Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh Lớp 4 viết văn tốt qua nhận biết biện pháp tu từ trong một số bài thơ, đoạn văn, trong chương trình học

 -Theo yêu cầu dạy học đổi mới hiện nay, giáo viên phải tạo môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động và tích cực hoạt động học tập, thể hiện năng lực từng cá nhân, khơi dậy trong học sinh tính tò mò, tự khám phá để tìm ra những hiểu biết mới trong học tập.Nói chung học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học.Còn giáo viên có quyền lựa chọn phương pháp cho từng bài học.Giáo viên cần tránh nói nhiều , tránh làm thay cho học sinh,cần tổ chức cho học sinh cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên .Trong giờ dạy giáo viên cần kết hợp nhiều biện pháp hợp lí và có hiệu quả.Thế nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thấy có những khó khăn nhất định so với yêu cầu đổi mới hiện nay trong môn Tiếng Việt. Ta thấy trong những bài văn, bài thơ, đoạn văn mẫu trong phân môn tập đọc, phân môn tập làm văn : Tác giả bài viết sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, đảo ngữ, điệp ngữ, điệp từ ngữ,.Riêng đối với học sinh lớp 4 các em chỉ cần cảm thụ được thế nào là đảo ngữ, nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ.để biết vận dụng vào làm văn nói riêng, khi giao tiếp viết lách nói chung.Vì vậy, khi dạy giáo viên cần phải khai thác, phân tích để các em nắm vững các biện pháp tu từ của mỗi bài.

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3826 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh Lớp 4 viết văn tốt qua nhận biết biện pháp tu từ trong một số bài thơ, đoạn văn, trong chương trình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thụ văn học của các em chưa cao. Hầu hết khi làm văn, các em chỉ làm đúng chứ chưa hay,các câu văn viết chưa có hình ảnh, chưa sinh động, vốn từ còn nghèo.Qua tìm hiểu tôi thấy những học sinh, nhất là những em khá, giỏi muốn làm văn tốt song ở các em còn lúng túng rất nhiều trong vấn đề này.
 -Nếu cứ với cach dạy môn tập làm văn theo như hướng dẫn của sách giáo viên, thì học sinh vẫn chưa đạt được khả năng viết văn tốt, nhất là đối với những học sinh khá, giỏi ( theo thực trạng chất lượng phân môn tập làm văn của lớp ).
V.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 a. Biện pháp thực hiện:
 *Biện pháp chung:
 Dạy học sinh nắm rõ từng biện pháp tu từ( có ví dụ minh họa cụ thể), bằng cách:
 Sử dụng phương pháp trò chơi, thi giữa các nhóm, tổ.
 Ra bài tập về nhà về việc tìm các biện pháp tu từ ( cho một số câu, đoạn văn mẫu để học sinh tìm, hoặc cho các em sưu tầm tự tìm một số câu thơ đoạn văn có các biện pháp tu từ trong bài học hoặc sách báo).
 Chú trọng việc sửa lỗi cho học sinh.
 Thông qua tiết trả bài tập làm văn, giáo viên động viên khuyến khích những em viết câu văn hay, có hình ảnh, có sử dụng biện pháp tu từ .Đồng thời bổ sng nhắc nhở, sửa chữa những câu văn viết sai, lủng củng, khô khan, để học sinh học hỏi tiến bộ.
 Cuối cùng so sánh, đối chiếu với kết quả học tập lớp 4 theo năm học trước, theo từng phần, từng tháng,từng kỳ để khẳng định đề tài của mình.
 *Các biện pháp cụ thể:
 1.Đối với biện pháp tu từ so sánh :
 Thực chất của so sánh tu từ là việc làm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình tượng, phẩm chất bên trong của đối tượng.Quy tắc so sánh thiên về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm.Nó được vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ.
 Về cấu tạo hình thức , quy tắc so sánh luôn luôn tồn tại hai vế( vế so sánh và vế được so sánh) trên lời nói. Trên thực tế có một số hình thức so sánh.
 - A: Vế được so sánh, B là vế so sánh
 A: ( như, tựa như, dường như, giống, giống như, như là...) B
 Ví dụ: Trong bài : TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? Có viết:
 Trăng hồng như quả chín
 Lững lơ lên trước nhà
 ( A như B)
 BÀI: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 Gíao viên cho học sinh tìm những câu thơ có biện pháp so sánh và chỉ ra được sự vật gì so sánh với sự vật gì
 VD: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
 Hoặc có những trường hợp không có từ so sánh nhưng là so sánh ngầm( ẩn dụ)
 VD: Bài: NHỮNG CHÚ GÀ XÓM TÔI (Võ Quãng)
 ..... mỏ búp chuối, mào cờ hai cánh như hai vỏ trai úp...
