Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp

1. Cơ sở lý luận :

Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở theo điều 23 luật giáo dục là “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn THCS và có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ” quán triệt mục tiêu đó, chúng ta đã có một chương trình THCS và SGK mới. Môn Ngữ văn là môn học có nhiều thay đổi nhất trong các môn học ở trường THCS. Sự thay đổi rõ thể hiện ở tên môn học và nguyên tắc tích hợp chương trình góp phần hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn là hai quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ nhau hết sức đắc lực. Sự sắp xếp chương trình cũng trên cơ sở quy đồng, đồng tâm, tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình dạy học. Nó thể hiện sự kế thừa và phát triển nâng cao của hệ thống kỹ năng, tri thức phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, lớp, bậc học.

2. Cơ sở thực tiễn :

Chương trình và SGK ngữ văn lớp 7 tiếp tục thể hiện nguyên tắc hai tích (tích hợp và tích cực) trên cơ sở đồng quy, đồng tâm và tích cực hoá hoạt động của học sinh để các yêu cầu : Giảm tải, gắn thực tiễn, tăng thực hành, rèn luyện kỹ năng cơ bản : Đọc, nghe, nói, viết nhằm tạo ra hiệu quả tổng hợp cao, chất lượng học mới chương trình và SGK Ngữ văn 7 đã có sự đổi mới trong việc thừa kế và phát triển những ưu điểm của chương trình cũ. Điều đó được thể hiện ở việc chương trình và SGK Ngữ văn 7 đã láy lại không ít văn bản - tác phẩm hay của chương trình và SGK chỉnh lý năm học 1995.

Thơ Đường luật chiếm vị trí quan trọng trong chương trình và SGK Ngữ văn 7. Trong số đó phải kể đến những bài thơ trung đại Việt Nam: Tụng giá hoàn Kinh sư ( Phò giá về kinh) - Trần Quang Khải, Côn Sơn ca (Bài ca Côn

trích) - Nguyễn Trãi; Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương, Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan Bên cạnh đó, là một số bài thơ đường của các tác giả Trung Quốc : Vọng Lưu Sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư), Tĩnh dạ từ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)- Lý Bạch; Mao ốc vị thu phóng ở phà ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) - Đỗ Phủ từ lớp 9 chuyển xuống. Ngoài ba bài thơ Đường trên học sinh lớp 7 còn được học và đọc thêm bài: Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mời về quê) - Hạ Tri Chương; Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở bến phong kiều- Trương Kế. Những văn bản thơ Đường được học đã đạt các yêu cầu tốt, hay đẹp và phù hợp tâm sinh lí và tầm đón nhận của học sinh lớp 7. Vấn đề đặt ra ở đây là tổ chức giờ dạy học, hướng dẫn học sinh tiếp thu tri thức, phân tích, bình giá, cảm thụ những tác phẩm đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Năm học 2005 - 2006 là năm thứ ba thực hiện đại trà chương trình và SGK ngữ văn 7 mới ; tuy nhiên giáo viên vẫn còn có những khó khăn trong việc hướng dẫn tìm hiểu văn bản thơ Đường.

II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI :

Với cơ chế trước đây, thơ Đường được dạy một cách cô lập. Nay hoàn toàn khác tiếng Việt, Tập làm văn đều dùng chất liệu thơ Đường không chỉ để khắc hoạ kiến thức mới mà còn để làm đề luyện tập. Nhờ vào các kiến thức tiếng Việt, Tập làm văn mà việc khai thác văn bản sâu sắc và kỹ càng hơn. Để đi sâu vào việc nghiên cứu, soạn giáo án cho bài học văn bản thơ Đường, giáo viên cần có thời gian và dày công tìm tòi, học hỏi. Vì điều kiện thời gian cũng như khả năng có hạn, chuyên đề bước đầu nghiên cứu và mạnh dạn có những suy nghĩ “Bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp”. Hy vọng rằng chuyên đề sẽ có ích với các đồng chí giáo viên bộ môn trong việc soạn giáo án và hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả các văn bản thơ Đường trong chương trình và SGK mới. Đồng thời, nó cũng là tài liệu cho các đồng chí giáo viên giảng dạy môn Văn - Tiếng Việt tham khảo để dạy các tác phẩm thơ Việt Nam viết theo thể Đường luật đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5067 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể dùng so sánh với 1 số bài thơ có chứa đựng mô típ con thuyền/ ánh trăng trong thơ trung đại và hiện đại Việt Nam. Như vậy, nếu chỉ xét về số bài đã giảm đi 1 nửa (5/10), nếu xét về số lượng câu chữ lại còn giảm nhiều hơn (52 câu /91 câu). Không chỉ là về vấn đề số lượng, các bài đưa vào SGK Ngữ Văn 7 là những bài dễ nhất đã có trong SGK trước đây, duy chỉ có 1 bài tuyệt cú mới (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương). Cụm bài thơ Đường không đặt yêu cầu hiểu thêm về các thể thơ Đường mà chỉ yêu cầu vận dụng những kiến thức đã học về các thể thơ ấy ở phần thơ trung đại Việt Nam học trước đó. Việc giảm bớt đáng kể yêu cầu về kiến thức, một mặt thể hiện phương hướng giảm tải, song mặt khách quan trọng hơn phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 7, giúp cho các em có thể tiếp thu và lĩnh hội được một vài nét tinh hoa của thơ Đường, một hiện tượng văn học tương ứng nhiều mặt với văn biểu cảm ở phần tập làm văn, song còn khá mới lạ với học sinh.
Tuy lượng bài ít nhưng học sinh lại có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm nhiều hơn (trong SGK trước đây, một tiết học 2 bài tuyệt cú, đến nay chỉ còn học 1 bài) có điều kiện để phân tích tác phẩm kỹ hơn, nhớ và thuộc tác phẩm dễ dàng hơn học sinh có thể tìm hiểu nghĩ từng chữ trong nguyên bản, cổ thể và nhiều khi thuộc phải nhắc lại tác phẩm khi học tiếng Việt và tập làm văn.
III. Phương pháp khai thác văn bản thơ đường theo hướng tích hợp
Chương trình và SGK mới đã chỉ rõ tích hợp có thể xem là sự phối kết tri thức thuộc một số môn học có những nét tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phần một cách đồng bộ, có thể liên kết với nhau trên nhiều mặt. Mục đích cuối cùng của môn Ngữ văn là để học sinh hiểu một số giá trị tác phẩm văn chương, cũng như tạo lập được các loại văn bản. Chính vì xuất phát từ mục đích như vậy nên SGK Ngữ văn đã lấy tiêu chí học làm văn để phân bố sắp xếp các văn bản văn học
VD : Lớp 6 học sinh học cách làm văn tự sự thì các văn bản văn học là : truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, lớp 7 học sinh học thêm một số truyện ngắn hiện đại và thơ tự sự (có sự việc, tốt truyện, nhân vật).
Lớp 7, học cách làm văn biểu cảm thì các văn bản văn học là : thơ trữ tình, thơ Đường (cổ thể - cận thể).
Với cách sắp xếp và cấu trúc SGK như vậy, chúng tôI nhận thấy rằng : để giúp HS đọc - hiểu văn bản thơ Đường đạt hiệu quả cao nhất thể hiện yêu cầu 2 tích, hướng tìm hiểu nên dựa vào định hướng của môn tập làm văn, kiến thức tiếng Việt đã học, đã biết, những yếu tố ngoài văn bản.
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy hướng tiếp cận tác phẩm như vậy đạt mục tiêu bộ môn, học sinh dễ dàng nắm bắt được giá trị về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (vừa bổ xung, củng cố kiến thức các môn Tập làm văm Tiếng Việt), đặc biệt là văn bản thơ Đường các em sẽ áp dụng thực hành làm văn biểu cảm và sử dụng từ Hán Việt tốt hơn. Với cách tiếp cận này chúng ta cũng sẽ phát huy tối đa phương pháp học tập tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức văn học.
