Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường Trung học Phổ thông

Một số khái niệm.

Cán bộ lớp là những học sinh được giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý, đánh

giá kết quả học tập và rèn luyện của lớp nhằm hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tổ chức, quản lí, giáo dục học sinh trong suốt

năm học.

Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

khác nhau. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn”.

Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực

và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả

quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp

vụ và những phẩm chất nhân cách. Quá trình bồi dưỡng diễn ra cả trong nhà

trường và trong đời sống xã hội. Nó không những trang bị kiến thức, năng lực

chuyên môn cho người học trong nhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển,

cập nhật nhằm hoàn thiện phẩm chất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá

trình học tập.

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng

cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách. Hoạt động

này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình giáo dục và đào tạo ở

nhà trường. Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận của quá trình giáo

dục và đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục và đào tạo con người khi họ đã có những

tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành

trong quá trình đào tạo ở nhà trường.

Năng lực quản lý là kiến thức và khả năng của cá nhân ở vị trí quản lý để

hoàn thành một số hoạt động hoặc nhiệm vụ quản lý cụ thể. Kiến thức và khả năng

này có thể được học và rèn luyện. Tuy nhiên, chúng cũng có thể đạt được thông

qua việc triển khai thực tế các hoạt động và nhiệm vụ được yêu cầu.

Bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ lớp là quá trình tác động

theo kế hoạch và mục đích đã xác định của các chủ thể quản lý để cập nhật, bổ

sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng học tập và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ lớp,

nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của học tập và nhiệm vụ quản lý lớp học.

