Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng toán lai phức tạp
Trong những năm học gần đây Bộ GD-ĐT áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Sinh học cho kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học cao đẳng. Ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm thì mỗi giáo viên và cán bộ quản lí đều nhận thức được. Tuy nhiên hình thức này có một số hạn chế đó là trong quá trình học, ôn tập giáo viên và học sinh thường chú ý nhiều đến các dạng đề trắc nghiệm , có nghĩa là khai thác phần ngọn, kiến thức tản mạn , mức độ khó thường là thấp và trung bình, không chú trọng phát triển tư duy logic sáng tạo cho học sinh, chưa chú ý khai thác các bài toán khó và hay để bổ trợ phát triển tư duy, tìm thấy cái hay, cái lý thú trong nội dung bộ môn, đặc biệt khi các em đậu vào các trường đại học, cao đẳng thuộc khối B các em sẽ thiếu kĩ năng tư duy logic, gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán di truyền phức tạp. Từ những nhận định ban đầu đó tôi tiến hành khảo sát trên học sinh khối 12, thực tế cho thấy đa số các em ít chú ý đến các bài tập tự luận, chưa nói gì là những bài toán phức tạp. Kĩ năng viết, kĩ năng trình bày các vấn đề rất hạn chế, hầu hết các em không có khả năng giải các bài toán di truyến mà đồng thời nhiều quy luật di truyền cùng tác động lên một phép lai ( Từ đây gọi là các phép lai phức tạp). Không chỉ học sinh gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán lai phức tạp mà trong quá trình sinh hoạt chuyên môn bộc lộ việc nhiều giáo viên quá đề cao mạc tiêu thi đại học cao đẳng của học sinh, bản thân các giáo viên ít đầu tư nghiên cứu nên vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận, phân loại, tư duy nhanh, giải hay, và hướng dẫn học sinh giải được các bài toán lai phức tạp.
Từ thực tế đó bản thân tôi thấy cần thiết phải đưa các dạng toán lai phức tạp vào sinh hoạt chuyên môn, lồng ghép hợp lí vào nội dung ôn thi tốt nghiệp , ôn thi đại học,ôn thi học sinh giỏi. Muốn thực hiện tốt việc đó mỗi giáo viên cần nhuyễn kiến thức, vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề. Tổ, nhóm chuyên môn cần xây dựng được các nội dung sinh hoạt chuyên đề về các dạng toán lai phức tạp. Vì vậy tôi mạnh dạn tuyển chọn, phân loại, đề xuất một số hướng giải quyết đối với các dạng toán lai phức tạp có thể gặp trong chương trình thi đại học, thi học sinh giỏi , xin được chia sẻ với đồng nghiệp. Để đồng nghiệp, bạn đọc tiện theo dõi và tiếp cận tôi sắp xếp các dạng toán lai phức tạp theo các nhóm mức độ từ dễ đến khó, trong đó một phép lai có nhiều quy luật di truyền cùng chi phối, gồm:
* Vừa liên kết với giới tính vừa phân li độc lập.
* Vừa trội không hoàn toàn vừa hoán vị gen
* Vừa liên kết với giới tính vừa hoán vị gen.
* Vừa liên kết giới tính vừa trội không hoàn toàn.
* Vừa liên kết giới tính vừa hoán vị gen, vừa có tác động của chọn lọc
* Vừa tương tác bổ sung vừa liên kết hoàn toàn.
* Vừa tương tác át chế vừa liên kết hoàn toàn.
* Vừa tương tác át chế vừa hoán vị gen.
