Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng câu hỏi và bài tập ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý - Phần Địa lý dịch vụ 10
Trong Địa lí đại cương nói chung và Địa lí kinh tế-xã hội đại cương nói riêng,
nội dung kiến thức về ngành dịch vụ chiếm một khối lượng kiến thức khá lớn và
quan trọng trong hệ thống kiến thức địa lí. Đặc biệt, trong các chương trình thi học
sinh giỏi, nội dung này được đánh giá là phần kiến thức hay.Vì vậy, nội dung về dịch
vụ chiếm một vị trí quan trọng không chỉ trong chương trình học cơ bản mà còn ở cả
phần thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy :
Hiện nay, tài liệu về dịch vụ được đề cập còn rất ít trong sách giáo khoa, gây ra
không ít khó khăn trong quá trình tìm hiểu của giáo viên và học sinh.
Giáo viên và học sinh mới chỉ có những bài cơ bản dựa trên sách giáo khoa, sách
bài tập, chưa đáp ứng công tác học và thi học sinh giỏi hiện nay
Học sinh và giáo viên mất nhiều thời gian nghiên cứu nhưng chưa hệ thống được
các dạng câu hỏi và bài tập phần dịch vụ đại cương
Trong các tài liệu tham khảo môn địa lý THPT hiện nay, những câu hỏi và bài
tập cơ bản và nâng cao về địa lý dịch vụ cũng chỉ rời rạc, vụn vặt, chưa có tài liệu nào
xây dựng hệ thống bài tập này một cách đầy đủ.
Câu hỏi và bài tập địa lý liên quan tới phần địa lý dịch vụ trong các đề thi học
sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh thường đa dạng và khó đối với học sinh. Để có tài liệu
dạy đội tuyển, giáo viên thường phải dày công tìm tòi từ nhiều nguồn tư liệu.
TT Họ và tên Năm sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ
chuyên
môn
Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
việc tạo ra
sáng kiến
1 Nguyễn Ngọc Chiến 28/9/1989 THPT Bình Minh Giáo viên Th.S 100Giáo viên chưa có hệ thống lý thuyết và bài tập cơ bản và nâng cao, học sinh
không có tài liệu nghiên cứu tự học và tự đọc như vậy sẽ không phát huy được hết
năng lực tư duy sáng tạo của HS
- Ưu điểm:
Với hệ thống lý thuyết cơ bản hiện có trong SGK 10 thì:
+ Giáo viên dễ dàng cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh
+ Thời gian chuẩn bị và xây dựng các câu hỏi luyện tập ngắn và các câu hỏi thường
đơn giản
- Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
Học sinh tương đối thụ động khi tiếp nhận kiến thức nên không tự giác chủ động,
không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ không
cao.
Kiến thức và bài tập Địa lý các ngành kinh tế nói chung trong đó nội dung về địa
lý dịch vụ ngày càng được đưa vào nhiều trong các đề thi HSG các cấp. Để giải
được các dạng bài tập này, học sinh cần hiểu được sâu hơn về dịch vụ, cần được rèn
luyện làm bài tập về phần dịch vụ đầy đủ và sâu hơn. Nhưng sách giáo khoa và các
sách bồi dưỡng học sinh giỏi hiện hành chưa cung cấp đầy đủ được
Phần địa lý dịch vụ mà giáo viên cung cấp cho học sinh ôn thi HSG thường là
các bài đơn lẻ không mang tính khái quát và đầy đủ. Bởi bài tập cơ bản và nâng cao
phần này nằm rải rác ở các tài liệu khác nhau chứ chưa có một hệ thống chỉnh thể
đầy đủ các dạng để học sinh tự đọc và tự học được.
Đối với giáo viên, khi tham gia bồi dưỡng HSG phần này bắt buộc phải tham
khảo rất nhiều tài liệu từ nhiều phương tiện, phải tự mày mò do đó mất rất nhiều
thời gian và công sức, tốn kém nhiều tiền bạc.
