Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học

Cơ sở lý luận

 Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đổi mới giáo dục sao cho phù hợp với thực tiễn đất nước trong thời kỳ hội nhập. Bởi vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển thì đều phải có nền giáo dục phát triển.

 Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển của người học. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng. Nó cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao dần ở mọi mặt kiến thức ở từng phân môn làm nền tảng để học sinh tiếp tục học lên các cấp học trên.

 Ai cũng hiểu rằng muốn có trò giỏi thì cần phải có thầy giỏi. Nội dung bồi dưỡng giáo viên rất phong phú song quan trọng là các cán bộ quản lý nhà trường, mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy cần xác định nội dung gì để bồi dưỡng mới đáp ứng tốt công việc dạy học của nhà trường .Vì vậy công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,năng lực sư phạm cho giáo viên nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng,góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học là việc làm cần thiết trong hoạt động chuyên môn.

 

doc95 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn thảo luận bổ sung hoàn chỉnh bài tập .
 - Tôi sẽ gửi đạp án sau khi BGH các trường đã kiểm tra việc học bồi dưỡng nội dung này của các bạn.
 * Nhận xét kết quả bài làm của GV
Nội dung kiểm tra không hỏi lý thuyết mà GV vận dụng lý thuyết thực hành viết hai bài cảm thụ văn học. 
Bài 1 : Bài : Vải thiều chín muộn
 Các GV đều nêu đúng được các biện pháp nghệ thuật trong bài văn miêu tả: Vải thiều chín muộn . Các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, nhân hóa, tương phản .Song song với đó GV cũng nêu khá chi tiết các minh chứng cho mỗi nhận xét của mình. Một số GV còn phát hiện thêm tác giả dùng phương pháp đòn bẩy. Tên bài là “Vải thiều chín muộn” nhưng vào bài tác giả lại tả rất chi tiết về vải chua sau đó tác giả mới tả vải thiều bằng cách luôn đối chứng về hình thức cũng như phẩm chất bên trong của hai loại quả vải.Nhờ vậy mà càng làm nổi bật những đặc điểm của vải thiều. Có một vài GV có lời bình rất sắc nét và phát hiện thông qua bài viết Phạm Đình Ân còn muốn gửi gắm thông điệp để đánh giá một con người cần chú ý nhiều đến phẩm chất đạo đức không nên quá đề cao hình thức như câu tục ngữ :Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.Tuy nhiên cũng có bạn mắc lỗi kĩ thuật viết lỗi chính tả tôi đã ghi dấu đó !
Bài 2. Bài thơ : Quê hương
 Đây là bài thơ hay bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát Quê hương chắc chắn GV nào cũng biết bài hát đó.
Tất cả GV đều nêu được xuyên suốt bài thơ là biện pháp tu từ so sánh , tác dụng của từng hình ảnh so sánh . Gv đều khai thác nội dung khá tốt ở mỗi hình ảnh so sánh làm nổi bật quê hương là một khái niệm trừu tượng nhưng nhờ tu từ so sánh mà quê hương trở nên cụ thể.Ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật đảo ngữ , nghệ thuật điệp từ . Có một số GV làm bài tốt thể hiện khả năng cảm thụ văn học sâu sắc và đã liên hệ việc giáo dục đạo đức cho HS . Xin chúc mừng và tuyên dương các bạn !
 Tuy nhiên tất các bạn cần bổ sung một số nội dung sau (điều này rất ít bạn nêu được). Thông qua nghệ thuật so sánh kép tác giả đã làm nêu lên một cách tri giác mới mẻ hoàn chỉnh về đối tượng được so sánh là quê hương bằng những hình ảnh ngày trở nên phong phú đậm nét và sâu sắc hơn .Những sự vật , hiện tương mà tác giả dùng so sánh với quê hương cứ được nâng dần theo tầm hiểu biết của mỗi người theo thời gian lứa tuổi ,Quê hương có vị ngọt , có chiều dài là con đường đi học, có chiều cao theo cánh diều , có âm thanh là tiếng khua nước, có đêm trăng sáng, có màu sắc rõ ràng là bướm vàng, là hoa cau trắng, quê hương có nhịp cầu nối hai bờ thương – nhớ .