: XAD Xad Bb x XadY bb. Fa : (phù hợp với tỉ lệ đề bài). 4. Vừa liên kết giới tính vừa trội không hoàn toàn. Bài toán: Bộ lông mèo cái hoặc mèo đực đều có thể màu hung hoặc màu đen tuyền, ngoài ra mèo cái còn có bộ lông màu tam thể. Biết rằng màu sắc lông mèo là một tính trạng di truyền liên kết với giới tính, gen quy định màu hung và màu đen không lấn át nhau. 1) Hãy dùng kí hiệu gen D quy định tính trạng màu lông đen, gen d quy định tính trạng màu lông hung để viết kiểu gen quy định màu sắc trong quần thể mèo? 2) Nếu cho mèo cái đen lai với mèo đực hung thì kết quả con lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? 3)Viêt sơ đồ lai và xác định tỉ lệ phân li của thế hệ con khi lai mèo cái hung với mèo đực đen? Tóm tắt cách giải Mèo cái : - Màu đen XDXD - Màu tam thể XDXd - Màu hung XdXd Mèo đực : - Màu đen XDY -Màu hung XdY. 2) F1 : 1 XD Xd : 1 XDY 1 Cái tam thể : 1 Đực đen. 3) F1 : 1 XD Xd : 1 XdY 1 Cái tam thể : 1 Đực hung. 5. Gen trên NST thường nhưng chịu sự chi phối của giới tính. Bài toán: ở cừu kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh quy đinh có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái . Gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng . Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1, F1 Tóm tắt cách giải F1 1 có sừng 1 không sừng. F2 1 có sừng 1 không sừng. 6. Vừa liên kết giới tính vừa hoán vị gen, vừa có tác động của chọn lọc Bài toán 1. Trong 1 phép lai của 1 cặp ruồi giấm người ta thu được 420 con có 140 con đực. Hãy giải thích kết quả của phép lai này? Tóm tắt cách giải - Bình thường trong các phép lai tỉ lệ đực: cái phải xấp xỉ 1:1. Trong phép lai này tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:2 chứng tỏ đã có một số ruồi đực bị chết . Số đực chết tương đương số đực sống( 140). Điều này có nghĩa gen lặn gây chết nằm trên NST X. Quy ước: A không gây chết a gây chết Sơ đồ lai: P : XAXa x XA Y F1 : KG : 1XAXA : 1XAXa : 1XA Y : 1 XaY( gây chết) KH : 2 cái : 1 đực. Bài toán 2: cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ thu được F1 đồng loạt các ruồigiấm mắt đỏ cánh nguyên.Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 thu được: 282 ruồi giấm mắt đỏ cánh nguyên 18 ruồi giấm mắt đỏ cánh xẻ 62 ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ 18 ruồi giấm mắt trắng cánh nguyên. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen liên kết với nhau trên NST giới tính X, có một số hợp tử quy định ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ bị chết. a) Tính số lượng hợp tử bị chết? b) Tính tần số hoán vị gen ở F1? Tóm tắt cách giải a)Số lượng hợp tử bị chết. Căn cứ vào P và F1-> mắt đỏ, cánh nguyên là các tính trạng trội ; mắt trắng , cánh xẻ là các tính trạng lặn. Kiểu gen của P: XABXAB x XabY Sơ đồ lai P: XABXAB x XabY F1 : 1 XABXab 1 XABY. F2 : ( Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cáI vì chứa 2 cặp gen dị hợp) Đực Cái XAB Y XAB XAB XAB mắt đỏ cánh nguyên XABY Mắt đỏ cánh nguyên Xab XABXab mắt đỏ cánh nguyên XabY mắt trắng cánh xẻ =62 XAb XABXAb mắt đỏ cánh nguyên XAbY mắt đỏ cánh xẻ =18 XaB XABXaB mắt đỏ cánh nguyên XaBY mắt trắng cánh nguyên=18 Theo bảng trên ta có: XABXAb =XABXaB = XAbY = XaBY =18. -Nhận thấy: XABXAB +XABXab +XABY = 282- 36 = 246. XABY=82. - Theo lí thuyết XABY =XabY =82 cá thể. - Thực tế có một số hợp tử XabY bị chết do đó còn lại 62, - Số hợp tử bị chết là 82-62 = 20. b)Tần số hoán vị gen ở F1. * Theo lí thuyết: f= 18%. * Thực tế f= 20%.