Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Giáo dục là phạm trù vĩnh cửu, sự ra đời của giáo dục gắn liền với sự hình thành, tồn tại và phát triển của loài người. Chức năng đầu tiên, chức năng nguyên thuỷ của giáo dục là XHH chính là làm cho con người sinh học thành con người xã hội. Khi khoa học quản lý xuất hiện người ta đã coi XHHGD như là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt về tính khoa học cũng như nguyên lý của nó. Trong các lĩnh vực XHH đã được các nhà quản lý sử dụng như phương tiện tối ưu nhằm tạo ra kết quả. Nhà xã hội học Pháp E.Durkheim (1858-1917) là một trong số ít người đầu tiên sử dụng thuật ngữ XHH. Tác giả cho rằng: “Giáo dục vừa có chức năng phân hoá vừa có chức năng XHH”, về sau được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. XHH là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau như: 1.1. Khái niệm về giáo dục, giáo dục tiểu học
a) Khái niệm về giáo dục:
Giáo dục (theo nghĩa rộng của giáo dục học): Quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp của giáo dục học): Là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi, thói quen cư sử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng, chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh
b) Giáo dục tiểu học
Điều 2 của Luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Luật giáo dục (năm 2005), điều 27 quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”
1.2. Khái niệm xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục.
a) Khái niệm “Xã hội hóa”
Theo quan điểm xã hội học thì Xã hội hóa là quá trình tương tác, lan tỏa các chuẩn mực, các giá trị, các khung mẫu, hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm xã hội.
b) Khái niệm “Xã hội hóa giáo dục”
Xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục (XHHGD) là quá trình tương tác, lan tỏa các chuẩn mực, các giá trị, các khung hình mẫu, các hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm cá thể trong lĩnh vực giáo dục. Làm cho mọi người hiểu về giáo dục, giáo dục đến với mọi nhà, mọi người, làm cho mọi người được thụ hưởng thành quả của giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, tạo ra một phong trào, một xã hội học tập đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước, đồng thời mọi người có trách nhiệm tham gia giáo dục và làm cho giáo dục phát triển.
Như vậy, thực hiện xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ có tính phổ biến, có tính qui luật giữa cộng đồng với xã hội. Thiết lập được mối quan hệ này là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội: “Mỗi người dân đều nhận thấy đó là trách nhiệm của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính họ là người hưởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại”. Xã hội hóa giáo dục có hai vế: mọi người có nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Được học tập, học tập thường xuyên, học suốt đời, học để biết cách sống trong cộng đồng, lao động để tồn tại và phát triển. Hai vế này nêu rõ hai yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là: phải xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục và xã hội hóa quyền lợi về giáo dục. Hai yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và thực hiện liên kết với nhau. Trong đó yêu cầu về xã hội hóa quyền lợi về giáo dục là đỉnh cao, là mục tiêu, là cốt lõi của xã hội hóa giáo dục; phải làm cho toàn xã hội đều được học tập, tiến tới xây dựng một xã hội học tập.