ới giao thông vận tải - Công nghiệp là khách hàng của ngành giao thông vận tải, là một trong các ngành kinh tế đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. + Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển + Tình hình phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp, trình độ phát triển công nghiệp, quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ, quy định mật độ, mạng lưới giao thông vận tải, hướng và cường độ các luồng vận chuyển. +Sự phát triển của công nghiệp cơ khí vận tải và công nghiệp xây dựng trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho giao thông vận tải (đường sá, cầu cống, các phương tiện vận tải...); sự phát triển của công nghiệp điện - điện tử... góp phần hiện đại hóa ngành giao thông vận tài. * Giao thông vận tải với công nghiệp - Tham gia vào cung cấp vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, kĩ thuật, năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, đưa sản phẩm công nghiệp đến thị trường tiêu thụ. - Làm thay đổi sự phân bố công nghiệp, các đầu mối giao thông vận tải có sức hút đối với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp. Câu 6. Tại sao nói sự phân bố các ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến phân bố các ngành kinh tế? Gợi ý: Loại hình dịch vụ có ảnh hưởng đến phân bố kinh tế chủ yếu là dịch vụ sản xuất, trong đó chủ yếu là giao thông vận tải, thông tin liên lạc. - Các ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc nhất là viễn thông tác động mạnh mẽ đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. - Các đầu mối giao thông vận tải có sức hút đặc biệt đối với sự phân bố các khu công nghiệp mới. - Các điều kiện dịch vụ được thuận lợi, thông thoáng là những yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư Câu 7. Chứng minh sự phát triển của ngành dịch vụ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Gợi ý Toàn cầu hóa là quá trình diễn ra rõ nét từ nửa sau thế kỉ XX, đặc biệt từ thập niên cuối cùng thế kỉ XX. Toàn cầu hóa làm tăng cường tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới. DV đã có điều kiện trở thành dịch vụ toàn cầu, các siêu cường kinh tế cũng là siêu cường dịch vụ và chi phối mạnh nền kinh tế thế giới. Sự ra đời của vWTO và ảnh hưởng to lớn của nó trong thương mại toàn cầu là minh chứng về điều này. + DV tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách các nước, tăng cường sự trao đổi, liên kết giữa các quốc gia như vai trò của các ngành GTVT, TTLL, +DV tạo điều kiện thúc đẩy quá trình buôn bán, trao đổi giữa các nền kinh tế thông qua ngành ngoại thương Câu 8. Chứng minh rằng, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải? Gợi ý - Ở các đảo quốc (Nhật bản, Anh, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin) ngành hàng hải có vai trò to lớn. - Ở vùng hoang mạc: lạc đà( thô sơ) và các phương tiện hiện đại (ô tô, trực thăng) - Ở các vùng băng giá gần cực Bắc: xư quệt(thô sơ) và các phương tiện hiện đại (tàu phá băng nguyên tử, trực thăng) - Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận tiện cho ngành vận tải đường sông, nhưng không thuận tiện cho việc vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ. - Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển nghành vận tải đường sông và đường sắt.Vận tải bằng ô tô ở hoang mạc cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc.Phương tiện vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và để tránh ăn mòn do cát bay.Vận tải bằng trực thăng ở hoang mạc có ưu việt. 4. Câu hỏi ôn tập dạng so sánh: 4. 1. Yêu cầu Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó và có tần suất xuất hiện cao nhất trong câu hỏi phần vùng của đề thi học sinh giỏi nhưng nếu như nắm vững cách giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. * Cách nhận biết: Câu hỏi so sánh thường qua các từ hoặc cụm từ như "so sánh", " phân biệt ", "tìm sự khác nhau", . * Cách làm: Cách giải loại câu hỏi so sánh, nhìn chung, không theo một mẫu nhất định nào cả. Khi trả lời cần lưu ý: - Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh.Về nguyên tắc, đối với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trước hết cần đọc kĩ câu hỏi và xem yêu cầu của nó là gì. Có thể có 2 cách hỏi và tuỳ theo từng cách hỏi cụ thể mà chọn cách trả lời cho thích hợp. - Xác định các tiêu chí để so sánh. Muốn xác định tương đối chính xác các tiêu chí để so sánh, cần phải biết hệ thống và khái quát hoá kiến thức đã học.Mặt khác, cũng cần chú ý đến loại câu hỏi (so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận) để lựa chọn tiêu chí cho phù hợp. Rõ ràng, đối với dạng câu hỏi so sánh việcxác định được các tiêu chí có tầm quan trọng đặc biệt. 4.2. Câu hỏi áp dụng Câu 1. So sánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô. Gợi ý 1. Ưu điểm - Đường ô tô + Sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình. + Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. + Xây dựng nhanh. + Có khả năng phối hợp được với hoạt động của các loại hình phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.... - Đường sắt + Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ. 2. Nhược điểm - Đường ô tô + Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn.... + Tiêu tốn nguyên nhiên liệu: sử dụng nhiều kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ.... + Mạng lưới đường, nơi ô tô đỗ chiếm nhiều diện tích. + Tình trạng ùn tắc giao thông. + Tai nạn giao thông không ngừng tăng lên. - Đường sắt + Chỉ hoạt động được trên những tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. + Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray, xây dựng hệ thống nhà ga và có đội ngũ công nhân viên lớn để quản lí và điều hành công việc. Câu 2. So sánh ưu điểm, nhược điểm của giao thông vận tải đường biển và đường hàng không. Gợi ý a. Đường biển: - Ưu điểm: Đảm bảo phần lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế, tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại quốc tế. Khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn. - Nhược điểm: Việc chở dầu bằng các tàu chở dầu lớn luôn luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương, nhất là các vùng nước gần các cảng. b. Đường hàng không: - Ưu điểm: Đảm bảo các mối giao lưu quốc tế, đặc biệt chuyên chở hành khách giữa các châu lục. Tốc độ vận chuyển nhanh. - Nhược điểm: cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp... Câu 3. Phân biệt ngành nội thương và ngành ngoại thương. Gợi ý a. Khái niệm - Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. - Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. b. Vai trò * Nội thương -Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thồ. - Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. * Ngoại thương - Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn, làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Câu 4. So sánh sự phát triển ngành dịch vụ ở các nước phát triển và đang phát triển Gợi ý * Giống nhau - Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển đều cao và có xu hướng tăng. * Khác nhau - Điều kiện phát triển: + Các nước phát triển có điều kiện phát triển thuận lợi hơn, đặc biệt là mức sống của dân cư cao, trình độ phát triển các ngành kinh tế cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đều cao - Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển. - Phân bố + Các nước phát triển có nhiều trung tâm lớn hàng đầu thế giới kể các trung tâm tài chính, dịch vụ hàng đầu thế giới. + Các nước đang phát triển: không có các trung tâm dịch vụ hàng đầu thế giới. Câu 5. So sánh cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các