sau khi HS học xong phần I/ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. 
Học sinh đã biết được: 
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người mà nó còn ảnh hưởng đến tập tính cũng như môi trường sống của một số loài động vật trên thế giới.
- Các trường hợp xảy ra tiếng ồn: từ các phương tiện giao thông, từ âm nhạc, từ các máy móc thiết bị trong khu công nghiệp, công trường xây dựng ....
*Giáo viên: Cho HS xem hình ảnh: Hình 4 và hình 5. .
 ( Hình 4) 
 ( Hình 5 )
* Giáo viên: Tiếng ồn gây ra những tác hại gì đối với cuộc sống và sinh hoạt của con người?
+ Học sinh: Có thể HS nêu chưa hết tác hại của tiếng ồn.
*Giáo viên: bổ sung thêm:
- Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thính lực.
- Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
- Làm ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài động vật.
*Giáo viên: Chúng ta cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
+ Học sinh đưa ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn như: Trồng cây xanh, dùng vật liệu cách âm ngăn chặn, dùng bông bịt tai lại..
* Giáo viên bổ sung thêm cho học sinh hiểu:
- Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
- Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm , thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
- Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
- Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, cấm các phương tiện giao thông cũ hoặc lạc hậu hoạt động.
- Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như: máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
- Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: Bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học
e) Ví dụ 5: ( Vật lý 8 )
 Bài 21: ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT.
- Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh đã làm các bài tập vận dụng phần đối lưu
 Học sinh đã hiểu được:
- Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
*Giáo viên: Đưa ra câu hỏi gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh để lồng ghép vào bài dạy cho tự nhiên như:
- Nếu chúng ta sống và làm việc lâu trong các phòng kín không có đối lưu không khí thì cảm thấy thế nào?
+ Học sinh: Trong phòng kín không có đối lưu không khí sẽ rất ngột ngạt, khó chịu. 
*Giáo viên: Vậy em có biện pháp nào để giúp không khí trong phòng được lưu thông?
+ Học sinh: Nên mở cửa. *Giáo viên: Có thể bổ sung thêm buổi tối chúng ta mở cửa sổ hay cửa phòng trước khi đi ngủ khoảng 15 phút để không khí lưu thông dễ dàng, giúp giấc ngủ ngon, sâu hơn.
*Giáo viên: Trong bếp lò hay các lò cao ở các xí nghiệp, nhà máy khi không khí trong lò bị đốt nóng sẽ rất ngột ngạt, vậy cần có biện pháp nào để giúp không khí lưu thông được dễ dàng?
+ Học sinh: Dùng những ống khói rất cao để thông gió. 
*Giáo viên: Yêu cầu HS giải thích? ( cho học sinh xem minh họa hình 6 ).
 ( Hình 6 )
+ Học sinh: Vận dụng kiến thức bài học sẽ giải thích được không khí trong lò bị đốt nóng nhẹ đi nên theo ống khói bay lên, đồng thời không khí lạnh ở bên ngoài lùa vào cửa lò thế chỗ tạo nên sự lưu thông gió.
*Giáo viên: Bổ sung thêm: Nhờ đó luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu. Mặt khác ống khói cao làm cho khói thải ra bay lên cao, chống ô nhiễm môi trường.
g) Ví dụ 6 : ( vật lý 9)
 Bài 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO.
- Vị trí tích hợp: Sau khi HS đã hiểu và nắm được kiến thức: Kính cận là TKPK. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
*Giáo viên: Kiến thức nào về môi trường là nguyên nhân gây cho mắt bị cận thị?
+ Học sinh: Có thể học sinh đưa ra nhiều nguyên nhân như đọc sách quá nhiều giờ, chơi game nhiều trên máy vi tính, do khói bụi bay vào mắt...
* Giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh 7,8,9 và bổ sung thêm cho đầy đủ các nguyên nhân gây cho mắt bị cận thị như sau:
 ( Hình 7: Hình ảnh nhìn gần ( Hình 8: Hình ảnh học sinh ngồi không        quá nhiều )                                           thẳng, và mắt cách vở quá xa, hoặc quá                                                                    cúi sát cũng làm cận thị ).
 ( Hình 9: Nghiện chơi I pad, bé 2 tuổi đã bị cận )
- Ô nhiễm không khí, sử dụng ánh sáng không hợp lý, thói quen làm việc không khoa học.
- Người bị cận thị, do mắt liên tục phải điều tiết nên thường bị tăng nhãn áp, chóng mặt đau đầu, ảnh hưởng đến lao động trí óc và tham gia giao thông.
*Giáo viên: Vậy chúng ta cần thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ mắt?
+ Học sinh: - Giữ gìn môi trường trong lành.
 - Có thói quen làm việc khoa học
 - Luyện tập cho mắt tránh nguy cơ cận nặng hơn.
* Giáo viên có thể thông báo thêm: Người bị cận không nên điều khiển các loại phương tiện giao thông vào buổi tối, khi trời mưa và với tốc độ cao tránh nguy hiểm.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1/ Kết luận:
 Trong nhiều năm tiến hành dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng ‎nhận thức ‎‎của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào BVMT như: phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không xã rác nơi công cộng, Ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề BVMT, các em còn là các tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống, BVMT chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Nhận thức của các em về môn Vật lí không còn đơn giản là môn thực nghiệm nữa, mà còn là môn học giúp các em gần gũi hơn với môi trường sống, biết làm gì để BVMT, bảo vệ trường học, bảo vệ gia đình, song song đó các em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp giáo dục BVMT. Các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và một điều quan trọng hơn nữa là các em đã biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn.
 Tóm lại để nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp giáo dục BVMT trong giảng dạy môn Vật lí, giáo viên cần xây dựng được nội dung, chương trình tích hợp giáo dục BVMT và có các phương pháp dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao, đảm bảo khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung không làm mất tính đặc trưng của môn học, không biến bài học vật lí thành bài học giáo dục môi trường. Nội dung giáo dục môi trường cần gần gủi, thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương, đất nước.
 Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh các biện pháp BVMT. Hệ thống câu hỏi dễ hiểu gắn với thực tế giúp học sinh được tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn. 
2. Kiến nghị:
- Cần có những cẩm nang minh họa cụ thể cho việc lồng ghép giáo dục môi trường.
- Cần có chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể cho mỗi địa phương tránh chung chung, nơi nào cũng giống nơi nào.
- Cần tổ chức các chuyên đề cho việc lồng ghép giáo dục môi trường.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử ngành giáo dục và đào tạo cung cấp thêm đầu chiếu projecter.
- Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm nên tổ chức học tập chuyên đề “phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” và chuyên đề “sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả” đối với bộ môn Vật lí để giáo viên có thêm kiến thức và có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy.
 Tân Thiện, ngày 15 tháng 04 năm 2015
 Người hoàn thành sáng kiến 
 Đào Thị Ngọc Thu

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan