Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực người học qua hoạt động trải nghiệm gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương (Bài minh họa: Công nghiệp Silicat - Hóa học 11)

Mục tiêu bài học:

 Kiến thức:

Biết được: Công nghiệp silicat: Thành phần hoá học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật trong sản xuất gốm, thuỷ tinh, xi măng.

Kĩ năng:

 - Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.

- Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.

 Thái độ: Biết làm việc hợp tác với những học sinh khác để xây dụng kiến thức mới về hợp chất của Silic.

Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại.

Tiến trình dạy học: được thực hiện theo các bước

- Bước 1: Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số lớp học

- Bước 2: Kiểm tra bài cũ

- Bước 3: Bài mới

- Bước 4: Củng cố kiến thức vừa học cho học sinh

- Bước 5: Dặn dò, giao bài tập về nhà

* Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ

Ưu điểm:

- Bài học thực hiện trong thời gian ngắn (1 tiết) ở trên lớp

- Nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic cao

 - Học sinh được tìm hiểu và được học các đơn vị kiến thức rõ ràng, mạch lạc, ghi chép bài đầy đủ.

Nhược điểm

- Bài học có nội dung liên quan đến thực tiễn. Đồ dùng hàng ngày trong gia đình của các em học sinh như: chai, lọ, cốc thủy tinh, hũ sành, bát , chén sứ, xi măng dùng xây nhà. là sản phẩm của ngành công nghiệp Silicat, đó là các ngành công nghiệp sản xuất Thủy tinh, Gốm – Sứ, Xi măng, mà ở địa phương nơi các em sinh sống đều có các nhà máy, làng nghề sản xuất, tuy nhiên học sinh mới chỉ biết qua sách vở không được tìm hiểu thực tiễn, không được tiếp xúc với nguyên liệu, quy trình sản xuất và tìm hiểu về các sản phẩm của quá trình sản xuất, do đó chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

- Áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống chưa phát triển năng lực, phẩm chất cho người học như mục tiêu giáo dục đề ra, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lí luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của người học, do đó kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế bị hạn chế

 