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưỡng 
nâng cao năng lực quản 
lí cho đội ngũ CBL 
hiện nay là 
ít được 
thực hiện 
được thực 
hiện nhiều 
chưa thực hiện. 
2 25 0 
5 
Cơ hội để rèn luyện 
năng lực quản lí cho 
đội ngũ CBL là 
nhiều cơ 
hội 
bình 
thường 
ít cơ hội. 
24 2 1 
6 
Trong quá trình làm 
CBL, em đã biết lập kế 
hoạch hoạt động chưa? 
Biết lập kế hoạch 
Chưa biết lập kế hoạch 
26 01 
7 
Trong quá trình làm 
CBL, năng lực triển 
khai kế hoạch hoạt 
động của em ở mức 
Tốt khá trung bình yếu 
3 19 5 0 
8 
Trong quá trình làm 
CBL, năng lực đánh 
giá, tổng kết, xếp loại 
của em ở mức 
Tốt khá trung bình yếu 
3 19 5 0 
9 
Trong quá trình làm 
CBL, năng lực phối 
hợp của em ở mức 
Tốt khá trung bình yếu 
3 16 8 0 
10 
Trong quá trình làm 
CBL, năng lực vận 
động quần chúng của 
em ở mức 
Tốt khá trung bình yếu 
3 8 16 0 
11 
Trong quá trình làm 
CBL, năng lực chuẩn bị 
Tốt khá trung bình yếu 
4 11 12 0 
38 
hồ sơ và hoàn thiện hồ 
sơ của em ở mức 
12 
Em được bồi dưỡng 
năng lực quản lí lớp 
thông qua hình thức 
Tập huấn 
Tự bồi 
dưỡng 
Cả A và B 
Năng lực 
vốn có của 
bản thân 
1 2 24 0 
13 
Em có nhu cầu được 
bồi dưỡng nâng cao 
năng lực quản lí cho 
bản thân không? 
Có Không 
26 1 
Bảng 4. So sánh giữa đội ngũ CBL chưa được bồi dưỡng với đội ngũ CBL 
đã được bồi dưỡng 
TT Nội dung Đội ngũ CBL chưa được 
bồi dưỡng 
Đội ngũ CBL đã được bồi 
dưỡng 
1 Thích làm CBL 80% ý kiến cho rằng 
thích làm CBL 
96% ý kiến cho rằng thích 
làm CBL 
2 Bồi dưỡng nâng 
cao năng lực 
quản lí cho đội 
ngũ CBL có vai 
trò rất quan trọng 
100% ý kiến cho rằng 
bồi dưỡng nâng cao 
năng lực quản lí cho đội 
ngũ CBL có vai trò rất 
quan trọng 
100% ý kiến cho rằng bồi 
dưỡng nâng cao năng lực 
quản lí cho đội ngũ CBL 
có vai trò rất quan trọng 
3 Việc tổ chức bồi 
dưỡng nâng cao 
năng lực quản lí 
cho đội ngũ CBL 
80% ý kiến cho rằng 
việc tổ chức bồi dưỡng 
nâng cao năng lực quản 
lí cho đội ngũ CBL hiện 
nay chưa được thực hiện 
92% ý kiến cho rằng việc 
tổ chức bồi dưỡng nâng 
cao năng lực quản lí cho 
đội ngũ CBL hiện nay 
được thực hiện nhiều 
4 Cơ hội rèn luyện 
năng lực quản lí 
cho đội ngũ CBL 
70% ý kiến cho rằng 
CBL ít có cơ hội 
90% ý kiến cho rằng CBL 
có rất nhiều cơ hội 
5 Học lực của đội 
ngũ CBL 
70% ý kiến cho rằng 
CBL có học lực từ khá 
trở lên 
85% ý kiến cho rằng CBL 
có học lực từ khá trở lên 
6 Năng lực lập kế 
hoạch hoạt động 
của đội ngũ CBL 
80% CBL chưa biết 
cách lập kế hoạch 
95% CBL biết cách lập kế 
hoạch 
39 
7 Năng lực triển 
khai kế hoạch 
hoạt động của 
đội ngũ CBL 
50% ý kiến cho rằng 
năng lực triển khai kế 
hoạch hoạt động ở mức 
yếu 
20% ý kiến cho rằng năng 
lực triển khai kế hoạch 
hoạt động ở mức trung 
bình; 70% ở mức khá; 10% 
ở mức tốt 
8 Năng lực đánh 
giá, tổng kết, xếp 
loại của đội ngũ 
CBL 
60% ý kiến cho rằng 
năng lực đánh giá, tổng 
kết, xếp loại ở mức 
trung bình 
70% ý kiến cho rằng năng 
lực đánh giá, tổng kết, xếp 
loại ở mức khá. 20% ở 
mức trung bình, 10% ở 
mức tốt 
9 Năng lực vận 
động quần chúng 
của đội ngũ CBL 
70% ý kiến cho rằng 
năng lực vận động quần 
chúng ở mức trung bình 
60% ý kiến cho rằng năng 
lực vận động quần chúng ở 
mức trung bình, 30% mức 
khá, 10% mức tốt. 
10 Năng lực chuẩn 
bị hồ sơ và hoàn 
thiện hồ sơ của 
đội ngũ CBL 
50% ý kiến cho rằng 
năng lực chuẩn bị hồ sơ 
và hoàn thiện hồ sơ ở 