 Toàn bài thơ có 7 hình ảnh so sánh thì 6 là so sánh khẳng định “ là” nhưng ở hình ảnh thứ 7 là giả định “như là” có điều giả định với điều đã là chân lý trên đời ai sinh ra chả có mẹ . Vậy nên so sánh giả định đấy mà tính khẳng định càng cao. Các bạn không để ý đó thôi ngay ở hình ảnh so sánh ban đầu tác giả đã xưng “con” và trong suốt bài thơ chỉ dùng “con” và “mẹ” hàm chứa ý nghĩa sâu sắc lắm . Đọc cả bài thơ ta không thấy một chữ yêu nào nhưng rõ ràng tác giả phải yêu quê hương lắm mới có những hồi tưởng về quê hương như vậy , mỗi người cần hiểu rộng hơn quê hương ở đây là Tổ Quốc Việt Nam đấy các bạn ạ. Bài thơ Quê hương là một tác phẩm thơ ngắn nhưng rất hay về chủ đề quê hương, trong thơ đã có nhạc nên mỗi người dân Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng dù ở chân trời góc bể nào khi nhớ về cội nguồn đều tự mình hát bài Quê hương dù hát chưa hay hoặc nghe hát bài Quê hương để vơi đi nỗi nhớ MẸ nhớ Quê! 
Kết quả như sau:
TT
Nội dung
Kết quả
Tổng số 70 GV dự khảo sát
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Thăm dò ý kiến
1.Hình thức tổ chức và tài liệu phục vụ GV
A.Rất phù hợp.
70
100
B.Bình thường.
C.Không phù hợp
2.Nội dung bồi dưỡng
AThiết thực hiệu quả
70
100
B.Bình thường,không hiệu quả
C.Không thiết thực không hiệu quả
3 . Ý kiến bổ sung 
5
7,1
4 .Chọn 1 nội dung bồi dưỡng tiếp theo( Phần này có Gv chọn 2 nội dung nên tổng tỷ lệ hơn 100%)
A.Nâng cao .. dạng toán trung bình cộng.
44
62,8
B. Một sốđộng từ phù hợp với dạy phân hóa đối tượng học sinh.
33
47,1
C.Nâng cao kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học ở Tiểu học .
25
35,7
Bài khảo sát
Điểm < 5
0
0
Điểm 5-6
2
2,9
Điểm 7-8
42
60,0
Điểm 9-10
26
37,1
 Đối chứng kết quả trước và sau khi GV học bồi dưỡng: 70 GV
Điểm
Kết quả trước khi học bồi dưỡng
Kết quả sau khi học bồi dưỡng
SL
Tỷ lệ(%)
SL
Tỷ lệ(%)
Điểm <5
16
22,9
0
0
Điểm 5
26
37,1
0
0
Điểm 6
12
17,1
2
2,9
Điểm 7
9
12,9
14
20,0
Điểm 8
6
8,6
28
40,0
Điểm 9
1
1,4
20
28,6
9< 
0
0
6
8,5
Như vậy : Chỉ trong thời gian học bồi dưỡng 16 tiết trong đó có 11 tiết GV thực hành làm bài in trong tài liệu nhờ phát huy tốt tính tích cực của người học tôi khẳng định nội dung : Bồi dưỡng GV"Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học " đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hình thức tổ chức học bồi dưỡng GV với mô hình nhóm 4 trường rất phù hợp với chủ trương chỉ đạo trong đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn hiện nay,tác động tích cực đến tinh thần tự học của mỗi GV.Tài liệu bồi dưỡng in tới từng GV không tốn kém mà rất phù hợp .GV 4 trường có cơ hội chia sẻ những khó khăn, những tình huống trong quá trình giảng dạy để cùng nhau tìm cách giải quyết khoa học.Trong quá trình thực hành phát huy cao tính tích cực của GV tránh kiểu thuyết trình lý thuyết suông điiều đã từng tồn tại lâu nay trong học bồi dưỡng GV.Kết quả GV đã đáp ứng tốt so với yêu cầu đề ra.( Kêt quả đối chứng có biểu đồ trong phụ lục đính kèm ) 
Thứ hai: Thực hiện áp dụng sáng kiến không tốn kém về kinh phí, bất kì nhóm trường nào đều cũng thực hiện được. Lợi ích thiết thực nhất là GV dạy các môn văn hóa được củng cố nâng cao kiến thức về các BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Thứ ba :Thông qua ý kiến mà GV lựa chọn nội dung bồi dưỡng tiếp theo cán bộ quản lý mỗi nhà trường có kế hoạch chuẩn bị kế hoạch, nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ.Tôi vững vàng hơn trong công tác quản lý chuyên môn.Bản thân tôi cũng được bổ sung những cách tư duy sáng tạo mà đồng nghiệp chia sẻ trong quá trình giải quyết các bài tập . 