A. Khai thác văn bản thơ đường theo hướng tích hợp
1. Khai thác văn bản thơ Đường từ kiểu văn bản và đặc trưng thể loại
a) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Việc khai thác văn bản phải đi từ đặc trưng kiểu văn bản. Như chúng ta đã biết chương trình và SGK mới học sinh được học 6 kiểu văn bản : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chí công vụ theo nguyên tắc hàng ngang và đồng tâm. ở từng kiểu văn bản cùng với việc hình thành cho học sinh năng lực, phân tích và cảm thụ văn học là phảI hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho từng kiểu văn bản đó. Học sinh lớp 7 được học văn bản biểu cảm. Mà đặc điểm của văn bản biểu cảm là văn bản được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và kêo gọi lòng đồng cảm nơI người đọc. Ngoài cách biểu cảm trực tiếp, văn bản biểu cảm còn sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm. Nói cũng đòi hỏi sự sắp xếp ý biểu cảm theo trình tự hợp lý, bố cục chặt chẽ.
Từ đặc điểm trên của văn biểu cảm, khi hướng dẫn học sinh khai thác văn bản thơ Đường, giáo viên cho học sinh xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản. Sau khi đã xác định được kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản. Sau khi đã xác định được kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản, giáo viên có định hướng phân tích tác phẩm hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
VD1 : Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch)
- Văn bản thuộc kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào?
(Kiểu văn bản : biểu cảm
Phương thức biểu đạt : miêu tả)
- Tác giả đứng ở vị trí nào để miêu tả thác nước? Vị trí đó có thuận lợi gì cho miêu tả ?
(Nhìn từ xa, thuận lợi cho việc phát hiện vẻ đẹp của toàn cảnh. Đây là sự lựa chọn hợp lý vì “xa ngắm” mới tái hiện được cái hùng vĩ, tráng lệ của cảnh).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản thông qua định hướng phân tích sau:
+ Cảnh thác Hương Lô được miêu tả như thế nào?
Câu 1 : Tạo cái phông nền - cảnh bao quát 
Câu 2, 3, 4 : Cụ thể : cái vẻ đẹp nhiều phương diện của thác thông qua sự quan sát liên tưởng, tưởng tượng, so sánh.
+ Hình dung như thế nào về tâm hồn, tính cách của tác giả ?
(Yêu thiên nhiên say đắm, tha thiết, tính cách tự do phóng khoáng, mạnh mẽ).
VD2 : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ).
Với cách đặt câu hỏi như vậy có thể xác định :
- Kiểu văn bản : Biểu cảm
- Phương thức biểu đạt : Kể + tả
Sau khi xác định phương thức tự sự để biểu cảm, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tìm hiểu : tác giả đã kể những chi tiết, sự việc gì? có tác dụng gì (giá trị nội dung tác phẩm). Các yếu tố miêu tả xen kể đó có tác dụng như thế nào với người đọc khi táI hiện hoàn cảnh sống (giá trị về nghệ thuật của tác phẩm).
Có thể nói việc định hướng phân tích tác phẩm từ đặc trưng kiểu văn bản đảm bảo phương pháp học tập tích cực của học sinh. Học sinh chủ động hình thành hướng khai thác văn bản đúng đắn, giáo viên có thời gian giành cho bình giảng hình ảnh, chi tiết, sự việc, từ ngữ trong tác phẩm để củng cố kiến thức khắc sâu kiến thức cho học sinh.
VD3 : Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch)
Giáo viên bình giảng về cách lựa chọn vị trí quan sát từ xa rất hợp lý của tác giả trong việc miêu tả thác núi Hương Lô.