mức yếu 
45% ý kiến cho rằng năng 
lực chuẩn bị hồ sơ và hoàn 
thiện hồ sơ ở mức trung 
bình, 40% mức khá, 15% 
mức tốt. 
11 Năng lực phối 
hợp của đội ngũ 
CBL 
59% ý kiến cho rằng 
năng lực phối hợp của 
đội ngũ CBL chủ yếu ở 
mức trung bình 
30% ý kiến cho rằng năng 
lực phối hợp của đội ngũ 
CBL ở mức trung bình; 
60% mức khá; 10% mức 
tốt. 
12 Hình thức bồi 
dưỡng năng lực 
quản lí cho CBL 
80% ý kiến cho rằng bản 
thân được bồi dưỡng 
năng lực quản lí lớp 
thông qua năng lực vốn 
có của bản thân 
89% ý kiến cho rằng bản 
thân được bồi dưỡng năng 
lực quản lí lớp thông qua 
tập huấn và tự bồi dưỡng 
13 CBL có nhu cầu 
được bồi dưỡng 
nâng cao năng 
lực quản lí 
95% CBL có nhu cầu 
được bồi dưỡng nâng 
cao năng lực quản lí 
95% CBL có nhu cầu được 
bồi dưỡng nâng cao năng 
lực quản lí 
Sau tập huấn, CBL đã nhận thức được vai trò rất quan trọng của việc bồi 
dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBL ở trường THPT. Thông qua bồi 
dưỡng, CBL hiểu được các kiến thức và kĩ năng quản lí lớp học phù hợp với từng 
chức vụ; biết cách tổ chức, quản lí lớp có hiệu quả. Từ đó giúp cho đội ngũ CBL 
40 
nâng cao năng lực và kĩ năng xử lý công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được 
giao. 
Sau khi được tập huấn, đội ngũ CBL đã có năng lực quản lí tốt hơn: 
- 95% CBL biết cách lập kế hoạch 
- Từ 50% CBL có năng lực triển khai kế hoạch hoạt động ở mức yếu, sau tập 
huấn không còn mức yểu (20% ở mức trung bình; 70% ở mức khá; 10% ở mức tốt) 
- Từ 60% CBL có năng lực đánh giá, tổng kết, xếp loại ở mức trung bình, 
sau tập huấn còn 20% ở mức trung bình, 70% ở mức khá, 10% ở mức tốt. 
- Từ 50% CBL có năng lực chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ ở mức yếu, 
sau tập huấn không còn ở mức yếu (45% ở mức trung bình, 40% mức khá, 15% 
mức tốt) 
- Từ 59% CBL có năng lực phối hợp ở mức trung bình, sau tập huấn còn 
30%; 60% mức khá; 10% mức tốt. 
- 80% CBL cho rằng bản thân được bồi dưỡng năng lực quản lí lớp thông 
qua năng lực vốn có của bản thân, sau tập huấn đã có 89% CBL được bồi dưỡng 
năng lực quản lí lớp thông qua tập huấn và tự bồi dưỡng 
 Nhờ nâng cao năng lực quản lí mà các phong trào học tập, thi đua của 
Đoàn trường phát động như tuần điểm tốt, trò chơi dân gian đẩy gậy, cắm hoa, viết 
“Nét bút tri ân” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11..., tập thể lớp tích cực 
tham gia và đạt giải 
Một số hình ảnh đạt giải của các lớp trong các phong trào của Đoàn phát 
động 
Lớp 10B3 năm học 2010– 2011 đạt 
giải ba thi cắm hoa chào mừng ngày 
8/3 (lẵng hoa ở giữa) 
Lớp 11B3 năm học 2011 – 2012 đạt 
giải ba văn nghệ chào mừng ngày 
20/11 
41 
Lớp 12B3 năm học 2012 – 2013 đạt giải B báo tường chào mừng ngày 20/11 
Lớp 10A10 (2014 – 2015) đạt giải B 
báo tường chào mừng ngày 20/11 
Lớp 10A10 (2014 – 2015) đạt giải nhì 
văn nghệ chào mừng ngày 20/11 
Lớp 11A10 (2015 – 2016) đạt giải nhì 
trò chơi đẩy gậy chào mừng 26/3 
Lớp 11A10 (2015 – 2016) đạt giải nhì 
văn nghệ chào mừng ngày 20/11 
42 
Lớp 10A2 năm học 2017 – 2018 đạt 
giải nhất văn nghệ chào mừng ngày 
20/11 
Lớp 10A2 năm học 2017 – 2018 đạt 
giải C báo tường chào mừng ngày 
20/11 
Lớp 11A2 năm học 2017 – 2018 đạt 
giải nhất văn nghệ chào mừng ngày 
20/11 
Lớp 12A2 năm học 2017 – 2018 đạt 
giải nhất thi cắm hoa chào mừng ngày 
20/10 