 Trên đây là tất cả nội dung nhận xét đánh giá kết quả chuyên đề , tổng hợp ý kiến của GV học bồi dưỡng xin được đề nghị tới quý ban động viên giáo viên mỗi nhà trường tích cực luyện tập củng cố nội dung đã học để góp phần nâng cao hiệu quả day- học.
 Chúc các bạn thành công!
 2.8 Những hạn chế trong quá trình thực hiện .
- Khi làm bài đánh giá chất lượng sau khi học GV chưa được xếp theo đối tượng .
VD: 
Nên Xếp nhóm 1: GV ít hoặc chưa tham gia dạy bồi dưỡng HS giỏi lớp 5.
Xếp nhóm 2 : Giáo viên đã tham gia dạy bồi dưỡng HS giỏi lớp 5 từ 4 năm trở lên.
Nếu làm được như vậy kết quả chắc chắn sẽ chính xác hơn so với GV ngồi làm bài không phân nhóm.
- Phần hoàn thành 11 dàn ý chi tiết cho 11 đề Tập làm văn tôi chưa trực tiếp đánh giá kết quả cho từng GV mà phải nhờ BGH của các trường kiểm tra đánh giá .
2.9 Bài học kinh nghiệm 
Với cán bộ quản lý:
 Hoạt động chuyên môn phải luôn được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của trường . Duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn đảm bảo thiết thực hiệu quả quan tâm đến các đối tượng GV, học sinh .Cán bộ quản lý luôn lắng nghe, tìm tòi kiến thức để giúp giáo viên giải đáp những thắc mắc trong chuyên môn , làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên .
 Vối tổ chuyên môn :
Các tổ chuyên môn sinh hoạt nội dung cần thiết thực không hình thức.
 Với giáo viên : 
 -Giáo viên thường xuyên tìm hiểu ,học hỏi bồi dưỡng kiến thức qua nhiều hình thức mà tự học, tự bồi dưỡng là rất quan trọng có như vậy mới tự tin, linh hoạt trong quá trình giảng dạy. 
- Giáo viên tâm huyết với công việc giảng dạy, xây dựng những bài tập phù hợp với học sinh lớp mình.Giáo viên học cách lắng nghe chia sẻ những khó khăn thuận lợi từ đồng nghiệp luôn bổ sung làm giàu kiến thức cho mình.
- GV xây dựng kế hoạch buổi hai luôn tìm tòi kiến thức cần bổ sung nâng cao cho HSKG Khi làm quen với các BPNT phải để học sinh phát hiện dựa vào câu hỏi gợi mở GV đặt ra rồi tiến hành đi đến cách hiểu khái niệm ở từng BPNT. Các ví dụ ban đầu phải thật dễ nhận biết.
 - Tôn trọng, động viên HS các cách viết câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật một cách sáng tạo đặc biệt với học sinh là biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa .
 - Nếu mỗi GV tìm tòi kiến thức khi ta làm chủ kiến thức một cách sâu sắc. thì ta không lúng túng trước các cách làm của HS đặ biệt cần khích lệ những HS có những phát hiện hay . Chúng ta cần nhớ rằng văn học viết cho thiếu nhi rất phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi nên có khi gặp những tình huống mà người lớn viết không phát hiện ra thì các em lại phát hiện viết rất ngộ nghĩnh đáng yêu. GV cần chăm chút thường xuyên những mầm non tài năng đó. 
 Đối với bản thân tôi :
Từ việc nhiều năm trực tiếp tham gia cùng bồi dưỡng HSG lớp 5 cũng như trong quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên tôi thấy nội dung tìm hiểu và vận dụng các BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học là một nội dung rất cần thiết .Dù đã tự làm nhiều bài ở các nhóm bài nhưng nhiều khi tôi vẫn bất ngờ trước nhiều cách diễn đạt khác nhau của các tác giả. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cũng như quản lý chuyên môn tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Tôi chú ý sưu tầm, tìm tòi đề bài, dẫn chứng minh họa cho phần lý thuyết dựa vào những bài cơ bản để tự xây dựng nhiều đề bài phù hợp với từng văn cảnh. Sau khi đúc rút tổng kết cách làm các bài tôi tự chia thành những nhóm bài cơ bản có cách làm tương đối giống nhau để thuận lợi trong quá trình bồi dưỡng GV và phục vụ bồi dưỡng HSG lớp 5. 