thân họ với những người khác, giáo viên tự đánh giá nhau và biểu dương thành tích của nhau một cách công bằng, khách quan. Mọi thành tích đạt được của mỗi cá nhân đều được ghi nhận(dù rất nhỏ). Căn cứ vào những thành tích đạt được đó để có hình thức động viên, khuyến khích phù hợp như: khen ngợi trước hội đồng giáo viên, trước hội nghị, lễ kỷ niệm, đến đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng, kể cả các các ban ngành, đoàn thể hay các tổ chức xã hội. Đó là nguồn động viên về vật chất cũng như tinh thần tạo động lực cho họ cống hiến hết mình. - Chất lượng học sinh là sự tổng hợp của ba yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ. Vì vậy, giáo viên không truyền đạt kiến thức một chiều mà hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tìm ra chân lý. Giáo viên dạy học sinh cách ghi nhớ ý nghĩa, hình thành khả năng khái quát, tổng hợp và phát triển tư duy trừu tượng, khơi dậy thái độ say sưa, hứng thú học tập để từ đó kích thích học sinh tự học, tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời tạo dựng niềm tin vào khả năng tự học của học trò. Nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, các bài viết về văn hóa, truyền thống lịch sử, đặc điểm tự nhiên – xã hội của địa phương, đưa các em đi tham quanQua các hoạt động, giáo viên khen ngợi, khích lệ kịp thời những học sinh tự tìm tòi, sáng tạo. Nhà trường có 28 máy tính phục vụ việc học tập của học sinh. Học sinh thường xuyên được sử dụng Intrnet để học tập, đó là một hoạt động bổ ích để học sinh tham khảo các phần mềm tự học cũng như cập nhật các thông tin, kiến thức mới. Xong cũng có nhiều trang Website không lành mạnh, do vậy nhà trường định hướng cho học sinh biết sử dụng và lựa chọn nội dung phù hợp có lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em. Để xây dựng nề nếp tự học của học sinh, giáo viên quan tâm giúp các em xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn; biết sắp xếp thời gian học tập; biết vận dụng mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học; học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó. Nhân cách của học sinh được hình thành thông qua các nề nếp học tập, lao động và các nguyên tắc ứng xử trong nội quy học sinh, nội quy này được từng lớp tổ chức thảo luận, bổ sung, sửa đổi ở đầu mỗi năm học cho phù hợp với thực tế và kết quả của năm học trước. Mỗi lớp học và trường có hòm thư “Những điều em muốn nói” để học sinh được trực tiếp bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của bản thân với bạn bè, thầy cô và nhà trường. - Hiệu trưởng là người tổ chức phát triển nhà trường, người nòng cốt điều khiển quá trình đào tạo của nhà trường và là người khích lệ mọi sự canh tân của tập thể sư phạm. Do vậy, hiệu trưởng phải có các phẩm chất, kỹ năng và nhận thức, đặc biệt là kỹ năng “chẩn đoán” nhận dạng đúng hiện trạng của trường, dự báo được tương lai, từ đó có quyết định đúng và phù hợp; kỹ năng thích ứng cao, nhạy cảm, nhạy bén, nắm vững thời cơ, vận dụng tiềm lực, nguồn lực để đưa nhà trường tiến lên; kỹ năng ứng xử, giao tiếp, khả năng lắng nghe thấu hiểu mọi người để định hướng đúng đắn cho ngôi trường và khai tâm người học. Sử dụng đúng quyền lực, đó là khoa học và nghệ thuật, nắm vững, thực thi pháp luật, biết quy phục mọi người tự giác phấn đấu. Hiệu trưởng cần có bản lĩnh kiên quyết, lập trường rõ ràng, xử sự hợp lý, công bằng; tôn trọng nhân cách và sự đóng góp của cấp dưới; tạo điều kiện cho họ tự chủ, sáng tạo; đồng cảm, gần gũi cấp dưới; thông tin chính xác kịp thời khi giao việc; tạo cơ hội thăng tiến, khen phạt đúng, công bằng. Tùy vào tình huống cụ thể để hiệu trưởng có phong cách quản lý đạt hiệu quả thống nhất với mục tiêu và các mong đợi thành tích; giám sát các hoạt động theo mục tiêu đề ra; bình tĩnh đối mặt với xung đột; phân cấp rõ ràng và ra quyết định khi cần. 5. Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch về công tác XHHGD của nhà trường. Hàng năm, nhà trường thực hiện tốt các nội dung công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT, ngày 7/5/2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Gồm ba nội dung: Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, gồm: Cam kết chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục thực tế, mức chất lượng tối thiểu và đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục; Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục gồm: công khai CSVC, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; Công khai thu chi tài chính: công khai về tình hình tài chính của nhà trường ở mỗi năm học. Đặc biệt công khai nguồn thu và kế hoạch sử dụng trang thiết bị, tài chính ủng hộ của các doanh nghiệp, hai tổ chức phi chính phủ. Thời điểm công khai 2 lần/năm vào đầu và cuối mỗi năm học. Hình thức công khai: qua các cuộc họp, niêm yết tại trường, thông tin trên website của trường. 4. Kết quả đạt được ở trường tiểu học Ninh Xuân sau khi thực hiện các giải pháp XHHGD. 4.1. Các thành tích nổi bật của giáo viên, học sinh và nhà trường: Năm học Thành tích đạt được của học sinh Thành tích đạt được của giáo viên Thành tích đạt được của nhà trường 2009 -2010 - Giải toán trên mạng: * Cấp huyện: 2 giải nhất; 1 giải nhì; 2 giải ba; 1 giải khuyến khích. * Cấp tỉnh: 2 giải nhì; 2 giải khuyến khích. * Cấp quốc gia: 1 bằng danh dự. - 3 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 2 GV dạy giỏi cấp tỉnh. - 3 Chiến sỹ thi đua cơ sở. - Đạt Danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của tỉnh Ninh Bình. - Đạt Danh hiệu “Thư viện Xuất sắc của tỉnh” - Cờ đơn vị giải nhất Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện. - Giấy khen của UBND huyện Hoa Lư có thành tích Xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi. - Đạt Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” 2010-2011 - Giải toán trên mạng: * Cấp huyện: 5 giải nhì; 4 giải ba; 8 giải khuyến khích. * Cấp tỉnh: 1 giải nhì. - Tiếng Anh trên mạng: Cấp huyện: 1 giải nhất. Cấp tỉnh: 1 giải nhì. - Viết chữ đẹp: * Cấp huyện: 5 giải nhất; 3 giải nhì; 2 giải ba; 3 giải khuyến khích. - 2 Chiến sỹ thi đua cơ sở. - 1đ/c được Huyện ủy Hoa Lư tặng giấy khen. - 1 đ/c được Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư tặng giấy khen. - 1 đ/c được Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình tặng Giấy khen. - 1 đ/c đạt giải nhất Giao lưu cán bộ quản lý giỏi cấp tỉnh. - Đạt Chuẩn Phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2 - Thi Vở sạch chữ đẹp xếp nhất huyện. - BCH Đảng bộ huyện Hoa Lư tặng Giấy khen có thành tích Xuất sắc trong 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - Phòng GD&ĐT Hoa Lư tặng cờ giải nhì Hội thi học sinh “Đàn hát dân ca”. - Công Đoàn giáo dục tỉnh Ninh Bình tặng Giấy khen có thành tích Xuất sắc trong hoạt động công đoàn. - Đạt Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” 2011-2012 - Giải toán trên mạng: * Cấp huyện: 4 giải khuyến khích; 4 em được công nhận. * Cấp tỉnh: 1 đạt ba. - Tiếng Anh trên mạng: * Cấp huyện: 1 giải ba; 2 giải khuyến khích. - Hội khỏe Phù Đổng: * Môn thể dục Erobic xếp nhất huyện. * Môn cờ vua nhất huyện. * Môn đá cầu xếp thứ ba. - 3 chiến sỹ thi đua cơ sở. - 1 đ/c được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. - 1 đ/c được Giám đốc sở GD&ĐT Ninh Bình tặng giấy khen - 5 đ/c giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, Cấp tỉnh: 1 đ/c đoạt giải nhì. - 4 đ/c được Bộ GD&ĐT tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. - Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. - Đạt Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. - Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng Bằng khen. - Khuyến học Tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen có thành tích trong phong trào thi đua khuyến học, Khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của địa phương giai đoạn 2005- 2010. - Phòng GD&ĐT Hoa Lư tặng cờ khuyến khích Hội khỏe Phù Đổng. - BCH Công đoàn Giáo dục huyện Hoa Lư Công nhận Công đoàn vững mạnh Xuất sắc. 2012- 2013 - Giải toán trên mạng: * Cấp huyện: 2 giải nhất; 3 giải nhì; 3 giải ba; 7 giải khuyến khích. * Cấp tỉnh: 2 khuyến khích. - Tiếng Anh trên mạng: Cấp huyện: 1 khuyến khích. - Nói giỏi Tiếng Anh: * Cấp huyện: 1 giải ba. - Thi “Giữ vở sạch-viết chữ đẹp của huyện: 3 giải nhì; 7 giải ba; 3 giải khuyến khích. - 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. - 2 chiến sỹ thi đua cơ sở. - 2 đ/c có giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư. - Ban chấp hành Trung ương Hội khuyến học tặng Bằng khen có thành tích Xuất sắc trong phong trào Khuyến học, Khuyến tài. - UBND tỉnh Ninh Bình Công nhận “Trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3”. - Thi “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” trường xếp thứ 4 của huyện. - Đạt Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. 2013-2014 - Giải toán trên mạng: * Cấp huyện: 2 giải nhất; 2 giải nhì; 5 giải ba; 7 giải khuyến khích. * Cấp tỉnh: 1 giải nhì; 2 giải khuyến khích. * Quốc gia: 1 Huy chương Đồng. Được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. - Tiếng Anh trên mạng: Cấp huyện: 1 giải nhất; 1 giải ba; 2 giải khuyến khích. - Nói giỏi Tiếng Anh: * Cấp tỉnh: 1 giải nhì. Được Giám đốc Sở GD tặng giấy khen. - 1 đ/c được Giám đốc sở GD&ĐT Ninh Bình tặng giấy khen. - 2 đ/c được UBND huyện Hoa Lư tặng giấy khen. - Huyện ủy- HĐND- UBND huyện Hoa Lư tặng bức Trướng “Cộng đồng khuyến học xuất sắc năm 2013” - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình tặng Giấy khen trường có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. - Phòng GD&ĐT Hoa Lư tặng cờ giải nhì trong phong trào Bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổng hợp kinh phí huy động được: Năm học Số hiện vật huy động được Số tiền huy động được Tổng số thành tiền Hiện vật Cá nhân, đơn vị tài trợ Số tiền Cá nhân, đơn vị tài trợ 2009- 2010 - 14 cây cảnh; 1 bộ máy tính; 44 công lao động. - 1 tăng âm, loa Cá nhân giáo viên, cha mẹ học sinh. - Ông Nam trưởng phòng văn hóa huyện Hoa Lư - 21.000.000 - 1.000.000 - Quỹ Giáo dục Marubeni. - Gv của trường 56.000.000 2010- 2011 - 40 bộ rèm cửa sổ lớp học; 14 cây cảnh; 4 công xe ô tô chở cây về trường; 28 công lao động. - 4 bộ máy tính. - Khoan, lắp đặt 1 giếng nước sâu 50 m. - Cá nhân giáo viên, cha mẹ học sinh. - Quỹ giáo dục Marubeni tặng 2 bộ; Công ty TNHH đầu tư & thương mại STC 1 bộ, cha mẹ học sinh khối1 tặng 1 bộ. - Cha mẹ học sinh. - 4.000.000 - GV của trường 63.460.000 2011- 2012 - 6 cây bóng mát và cây cảnh; Vật liệu xây 16m2 tường bao bãi tập; 106 công lao động; Công quét vôi, ve 8 phòng học. - 1 bộ máy tính. - 4 phòng học 2 tầng xây mới. - 2 quạt cây. - Cá nhân cha mẹ học sinh, Hội Phụ Nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân. - Cha mẹ HS khối 1. - UBND xã Ninh Xuân. - Ông Nam, trưởng phòng VH huyện Hoa Lư - 10.500.000 - 2.000.000 -1.000.000 - 2.000.000 -Quỹ Giáo dục Marubeni -DN Đức Luân -Doanh nghiệp Minh Trang. -Tiệm “Vàng bạc đá quý” 2.239.137.000 2012- 2013 - 1 sân khấu và 1 rạp chống nắng. - 1.000 bút bi và 2.000.000 quyển vở. - 20 công lao động. - 1 bộ máy chiếu, 1 bộ máy tính, 1 tủ hồ sơ. - 15 bộ máy