Việc bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp đã nâng cao kỹ năng 
sống cho các em. Khi rời nhà trường phổ thông vào các trường Đại học các em 
phát huy được năng lực của mình, nhiều em làm cán bộ lớp, ra trường một số em 
làm cán bộ tại đơn vị mình công tác. 
Một số hình ảnh CBL sau khi rời nhà trường phổ thông các em vẫn làm cán bộ lớp 
ở các trường đại học và tại đơn vị mình công tác. 
43 
Nguyên là lớp trưởng lớp B3: Đào Đức 
Anh, nay là cán bộ tư pháp xã Tam 
Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An 
Nguyên là lớp phó học tập lớp B3: 
Tăng Ngọc Tuấn (bên trái), nay là nay 
là Đại úy chính trị viên Tiểu đoàn súng 
máy phòng không 16, Sư đoàn bộ binh 
325, Lục Ngạn, Bắc Giang 
Nguyên là tổ trưởng tổ 1 lớp B3: 
Trương Văn Tuân, nay là Cán bộ công 
an xã Thọ Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An 
Nguyên là lớp phó phụ trách lao 
động lớp B3: Nguyến Đình Giang, nay 
là Cán bộ luật sư, đoàn luật sư Sao 
Sáng ở Bắc Ninh 
44 
Nguyên là lớp trưởng lớp A10: Trương 
Văn Công. Nay là trung đội trưởng ở 
Nam đàn, Nghệ An 
Nguyên là lớp phó học tập lớp A10: 
Đậu Thị Quỳnh Giang, nay là cán bộ 
văn hóa xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà 
Tĩnh 
Nguyên là lớp phó Văn –Thể - Mỹ lớp 
A10: Hồ Thị Tình, nay là Trưởng Hội 
Phụ nữ xã Đồng Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ 
An 
Nguyên là lớp trưởng lớp A2: Lê Thị 
Linh. Nay là bí thư của lớp K54D3, 
Trường đại học Thương mại Hà Nội 
45 
Nguyên là tổ trưởng tổ 1 lớp A2: 
Hoàng Thị Dạ Huế. Nay là bí thư của 
lớp K54DC1, Trường Đại học Thương 
mại Hà Nội 
Nguyên là lớp phó học tập lớp A2: 
Nguyễn Đình Kỉ. Nay là lớp phó của 
lớp K95 Điều khiển và tự động hóa, 
trường đại học GTVT Hà Nội 
Nguyên là lớp phó Văn Thể Mỹ lớp A2: Lê Thị Ngọc Hà 
Nay là lớp phó của lớp K63FL -06- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
4.2. Đối với tập thể lớp. 
Với năng lực quản lí tốt của đội ngũ cán bộ lớp, kết quả thi đua chung của 
lớp so với toàn trường có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả cả 3 năm lớp B3, A10 và lớp 
A2 đều đạt lớp xuất sắc (chi tiết ở phụ lục 4), tập thể vững mạnh, có tinh thần đoàn 
46 
kết tốt, có tổ chức và kỷ luật nghiêm minh, đạt kết quả cao trong học tập. Cụ thể, 
Lớp B3: Năm học 2010 – 2011: xếp thứ 10/36 lớp 
 Năm học 2011 – 2012: xếp thứ 8/36 lớp 
 Năm học 2012 – 2013: xếp thứ 5/36 lớp 
Lớp A10: Năm học 2014 – 2015: xếp thứ 8/36 lớp 
 Năm học 2015 – 2016: xếp thứ 6/36 lớp 
 Năm học 2016 – 2017: xếp thứ 3/36 lớp 
Lớp A2: Năm học 2017 – 2018: xếp thứ 2/36 lớp 
 Năm học 2018 – 2019: xếp thứ 2/36 lớp 
 Năm học 2019 – 2020: xếp thứ 1/36 lớp 
 4.3. Tồn tại. 
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì công tác bồi dưỡng nâng cao năng 
lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp vẫn còn một số tồn tại sau: 
- Trong triển khai kế hoạch hoạt động, việc giao nhiệm vụ của CBL đang 
còn cứng nhắc, chưa hợp lí, một số em làm quá nhiều việc, một số em thì ít việc. 
- Việc theo dõi, đánh giá của CBL đôi lúc còn chưa khách quan, dân chủ, 
còn nể nang, ngại va chạm. 
- Năng lực vận động quần chúng của CBL chưa cao: ăn nói chưa được khéo 
léo, sức thuyết phục chưa cao. 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và những kết quả nghiên cứu khi thực hiện 
biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lớp bản thân thu được 