( Sai số 2%). 7. vừa liên kết với giới tính vừa hoán vị gen. Bài toán1: ở ruồi giấm alen lặn a quy định mắt có màu hạt lựu, liên kết với gen b quy định cánh xẻ. Các tính trạng tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Kết quả một phép lai P cho những số liệu như sau: * Ruồi đực F1 - 7,5% mắt đỏ cánh bình thường - 7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ - 42,5% mắt đỏ cánh xẻ - 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường. * Ruồi cái F1 - 50%mắt đỏ cánh bình thường - 50% mắt đỏ cánh xẻ Biện luận và lập sơ đồ lai nói trên. Tóm tắt cách giải -Mắt lựu chỉ có ở ruồi đực chứng tỏ gen a nằm trên NST giới tính X. Gen a liên kết với gen b chứng tỏ cả hai gen cùng liên kết với NST X. + Ruồi đực F1 có tỉ lệ - 7,5% mắt đỏ cánh bình thường - 7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ - 42,5% mắt đỏ cánh xẻ - 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường. Đây là tỉ lệ của quy luật hoán vị gen f= 7,5% +7,5% = 15%. - Ruồi đực F1 có 7,5% mắt đỏ cánh bình thường kiểu gen phải là XAB Y, nhận XAB từ ruồi cái P, nhận Y từ ruồi đực P - Ruồi đực F1 có 7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ kiểu gen phải là Xab Y, nhận Xab từ ruồi cái P, nhận Y từ ruồi đực P. - Hai giao tử XAB và Xab có tỉ lệ nhỏ chứng tỏ được tạo ra từ hoán vị gen. Nên ruồi cái P phải có kiểu gen XAbXaB . - Ruồi cái F1 có kiểu hình mắt đỏ cánh bình thường phải có kiểu gen: Xab XaB, Ruồi cái F1 còn có kiểu hình mắt đỏ cánh xẻ phải có kiểu gen XAb X-b -> XAb Xab - Đực của P phải có kiểu gen XabY. Sơ đồ lai XAbXaB x XabY ( Tần số hoán vị f= 15%). ( Kết quả thu được phù hợp với tỉ lệ đề bài). Bài toán 2: ở ruồi giấm gen A quy định cánh bình thường, gen a quy định cánh xẻ . Gen B quy định mắt, đỏ gen b quy định mắt trắng liên kết với nhau trên NST giới tính X. 1. Lai ruồi giấm dị hợp về 2 gen trên với ruồi giấm đực có kiểu hình cánh xẻ mắt trắng. Trình bày phương pháp xác định tần số hoán vị gen. 2. Lai ruồi cái dị hợp về 2 cặp gen trên với ruồi đực có kiểu hình cánh bình thường mắt đỏ. Trình bày phương pháp xác định tần số hoán vị gen. So với trường hợp trên phương pháp này khác ở điểm nào? tại sao có những sai khác đó? Tóm tắt cách giải: 1. Phép lai ruồi giấm dị hợp về 2 gen trên với ruồi giấm đực có kiểu hình cánh xẻ mắt trắng. P : XAB XAB x Xab Y Đực Cái Xab Y XAB XABXab Mắt đỏ, cánh bình thường XABY Mắt đỏ, cánh bình thường Xab XabXab Mắt trắng, cánh xẻ XabY Mắt trắng, cánh xẻ XAb XAbXab Mắt trắng, cánh bình thường XAbY Mắt trắng, cánh bình thường XaB XaBXab Mắt đỏ, cánh xẻ XaBY Mắt đỏ, cánh xẻ. * Phương pháp xác định tần số hoán vị gen: -Tần số hoán vị gen bằng tổng tỉ lệ phần trăm các ruồi đực và cáI có kiểu hình khác P. + Cách 1: Dựa vào ruồi cái F1 f = % Mắt trắng, cánh bình thường + % Mắt đỏ cánh xẻ.( So với tất cả các con cái) + Cách 2: Dựa vào ruồi đực F1 f = % Mắt trắng, cánh bình thường + % Mắt đỏ cánh xẻ.