VD4 : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
Bình chi tiết : trẻ em thôn nam cướp tranh để thấy được xã hội đời Đường loạn lạc, đạo lý suy đồi; nhà thơ không chỉ khổ vì thiên tai mà còn khổ về đạo tặc. Từ đó giải thích vì sao Đỗ Phủ được mệnh danh là “ Thi sử”, “Thi thánh”, “Nhà tiên tri”.
b) Đặc trưng thể loại :
Các văn bản thơ Đường được học đều thuộc thể loại thơ trữ tình với các bài thơ làm theo 2 thể : Cận thể và cổ thể. Khi khai thác các văn bản thơ Đường phải đảm bảo đi từ đặc trưng thể loại. Giáo viên cho học sinh nhận diện thể thơ, luật thơ của các văn bản thơ Đường trên cơ sở những kiến thức đã học về các thể thơ.
Luật thơ ấy ở phần thơ Trung đại Việt Nam đã được học trước đó. Từ sự phát hiện đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra cáI hay, độc đáo của thể thơ, luật thơ trong việc thể hiện nội dung văn bản.
* Về thể thơ :
- Văn bản “Xa ngắm thác núi Lư” : là thơ thất ngôn tứ tuyệt, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 7 tiếng.
- Văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” : là thơ thất ngôn cổ thể, vần nhịp câu chữ tự do, phóng khoáng.
* Về bố cục : (xem phần trên)
* Về luật : Cả bài (xem phần trên)
- Hệ thống ngang : Luật 
- Hệ thống dọc : Niêm
Mỗi bài thơ đều có số thanh bằng và thanh trắc đều nhau. Các thanh bằng, trắc, luân phiên với đòn cân thanh điệu (nhị, tứ, lục) ổn định khiến cho bài thơ có sự hài hoà, êm dịu, thích hợp với việc thể hiện những tư duy xúc cảm, nắng đọng, thanh nhã, trầm tư (văn bản : Xa ngắm thác núi Lư, ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê).
* Về vần nhịp : (xem phần trên)
* Về đối : VD : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi
Hương âm vô cải/ mấn mao tồi
Tiểu đối có tác dụng liệt kê những gì thay đổi, nhấn mạnh những gì không thay đổi để thể hiện tình yêu quê hương
VD : Cử đầu/ vọng minh nguyệt
 Đê đầu/ tư cố hương
Số lượng chữ đối bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận giống nhau, từ loại giống nhau, trùng thanh. Chúng ta thấy tâm hồn yêu quê hương gắn bó với thiên nhiên của nhà thơ.
Từ sự phân tích trên, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ và phân biệt được thơ Đường luật ra đời từ đời Đường Trung Quốc và thơ Trung đại Việt Nam được làm theo thể thơ Đường luật.
2) Khai thác văn bản thơ Đường trên cơ sở các yếu tố Hán Việt
Qua thơ Đường có thể bồi dưỡng cho học sinh từ Hán Việt. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tốt phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, để giúp các em có tâm thế học, vừa cảm nhận được âm hưởng chung của toàn bài. Đặc biệt phần phiên âm giúp học sinh bồi dưỡng và làm phong phú thêm vốn từ Hán Việt của bản thân, đồng thời giúp các em có cảm nhận riêng về bài thơ mà phần dịch thơ không thể thay thế được. Sau đó cho học sinh giảng nghĩa từng từ và đI đến kháI quát nghĩa của các câu thơ để hiểu nội dung tác phẩm.
VD : Văn bản “Xa ngắm thác núi Lư”
- Dựa vào phần dịch nghĩa, hãy giải thích rõ nhan đề bài thơ: Vọng Lư sơn bộc bố ?
- Từ việc hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt đó hướng dẫn học sinh xác định chủ đề của bài thơ : bức tranh phong cảnh thiên nhiên. Từ việc nắm được chủ đề của bài thơ, học sinh hiểu được giá trị của tác phẩm thông qua gợi ý của giáo viên :Cảnh đó được miêu tả như thế nào? Tác giả có tình cảm gì với cảnh vật ?...
- Hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt qua phiên âm, dịch nghĩa giáo viên củng cố cho học sinh kiến thức về từ Hán Việt đồng nghĩa, tráI nghĩa, rèn kỹ năng phát hiện, sử dụng các từ trên.