các kết quả sau: 
- Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của tài liệu bồi 
dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp 
- Nắm được thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ 
cán bộ lớp ở trường THPT hiện nay, nêu ra được nguyên nhân của thực trạng đó. 
- Đưa ra được một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội 
ngũ cán bộ lớp. 
- Qua áp dụng biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ 
cán bộ lớp đã tạo ra được một đội ngũ cán bộ lớp năng động, có năng lực làm việc, 
quản lí, chỉ đạo tốt, từ đó hình thành một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh. Tôi 
cũng đã chia sẻ kinh nghiệm này với các GVCN trong trường, họ cũng đạt được 
kết quả khả quan. 
47 
- Những nghiên cứu của đề tài trước hết giúp người làm đề tài áp dụng vào 
thực tế chủ nhiệm của mình góp phần nâng cao hiệu qủa công tác chủ nhiệm ở 
trường THPT. Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên chủ 
nhiệm ở các trường THPT khác trên toàn tỉnh. 
2. Bài học kinh nghiệm 
Qua thực hiện đề tài, tôi nhận thấy để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng 
cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp bản thân đã rút ra được một vài kinh 
nghiệm như sau: 
 - Phải lựa chọn được đội ngũ ban cán sự lớp có năng lực, nhiệt tình, năng 
nổ... góp phần quan trọng vào việc xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, sinh hoạt 
đoàn thể tốt. 
- Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, đồng thuận, đoàn kết giữa giáo viên chủ 
nhiệm với ban cán sự, ban chấp hành lớp. 
- GVCN luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là 
người làm thay. 
- Giáo viên luôn khen thưởng kịp thời, nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị và động 
viên, khích lệ các em trong quá trình làm việc. 
- Công tác chủ nhiệm nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực 
quản lí tốt nói riêng là quá trình xuyên suốt trong công tác giáo dục và đào tạo của 
người giáo viên. Để có đội ngũ cán bộ lớp quản lí tốt, lớp học có ý thức cao, 
GVCN phải biết vận dụng linh hoạt các kỹ năng xây dựng và bồi dưỡng cán bộ 
lớp. 
- Để thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ 
cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phải 
kiên trì, tỉ mỉ và luôn đặt niềm tin vào khả năng to lớn của các em. 
Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực 
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh. Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp 
phần xây dựng nên một tập thể lớp tốt; nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng 
nên một nhà trường vững mạnh. Vì vậy tôi luôn cố gắng làm tốt công tác này và 
quan niệm rằng phải giáo dục học sinh bằng cả tình thương và trách nhiệm; phải là 
một tấm gương sáng cho học sinh noi theo; phải nhiệt tình, hăng say với nghề 
nghiệp, yêu thương, gần gũi với học sinh, coi học sinh như con em của mình; phải 
công bằng, nghiêm minh, khen thưởng kịp thời, nói là làm, làm là phải lựa, biết kết 
hợp cương - nhu trong mọi tình huống. 
3. Kiến nghị 
- Đối với GVCN cần thường xuyên bồi dưỡng năng lực quản lí cho cán bộ 
lớp trong mọi hoạt động giáo dục; Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực công 
tác chủ nhiệm. 
48 
 - Đối với Đoàn thanh niên cần tổ chức hội thảo về công tác cán bộ lớp để 