docx76 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực người học qua hoạt động trải nghiệm gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương (Bài minh họa: Công nghiệp Silicat - Hóa học 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng? Chúng ta chuyển sang phần ô nhiễm MT đất.
Mời bạn 1 bạn HS lớp 11H
HS3: em rất thích chương trình táo quân mà ban tổ chức đã dàn dựng, qua chương trình này mình đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích của môn học, em thấy môn hóa học thật gần gũi với đời sống và sản xuất, em có câu hỏi cho bạn Duyên, đại diện nhóm dự án Sành: Với mô hình sản xuất hiện đại, quy mô lớn dẫn đến cần một lượng lớn nguyên liệu chủ yếu là đất sét. Vậy các nhà đầu tư phải có biện pháp gì để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất, cũng như khai thác một cách hợp lý đất sét mà không ảnh hưởng đến môi trường?
Duyên: theo như nghiên cứu của nhóm mình
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải tận dụng các loại đất đồi, đất gò không canh tác, đất bãi hoang, đất lòng sông hoặc ao, hồ cần khơi sâu, đất ven sông ngòi không sản xuất nông nghiệp, đất đê bối không còn sử dụng, đất do cải tạo đồng ruộng.
 Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Trong quá trình sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm, người sử dụng đất phải áp dụng các biện pháp công nghệ thích hợp để khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phải thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của những người sử dụng đất xung quanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Tuy nhiên trong quá trình khai thác đất nhiều cơ sở nhà máy đã không tuân thủ đúng quy định, khai thác trái phép gây sụt lún các công trình dân sinh, ô nhiễm MT ảnh hưởng đến cs của người dân.
Thầy Cương: để các bạn nhóm dự án SX Sành và các bạn đc rõ hơn chúng ta cùng trao đổi với bác Dũng chủ cơ sở SX Gốm Gia Thủy: cháu xin đc hỏi Bác là cơ sớ SX gốm các bác đã khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu đất sét như thế nào ạ?
Bác Hoàng Dũng: được tham dự chương trình từ đầu đến giờ bác rất phấn khởi vì các cháu đã nghiên cứu, tìm hiểu về quy trình SX Sành, các cháu đã đến thăm quan, trải nghiệm tại CSSX của các bác và hn nhóm dự án SX Sành các cháu đã báo cáo rất đầy đủ làm bác rất bất ngờ,về việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu bác xin trả lời thêm cho các cháu.
Thầy Cương: cảm ơn Bác Dũng, khi đến CSSX của bác, các thầy cô nhà trường và các em HS đã được cở sở đón tiếp rất chu đáo, các bác đã giành thời gian để chỉ bảo, hướng dẫn cho đoàn, giúp các em HS tiếp thu được những thông tin đầy đủ nhất, để cảm ơn sự giúp đỡ của các bác ở CSSX ban tổ chức chương trình xin gửi tặng các bác bài hát: Làng gốm quê mình, mời bác và quý vị cùng nghe
Thầy Cương: tiếp theo là các câu hỏi cho phần ô nhiễm môi trường nước mời các bạn
Xin mời 1 bạn lớp 11B
Bạn HS4: (Phần giới thiệu của HS), em có câu hỏi dành cho bạn Dương đại diện nhóm Thủy tinh: nước thải của nhà máy sản xuất thủy tinh có thành phần gây ô nhiễm môi trường không? Phương pháp xử lí nguồn nước thải đó được thực hiện ntn?
Dương: em xin phép trả lời câu hỏi của bạn (có trên powerpoint)
Thầy Cương: các bạn thấy câu trả lời của bạn Dương đã đầy đủ chưa ạ, thế thì chúng ta hãy cho bạn Dương một tràng pháo tay
Tiếp theo chúng ta chuyển sang chủ đề liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp
Xin mời 1 bạn học sinh lớp 11M
HS : Em mong muốn sau này sẽ làm việc trong nhà máy XM và trở thành một doanh nghiệp thành đạt, tuy nhiên em chưa biết mình cần phải học tập như thế nào và sau khi học xong phổ thông thì sẽ học trường gì để thực hiện được mơ ước của mình
Thầy Cương: Em đã có một mơ ước lớn, để thực hiện được điều ước đó thầy khuyên em nên học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt môn Hóa và chọn tổ hợp xét tuyển là THKHTN, em có thể học hóa học phân tích thuộc khoa Hóa của các trường : Đại học KHTN Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Đại Học Vinh..., nếu em chọn hướng đi này, khi ra trường em có thể đảm nhận được các công việc xử lí nguồn nước, khí thải của nhà máy xi măng ra môi trường... 