tính - Cha mẹ học sinh. - Công ty cổ phần Dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế Chi nhánh Hà Nam. - Giáo viên toàn trường. - UBND xã Ninh Xuân. - Quỹ Giáo dục Marubeni - 2.000.000 - 2.000.000 - 500.000 - 15.000.000 -Công ty Dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế . -Hội Phật giáo Hoa Lư . -Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng . -Tổ chức HEDO 215.500.000 2013- 2014 - 3 ghế đá. - 261 quyển vở. -100 quyển vở - Ông Giản, cha mẹ HS. - Thích Đàm Lượng. - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Việt Phương. - 150.000.000 - 150.000 - 17.000.000 - Tổ chức HEDO - Ông An - Quỹ Marubeni 170.627.000 Tổng 228.150.000 2.754.874.000 Trong tổng số 228.150.000 đồng số tiền mặt huy động được là toàn bộ số tiền dùng khen thưởng cho giáo viên, học sinh và làm quỹ học bổng. Cụ thể: Năm học 2009- 2010 Quỹ Giáo dục Marubeni Nhật Bản tại Việt Nam khen thưởng cho 10 giáo viên (500.000 đồng/giáo viên), 40 học sinh (400.000 đồng/học sinh) với tổng kinh phí 21.000.000 đồng. Các cá nhân giáo viên của trường phát thưởng cho những học sinh đoạt giải các cuộc thi kinh phí 1.000.000. Năm học 2010- 2011, các cá nhân giáo viên của trường phát thưởng cho những học sinh đoạt giải các cuộc thi kinh phí 4.000.000 đồng. Năm học 2011- 2012 Quỹ Giáo dục Marubeni Nhật Bản tại Việt Nam khen thưởng cho 5 giáo viên (500.000 đồng/giáo viên), 20 học sinh (400.000 đồng/học sinh) với tổng kinh phí 10.500.000 đồng. Doanh nghiệp Đức Luân ở Ninh Mỹ- Hoa Lư, tặng 10 xuất cho học sinh nghèo tổng kinh phí 2.000.000 đồng. Doanh nghiệp Thêu xuất khẩu Minh Trang ở Ninh Hải – Hoa Lư tặng 5 học sinh nghèo với kinh phí 1.000.000 đồng. Bà Liễu chủ tiệm “Vàng bạc đá quý” ở Ninh Mỹ, Hoa Lư khen thưởng học sinh đội thể dục Erobic 2.000.000 đồng. Năm học 2012- 2013 Công ty cổ phần Dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế Chi nhánh Hà Nam tặng 10 xuất cho học sinh nghèo kinh phí 2.000.000 đồng. Hội Phật giáo huyện Hoa Lư tặng 10 xuất học sinh giỏi kinh phí 2.000.000 đồng. Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng tặng 1 xuất học sinh nghèo học giỏi 500.000 đồng. Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục Miền núi HEDO tặng 15 xuất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó với kinh phí 15.000.000 đồng. Năm học 2013- 2014, Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục Miền núi HEDO tặng 150.000.000 đồng cho Quỹ học bổng “Em Ngọc”, nhà trường đã gửi vào quỹ tiết kiệm để hàng năm lấy lãi phát thưởng cho học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó với giá trị 500.000 đồng/xuất. Cuối năm học Quỹ Giáo dục Marubeni Nhật Bản tại Việt Nam khen thưởng cho 5 giáo viên (1.500.000 đồng/giáo viên), 10 học sinh (1.000.000 đồng/học sinh) với tổng kinh phí 17.000.000 đồng. Công Ty TNHH Thương mại và Xây dựng Việt Phương tặng 10 phần quà cho 10 học sinh mỗi em 10 quyển vở. Gia đình ông An tặng 150.000 đồng cho 1 học sinh nghèo vượt khó. Phần thứ ba KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1.Ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài. XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương đó đã trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả thiết thực. XHHGD đã khơi dậy truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng của con người, phát triển sự nghiệp giáo dục và tiến tới xây dựng một xã hội học tập đáp ứng được mục tiêu “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”. Trước yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện của Đảng về giáo dục, yêu cầu giáo dục của Sở giáo dục Đào tạo Ninh Bình, ngành giáo dục Hoa Lư và nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học Ninh Xuân đã góp