các em có điều kiện được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
- Đối với nhà trường và cấp trên: 
 + Trong thư viện nhà trường cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác chủ 
nhiệm, để giáo viên tham khảo, học tập. 
 + Cần đẩy mạnh công tác tập huấn cho GVCN, đặc biệt là tập huấn nâng 
cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ lớp. 
 + Cần tổ chức các buổi trao đổi với các chuyên gia hoặc GVCN giỏi cấp 
tỉnh để giải đáp thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. 
49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về 
công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, THPT 
2. Bộ GD – ĐT . Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT tiếp 
cận chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
3. Báo Giáo dục thời đại số ra ngày 11/06/2016, Bí quyết xây dựng đội ngũ 
cán sự lớp năng động, bản lĩnh 
4. Báo Sài Gòn giải phóng online thứ 7, ngày 20/02/2021. 
5. Bùi Việt Phú - Nguyễn Văn Đệ - Đặng Bá Lãm (2014). Chiến lược và 
chính sách phát triển giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam 
6. Sở GD - ĐT Nghệ An năm 2020, chương trình bồi dưỡng GVCN. 
7. TS Nguyễn Thị Phương Nhung khoa giáo dục Đại học Vinh, Nội dung, 
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm. 
8. Hà Nhật Thăng (chủ biên), Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn 
Thị Kỷ, Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT 
9. Các SKKN về công tác chủ nhiệm lớp của các đồng nghiệp trên mạng 
Internet. 
50 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
Ảnh phiếu điều tra 
Phụ lục 2 
TRƯỜNG THPT 
Số: NQ 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
------o0o----- 
 .ngày tháng năm.. 
NỘI QUY LỚP HỌC 
Điều 1: Nhiệm vụ của học sinh 
1. Kính trọng thầy, cô giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết giúp đỡ 
nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường; chấp 
hành pháp luật của nhà nước. 
2. Đi học đúng giờ quy định 
3. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của 
nhà trường 
a. Học sinh đi học phải có đầy đủ dụng cụ học tập 
b. Trước khi đến lớp phải học bài, chuẩn bị bài đầy đủ 
51 
 Ngồi trong lớp phải chú ý, tích cực tìm hiểu, xây dựng bài, không nói chuyện, 
làm việc riêng hoặc ăn quà trong lớp học. Học sinh chỉ xin phép ra ngoài nếu có lí 
do chính đáng và chỉ được phép ra ngoài khi giáo viên cho phép. Nếu học sinh nào 
ra ngoài mà không được giáo viên cho phép, học sinh đó coi như bỏ tiết. 
c. Nghỉ học phải xin phép giáo viên chủ nhiệm lớp và phải có xác nhận của bố 
hoặc mẹ. 
4. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn bảo vệ môi trường 
5. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của ĐTNCSHCM 
6. Giữ gìn, bảo vệ của công: Bàn ghế, bảng, cánh cửa, khẩu hiệu, ảnh 
Bác,.(Không được vẽ bậy lên bàn, ghế của giáo viên, học sinh và lên tường). 
Không được sửa chữa, tẩy xóa nội quy và các thông tin trên bảng tin. 
Thực hiện việc tiết kiệm điện, nước, ra khỏi lớp cần tắt điện, quạt. 
Các trường hợp làm hỏng tài sản của nhà trường phải sửa chữa và phạt hành chính 
theo quy định. 
Điều 2: Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục 
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử phải có văn hóa, không được nói tục, chửi bậy 
2. Trang phục phải sạch sẽ gọn gàng, thực hiện đúng đồng phục nhà trường quy 