 Hình ảnh so sánh ngầm là:mỏ búp chuối, mào cờ ( mỏ như búp chuối, mào đỏ như màu cờ) Cách so sánh ngầm như vậy làm cho câu văn hay và sinh động hơn.
 -Hình thức so sánh A là B. Loại hình so sánh này tương đương với A như B mang sắc thái khẳng định đã thể hiện qua hai câu thơ trong bài: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ” ( Tập đọc lớp 4) có viết:
 “ vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
 Ở cách so sánh này học sinh hiểu “ vai mẹ” được so sánh với “ chiếc gối”, “ lưng mẹ” được so sánh với “chiếc nôi”.
 Trong phần bài tập về nhà em Nguyễn Thị Ly Na đã tìm được hình ảnh so sánh như sau: Ông hiền như hạt gạo
 Bà hiền như suối trong
 Em đã tìm được ông hiền lành mộc mạc, chân chất như hạt gạo, bà cũng hiền từ trong sáng như suối trong.
 Trong bài Bè xuôi sông La(tập đọc lớp 4) có viết:
 Trong veo như ánh mắt
 Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi
 Như bầy trâu lim dim...
Đọc đoạn thơ trên ta tìm được : Dòng nước sông La với ánh mắt, Bờ tre với hàng mi, bè gỗ với bầy trâu trôi
 Trong một đọan văn trong sách Những bài văn hay lớp 4 có viết : « Cánh hoa rụng trắng gốc cây, rụng trắng vườn. Cam đã kết trái.Lúc đầu chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàng... » 
 Với cách so sánh tăng dần giúp ta hình dung sự lớn lên từng ngày của quả cam.
 Như vậy quy tắc so sánh là phương tiện giúp cho học sinh nhận thức sâu hơn những thuộc tính nào đó của đối tượng.Đồng thời so sánh cũng là phương tiện giúp học sinh bày tỏ thái độ , lòng yêu ghét,sự khẳng định hay phủ định đối với đối tượng được nói đến hay khi áp dụng vào làm thơ ,viết văn.
 Sau khi học sinh nắm được khái niệm và quy tắc so sánh,hiểu và biết tìm những hình ảnh so sánh trong những đoạn văn, bài thơ mẫu.Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thi : tự tìm những hình ảnh so sánh và đặt câu với những hình ảnh vừa tìm được :
 Ví dụ :Học sinh tìm : ( chỉ lấy ví dụ tiêu biểu trong rất nhiều ví dụ học sinh tìm được)
 -Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ.
 -Hoa chuối thon nhọn như búp măng màu tím hồng.
 -Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
 -Dòng sông tựa một tấm gương tráng thủy ngân xanh soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt bay qua.
 -Dải mây mỏng như dải lụa trắng dài vô tận.
 -Ánh mắt dịu hiền của mẹ là ngọn lửa sưởi ấm cả đời con.
 -Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ giống như một bó đuốc khổng lồ.
 ....
 *Sau khi học sinh tìm và đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, các em rất dễ dàng áp dụng vào khi làm văn.Em Ly Na lớp tôi làm văn tả cây bút, viết :  «  Cây bút dài gần bằng một gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi bút nhọn có hạt bi tròn như hạt cát. Nhờ hạt bi ấy mà chữ em đều và đẹp như in. Em rất thích cây bút này. Em sẽ gữi gìn cẩn thận để dùng được lâu hơn. »
 Hay trong bài tập làm văn tả cây chuối của em Lan , viết : « Hoa chuối cong cong mềm mại,thuôn dài như búp măng màu tím hồng.Rồi theo dòng thời gian, chiếc hoa chuối ấy nở thành những nải chuối con, những quả chuối trên mỗi nải to tròn, màu ngọc thạch xếp thành hai hàng uốn cong cong chỉ lên trời. Qủa nào cũng có một mẫu núm đen như đội chiếc mũ bảo hiểm tí hon.Dưới nắng xuân, buồng chuối sáng ngời lên, trông rất ngon lành và đẹp mắt.
 Hình thức so sánh làm cho lời văn gãy gọn, rắn rỏi, cụ thể sinh động, đem đến cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả.