HS : Vâng, em cảm ơn thầy ạ, em sẽ cố gắng
Thầy Cương: thế còn bạn Dương, bạn có mong muốn được làm trong ngành SX thủy tinh không
Bạn Dương : Thưa thầy, sau khi nghiên cứu về SX thủy tinh em thấy được một sự kì diệu đó là từ những hạt cát có thể làm nên được những sản phẩm đẹp như vậy, em yêu cái sự trong suốt của các sản phẩm thủy tinh, sau này em sẽ nghiên cứu để làm ra các sản phẩm tái chế từ thủy tinh, em đã tìm hiểu rồi ạ, việc đó rất thú vị thầy ạ
Thầy Cương: tiếp tục mời 1 bạn HS lớp 11C
HS: kính thưa. Em xin tự giới thiệu, em quê ở Gia Thủy, hàng ngày đi học em đều đi qua cơ sở SX gốm GT, em chỉ biết ở đó SX ra chum, vại, hôm nay qua bài học này em đã hiểu được quá trình làm ra một chiếc chum, vại đó cần đến sự khéo léo và vất vả ntn, em rất mong muốn nghề truyền thống này được lưu giữ, sau này em muốn được Làm việc tại cơ sở SX gốm, góp phần vào sự PT quê hương, hn có bác M chủ CSXS Gốm, cháu xin hỏi bác, cơ sở của các Bác sản lượng sản xuất ra hàng năm ntn, lượng tiêu thụ, và tiêu thụ ở thị trường nào là chủ yếu, cơ sở đã có chiến lược quảng bá sản phẩm ntn, để trở thành một người thợ làm gốm giỏi thì cần có những kĩ năng gì ạ và ngay từ bây giờ cần học tập và rèn luyện ntn ạ?
Bác Minh: Cháu là một người con của quê hương Gia Thủy, hn đã biết đến nghề làm gốm và mong muốn được trở thành một nghệ nhân trong nghề làm gốm, trước tiên bác xin giới thiệu về cơ sở của mình, tiếp theo bác xin chỉ ra cho cháu, để trở thành một người thợ làm gốm giỏi cháu cần có các kĩ năng sau.
Thầy Cương: để trở thành người thợ làm gốm theo thầy thì ngày từ bg em cần chú ý học tập tốt các môn tự nhiên, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì sau khi học xong phổ thông, nếu gđ em có đk thì học đại học chuyên ngành, nếu gd em k có đk để em học tiếp thì em có thể xin vào làm và học nghề, thầy kể cho các em nghe một tấm gương (HS Bùi Văn Tự)
Thầy Cương: còn bạn nào có câu hỏi gì không a
Như vậy sau một thời gian trao đổi thì chúng ta đã chỉ ra được thực trạng ô nhiễm MT do các ngành CN Silicat thải ra môi trường và cách xử lí, thứ hai qua việc đi thực tế tìm hiểu và trải nghiệm các em bước đầu có suy nghĩ đầy đủ hơn về việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, khi các em lựa chọn CV phù hợp và LV bằng niềm đam mê thì các em sẽ thành công bất kể đó là nghề gì, trên mảnh đất Nho Quan đã có rất nhiều nhà doanh nghiệp thành đạt khi lựa chọn nghề và phát triển ngay trên quê hương mình, thầy mong sau này các em sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình để góp phần phát triển kinh tế của vùng đất Nho Quan này
Buổi đàm thoại của chúng ta sẽ kết thúc ở đây, xin chân thành cảm ơn các quí vị đại biểu, khách quí cùng các thầy cô giáo và các em học sinh đã chú ý lắng nghe!
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM VÀ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Phần báo cáo của nhóm Thủy tinh
Phần báo cáo của nhóm Gạch
Phần báo cáo của nhóm Sành
Phần báo cáo của nhóm Xi măng
 Phần đàm thoại giữa thầy giáo Nguyễn Anh Cương với học sinh đại diện các nhóm
Trải nghiệm của học sinh tại cơ sở sản xuất đồ Sành-Gia Thủy – Nho Quan – NB
Trải nghiệm tại cơ sở sản xuất gạch xã Gia Sơn – Nho Quan - NB
 PGĐ Sở GDĐT Ninh Bình-Thầy giáo Đỗ Văn Thông đến dự và phát biểu tại buổi chuyên đề
Tập thể giáo viên và học sinh thực hiện chuyên đề
PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠY ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, BÁO CÁO NGOẠI KHÓA BẰNG HÌNH THỨC SÂN KHẤU HÓA
MẪU PHIẾU 1: ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC HỌC TẬP
Họ và tên:.........Lớp:......
Đánh giá hoạt động trải nghiệm, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại.
Stt
Nội dung điều tra
Không thích 
Bình thường
Rất thích
11
Em thấy thế nào về hoạt động trải nghiệm?
22
Em thấy thế nào về hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa
33
Em thấy thế nào về hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại
Stt
Nội dung điều tra
Không hiệu quả
Bình thường
Rất hiệu quả