định. 
Điều 3: Các hành vi không được làm 
1. Vô lễ với giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Xúc phạm nhân phẩm, danh 
dự, thân thể bạn khác. 
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử. 
3. Đánh bạc, vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma túy, hung khí, vũ 
khí, chất nổ, chất độc; lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy; tham gia 
tệ nạn xã hội. 
 4. Đi xe máy trên 50 cm3 đến trường. 
5. Gây gỗ, đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường 
6. Hút thuốc, uống rượu bia trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo 
dục của nhà trường. Sử dụng điện thoại di động trong giờ học không được sự cho 
phép của giáo viên. 
 7. Đi xe đạp trong sân trường, để xe ngoài cổng trường. 
 8. Cấm đứng và ngồi trên lan can. 
 9. Cấm nhuộm tóc, sơn móng chân, móng tay. 
Điều 4: Khen thưởng và kỉ luật 
52 
1. Học sinh nào có thành tích trong học tập và rèn luyện được tập thể lớp khen 
thưởng: Khen trước lớp; được cộng điểm theo quy định; tặng một món quà nhỏ 
2. Học sinh nào vi phạm khuyết điểm có thể được khuyên răn, trừ điểm hoặc xử lí 
kỷ luật theo các hình thức của Bộ GD&ĐT, nhà Trường và lớp đề ra. 
Phụ lục 3 
QUY ĐỊNH VIỆC XẾP LOẠI 
1. Thang điểm cộng và điểm trừ 
STT Nội dung Điểm cộng Điểm trừ 
1 Đạt điểm giỏi ( 9đ – 10đ) 1đ/1 lần 
2 Đạt điểm khá ( 7đ – 8đ) 0,5đ/lần 
3 Chữa bài tập (sinh hoạt 15 phút) 0,5đ/lần 
4 Phát biểu trả lời đúng 0,5đ/lần 
5 Không thuộc bài, không làm bài tập. 1đ /1 lần 
6 Đi học chậm 0,5đ/1 lần 
7 Nghỉ học có phép 0,5đ /1 lần 
8 Nghỉ học không có phép 8đ 
9 Bỏ tiết. 8đ 
10 Tự ý đỗi chổ 0.5đ/lần 
11 Nói chuyện, làm việc riêng 0,5đ/lần 
12 Không đúng đồng phục 0,5đ/lần 
13 Ăn quà vặt trong lớp 0,5đ 
14 Không đội mũ bảo hiểm, để xe ngoài cổng 
trường. 
 5đ/xe/lượt 
15 Làm vệ sinh không đạt yêu cầu, không làm vệ 
sinh 
 0,5đ; 3đ 
16 Sinh hoạt 15’ lộn xộn 0,5đ 
17 Sử dụng điện thoại trong giờ học không được 
sự cho phép của giáo viên 
 8đ 
18 Tham gia các hoạt động phong trào do ĐTN, 
nhà Trường phát động ( văn nghệ, báo tường, 
2đ/ 1 lần 
53 
đẩy gậy, kéo co....) 
19 Tham gia đánh nhau 8đ 
20 Vô lễ với giáo viên 10đ 
21 Vi phạm pháp luật (đánh bạc, đi học bằng xe 
máy trên 50cm3, buôn bán vận chuyển, tàng 
trữ pháo nổ, ma túy...) 
 10đ 
2. Xếp loại thi đua: 
- Điểm thi đua cá nhân: Trong tuần mỗi cá nhân sẽ có 10 điểm, đạt điểm tốt 
và tham gia hoạt động phong trào...được cộng điểm, vi phạm sẽ trừ điểm. Cách xếp 
loại hạnh kiểm như sau: 
+ Hạnh kiểm Tốt: từ 8,0 điểm trở lên và không vi phạm các hành vi không 
được làm ở điều 3 của nội quy lớp. 
+ Hạnh kiểm Khá: 6,5 < điểm < 8,0 và không vi phạm các hành vi không 
được làm mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 điều 3 của nội quy lớp. 
+ Hạnh kiểm TB: 5,0 < điểm < 6,5 
+ Hạnh kiểm Yếu: 3,5 < điểm < 5,0 
+ Hạnh kiểm Kém: dưới 3,5 điểm 
- Điểm thi đua tổ: Cộng tổng điểm của các tổ viên chia trung bình cho số 
lượng thành viên trong tổ. Tổ thấp điểm nhất sẽ trực nhật trong tuần kế tiếp. 
Phụ lục 4 
Kết quả thi đua cuối năm của các lớp B3 khóa (2010- 2013), A10 khóa 
(2014 – 2017), lớp A2 khóa (2017 – 2020) 
Kết quả lớp B3: 
54 
55 
 Tập thể A10 khóa 2014 – 2017 
56 
57 
Tập thể A2 khóa (2017 – 2020) 
58 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_nang_cao_nang_luc_cho_doi_ng.pdf
Sáng Kiến Liên Quan