 Đặc biệt trong qúa trình tìm hiểu kĩ thật tường minh nội dung khái niệm từng BPNT trong tài liệu chuyên môn, sách nghiệp vụ cho GVTH không có nên tôi đã sử dụng tài liệu :“99 Phương tiện và Biện pháp tu từ Tiếng Việt –Tác giả Đinh Trọng Lạc - Nhà xuất bản Giáo dục sau mỗi khái niệm theo tầm cao đều có khái niệm cụ thể cho HSTH để GV vận dụng trong giảng dạy và thực hành .
 Phần 3
KẾT LUẬN
3.1.Kết quả mà sáng kiến mang lại 
Trước hết với cán bộ quản lý đòi hỏi tôi luôn gương mẫu trước đồng nghiệp về tinh thần tự học, lắng nghe ý kiến GV để chia sẻ giúp đỡ họ khi họ có yêu cầu chính đáng về bồi dưỡng chuyên môn.
 Đối tượng quan trọng nhất là GV thì tất cả GV tham dự học bồi dưỡng đều được củng cố,nâng cao kiến thức về:Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học. với tinh thần hợp tác. Phát huy tính tích cực của người học, nội dung bồi dưỡng cũng đáp ứng phân hóa đối tượng giáo viên. Đặc biệt : 
- GV được bồi dưỡng thêm về các BPNT mà trong sách nghiệp vụ không có tài liệu nào đề cập tớ một cách tường minh,đi sâu BPNT tu từ so sánh và nhân hoá. GV hiểu rạch ròi giữa hình ảnh so sánh, sự vật được so sánh, sự vật để so sánh điều mà trước khi học bồi dưỡng phần lớn số Gv rất mơ hồ..GV nhìn nhận tường tận về các cách so sánh, các cách nhân hoá nhất là với những GV ít dạy bồi dưỡng HSG thì đây là một dịp bổ sung kiến thức thiết thực kịp thời.
- GV được thực hành nhận biết, vận dụng các BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở TH đồng thời được cung cấp tư liệu phong phú gần gũi với học sinh sử dụng thuận tiện trong học buổi 2 GV không mất thời gian tìm tòi.Vận dụng những hiểu biết trong dạy bồi dưỡng HSG 4,5 .Giúp GV thuận lợi trong việc luyện tập thực hành về các BPNT đảm bảo dạy học phân hóa đối tượng HS.
- Tác động tích cực đến GV về tinh thần tự học .
 Đối với cá nhân tôi
 Qua tự học, tìm đọc các bài viết của đồng nghiệp trên Tạp chí Thế giới trong ta tại chuyên mục Nghiệp vụ Tiểu học và trong tạp chí Toán tuổi thơ 1 mục “Sang chơi nhà văn” đã củng cố kiến thức cho mình và làm rõ kiến thức những phần mình còn mơ hồ. Bản thân có cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy một nội dung cụ thể. 
 Tôi được nghe những thông tin phản hồi nhanh nhất ngay ở từng bài tập không phải qua một bước trung gian nào, từ đó chuẩn bị nội dung trao đổi thống nhất kịp thời. Tôi cũng học tập được nhiều kinh nghiệm hay của những GV thường xuyên dạy bồi dưỡng HSG. Tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện nội dung bồi dưỡng GV. 
 Bản thân thêm một lần tìm hiểu kĩ hơn về các BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở TH . Tôi khẳng định nội dung vấn đề đặt ra phù hợp với lý luận về giáo dục ,phù hợp với chủ trương chính sách hiện hành về giáo dục đào tạo của nhà nước,phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị .Riêng ở trường Tiểu học Hồng Thái chúng tôi nhiều năm nay công tác bồi dưỡng GV rất thiết thực nên góp phần vào việc bồi dưỡng năng lực sư phạm đội ngũ .Bởi vậy trong nhiều năm nay trường đều có giáo viên đạt giải nhất, nhì trong hội thi chọn GV giỏi cấp tỉnh cấp huyện. 
Tôi khẳng định: 
Việc mình chọn nội dung bồi dưỡng GV và được BGH 4 trường ủng hộ theo định hướng của PGD&ĐT hoàn toàn phù hợp thiết thực và hiệu quả tốt,cách tổ chức thực hiện rất phù hợp với GV dạy các môn văn hóa .Vì việc thực hiện quá trình bồi dưỡng nội dung như đã trình bày không tốn kém chỉ cần mỗi người cố gắng đọc tài liệu kết hợp thảo luận, hợp tác nhóm nhất định hiệu quả cao.Nội dung áp dụng dạy bồi dưỡng HS giỏi lớp 4- 5 rất tốt. 