44
Em thấy thế nào về hiệu quả của việc học tập thông qua hoạt động trải nghiệm?
55
Em thấy thế nào về hiệu quả của hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa
66
Em thấy thế nào về hiệu quả của hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại 
Stt
Nội dung điều tra
Môn học
77
Em mong muốn có thể áp dụng hoạt động trải nghiệm cho các môn học nào trong các môn học mà em đang học tập?
88
Em mong muốn có thể áp dụng hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa cho các môn học nào trong các môn học mà em đang học tập?
Stt
Nội dung điều tra
Không lần 
Một lần
Nhiều lần
99
Theo em trong 1 năm học, nên tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm sáng tạo bao nhiêu lần?
Stt
Nội dung điều tra
Không bổ ích
Bình thường
Bổ ích
110
Em thấy thế nào về chuyến đi trải nghiệm sáng tạo của nhóm Hóa gắn với bài Công Nghiệp Silicat –Hóa học 11.
II. Khảo sát sự phát triển năng lực, hình thành và bồi dưỡng phẩm chất của người học thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại.
Stt
Năng lực / Phẩm chất
Ccó
Stt
Năng lực / Phẩm chất
Ccó
11
Năng lực tự chủ và tự học;
111
Năng lực tính toán;
22
Năng lực giao tiếp và hợp tác;
112
Năng lực công nghệ thông tin;
33
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
113
Phẩm chất yêu quê hương, đất nước;
44
Năng lực ngôn ngữ;
114
Năng lực lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
55
Năng lực tìm hiểu TN và XH;
115
Năng lực phân tích, tổng hợp.
66
Năng lực thể chất;
116
Phẩm chất chăm làm;
77
Năng lực thẩm mĩ;
117
Phẩm chất trung thực;
88
Năng lực tin học;
118
Phẩm chất trách nhiệm.
99
Năng lực quản lí nhóm
119
Phẩm chất chăm học;
110
Năng lực quan sát
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 60 học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại gắn với bài Công nghiệp Silicat
Đánh giá hoạt động trải nghiệm, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại.
Stt
Nội dung điều tra
Tỉ lệ trả lời Không thích 
Tỉ lệ trả lời Bình thường
Tỉ lệ trả lời
Rất thích
11
Em thấy thế nào về hoạt động trải nghiệm?
5%
10%
85%
22
Em thấy thế nào về hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa
2%
8%
90%
33
Em thấy thế nào về hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại
5%
5%
90%
Stt
Nội dung điều tra
Không hiệu quả
Bình thường
Rất hiệu quả
44
Em thấy thế nào về hiệu quả của việc học tập thông qua hoạt động trải nghiệm?
5%
15%
80%
55
Em thấy thế nào về hiệu quả của hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa
5%
10%
85%
56
Em thấy thế nào về hiệu quả của hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại 
5%
15%
80%
6Stt
Nội dung điều tra
Môn học
77
Em mong muốn có thể áp dụng hoạt động trải nghiệm cho các môn học nào trong các môn học mà em đang học tập?
Toán: 80%
 Lí: 92%
 Hóa: 92%
 Sử: 50%
 Địa: 50%
Sinh: 95%
Stt
Nội dung điều tra
Môn học
88
Em mong muốn có thể áp dụng hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa cho các môn học nào trong các môn học mà em đang học tập?
Lí: 92%
 Hóa: 92%
 Sử: 50%
 Địa: 50%
Sinh: 95%
8Stt
Nội dung điều tra
Không lần
Một lần
Nhiều lần
99
Theo em trong 1 năm học, nên tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm sáng tạo bao nhiêu lần?
5%
10%
85%
Stt
Nội dung điều tra
Không bổ ích
Bình thường
Bổ ích
110
Em thấy thế nào về chuyến đi trải nghiệm sáng tạo của nhóm Hóa gắn với bài Công Nghiệp Silicat –Hóa học 11.
3%
10%
87%
II. Khảo sát sự phát triển năng lực, hình thành và bồi dưỡng phẩm chất của người học thông qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa, hoạt động báo cáo bài học bằng hình thức đàm thoại.
Stt
Năng lực / Phẩm chất
Tỉ lệ trả lời
Có
Stt
Năng lực / Phẩm chất
Tỉ lệ trả lời
Có
11
Năng lực tự chủ và tự học;
90%
111
Năng lực tính toán;
100%
22
Năng lực giao tiếp và hợp tác;
100%
112
Năng lực công nghệ thông tin;
100%
33
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
100%
113
Phẩm chất yêu quê hương, đất nước;
100%
44
Năng lực ngôn ngữ
100%
114
Năng lực lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
100%
55
Năng lực tìm hiểu TN và XH;
90%
115
Năng lực phân tích, tổng hợp.
