Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)

Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng luôn là yêu cầu và mục tiêu của giáo dục phổ thông nhằm giáo dục, bồi dưỡng những con người có năng lực tư duy sáng tạo, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Khoa học giáo dục- tâm lý đã chứng minh, phát triển năng lực nhận thức làm tăng hiệu quả của toàn bộ quá trình dạy học, tăng hứng thú học tập và phát triển cá tính học sinh. Phát triển năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh, truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức là ba mặt hữu cơ, ba mục tiêu của quá trình dạy học.

 Với những suy nghĩ trên, trong chương trình Lịch sử bậc THPT, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)” nhằm tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất, trên cơ sở đó gây hứng thú, tình cảm cho học sinh trong giờ học để góp phần từng bước nâng cao chất lượng của bộ môn Lịch sử.

 

doc16 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 - Chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật với nội dung như sau: “Người nông dân già yếu, gầy còm,ăn mặc rách rưới tay chống chiếc cuốc cùn, công cụ sản xuất kinh tế chính; trên lưng cõng tăng lữ và quý tộc to béo, trong túi quần của họ là các khế ước vay nợ đè nặng lên vai người nông dân; dưới chân người nông dân là chim bồ câu, thỏ - là vật nuôi của bọn tăng lữ và quý tộc đến phá hoại mùa màng”. Giáo viên nhấn mạnh nền kinh tế chính là nông nghiệp thì rất lạc hậu, thô sơ về công cụ sản xuất, đời sống nông dân vô cùng khổ cực. Điều này sẽ gây sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài học, qua đó tạo biểu tượng sinh động trong tư duy học sinh về tình hình kinh tế và xã hội của nước Pháp thế kỉ XVIII, từ đó giáo viên có thể giúp các em rút ra kết luận khái quát, như tình cảnh của người nông dân Pháp trong xã hội thật bấp bênh, cơ hàn, họ sẽ là lực lượng tham gia cách mạng, không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn đòi quyền lợi về chính trị. Mặt khác, lúc này trong suy nghĩ học sinh cũng có thể nảy sinh tư duy so sánh tình cảnh nông dân Pháp với các nước khác lúc bấy giờ, đặc biệt là đối với Việt Nam chúng ta.
	Hay khi muốn giúp học sinh khắc sâu về sự kiện bùng nổ cách mạng Pháp 14/7/1789 với khí thế hào hùng, phấn khởi cảu tất cả nhân dân, giáo viên có thể sử dụng giọng trầm cảm nhưng vẫn chứa đựng sự hùng hồn để đọc cho học sinh nghe một số đoạn thơ trong bài thơ “14 tháng 7”của Tố Hữu:
 “Và lớn, và bé, đàn ông, đàn bà
 Tất cả chiếm mỗi người đôi khí giới
Anh hàng thịt vung con dao sáng chói
Người lính già quắt thước múa chuôi gươm
Và anh hàng giày quần áo rách tươm
Anh hàng dệt đang nằm sau cửa xưởng
Cũng trỗi dậy oai nghi như võ tướng
Giật thanh đao, khẩu súng nhảy ra ngoài
Những thằng con bé bỏng cũng giương oai
Những bà cụ, tưởng không hề biết sợ
cửa ngục đổ, cả Pa- ri rầm rộ
Kéo nhau tràn ngập điện hoàng gia
Muôn cánh tay xây dựng Cộng hòa
Xô xuống đất chiếc ngai vàng mục nát ”
Từ đó, học sinh nhận thấy sự kiện ngày 14/7/1789 mở đầu cho cách mạng bùng nổ và có tầm vĩ đại trong lịch sử nước Pháp, hằng năm trở thành ngày Quốc khánh của quốc gia này.
Hay khi giảng dạy nội dung của “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền””, giáo viên sử dụng đoạn trích sau để học sinh thấy được sự tiến bộ của cách mạng Pháp về quyền của con người: “Nó thể hiện tính chất tiên bộ và cách mạng. Đó là một cương lĩnh thấm nhuần tư tưởng của các nhà triết học Pháp thế kỉ XVIII, kết tinh lại trong khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân cùng với những quyền tự do dân chủ khác”. Đồng thời, kết hợp nội dung đã học bài “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” về bản “Tuyên ngôn độc lập”, giáo viên liên hệ cho học sinh thấy được sự kế thừa và phát triển của hai bản tuyên ngôn trên đến “Tuyên ngôn độc lập” của nước ta.