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả GV dạy văn hóa ,thực hiện được ở tất cả các nhóm trường Tiểu học khác .
Hạn chế : Nội dung bồi dưỡng như đã trình bày GV không áp dụng được khi dạy HS lớp 1,lớp 2 .
3.2 Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý.
. -Mỗi tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn đảm bảo thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn trong giảng dạy.
-Tổ chuyên môn 4-5 bàn sâu hơn về những nội dung trong nội dung bồi dưỡng đã trình bày, dựa trên kiến thức cơ bản SGK đã cung cấp phát triển dần những bài nâng cao đảm bảo dạy học phù hợp với các đối tượng HS góp phần dạy học phân hóa đối tượng đạt hiệu quả cao.
 - Các nhà trường duy trì, phát huy nề nếp sinh hoạt chuyên môn tốt hơn nữa để mọi người chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy nói chung về các BPNT thường gặp trong day và học Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng .
- Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề bồi dưỡng GV đảm bảo thiết thực để GV các trường chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Những chuyên đề bồi dưỡng GV được PGD đánh giá tốt cần được giới thiệu rộng rãi trong huyện để GV có cơ hội học tập.
- Các cấp lãnh đạo khen thưởng động viên kịp thời những tác giả tâm huyết với nghề có sáng kiến bồi dưỡng GV tốt. 
 Trên đây nội dung sáng kiến : Bồi dưỡng giáo viên Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học trong quá trình tổ chức tôi bàn bạc cùng Ban giam hiệu các trường bạn để lựa chọn địa điểm, thời gian phù hợp . Nội dung bồi dưỡng viết, sắp xếp phần chính dựa trên quan điểm cá nhân là chính. Bằng sự đầu tư trí tuệ, thời gian tìm hiểu sâu sắc một nội dung cụ thể , phân tích chi tiết dẫn dắt từ đơn giản đến phức tạp tôi đã tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra. Sau khi sử dụng những ví dụ cụ thể ở SGK tôi tìm tòi các đoạn thơ ,đoạn văn có nội dung liên quan đến các BPNT thường gặp ở Tiểu học để làm phong phú hơn các nội dung liên quan ở nhiều tình huống nhiều cách diễn đạt đặc biệt chú ý tới thơ Trần Đăng Khoa.
 Năm năm học TH với nhiều bài học Tiếng Việt trong đó có bao nhiêu câu văn, đoạn văn các tác giả sử dụng một số BPNT đã được thầy cô truyền thụ ,nhưng rồi đọng gì lại trong mỗi các em? 40 phút của một tiết học trôi đi rất nhanh . Đã có rất nhiều lần 40 phút học Tiếng Việt trôi qua phẳng lặng nhưng cũng có những khoảng thời gian lưu lại với các em khi những câu văn câu thơ được thầy cô giúp các em phát hiện cái hay cái đẹp ở đó sẽ gây ấn tượng khó phai mờ và giúp ích cho từng em trên bước đường học tập tiếp nối cũng như vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả những hiểu biết về các BPNT thường gặp trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ là nền tảng khởi đầu cho mỗi em trên bước đường khám phá cái hay cái đẹp của văn học nói chung và của Tiếng Việt nói riêng.Để có những tiết học mà kiến thức của cả thầy và trò thăng hoa rồi đọng lại trong tâm hồn thơ ngây của học trò những BPNT hay đòi hỏi người thầy không ngừng học tập tích lũy tri thức trao dồi nghiệp vụ .Kết quả của việc từ hiểu các biện pháp nghệ thuật đến vận dụng thực hành các biện pháp nghệ thuật đó trong học Tiếng Việt là một quá trình tổng hợp kiến thức trong chuỗi quy trình : phân tích- ghi nhớ- tổng hợp-vận dụng.Kết quả đạt được ở mỗi học trò phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên Trong dạy TV ở TH ngoài những BPNT đã trính bày ở trên ta thấy đọc diễn cảm cũng là một nghệ thuật hoặc đôi khi ta còn gặp nghệ thuật viết câu , nghệ thuật sử dụng từ tượng thanh ,từ tượng hình rất tài tình của nhiều tác giả tôi chưa đề cập nhiều .Tất cả