- Ngôn ngữ thơ Đường đơn giản nhưng rất tinh luyện. Việc sử dụng chữ đều có dụng ý nhất định. Khai thác văn bản ngoài việc đọc, giảI nghĩa, hiểu bản dịch cần chú ý tìm ra những “nhãn tự” của bài thơ. Phân tích những chữ mắt của văn bản thơ Đường có hiệu quả rất lớn trong việc tìm ra nét thần của bài thơ. Trong ba bài tuyệt cú được học phần lớn các chữ mắt là động từ : 
- Vọng Lư sơn bộc bố (sinh, quải, nghi)
- Tĩnh dạ tứ (nghi, cử, đê)
- Hồi hương ngẫu thư (hồi, tiếu, vấn)
Trong văn bản “Xa ngắm thác núi Lư” bản dịch thơ đã không dịch được chữ nào của nguyên tác ? sự thiếu hụt ấy có ảnh hưởng gì đến cảm xúc và cảm nhận của người đọc ? 
(Bỏ chữ “quải” - “treo”. Chữ “quải” biến cái động thành cái tĩnh. Nhìn từ xa thấy đỉnh núi khói tía mịt mù, chân núi, dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng cao như dải lụa. Đó là bức danh hoạ tráng lệ. Bỏ chữ “treo” nên trong bản dịch thơ ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra mờ nhạt và hình ảnh liên tưởng ảo giác về dải Ngân hà tuột khỏi mây ở câu cuối trở nên thiếu cơ sở).
Qua việc cho học sinh đọc, đối chiếu so sánh giữa phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ để các em thấy được việc dịch thuật nói chung và dịch thơ gian khổ đến nhường nào. Không phải câu dịch nào cũng đạt tới mức “mười phân vẹn mười”. Quan trọng hơn bồi dưỡng cho học sinh kiến thức khoa học tối thiểu : làm việc khoa học phảI dựa vào sự kiện mà sự kiện ở tác phẩm văn học nước ngoài là nguyên bản tác phẩm. ở THCS chỉ với thơ Đường mới có thể bước đầu rèn luyện thao tác này. Dù chỉ một nhận xét nhỏ mà chính xác trong việc so sánh, đối chiếu cũng cần được biểu dương, khen ngợi.
Tóm lại : Trên cơ sở kiến thức đã biết về từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc học tập các văn bản thơ Đường. Qua đây, học sinh được củng cố,bồi dưỡng thêm kiến thức về từ Hán Việt, về vốn yếu tố Hán Việt của bản thân. Đồng thời rèn học sinh kỹ năng sử dụng từ Hán Việt có hiệu quả trong giao tiếp tạo ra sắc tháI biểu cảm, không nên lạm dụng từ Hán Việt trong những trường hợp không cần thiết.
3) Khai thác văn bản thơ Đường dựa vào các yếu tố ngoài văn bản.
Các yếu tố ngoài văn bản ở đây là những vấn đề liên quan đến cuộc đời tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Đồng thời có thể là những hiểu biết tổng hợp của nhiều bộ môn, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như : Địa lý, Lịch sử, Hoạ, Nhạc (tích hợp liên môn).
Có những trường hợp hiểu biết về thân thế, cuộc đời tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm  có thể giúp ích rất nhiều trong việc phân tích cảm thụ cũng như xác định ý nghĩa nội dung, giá trị tác phẩm.
VD : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
Ngoài thông tin về cuộc đời nhà thơ SGK, học sinh nên biết thêm một số thông tin khác về cuộc đời nhà thơ : Công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo và chết trên chiếc thuyền rách nát nơi quê người. Từ đó học sinh cảm nhận sâu sắc hơn ước mơ cao cả, chan chứa lòng nhân đạo, ở cuối bài thơ : ước sao có được ngôi nhà hàng vạn gian để che chở cho những người nghèo khổ trong thiên hạ. 