Như vậy, việc tạo biểu tượng sinh động nêu trên là cơ sở để giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện khái niệm “giai cấp”, “đẳng cấp”, “tăng lữ”, “quý tộc” mà các em bước đầu đã được tiếp cận ở những bài trước.
II.3.2.2. Khai thác triệt để việc sử dụng đồ dùng trực quan
	Đồ dùng trực quan giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử, nó không chỉ là phương tiện dạy học mà còn là một kênh thông tin và nguồn kiến thức vô cùng quan trọng đối với việc nhận thức lịch sử.
Ví dụ: mục I.1 giáo viên sử dụng bức tranh “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng” để giúp học sinh thấy được cuộc sống và lao động cực khổ của người nông dân. Từ đó, các em rút ra được nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. 
Mục I.2 khi trình bày về trào lưu “Triết học Ánh sáng”, giáo viên sử dụng chân dung của Xanh xi-mông, Sác-lơ Phurie và Rôbe Ô-oen tạo biểu tượng sinh động về các nhân vật này.
Tiếp đó, mục II, giáo viên có thể sử dụng bức tranh “Tấn công ngục Ba-xti” để nhấn mạnh sự kiện ngày 14/7/1789, hay sơ đồ biểu thị bước phát triển đi lên của cách mạng để giúp học sinh hiểu vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng Pháp.
Khi trình bày về thời kì chuyên chính Gia-cô-banh, giáo viên sử dụng tranh ảnh Rô-be-spie để khái quát vài nét về cuộc đời và sự nghiệp cũng như vai trò của con người “không có gì mua chuộc được”
Để sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả, giáo viên không chỉ đơn thuần giới thiệu cho học sinh quan sát đồ dùng trực quan mà phải kết hợp với miêu tả, tường thuật, phân tích và bằng những lời nói sinh động với những câu hỏi phát vấn, gợi mở để khai thác đồ dùng trực quan đang sử dụng, qua đó phát huy được tính tích cực, hoạt động nhận thức và sự sáng tạo của học sinh. 
Ví dụ, khi dạy học mục III: “Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”, giáo viên sử dụng niên biểu (theo hướng mở) về tính chất của cuộc cách mạng tư sản Pháp so sánh với các cuộc cách mạng tư sản khác lúc bấy giờ để thấy được tính triệt để của cách mạng Pháp và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
 Các cuộc cách mạng
Nội dung
Cách mạng tư sản Anh
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Cách mạng tư sản Pháp
Lãnh đạo
Nhiệm vụ
Động lực
Kết quả
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý và hoàn thiện niên biểu với các nội dung như trên cho học sinh xem xét và rút ra nhận xét
	II.3.2.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức
	Xây dựng câu hỏi sử dụng trong dạy học lịch sử bao gồm nhiều mức độ nhận thức khác nhau: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao. 
	Ở bài này, để phát triển tư duy học sinh, giáo viên xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhận thức theo các mức độ nhận thức và mục đích sau đây:
	Thứ nhất, sử dụng câu hỏi nhằm định hướng nhận thức cho học sinh trong giờ học lịch sử. Ví dụ, ở bài này khi dẫn dắt vào bài mới, giáo viên sử dụng tình huống nêu vấn đề với nội dung như sau: “Cuối thế kỷ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp - "Kinh đô châu Âu", đã bùng nổ một cuộc cách mạng "long trời lở đất". Thành quả chính của cuộc cách mạng đó được Lê-nin nhấn mạnh rằng: "Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ đem lại ánh sáng và văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại này". Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm châu Âu lại trở nên điển hình hơn bất cứ một cuộc cách mạng tư sản nào của thời kì cận đại, chúng ta sẽ nghiên cứu trả lời những câu hỏi này nhé!”. Cách đặt câu hỏi nêu vấn đề như vậy đã tạo ra mâu thuẫn xung đột giữa những điều đã biết với những điều chưa biết, cho nên có tác dụng kích thích các hoạt động nhận thức của học sinh vào vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong trao đổi đàm thoại giúp giải quyết từng phần cho câu hỏi trọng tâm.
	Ví dụ, khi dạy học về mục I.1giáo viên nêu câu hỏi nhận thức: “Vì sao nền kinh tế nông nghiệp của Pháp lại lạc hậu hơn nền kinh tế nông nghiệp Anh?”. Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi này, giáo viên dự kiến nêu các câu hỏi gợi mở nhằm giải quyết từng phần câu hỏi nhận thức, từng bước làm sáng tỏ vấn đề: 
Biểu hiện của nền kinh tế nông nghiệp Pháp như thế nào? 