( So với tất cả các con đực) 1.Phép lai ruồi giấm dị hợp về 2 gen trên với ruồi giấm đực có kiểu hình cánh bình thường mắt đỏ. P : XAB Xab x XAB Y Đực Cái XAB Y XAB XABXAB Mắt đỏ, cánh bình thường XABY Mắt đỏ, cánh bình thường Xab XABXab Mắt đỏ, cánh bình thường XabY Mắt trắng, cánh xẻ XAb XABXAb Mắt đỏ, cánh bình thường XAbY Mắt trắng, cánh bình thường XaB XABXaB Mắt đỏ, cánh bình thường XaBY Mắt đỏ, cánh xẻ. * Phương pháp xác định tần số hoán vị gen: Tất cả ruồi cái đều có cánh bình thường mắt đỏ do đó không thể căn cứ vào kiểu hình các con cái để tính tần số hoán vị. +Dựa vào ruồi đực F1:- f = % đực cánh bình thường mắt trắng+ % cánh xẻ, mắt đỏ. ( Nếu chỉ tính riêng các ruồi đực) f = 2(% đực cánh bình thường mắt trắng+ % cánh xẻ, mắt đỏ). ( Nếu tính chung ruồi đực và cái). Sự khác nhau: Phép lai 1 cả đực và cái đều có kiểu hình giốmg bố mẹ và khác bố mẹ do đó có thể căn cứ vào cả đực và cái để tính tần số hoán vị gen. Phép lai 2 chỉ có ruồi đực và mới có kiểu hình giốmg bố mẹ và khác bố mẹ do đó chỉ có thể căn cứ vào ruồi đực để tính tần số hoán vị gen. 8. Vừa tương tác vừa liên kết hoàn toàn. Bài toán1: Cho F1 giao phấn với một cây khác được thế hệ lai có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: - 56,25% cây hoa trắng hạt phấn dài. - 25% cây hoa trắng hạt phấn ngắn. - 18,75% cây hoa vàng hạt phấn dài. Biết rằng hạt phấn dài trội so với hạt phấn ngắn, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. Biện luận và viết sơ đồ lai. Tóm tắt cách giải Xét tính trạng màu hoa: trắng: vàng = 13:3 . Đây là tỉ lệ của quy luật tương tác át chế, 2 cặp gen không alen cùng quy định một tính trạng, Đời lai có 16 tổ hợp vậy mỗi bên đều phải cho 4 loại giao tử( dị hợp tử về hai cặp gen) -Sơ đồ lai AaBb x AaBb -> F2 thu được 9 A-B- 3 A-bb 3 aaB- 1 aabb Quy ước A át chế, quy định màu trắng a không át chế không quy định màu B quy định màu vàng b quy định màu trắng - Xét tính trạng kích thước hạt phấn: Dài : ngắn = 3:1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li. Sơ đồ lai : Dd x Dd F2 3D- : 1dd ( 3 dài : 1ngắn). -F1 và cơ thể lai với nó đều dị hợp tử về 3 cặp gen. - Tỉ lệ chung của 2 tính trạng là 9:4:3 =16 tổ hợp -> cặp gen Dd phải liên kết hoàn toàn với một trong 2 cặp của kiểu tương tác AaBb - Xác định kiểu liên kết : Kiểu hình hoa vàng hạt phấn dàicủa thế hệ lai do kiểu gen aaB-, D- quy định. Có 2 khả năng là aa hoặc B- có nghĩa là D liên kết hoàn toàn với B hoặc a. Có 3 sơ đồ lai thoả mãn. ( các trường hợp khác không cho kết quả đúng). + F1: Aa x Aa + F1: Bb x Bb + F1: Bb Aa Bài toán 2. Cho chuột thuần chủng, lông trắng ngắn lai với chuột thuần thủng lông trắng dài. thu được F1 đồng loạt gồm các cặp gen dị hợp là chuột lông trắng dài. Cho chuột F1 đó lai với chuột cái có kiểu hình lông nâu dài được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ - 4 Lông trắng dài - 1 Lông trắng ngắn. - 2 Lông nâu dài. - 1 Lông nâu ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và kích thước của lông do một cặp gen quy định, cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân, không có hiện tượng tương tác bổ trợ. Màu sắc và kích thước lông bị chi phối bởi quy luật di truyền nào, viết sơ đồ lai? Tóm tắt cách giải. - Xét tính trạng màu sắc lông: trắng : nâu = 5: 3 Đây là tỉ lệ phù hợp với quy luật tương tác gen, kiểu át chế, một bên dị hợp 2 cặp gen AaBb và một bên dị hợp 1 cặp gen Aabb . Sơ đồ lai: AaBb x Aabb F2: 1AABb :2 AaBb : 2AAbb : 1Aabb :1aaBb : 1 aabb Quy ước: B át chế,quy định màu lông trắng b không át chế, không quy định màu A quy định màu nâu a quy định màu trắng. - Xét