VD : Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch)
Giáo viên giới thiệu thêm về cuộc đời, tính cách nhà thơ Lý Bạch, ông tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu, đi nhiều, làm thơ rất nhanh và hay. Thơ ông khi bay bổng hào hùng, khi ngẫm nghĩ trầm tư, ngôn ngữ hình ảnh thơ hồn nhiên, điêu luyện
Những nội dung trên giúp học sinh hiểu rõ hơn tâm hồn tính cách của tác giả : tình yêu thiên nhiên đắm say, tha thiết, phóng khoáng mạnh mẽ. Đồng thời học sinh hiểu phút trầm lắng, suy tư, tình yêu quê hương đất nước nhẹ nhàng mà thấm thía của người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh so sánh sự khác biệt giữa phong cách của các nhà thơ (ví dụ : Đỗ Phủ và Lý Bạch).
Dạy văn bản thơ Đường có thể tích hợp với các môn học khác nhưng cũng tuỳ vào từng bài cụ thể. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” (Đỗ Phủ). Học sinh hiểu rõ hơn về bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo của nhà thơ khi tích hợp với lịch sử Trung Quốc. Hiểu được tác giả đã phanh phui những mặt sấu của xã hội đương thời. Tuy nhiên trong nhiều bài thơ hiện thực nổi tiếng, ông thổ lộ những ước mơ cao cả mà ngày nay nó đã một phần trở thành hiện thực. Đỗ Phủ không chỉ là nhà thơ của thời đại mà còn là một nhà tiên tri.
Trên đây chỉ là một vài gợi ý dẫn chứng về việc sử dụng các yếu tố ngoài văn bản vào việc khai thác các văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7. Giáo viên linh hoạt sử dụng và có thể khai thác những yếu tố ngoài văn bản khác để giờ học đạt kết quả tốt hơn.
B. Vận dụng văn bản thơ đường để củngcố, rèn luyện kỹ năng làm văn biểu cảm.
Cùng với việc bồi dưỡng cho học sinh vốn từ Hán Việt thông qua việc khai thác văn bản thơ Đường, giáo viên củng cố, khắc sâu kiến thức rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh : cách lập ý, sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả, bố cục bài văn biểu cảm, luyện nói về văn biểu cảm
VD : Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch)
+ Căn cứ vào đầu đề bài thơ, câu thứ hai (chú ý từ vọng, dao) xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả ? vị trí này có thuận lợi gì cho việc miêu tả? 
(Vị trí đứng từ xa dễ tạo điểm nhìn phù hợp, dễ phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh)
+ Bài thơ được lập ý bằng cách nào ? (quan sát, suy ngẫm, miêu tả)
+ Tác giả đã vận dụng những kỹ năng gì khi miêu tả vẻ đẹp của thác nước ? (liên tưởng, tưởng tượng, so sánh) 
Từ những câu hỏi trên giáo viên củng cố kiến thức về văn biểu cảm cho học sinh : nếu là miêu tả thì phải chọn vị trí quan sát như thế nào cho phù hợp, có thể lập ý bằng những cách nào, vận dụng những kỹ năng gì khi quan sát, miêu tả, phương thức biểu cảm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
Bố cục bài văn biểu cảm thường theo mạch cảm xúc, có các yếu tố tự sự và miêu tả kết hợp. Các bài thơ Đường được học có những bài có cách mở bài, kết bài rất hay.
VD : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)
+ Bài thơ được chia làm mấy phần ? Chỉ ra ranh giới giữa các phần ? 
Cách 1 : Chia 4 đoạn (5 câu đầu ; 5 câu tiếp; 8 câu tiếp; 5 câu cuối)
Cách 2 : Chia 2 đoạn (18 câu đầu; 5 câu cuối)
+ Chủ đề của bài thơ là gì ? Chủ đề đó được thể hiện như thế nào trong bố cục bài thơ và có tác dụng gì?
(Cụm từ “riêng lều ta nát” nhà thơ không chỉ thể hiện tinh thần xả thân và còn quay lại chủ đề bài thơ- nói chuyện nhà cửa, làm cho bố cục tác phẩm trở lên hết sức hoàn chỉnh, chặt chẽ). Các bài còn lại giáo viên cũng có thể khai thác tương tự.