Nền kinh tế đó có được nhà nước quan tâm phát triển không?
Nhìn vào bức tranh: “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng” em có nhận xét gì về đời sống và lao động của người nông dân Pháp?
4. Nhìn vào sơ đồ ba đẳng cấp “Em hãy rút ra nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba?”, “Vậy những cuộc đấu tranh của đẳng cấp ba diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Tác dụng và hạn chế như thế nào?”
Thứ ba, sử dụng câu hỏi để củng cố kiến thức và ra bài tập về nhà. 
Ví dụ, ở bài này, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau đây (dùng phiếu học tập) để củng cố kiến thức cho học sinh:
Câu 1: Nền kinh tế nông nghiệp Pháp trước năm 1789 là:
A. Phát triển	 B. Ổn định	
C. Lạc hậu. 	 D. Câu A Và B đúng.
Câu 2: Trong xã hội Pháp, đẳng cấp nào được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi nhất:
 Đẳng cấp 1.
 Đẳng cấp 2.
 Đẳng cấp 3.
 Đẳng cấp 1 và đẳng cấp 2.
Câu 3: Tại sao những tư tưởng của trào lưu “Triết học Ánh sáng” không thể thực hiện được ?
 Không nhận thức được bản chất và quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản.
 Không đủ tiền để thực hiện ước mơ của mình.
 Giai cấp công nhân không ủng hộ.
 Phủ nhận tương lai, quay trở lại nền kinh tế nông nghiệp.
Ngoài việc củng cố kiến thức, giáo viên cũng nên giao bài tập về nhà cho học sinh. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng vừa giúp học sinh tự củng cố lại kiến thức, vừa phát huy tính tư duy, chủ động học tập của học sinh.
1.Vai trò của giai cấp tư sản và của quần chúng nhân dân trong cách mạng Pháp 1789?.
2. Vẽ sơ đồ thể hiện sự phát triển của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII.
3. Dựa vào ý nghĩa của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII, hãy làm sáng tỏ nhận định của Lênin khi đánh giá cách mạng Pháp là “Đại cách mạng”
4. Vì sao nói thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng?
5. Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Rô-be-spie và Na-pô-lê-ông Bô-na-pác .
Tóm lại, các loại câu hỏi và bài tập nhận thức được sử dụng trong bài học này biểu hiện ở những cấp độ nhận thức khác nhau, với những mục đích khác nhau. Có câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức. Nhưng có loại câu hỏi yêu cầu nhận thức cao hơn, đó là những dạng câu hỏi phát hiện, đòi hỏi các em phải đào sâu suy nghĩ, trao đổi thảo luận, vận dụng các thao tác tư duy để phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Có dạng câu hỏi để định hướng nhận thức cho học sinh; dạng câu hỏi làm “mồi nhử” để dẫn dắt sang mục mới, vấn đề mới; có dạng câu hỏi để phát vấn, đàm thoại; câu hỏi, bài tập về nhà.
II.3.2.4. Khai thác, sử dụng các loại tài liệu tham khảo
	Ví dụ, khi dạy học mục I.1, ngoài đoạn miêu tả đã nêu về tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong “Tư liệu giảng dạy lịch sử kinh tế, văn hóa ở trường phổ thông trung học” của Nhà xuất bản Giáo dục để miêu tả về cuộc sống khốn cùng của người lao động:“Nông dân phải nộp cho chúa phong kiến một phần thu hoạch (thường là 1/4) hoặc phải nộp tiền để thay thế. Đám tăng lữ tham lam cũng cướp mất của nông dân một phần thu hoạch khác (thuế 1/10, còn gọi là thuế thập phân). Khi có một nông dân chết thì quản gia của chúa bắt họ hàng người chết phải đóng một thứ thuế nặng nề về quyền thừa kế. Nông dân phải nộp thuế thông hành trong khi sử dụng cầu của chúa phong kiến, phải trả tiền khi xay lúa bằng cối xay của chúa và khi nướng bánh ở lò của chúa. Nếu chúa không có lò thì nông dân vẫn phải nộp thuế hàng năm vì luật lệ phong kiến đã đặt ra như vậy. Cầu và cối xay có thể bị sụp đổ và hư hỏng nhưng thuế hàng năm vẫn cứ phải nộp”.