80%
66
Năng lực thể chất
50%
116
Phẩm chất chăm làm;
80%
77
Năng lực thẩm mĩ
90%
117
Phẩm chất trung thực;
100%
88
Năng lực tin học
20%
118
Phẩm chất trách nhiệm.
100%
99
Năng lực quản lí nhóm
100%
119
Phẩm chất chăm học;
100%
110
Năng lực định hướng nghề nghiệp
100%
PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ CHUYÊN ĐỀ TRÊN BÁO VÀ TRANG WEB
I. Trang web ninhbinh.edu.vn
Đổi mới hình thức dạy học trong bộ môn Hóa học “Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghệ silicat Hóa học 11”
Nhằm đáp ứng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn giúp cho học sinh hứng thú với hình thức học tập ngoài thực địa qua đó làm giảm áp lực trong các giờ học lý thuyết căng thẳng trừu tượng trên lớp, Trường THPT Nho Quan C tổ chức chuyên đề môn Hóa học có nhiều đổi mới về hình thức dạy học đó là học gắn với sản xuất kinh doanh. Tham dự chuyên đề có lãnh đạo Sở; lãnh đạo Phòng Giáo dục trung học - Sở GD&ĐT; lãnh đạo và giáo viên cốt cán các trường THPT cùng cán bộ, giáo viên, học sinh Trường THPT Nho Quan C. Học tập gắn với sản xuất kinh doanh còn hình thành ở các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng nền kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha. Từ đó các em có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường xung quanh.
Lãnh đạo, giáo viên cốt cán các trường và HS khối 11 Trường THPT Nho Quan C
Ở phần thi kiến thức Thủy tinh và Gạch học sinh đã chuyển hóa nội dung kiến thức của phần học thành tiểu phẩm, các em đã giới thiệu quy trình sản xuất thủy tinh, sản xuất Gạch, dùng các kiến thức đã học để giải thích sự hình thành Thủy tinh, việc sử dụng đất sét để tinh luyện và kỹ thuật ngâm ủ từ đó các em đề xuất hướng bảo về môi trường sống và bảo về nguồn nước sinh hoạt của địa phương ở khu vực Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô...
Các nhóm thể hiện phần thi qua các tiểu phẩm
Thông qua việc chuẩn bị các quy trình, dụng cụ, nguyên liệu các em học sinh đã dựng lại các bước trong việc sản xuất các sản phẩm sành sứ, từ khâu làm đất, tạo hình đến nung sản phẩm. Ngoài ra cần phải chú ý đến độ ẩm của đất, giải thích việc liên kết các phần với nhau để tạo thành sành sứ đẹp.
Giới thiệu sản phẩm
Đối với phần kiến thức Xi măng, học sinh lồng phần kiến thức vào tiểu phẩm Táo Quân hóm hỉnh làm cho việc tiếp nhận các thông tin kiến thức gần gũi, thân quen với đời sống thường ngày. Ngoài kiến thức môn Hóa học nhóm học sinh còn tích hợp kiến thức môn Tiếng Anh, Địa lí, Lịch sử.
Giới thiệu thực tế
Sau phần trình bày kiến thức báo cáo là phần phỏng vấn về các nội dung mà học sinh tìm hiểu thực tế như ý thức bảo vệ môi trường, cách xử lý ô nhiễm môi trường trong các nhà máy, đối với môi trường nước...thông qua việc tìm hiểu sản xuất kinh doanh thì việc dự định nghề nghiệp của các em sau này. Trong phần phỏng vấn có ý kiến chia sẻ của Giám đốc Nhà máy gạch Hoàng Long.
Phần phỏng vấn của học sinh và Giám đốc Nhà máy Gạch
Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục đào tạo, hội nhập quốc tế, định hướng dạy học trong nhà trường phải thay đổi căn bản, mọi hoạt động của nhà trường phải hình thành sự phát triển năng lực của học sinh đó là tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tăng cường tìm tòi lý thuyết gắn với thực tiễn....
Đồng chí Đỗ Văn Thông - Phó Giám đốc phát biểu chỉ đạo chuyên đề
Kết thúc chuyên đề, Hiệu trưởng Trường THPT Nho Quan C ghi nhận những kết quả của nhóm Hóa trong việc thực hiện chuyên đề cấp tỉnh.
Hiệu trưởng và nhóm Hóa học
Lãnh đạo Sở GD&ĐT, các trường THPT và giáo viên Trường THPT Nho  Quan C
                                                              Bùi Bình – Phòng GDTrH
                                                                (Thực hiện)
Báo Ninh Bình
Chuyên đề ngoại khóa dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại trường THPT Nho Quan C
Chiều 16/1, tại trường THPT Nho Quan C, Sở Giáo dục- đào tạo và trường THPT Nho Quan C đã tổ chức chuyên đề ngoại khóa cấp tỉnh về "Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghiệp Silicat môn hóa học lớp 11".