phần to lớn trong khảng định uy tín, chất lượng dạy và học của trường: Đối với học sinh: các em chăm học, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác. Biết tham gia nhận xét, góp ý cho bạn, trong học tập cũng như khi tham gia các hoạt động khác; Học sinh khá giỏi biết cách tổ chức cho các bạn trong nhóm thảo luận và hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. Phần lớn các em mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; Các em chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; thực hiện tốt một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc; Các em mạnh dạn khi giao tiếp; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; yêu trường, lớp; quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương. Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Đối với giáo viên: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; nhiều giáo viên có kiến thức chuyên sâu, tận tình hướng dẫn học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ. Giáo viên biết điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Hiểu biết về tâm lý, sinh lý của học sinh và vận dụng các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục, giảng dạy và ứng xử sư phạm phù hợp với học sinh. Cha mẹ học sinh quan tâm đến quá trình học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. Tóm lại, công tác XHHGD của trường đã làm vơi đi phần nào những khó khăn về vật chất đối với nhà trường, với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt nó khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tinh thần vượt khó, học tập những tấm gương sáng như Giáo sư Trịnh Ngọc Trình – Giám đốc tổ chức HEDO, nó dạy cho học sinh bài học yêu thương, tinh thần đoàn kết “Lá lành đùm lá rách”, hết lòng vì mọi người để mọi người hết lòng vì mình... Đặc biệt, đã đưa vị thế của trường tiểu học Ninh Xuân lên một tầm cao mới, từ một trường đứng tốp cuối của huyện Hoa Lư đã sánh vai cùng các trường tốp đầu của huyện Hoa Lư, của tỉnh Ninh Bình. Kết quả đó, góp phần to lớn vào hoàn thành mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Hoa Lư và tỉnh Ninh Bình nói riêng, thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nói chung. Đó là kết quả vận dụng kiến thức Khoa học quản lý được áp dụng sáng tạo trong điều kiện thực tế của trường Tiểu học Ninh Xuân (không có một cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp nào đóng trên địa bàn xã). Công tác XHHGD đã được thực hiện theo một quy trình khoa học, có lộ trình và được chính quyền, cha mẹ học sinh, nhân dân đồng tình ủng hộ. Trường tiểu học Ninh Xuân đã thành công với điểm khác biệt chính là việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; vận dụng linh hoạt thuật tìm hiểu con người, dùng người và khích lệ lòng người với xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. 2. Những khuyến nghị. Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền cần quan tâm đúng mức và tạo cơ chế cho việc triển khai XHHGD có hiệu quả. Cần ra Nghị quyết về công tác xã hội hóa giáo dục của tỉnh; xây dựng Đề án triển khai công tác XHHGD. Tiếp tục đổi mới quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tổ chức bộ máy nhân sự. Thực tế cho thấy các trường học được giao tự chủ về tổ chức bộ máy nhân sự đều có được đội ngũ thực sự năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo uy tín và thương hiệu cho nhà trường. Chú trọng công tác tổng kết thực tế để rút kinh nghiệm, nhân rộng địa phương, nhà trường làm tốt công tác này. Ninh Xuân, ngày 25 tháng 4 năm 2014. XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN Phạm Thị Minh X¸c nhËn cña phßng gi¸o dôc & §µo t¹o huyÖn hoa l
File đính kèm:
- PGD HL Pham Thi Minh TH Ninh Xuan.doc