nước phát triển và nước đang phát triển. Tại sao có sự khác nhau đó? Gợi ý a. So sánh * Giống nhau - Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu đa dạng. + Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến. + Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng. + Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại. * Khác nhau - Nước phát triển: xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp chế biến, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu khoáng sản, nhiên liệu (đặc biệt là dầu mỏ), nguyên liệu nông nghiệp. - Nước đang phát triển: xuất khẩu chủ yếu là các loại sản phẩm phẩm của các cây công nghiệp đặc sản, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản, nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp chế biến, máy công cụ, lương thực, thực phẩm. b. Giải thích - Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, nguyên liệu Câu 6. Phân biệt khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. Gợi ý Khối lượng vận chuyển, luân chuyển (bao gồm hàng hóa và hành khách), cự li vận chuyển trung bình là những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải do các đơn vị vận tải thực hiện trong một thời gian nhất định. a. Khối lượng vận chuyển là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách do các đơn vị vận tải (ngành giao thông vận tải) đã vận chuyển được, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển. - Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế của hàng hóa đã vận chuyển (kể cả bao bì). Đơn vị tính là tấn. - Khối lượng hành khách vận chuyển là số hành khách thực tế đã được vận chuyển. Đơn vị tính là lượt người. Căn cứ để tính lượng hành khách vận chuyển là số lượng vé bán ra. b. Khối lượng luân chuyển là khối lượng hàng hóa hay hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển. - Khối lượng hàng hóa luân chuyển: khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là tấn.km. - Khối lượng hành khách luân chuyển: khối lượng hành khách vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là người.km. c. Cự li vận chuyển là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi giao đến nơi nhận hoặc hành khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính là km. Cự li vận chuyển trung bình dùng làm căn cứ để tính giá cước vận tải và giá vé vận chuyển. 5. Dạng câu hỏi liên quan đến bảng số liệu và tính toán 5.1. Yêu cầu Tuy số lượng các bài tập này không nhiều, nhưng các bài tập dạng này đòi hỏi học sinh phải thực hiện tổng hợp nhiều kĩ năng: xử lí và phân tích số liệu, so sánh, vận dụng kiến thức đã học để rút ra đặc điểm quy luật, * Cách làm: Để làm tốt các bài tập dạng này đòi hỏi học sinh phải: - Tính toán, xử lí số liệu triệt để theo hàng, cột - Nắm chắc các kiến thức liên quan đến bảng số liệu đó. - Phân tích, đối chiếu với các kiến thức liên quan để rút ra đặc điểm - Vận dụng kiến thức để giải thích - Các nhận xét phải sắp xếp theo một trình tự nhất định: từ khái quát đến cụ thể - Mỗi nhận xét đều phải có dẫn chứng cụ thể dựa vào bảng số liệu, học sinh phải biết chọn lọc số liệu làm dẫn chứng phù hợp cho từng nhận xét. 5.2. Câu hỏi áp dụng Câu 1. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thời kì 2003 – 2007 (đơn vị: tỉ USD) Năm 2003 2005 2006 2007 Giá trị xuất khẩu 438,2 761,9 969,4 1217,8 Giá trị nhập khẩu 412,8 659,9 791,6 956,2 a. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu và tỉ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu của Trung Quốc thời kì 2003 - 2007. Gợi ý * Nhận xét: - Từ 2003-2007, cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu (2,8 lần so với 2,3 lần). - Tỉ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu ngày càng giảm (dẫn chứng). Giai đọan này Trung Quốc luôn xuất siêu. * Giải thích: Do Trung Quốc thực hiện hiện đại hóa sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu; kết quả của việc mở cửa, gia nhập WTO thị trường quốc tế ngày càng mở rộng Câu 2. Cho bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng của số lượng khách du lịch trên thế giới trong giai đoạn từ 1995 – 2017 Năm 1995 2000 2005 2010 2012 2016 2017 Số lượng khách (tỉ người) 0,52 0,68 0,8 0,96 1,06 1,25 1,34 Gợi ý * Nhận xét - Số lượng khách du lịch trên thế giới tăng nhanh, tăng 0,82 tỉ người trong 22 năm (từ 1995 – 2017). Tốc độ tăng của năm 2017 là 257,6% so với năm 1995. * Giải thích - Sự tăng trưởng của số lượng khách du lịch phản ánh rõ chất lượng cuộc sống tăng, nhu cầu nghỉ nghơi, giải trí ngày càng tăng ở hầu hết các nước trên thế giới. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì (Đơn vị: tỉ USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1995 584,7 770,9 1998 382,1 944,4 2000 781,1 1259,3 2007 1163,0 2017,0 2010 1831,9 2329,7 Hãy nhận xét và giải thích về hoạt động ngoại thương của Hoa Kì. Gợi ý - Về giá trị xuất nhập khẩu: + Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rất lớn và ngày càng tăng, chứng tỏ ngoại thương của Hoa Kỳ rất phát triển do trình độ phát triển kinh tế cao, quy mô nền kinh tế lớn (dẫn chứng). + Giá trị xuất khẩu nhìn chung ngày càng tăng, trừ năm 1998 (dẫn chứng). Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước châu Á) + Giá trị nhập khẩu tăng liên tục (dẫn chứng). So sánh tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. - Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm và nhập siêu lớn (dẫn chứng). Nhập siêu lớn chủ yếu do Hoa Kỳ nhập siêu trong lĩnh vực sản xuất vật chất (Nhập nguyên liệu, nhiên liệu, thủy sản, hàng tiêu dùng...). Do Hoa Kỳ xuất siêu rất lớn trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế giới. Nó chứng tỏ Hoa Kỳ đã khai thác tốt lợi thế so sánh của mình trong phát triển. - Cơ cấu và thay đổi cơ cấu + Tính cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì qua các năm. Bảng: Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì (Đơn vị: %) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1995 43,1 56,9 1998 28,8 71,2 2000 38,3 61,7 2007 36,6 63,4 2010 44,0 56,0 + Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn xuất khẩu (dẫn chứng). Nguyên nhân do đẩy mạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Đối với Hoa Kì, thị trường nội địa có vai trò rất quan trọng. + Cơ cấu có sự thay đổi theo hướng tỉ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, tỉ trọng nhập khẩu ngày càng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân là do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau: Giá trị xuất, nhập khẩu của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 1990 và năm 2004 (đơn vị: tỉ USD) Năm Nhóm nước 1990 2004 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu Đang phát triển 990,4 971,6 1962,0 3687,8 3475,6 7163,4 Phát triển 2337,6 2456,0 4793,6 5357,5 5840,7 11198,2 1. Nhận xét quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển năm 1990 và 2004. Gợi ý Nhận xét: - Quy mô xuất, nhập khẩu nhóm nước phát triển luôn lớn hơn nhóm nước đang phát triển. Quy mô xuất nhập khẩu của cả hai nhóm nước năm 2004 đều lớn hơn năm 1990. - Cơ cấu: Nhóm nước đang phát triển luôn xuất siêu (xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu). Nhóm nước phát triển luôn nhập siêu (nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu). Câu 5. Cho bảng số liệu: CHIỀU DÀI ĐƯỜNG SẮT THẾ GIỚI PHÂN THEO CHÂU LỤC NĂM 2009 Châu lục Chiều dài đường sắt (km) So với thế giới (%) Châu Âu* 353.747 34,91 Châu Phi 52.299 5,16 Châu Mĩ 383.079 37,81 Châu Á và Châu Đại dương 224.151 22,12 Toàn thế giới 1.013.276 100,00 Gợi ý - Sự phát triển của ngành vận tải đường sắt đặc biệt gắn liền với sự phát triển của công