Qua sự phân tích trên học sinh rèn kỹ năng vận dụng yếu tố tự sự miêu tả trong bài văn biểu cảm, hiểu đó là phương tiện để bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao, cao quý. Đó là yếu tố buộc người ta nhớ lâu, suy nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc... Đồng thời biết cách sắp xếp các ý thành ba phần mở bài, thân bài, kết bài sao cho đạt các yêu cầu của từng phần.
Các văn bản thơ đường được học có thể trở thành mẫu văn bản biểu cảm bằng thơ để học sinh biến thành văn bản biểu cảm văn xuôi, tập nói về văn bản đó. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nói, viết văn biểu cảm cho học sinh.
VD : Hãy diễn xuôi bài thơ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương ?
Hãy kể lại nội dung của bài thơ “bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.
Học sinh viết lại bằng văn xuôi bài văn biểu cảm đã học, có thể biểu cảm theo tình cảm của tác giả đã được phân tích qua phần đọc hiểu văn bản và cũng có thể theo cảm xúc riêng của mình.
* Chú ý :
+ Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi giờ tìm hiểu văn bản thơ Đường người giáo viên phải xây dựng được một chuỗi hoạt động có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản của giáo viên và hoạt động tìm hiểu văn bản (tích cực- chủ động) của học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên phải có sự hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, tích cực, theo gợi ý của SGK. Với những văn bản thơ Đường giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào chú thích tìm hiểu những thông tin ngoài văn bản (tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm), nhận diện thể thơ, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, đọc so sánh phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ góp phần vào việc đi tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, thấy được nét độc đáo trong tâm hồn và phong cách nghệ thuật của từng nhà thơ.
+ Để giờ đọc hiểu văn bản thơ Đường có hiệu quả, giáo viên phải có khả năng dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh thật linh hoạt, sáng tạo, vừa tạo cơ hội cho học sinh được suy nghĩ, bộc lộ suy nghĩ, vừa đảm bảo được yêu cầu của từng hoạt động. Đồng thời giáo viên cũng phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, tổ chức cho học sinh khai thác văn bản theo đúng đặc trưng môn học. Cụ thể là sử dụng những loại câu hỏi: tạo ấn tượng thẩm mỹ - phát hiện- gợi tìm- đánh giá- cảm thụ- sáng tạo để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, phát hiện trao đổi và rút ra kết luận.
+ Như đã nói ở trên thời lượng giành cho mỗi văn bản thơ Đường là một tiết học, nên giáo viên và học sinh có nhiều thời gian đi sâu phân tích và cảm thụ tác phẩm. Giáo viên có thời gian giành cho bình giảng hình ảnh chi tiết, sự việc hay toàn bộ tác phẩm để học sinh khắc hoạ sâu hơn những hiểu biết về tác phẩm hay tác giả. Việc bình giảng giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo ở những thời điểm phù hợp miễn sao giờ học đạt được những yêu cầu đã đề ra.
Kết luận
Như đã trình bày ở trên thơ Đường là một thành tựu hết sức sực rỡ và độc đáo không chỉ của nền thơ ca cổ điển Trung Quốc mà của nền thơ ca đương đại. Nội dung thơ Đường rất phong phú, nghệ thuật rất đa dạng và trác việt “ý tại ngôn ngoại”, ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc “lời ít ý nhiều”. Việc đưa các văn bản thơ Đường vào giảng dạy trong chương trình SGK ngữ văn 7 theo phương pháp mới thì việc hướng dẫn học sinh khai thác văn bản thơ Đường hiểu những giá trị về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đối với giáo viên không phải là điều đơn giản. Từ thực tế giảng dạy bộ môn trên lớp tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra những gợi ý về “phương pháp khai thác văn bản thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp”. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm của các đồng chí giảng dạy bộ môn và của các đồng chí trong hội đồng khoa học bộ môn Ngữ văn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_khai_thac_tho_duong.doc
Sáng Kiến Liên Quan