 Ví dụ, khi dạy mục II.3 về chính sách ruộng đất của chính quyền Gia-cô-banh - đỉnh cao của cách mạng, giáo viên có thể sử dụng đoạn trích trong “Lịch sử thế giới cận đại” của Nhà xuất bản Giáo dục để thấy được cách giải quyết triệt để nhiệm vụ dân chủ của chính quyền Giacôbanh: “ Ngày 3/6, Hiệp hội dân tộc thông qua sắc lệnh quy định đất đai tịch thu của bọn di cư được chia thành nhiều mảnh nhỏ và bán theo lối trả tiền dần trong 10 năm Ngày 10/6, Hiệp hội ra lệnh chia hẳn đất công xã cho nông dân Ngày 17/7, Hiệp hội ra sắc lệnh hoàn toàn thủ tiêu các quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi thứ đóng góp mà không phải bồi thường Các đạo luật ruộng đất có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Chỉ trong hai tháng, những người Giacôbanh đã giải quyết được một nhiệm vụ cực kì quan trọng mà các chính phủ trước đó không làm được trong hàng năm trời Chính sách ruộng đất của chính quyền Giacôbanh là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng tư sản”.
	Sử dụng đoạn miêu tả trên giúp học sinh nhận biết được cuộc sống khốn cùng của người lao động. Đồng thời, các em sẽ thấy tính dân chủ triệt để nhất là vấn đề ruộng đất đối với nông dân. Học sinh cũng thấy rõ qua mỗi giai đoạn cách mạng, cách giải quyết vấn đề ruộng đất khác nhau, từ chổ không thỏa mãn cho đến người dân nào cũng có ruộng đất, đó cũng là cơ sở để các em nhận thức: nông dân đấu tranh với mục tiêu cuối cùng là giai cấp lãnh đạo đảm bảo quyền lợi cho họ, nếu không chính nông dân là lực lượng đưa cách mạng tiến lên. Từ đó, giáo viên hướng cho các em thấy cuộc đấu tranh của các dân tộc sau này, nhất là các nước thuộc địa, phụ thuộc như ở Việt Nam, giai cấp lãnh đạo muốn giành được thắng lợi thì phải liên minh chặt chẽ với nông dân. 
II.3.2.5. Tổ chức trao đổi, thảo luận
	Trong giờ học lịch sử, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập nhận thức để tiến hành phát vấn học sinh, trao đổi đàm thoại dưới các hình thức làm việc như: cá nhân kết hợp với cả lớp, thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm nhiều học sinh)... Ở đây tôi đề cập đến một hình thức học tập rất có ưu thế để phát triển tư duy học sinh đó là thảo luận nhóm.
	Thảo luận nhóm, cũng có thể gọi là dạy học nhóm, đây không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
	Ở bài này, khi dạy học mục II: “Tiến trình của cách mạng Pháp”, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm với 3 nhiệm vụ tương ứng sau đây:
	Nhóm 1: Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Pháp?
	Nhóm 2: Trình bày diễn biến của cách mạng tư sản Pháp? (lập niên biểu, nhấn mạnh 2 sự kiện: ngày 14/7 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền)
	Nhóm 3: Tại sao nói thời kì chuyên chính Gia-cô-banh la đỉnh cao của cách mạng?
	II.3.2.6. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa.
	Để góp phần phát triển năng lực nhận thức lịch sử cho học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tốt sách giáo khoa ở trên lớp và trong tự học ở nhà, cần hướng dẫn học sinh khai thác nội dung sách giáo khoa trong các trường hợp sau:
	Thứ nhất, đọc sách giáo khoa để chuẩn bị cho bài học mới: Ở bài này, giáo viên có thể hướng dẫn các em sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Rô-be-spie.
	Thứ hai, hướng dẫn học sinh kết hợp sử dụng sách giáo khoa với nghe giảng, ghi chép và trao đổi, thảo luận theo nhóm.