nghiệp từ cuối thế kỉ XIX cho đến giữa thế kỉ XX. - Mạng lưới đường sắt phân bố không đều theo châu lục. Chiều dài đường sắt lớn nhất ở châu Mĩ, châu Âu vì đây là những châu lục kinh tế phát triển đã thực hiện xong quá trình công nghiệp hoá và cơ bản đã định hình thành mạng lưới đường sắt từ cuối thế kỉ XIX. - Tiếp đến là châu Á và châu Đại dương. Châu Phi là châu lục có chiều dài đường sắt thấp nhất do các tuyến đường sắt hầu hết được xây dựng dưới chế độ thuộc địa, khổ đường hẹp, chất lượng đường không đảm bảo. Hiện nay nhiều nước đang xây dựng thêm một số tuyến đường mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá. Chiều dài đường sắt châu lục này đang có xu hướng tăng lên. Câu 6. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ PHÂN THEO CHÂU LUC, GIAI ĐOẠN 2005 - 2009 (Đơn vị: tỉ tấn.km) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Châu Âu* 2.532,7 2.646,6 2.813,6 3.103,0 2.411,4 Châu Phi 130,8 142,2 139,2 138,4 137,1 Châu Mĩ 1.371,4 3.519,5 3.540,2 3.513,8 2.973,2 Châu Á và Châu Đại dương 2.709,5 2.872,6 3.095,9 3.452,7 3.466,2 Toàn thế giới 8.744,4 9.180,9 9.588,9 10.207,9 8.987,9 Qua bảng số liệu nhận xét và giải thích về khối lượng luân chuyển hàng hoá thế giới phân theo châu lục giai đoạn 2005 - 2009. Gợi ý - Khối lượng luân chuyển hàng hoá không đều theo châu lục phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt sự phát triển của các ngành công nghiệp. - Khối lượng luân chuyển hàng hoá lớn nhất thuộc về Châu Mĩ, nhưng mấy năm gần đây đang có xu hướng giảm do nhiều tuyến đường sắt bị dỡ bỏ vì hoạt động kém hiệu quả và mất thị phần vận tải hàng hoá bởi đường bộ. - Ở Châu Á và Châu Đại dương, tỉ trọng luân chuyển hàng hoá tăng nhanh và sẽ sớm vượt lên vị trí số 1 do sự phát triển nhanh của một số nền kinh tế trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hoá, nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... Khối lượng luân chuyển hàng hoá bằng đường sắt ở Châu Âu vẫn chiếm tỉ lệ cao. Câu 7. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 – 2016. (Đơn vị: triệu USD) Năm Tổng số Cán cân thương mại 1990 5156,4 - 348,4 1995 13604,3 -2 706,5 2000 30 119,2 -1 153,8 2005 69 208,2 - 4 314 2010 157 075,3 -12 601,9 2016 351 384,6 1 777 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) a) Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta thời kì trên. b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cán cân thương mại nước ta thời kì trên. Gợi ý: a) Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta thời kì trên. Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 5156,4 2404 2752,4 1995 13604,3 5448,9 8155,4 2000 30 119,2 14 482,7 15 636,5 2005 69 208,2 32 447,1 36 761,1 2010 157 075,3 72 236,7 84 838,6 2016 351 384,6 176 580,8 174 803,8 b) Nhận xét và giải thích *) Nhận xét - Giai đoạn 1990 – 2016, cán cân thương mại nước ta có sự thay đổi: + Giai đoạn 1990 – 2010: cán cân thương mại có giá trị âm → nhập siêu. Tuy nhiên giá trị nhập siêu có xu hướng tăng, + Giai đoạn 2010 – 2016: cán cân thương mại có giá trị dương → xuất siêu. *) Giải thích - Giai đoạn 1990 – 2010: nhập siêu tuy nhiên bản chất trước năm 1995 và sau năm 1995 khác nhau. + Trước năm 1995: ảnh hưởng chiến tranh, nhận viện trợ và vay nợ nước ngoài; kinh tế chậm phát triển. + Sau năm 1995: nhập siêu kéo dài nhưng bản chất khác so với thời kì trước Đổi mới do nhập tư liệu sản xuất phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; nhập các mặt hàng tiêu dùng cao cấp; sự phát triển cuả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nên nhập khẩu tư liệu sản xuất. - Hiện nay xuất siêu do: có sự tham gia đóng góp của một số mặt hàng chủ lực như nông sản, than đá, dầu thô
File đính kèm:
- BM -Các dạng câu hỏi và bài tập ôn thi HSG môn Địa lí - Phần Địa lí dịch vụ 10.pdf