tính trạng kích thước lông. dài : ngắn = 3:1 Vì do 1 cặp gen quy định nên tỉ lệ này phù hợp với quy luật phân li. Quy ước: D quy định lông dài. d quy định lông ngắn. Sơ đồ la: Dd x Dd F2 : 3D- : 1dd ( 3 dài : 1ngắn). - Như vậy F1 chứa 3 cặp gen dị hợp, cơ thể lai với nó chứa 2 cặp gen, nếu các cặp gen này phân li độc lập thì phải tạo 32 tổ hợp gen - Thực tế chỉ tạo 8 tổ hợp gen chứng tỏ cặp Dd đã liên kết hoàn toàn với 1 trong 2 cặp thuộc kiểu tương tác AaBb. - Dd liên kết hoàn toàn với Aa hoặc Bb đều có thể ở 2 dạng dị hợp đều hoặc dị hợp chéo. - Kiểu gen giao phối với F1 là aa Bài toán 3: ở chim một cặp gen quy định tính trạng hình dạng lông, nằm trên NST thường. Người ta sử dụng 4 nòi chim thuộ cùng 1 loài có trình tự phân bố các gen trên NST giống nhau vào 2 phép lai sau: Phép lai 1: Cho nòi chim lông trắng, quăn giao phối với nòi chim lông trắng, thẳng . F1 thu được toàn chim lông trắng quăn, cho F1 giao phối với nhau F2 thu được tỉ lệ kiểu hình: 12 lông trắng, quăn 3 lông đen thẳng 1 lông trắng thẳng Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và viết sơ đồ lai từ P->F2. Phép lai 2: Cho nòi chim lông, trắng giao phối với nòi chim lông trắng quăn. F1 thu được toàn chim lông trắng quăn . Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được tỉ lệ kiêu hình 4 lông trắng thẳng 9 lông trăng quăn 3 lông đen quăn. Hãy xác định đặc điểm di truyền màu lông và hình dạng lông của các nòi chim đem giao phối ở thế hệ P và viét sơ đồ lai từ P->F2. Biết rằng cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân. Tóm tắt cách giải. Phép lai 1: Tỉ lệ trắng : đen là 13 : 3 Đây là tỉ lệ của quy luật tương tác át chế. F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb. Sơ đồ lai: AaBb x AaBb -> F2 thu được 9 A-B- Lông trắng 3 A-bb Lông trắng 3 aaB- Lông đen 1 aabb Lông trắng Quy ước: A át chế, quy định màu trắng a không át chế không quy định màu B quy định màu đen b quy định màu trắng. Kiểu hình: 13 trắng: 3 đen. -Xét tính trạng hình dạng lông: lông quăn: lông thẳng= 3: 1 đây là tỉ lệ của quy luật phân li - Quy ước: D quy định lông quăn. d quy định lông thẳng. Sơ đồ lai: Dd x Dd F2 : 3D- : 1dd ( 3 quăn : 1thẳng). - Như vậy F1 chứa 3 cặp gen dị hợp. -Tỉ lệ phân li chung của cả 2 tính trạng là: 12: 3 :1= 16 tổ hợp gen, mỗi bên chỉ cho 4 loại giao tử. Như vậy có hiện tượng cặp gen quy định hình dạng lông liên kết hoàn toàn với một cặp gen trong kiểu tương tác AaBb. - Kiểu hình lông đen thẳng ở F2 có kiểu gen B- vì vậy gen a liên kết hoàn toàn với d.( trường hợp cặp gen Dd liên kết hoàn toàn với Bb không cho kết quả đúng). Sơ đồ lai: P: BB x bb F1 : Bb F2: KG: KH 12 lông trắng, quăn 3 lông đen thẳng 1 lông trắng thẳng. Phép lai 2: Tỉ lệ trắng : đen là 13 : 3 Đây là tỉ lệ của quy luật tương tác át chế. F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb. Sơ đồ lai: AaBb x AaBb -> F2 thu được 9 A-B- Lông trắng 3 A-bb Lông trắng 3 aaB- Lông đen 1 aabb Lông trắng Quy ước A át chế, quy định màu trắng a không át chế không quy định màu B quy định màu đen b quy định màu trắng. Kiểu hình: 13 trắng: 3 đen. -Xét tính trạng hình dạng lông: lông quăn: lông thẳng= 3: 1 đây là tỉ lệ của quy luật phân li - Quy ước D quy định lông quăn. d quy định lông thẳng. Sơ đồ lai: Dd x Dd F2 3D- : 1dd ( 3 quăn : 1thẳng). - Như vậy F1 chứa 3 cặp gen dị hợp. -Tỉ lệ phân li chung của cả 2 tính trạng là: 12: 3 :1= 16 tổ hợp gen, mỗi bên chỉ cho 4 loại giao tử. Như vậy có hiện tượng cặp gen quy định hình dạng lông liên kết hoàn toàn với một cặp gen trong kiểu tương tác AaBb. - Kiểu hình lông đen thẳng ở F2 có kiểu gen B- vì vậy gen a liên kết hoàn toàn với D. Sơ đồ lai: P: BB x bb F1 : Bb F2 KG: KH 9 lông trắng, quăn. 3 lông đen quăn. 4 lông trắng thẳng. 