sự phong phú trong lời nói nghệ thuật xin để các nhà giáo đàm đạo kĩ hơn trong sinh hoạt chuyên môn .Bởi vì để rèn luyện được kĩ năng xây dựng và lĩnh hội nội dung văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng để đánh giá thái độ tình cảm người viết qua tác phẩm của họ nhất là để tìm hiểu được giá trị thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật thì cần phải nhận diện được,sử dụng được, phân tích được nhiều loại phương tiện và biện pháp tu từ.Chính những phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ đã làm nên câu văn hay,câu thơ hay, tác phẩm hay.Bởi vì cái hay ở đây không chỉ do nội dung hay mà còn do hình thức hay,hình thức diễn đạt ngôn ngữ mới mẻ,đặc sắc . Ngôn ngữ mới mẻ đặc sắc ,cách diễn đạt hay chỉ có cách thể hiện nó nhờ vào các phương tiện và biện pháp tu từ .Đó là đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật,khác với ngôn ngữ tự nhiên.Ngôn ngữ nghệ thuật nhằm mục đích là chính nó còn ngôn ngữ phi nghệ thuật là mục đích thực tiễn ngoài đời .Nếu đọc một câu văn, câu thơ ,đoạn thơ,đoạn văn thấy hay mà không biết hay ở chỗ nào tức là không biêt tác dụng ra sao của phương tiện, biện pháp tu từ nào thì có nghĩa là mới thấy cái hay một nửa. .Mỗi người cần luôn tìm hiểu để thấy mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời giữa nội dung và hình thức thể hiện nội dung đó,hay nói đúng hơn thấy sự phù hợp hoàn toàn giữa nội dung và hình thức.trong những văn bản nghệ thuật . 
 . Thơ văn viết cho thiếu nhi nó phù hợp với tâm lý các em nên nhiệm vụ GV là dần dần từng bước giúp HS phát hiện khám phá cái hay cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật tiến tới học tập cách viết đúng đến viết hay rồi vận dụng điều đó vào học tập văn hóa nói chung và Tiếng Việt nói riêng.Tôi hy vọng nội dung bồi dưỡng GV như đã nêu sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao trình độ chuyên môn cho GV khi dạy Tiếng Việt.
 Mặc dù tôi đã rất cố gắng tự học, tích lũy sưu tầm tư liệu để sắp xếp hoàn thiện nội dung bồi dưỡng GV xong trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi thiếu sót .Kính mong nhận dược sự động viên và đóng góp của các đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng GV đạt hiệu quả tốt.
 Xin trân trọng cảm ơn !
Phụ lục 1
Danh mục: chữ viết tắt, tài liệu tham khảo
Danh mục chữ viết tắt
Chữ viết tắt
Giải thích
HS
Học sinh
HSG
Học sinh giỏi
GV
Giáo viên
GVTH
Giáo viên Tiểu học
VD
Ví dụ
BPNT
Biện pháp nghệ thuật
Danh mục tài liệu tham khảo
STT
 Tên tài liệu
1
99 Phương tiện và Biện pháp tu từ Tiếng Việt –Tác giả Đinh Trọng Lạc - Nhà xuất bản Giáo dục
2
Tạp chí thế giới trong ta
3
Tạp chí toán tuổi thơ 1
4
Sách Tiếng Việt Tiểu học
5
 Sách Tiếng Việt nâng cao lớp 5 
6
 Tập thơ : Góc sân và khoảng trời 
Tác giả :Trần Đăng Khoa 
MỤC LỤC
1
Đặt vấn đề
Trang6...12
1.1
Lý do lựa chọn nội dung bồi dưỡng giáo viên
6
1.2
Mục đích bồi dưỡng
11
1.3
Đối tượng và phạm vi trong quá trình thực hiện nội dung bồi dưỡng
11
1.4
Phương pháp nghiên cứu
12
2
Giải quyết vấn đề
12...88
2.1
Điều tra thực trạng
12
2.2
Biện pháp thực hiện
14
2.3
Sơ lược điểm mới về hình thức, nội dung bồi dưỡng giáo viên
15
2.4
Triển khai nội dung tới giáo viên
15
2.5
Thăm dò ý kiến giáo viên và khảo sát đánh giá kết quả sau khi giáo viên học bồi dưỡng
75
2.6
Chấm bài tập hợp số liệu đối chứng kết quả
78
2.7
Gửi thông báo kết quả và nhận xét bài khảo sát tới BGH 4 trường
80
2.8
Những hạn chế trong quá trình thực hiện
86
2.9
Bài học kinh nghiệm
86
3
Kết luận
8993
3.1
Kết quả mà sáng kiến mang lại
89
3.2
Khuyến nghị và đề xuất
91

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_nghe_thuat_thuong_gap_tr.doc
Sáng Kiến Liên Quan