Hoạt động ngoại khóa của học sinh trường THPT Nho Quan C.
Dự buổi ngoại khóa có lãnh đạo Sở GD&ĐT, các phòng chuyên môn của Sở, đại diện Ban giám hiệu và giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học của 26 trưởng THPT trong tỉnh và gần 1 nghìn học sinh trường THPT Nho Quan C.
Chuyên đề "Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghiệp Silicat - môn hóa học lớp 11" năm học 2018-2019, được triển khai từ tháng 10/2018 dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Ninh Bình, do nhóm Hóa học của trường nghiên cứu thực hiện, theo 4 bước: 
Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan; họp và phân công nhiệm vụ giáo viên phụ trách theo 4 nhóm dự án, gồm sản xuất thủy tinh, gạch tuynel, đồ sành và sản xuất xi măng; lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa và thiết kế giáo án ngoại khóa, báo cáo kết quả đạt được dưới hình thức sân khấu hóa. 
Việc tổ chức chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học tạo cơ hội cho các em học sinh được trải nghiệm thực tế, học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng hợp tác thiết kế kế hoạch và nội dung bài học, từ đó phát triển và nâng cao khả năng sáng tạo trong xử lý và tiếp thu bài học. 
Đồng thời, đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, tăng cường trao đổi, học hỏi lẫn nhau, giải quyết các bài học trong sách giáo khoa bằng hoạt động thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học trong nhà trường. 
Hạnh Chi – Anh Tuấn
IV. KẾT LUẬN CHUNG
	Để tổ chức dạy học trải nghiệm đạt hiệu quả giáo dục cao đòi hỏi người giáo viên phải luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển chung của giáo dục nước nhà trong thời đại mới. Trước hết, tập thể giáo viên nhóm chuyên môn trong trường thực sự gắn bó, đoàn kết và luôn có tinh thần học tập, tinh thần chia sẻ vì hiệu quả công việc chung. Đồng thời, trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp nhiệt tình của các thầy, cô các trường bạn. Với tinh thần cầu thị, nhiệt tình học hỏi từ đồng nghiệp chúng tôi rất mong được các thầy, cô chia sẻ để việc tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh đối với môn Hóa ở trường THPT hiệu quả hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 Nho Quan, Ngày 05 tháng 5 năm 2017 
 TM Nhóm tác giả 
 NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
MỤC LỤC
 Trang 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN...................2
Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng:....2
1. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm:...........2
b. Giải pháp mới cải tiến:...........3
2. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
a. Hiệu quả kinh tế: 8
b. Hiệu quả xã hội: .8
3. Điều kiện và khả năng áp dụng
a. Điều kiện áp dụng: 9
	b. Phạm vi áp dụng: ...........9
PHỤ LỤC 1: Minh họa các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm trong bài Công nghiệp Silicat – Hóa học 11...............................................................................................12
PHỤ LỤC 2: Kế hoạch tổ chức chuyên đề .........................................................24
PHỤ LỤC 3: Phân công nhiệm vụ cho học sinh................................................28
PHỤ LỤC 4: Bài báo cáo của học sinh về chủ đề ngoại khóa: “ Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghiệp Silicat môn hóa học lớp 11”.31
PHỤ LỤC 5: Một số hình ảnh tổ chức hoạt động trải nghiệm và tổ chức chuyên đề trong bài công nghiệp Silicat – hóa học 11................................................................52
PHỤ LỤC 6: Một số mẫu phiếu đánh giá hoạt động trải nghiệm, báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa...59
PHỤ LỤC 7: Kết quả khảo sát............................................................................62
PHỤ LỤC 8: Một số bài viết về chuyên đề trên báo và trang web65
IV. KẾT LUẬN CHUNG.............................................................................................74

File đính kèm:

  • docxNQC BD PHẨM CHẤT, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GẮN VỚI SX KD TẠI ĐỊA PHƯƠ.docx
Sáng Kiến Liên Quan