9. Vừa tương tác vừa hoán vị gen. Bài toán1: Cho F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm - 21 cây quả tròn hoa tím 129 cây quả dài hoa tím - 54 cây quả tròn hoa trắng 96 cây quả dài hoa trắng. Cho biết hoa tím trội so với hoa trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai. Tóm tắt cách giải. -Xét tỉ lệ hinh dạng quả : tròn : dài= 1:3 . Fa cho 4 tổ hợp gen do đó F1 phảI dị hợp về 2 cặp gen( Tương tác bổ sung hoặc át chế) . quy ước AaBb - Xét tính trạng màu hoa : Tím : trắng= 1:1-> F1 dị hợp 1 cạp gen. quy ước Dd. F1 dị hợp 3 cặp gen chi phối 2 tính trạng. Tỉ lệ phép lai khác tỉ lệ cơ bản -> cặp gen Dd phảI liên kết với một trong 2 cặp gen của kiểu tương tác AaBb. Tỉ lệ cây quả tròn hoa tím=7% =7% ABD x100%abd-> Giao tử ABD sinh ra do hoán vị gen . Có 2 kiểu tương tác thoả mãn : *Tương tác bổ sung : trong kiểu tương tác này vai trò của các gen là như nhau do đó cặp Dd có thể liên kết với 1 trong 2 cặp của kiểu tương tác đều cho kết quả đúng. Tần số hoán vị gen f=28% Trường hợp 1 : Dd liên kết với Aa( F1 dị hợp chéo vì AB D sinh ra do hoán vị) ( Sơ đồ lai cho kết quả đúng) Trường hợp : Dd liên kết với Bb( F1 dị hợp chéo vì ABD sinh ra do hoán vị) ( Sơ đồ lai cho kết quả đúng) *Tương tác át chế : Vai trò của các gen là không giống nhau nên thường chỉ 1 trường hợp cho kết quả đúng. Bài toán 2: Cho chuột thuần chủng lông trắng ngắn với chuột thuần chủng lông trắng dài. Thu được F1 đồng loạt là chuột lông trắng dài. Cho các chuột F1 giao phối với chuột có kiểu gen chưa biết được F2 như sau: - 62,5% chuột lông trắng dài - 18,75% chuột lông trắng ngắn - 12,5% chuột lông nâu dài - 2,5% chuột lông nâu ngắn. 1. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P->F2 2. Nếu F1 lai phân tích và thu được tỉ lệ kiểu hình là: - 47,5% chuột lông trắng dài - 27,5% chuột lông trắng ngắn - 2,5% chuột lông nâu dài - 22,5% chuột lông nâu ngắn. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai phân tích. Biết gen quy định tính trạng nằm tren NST thường và kích thước của lông do một cặp gen quy định. Tóm tắt cách giải. 1. - Xét tính trạng màu sắc lông: trắng : nâu = 13 : 3 Đây là tỉ lệ phù hợp với quy luật tương tác gen, kiểu át chế, mỗi bên dị hợp 2 cặp gen AaBb Sơ đồ lai: AaBb x AaBb -> F2 thu được 9 A-B- Lông trắng 3 A-bb Lông trắng 3 aaB- Lông nâu 1 aabb Lông trắng Quy ước A át chế,quy định màu lông trắng a không át chế, không quy định màu B quy định màu nâu b quy định màu trắng. - Xét tính trạng kích thước lông. dài : ngắn = 3:1 Vì do 1 cặp gen quy định nên tỉ lệ này phù hợp với quy luật phân li. Quy ước: D quy định lông dài. d quy định lông ngắn. Sơ đồ lai : Dd x Dd F2 3D- : 1dd ( 3 dài : 1ngắn). -Xét cả 2 tính trạng F1 dị hợp 3 cặp gen, F2 cho tỉ lệ 10:3:2: 1=16 tổ hợp gen(Như vậy có hiện tượng cặp gen quy định chiều dài lông liên kết hoàn toàn với một cặp gen trong kiểu tương tác AaBb – xét tương tự mục 8) 2. F1 dị hợp 3 cặp gen Aa Lai phân tích cho tỉ lệ: 47,5%: 27,5%: 22,5%: 2,5% đây là tỉ lệ của hiện tượng hoán vị gen. -Xét kiểu hình lông nâu ngắn ở F2 được tổ hợp từ (aaB-dd) nên có kiểu gen aa Mặt khác lai phân tích nên cá thể lai với F1 là đồng hợp lặn nên chỉ cho giao tử a bd Nên kiểu gen aa được tổ hợp từ 100% a bd và 22,5% a Bd Tần số hoán vị f=10%( Sơ đồ lai phù hợp với đề bài). 