	Thứ ba, hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để làm tài liệu ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức và làm bài tập về nhà. Giáo viên hướng dẫn các em dựa vào sách giáo khoa để ghi các sự kiện chính, lập bảng thống kê để hệ thống hoá kiến thức, hoặc làm bài tập về nhà như: lập niên biểu diễn biến chính của cách mạng Pháp; lập bảng so sánh cách mạng Pháp với các cuộc cách mạng tư sản trước đó
III. Tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu
 Bản thân tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong năm học 2018-2019 và tôi thấy rằng nếu làm tốt tài liệu trên thì rất thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh. Đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng làm tốt bài kiểm tra lịch sử. Tôi đã khảo sát cách làm này ở 3 lớp 10A4, 10A6, 10A10 dưới nhiều hình thức kiểm tra, trong đó có bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết học kì II. Đối chiếu với 3 lớp 10A5, 10A9, 10A7 không thực hiện biện pháp của đề tài. Kết quả có sự phân loại đáng kể trong kết quả của học sinh.
III. 1. Các lớp áp dụng 
Kết quả của bài kiểm tra 15 phút – HKII
Lớp
Sỉ số
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
10A4
36
26
72.2
10
27.8
0
0
0
0
0
10A6
37
28
75.7
9
24.3
0
0
0
0
0
10A10
32
11
34.4
20
62.5
1
3.1
0
0
0
Kết quả của bài kiểm tra 45 phút – HKII
Lớp
Sỉ số
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
10A4
36
10
27.8
18
50
8
22.2
0
0
0
10A6
37
6
16.2
25
67.6
6
16.2
0
0
0
10A10
32
8
25
14
43.8
10
31.2
0
0
0
III.2. Các lớp không áp dụng
Kết quả của bài kiểm tra 15 phút – HKII
Lớp
Sỉ số
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
10A5
32
22
68.8
10
31.3
0
0
0
0
0
10A9
37
9
24.3
20
54.1
8
21.6
0
0
0
10A7
40
25
62.5
11
27.5
4
10
0
0
0
Kết quả của bài kiểm tra 45 phút – HKII
Lớp
Sỉ số
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
10A5
32
3
9.4
13
40.6
16
50
0
0
0
10A9
37
0
0
19
51.4
18
48.6
0
0
0
10A7
40
6
15
14
35
15
37.5
5
12.5
0
IV. KẾT LUẬN
Phát triển tư duy lịch sử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc dạy học lịch sử ở trường THPT. Hoạt động nhận thức, tư duy của học sinh trong học tập lịch sử cũng phải tuân thủ quy luật nhận thức chung của con người, đó là phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng quay lại với thực tiễn; phải đi từ biết đến hiểu, từ hiện tượng đến bản chất, từ sự kiện đến khái quát lý luận,
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng, đề tài đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp phát triển tư duy học sinh phục vụ cho giảng dạy bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử lớp 10 – chương trình cơ bản). Các biện pháp đề tài nghiên cứu được khai thác đan xen nhau trong suốt quá trình bài giảng. Đề tài chỉ giới hạn cho một bài học cụ thể nhưng nếu nhìn tổng quát thì người giáo viên dạy Sử nào cũng có thể khai thác ở các góc độ khác nhau cho các bài học khác.
Tôi hi vọng với đề tài này sẽ giúp cho các độc giả, đặc biệt là các giáo viên dạy môn Lịch sử lớp 10 có thể tham khảo, vận dụng khi dạy bài này nhằm phát triển tư duy của học sinh để đạt kết quả cao nhất.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Hướng Hóa, ngày 25 tháng 10 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người thực hiện
Phạm Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Lịch sử 10 (Chương trình nâng cao), Nxb Giáo dục Việt Nam.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Lịch sử 10 (Chương trình chuẩn),
NXB Giáo dục Việt Nam.
Đặng Đức An (2012), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia.
M.N. Sác đa cốp (1970), Tư duy học sinh, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội. 
Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng (2009), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10, Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. 	Nguyễn Thế Hoàn, Lê Thúy Mùi (2011), Những mẫu chuyện lịch sử, quyển 1, Nxb Đại học Sư phạm.
9. 	Nhiều tác giả (2005), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục Việt Nam.
10. 	O. Kon (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề (bản dịch), Nxb Giáo dục Việt Nam.
 Phạm Hồng Việt (2009), Dạy học lịch sử lớp 10 qua các nhân vật, phần Lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam.
12. 	 Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2007), Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học Sư phạm.
13. 	Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2007), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm.
14. 	Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2007), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.
 Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (1999), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam.
 Trịnh Đình Tùng (Cb) (2006), Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, Trần Văn Cường, Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
17.	Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2007), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục Việt Nam.
18. 	 I.F. Kharlamov (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục Việt Nam.

File đính kèm:

  • docSKKN_2019-2020_8bbe3c5ff2.doc
Sáng Kiến Liên Quan