10. Xác định số loại giao tử và cách viết giao tử trong các bài toán lai phúc tạp. - xác định số loại giao tử đối với từng cặp NST ( Trường hợp các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau thì xác định số loại giao tử đối với từng cặp gen) Ví dụ: Cặp NST thứ nhất chứa cặp gen Bb cho 2 loại giao tử. Cặp NST thứ hai chứa 2 cặp gen Aa và Dd + Nếu LK hoàn toàn cho 2 loại giao tử + Nếu LK không hoàn toàn( hoán vị gen) cho 4 loại giao tử - Số loại giao tử xét ở cả hai cặp NST bằng tích số loại giao tử ở từng cặp, cụ thể trong trường hợp ở trên xét ở 2 cặp NST + Nếu không có hoán vị số giao tử là 2x2=4 ( viết tương tự nhân đa thức) ( B , b)( AD, ad)= B AD, B Ad . + Nếu có hoán vị số giao tử là 2x4=8 ( viết tương tự nhân đa thức) ( B , b)( AD, Ad, aD, ad)= B AD, B Ad . IV/.Một số kết quả : Năm học 2008 2009 trở tôi có lồng ghép dạng toán lai này trong các đề thi, kiểm tra mục đích là để phân loại học sinh với 1 câu từ 1-2 điểm nhưng chưa áp dụng việc tuyển chọn, hệ thống hoá, đưa các quy tắc giải bài toán . thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh giải thành công hoặc có hướng giải rất thấp. Cụ thể thống kê trên 3 lớp 12 như sau: Lớp Sĩ số HS giải thành công HS có hướng giải HS không giải được 12A3 52 2 5 45 12A4 48 1 1 46 12A5 47 0 2 45 Năm 2009-2010 tôi áp dụng cách làm tuyển chọn phân loại đưa ra nguyên tắc giải ngắn gọn lồng ghép trong các tiết học, ôn tập . Kết quả là đa số HS đã nám được cách giải, thậm chí là các bài khó. Cũng áp dụng trên đối tượng học sinh 3 lớp 12 và theo 3 mức độ thống kê của năm trước thu được: Lớp Sĩ số HS giải thành công HS có hướng giải HS không giải được 12A3 50 35 12 3 12A4 51 32 14 5 12A5 48 30 22 6 V/. đề xuất kiến nghị. 1. với nhà trường: Nên duy trì một tỉ lệ nhất định các bài kiểm tra, thi theo hình thức tự luận , khuyến khích giáo viên ra đề để lồng ghép các câu hỏi phát triển tư duy cho học sinh . Cần có sự chỉ đạo thống nhất giữa các bộ môn. 2. Với Sở GD-ĐT. Cần lồng ghép nội dung các bài toán di truyền hay và khó trong các chuyên đề tập huấn cho giáo viên ,đưa các bài toán di truyền phức tạp vào trong đề thi học sinh giỏi các năm để khuyến khích các thầy cô giáo cũng như các em học sinh tiếp tục nghiên cứu tìm tòi, khám phá điều hay, mới lạ của bộ môn sinh học. VI/. Kết luận: Trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông việc phân loại, giải quyết cacsbaif toán di truyền phức tap luôn là mối quan tâm hàng đầu của bản thân tôi để phát triển tư duy logic, kỹ năng trình bày các vấn đề khoa học bon môn. Vì vậy tôi mạnh dạn viết đề tài về ccs dạng toán di truyền phức tạp xin được chia sẻ với các đồng nghiệp. Vối khuôn khổ sáng kiên kinh nghiệm nê số dạng, số bài toán tuyển chọn, phân loại còn khiêm tốn Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và có hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy. Thạch Thành, ngày 20 tháng 05 năm 2010 Nguyễn Gia Thạch
File đính kèm:
- skkn_nguyengiathach.doc