 2/Đối với biện pháp điệp từ ngữ :
 Điệp ngữ là quy tắc diễn đạt mà trong một câu, một đoạn văn hoặc cả bài văn, bài thơ người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ ngữ như nhau, những câu văn hay đoạn văn như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt.
 Ví dụ : Bài 15( sách Tiếng Việt 4 tập I) có viết :
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Tha hồ hái chén ngọt lành
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Đứa thì ngồi lái máy bay
 Nếu chúng mình có phép lạ
 ...........................................
 Mãi mãi không còn mùa đông.
 Câu nếu chúng mình có phép lạ Được lặp lại 6 lần trong bài nhằm nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thân thiết, đó là những ước mơ cao đẹp : ước mơ cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ thế giới luôn hòa bình.
 Cái quan trọng ở đây là học sinh biết được « điệp từ ngữ »là hình thức lặp lại từ ngữ ( hoặc câu) ở đầu câu, giữa câu, cuối câu, ( hoặc cả đoạn văn có tác dụng nhấn mạnh,làm nổi bật và phát triển ý mình muốn trình bày, tình cảm biểu lộ...Đồng thời giúp cho lời văn mạnh mẽ, mạch văn thông suốt âm điệu hài hòa.
 Học sinh nắm được qui tắc này thì sang bài 57 tập đọc 4 bài « ĐƯỜNG ĐI SA PA », có đoạn viết :
 «  Phong cảnh ở đây thật đẹp.Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.
 Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.Thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàng với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quí. ».Học sinh sẽ thấy ngay trong bài này tác giả sử dụng điệp từ « thoắt cái » lặp lại trong đoạn văn nói lên sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
 Trong bài « TRE VIỆT NAM » ( Tiếng Vệt 4 tập 1), giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi để phát hiện điệp từ “ mai sau” trong đoạn thơ:
 «  ...Mai sau
 Mai sau,
 Mai sau,
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. »
 Học sinh lại phát hiện tiếp từ «  mai sau » được lặp lại nhiều lần như thế nhằm để ca ngợi tre Việt Nam mãi mãi tươi xanh , mặc cho nắng gió , mặc cho đất đai cằn cỗi, và con người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp.
 Biện pháp điệp từ ngữ này được thể hiện rất nhiều ở các bài văn lớp 4.Cuối mỗi tiết học, giáo viên cho bài tập về nhà để học sinh tìm.Giáo viên phải chú ý chấm , kiểm tra bài làm ở nhà của các em thường xuyên, khi chấm phải chú ý sửa sai, nhắc nhở, động viên, khen ngợi ...các em .Từ đó giúp các em nắm và vận dụng vào viết văn phong phú hơn, ý nghĩa thể hiện sâu sắc hơn.
 Đây là đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, ngữ của học sinh Đỗ Thanh Trúc lớp 4/1 viết :  «  Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông ngày, trông đêm, trông cho thời gian trôi thật nhanh...để được về quê ngoại ăn quả chín trong vườn của bà. »(bài văn tả cây ăn quả)
 Còn đây là bài viêt của em Dương Ngọc Trãi , viết đoạn văn nói về tình cảm bạn bè :  « Cái ngày ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không nguôi hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường. »
3/Đối với biện pháp nhân hóa :
 Hình ảnh nhân hóa này các em đã được làm quen từ hồi học lớp ba, sang lớp bốn,giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu biện pháp tu từ nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của người để biểu thị những tính chất hoạt động không phải con người.Hoặc coi các đối tượng không phải người như con người và tâm tình trò chuyện với chúng.
 Ví dụ : Bài thơ : « CHỢ TẾT » của Đoàn Văn Cừ ( Tiếng Việt 4 tập 2), có những câu dùng biện pháp nhân hóa như sau :
 «... Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
 ... Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
 Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”
 Gíup học sinh hiểu những trạng thái, cử chỉ: ôm ấp, uốn mình, thoa son là của con người, nhưng tác giả dùng cho núi, đồi, sương.Đây là biện pháp nhân hóa mà Đoàn Văn Cừ đã dùng để nói lên vẻ đẹp sinh động của thiên nhiên trên đường đi chợ Tết.
 Bài 60: DÒNG SÔNG MẶC ÁO ( Sách Tiếng Viêt 4)
 - GV cho học sinh thi tìm nhanh những câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa và chỉ ra cái hay của cách dùng này.
 Học sinh dựa trên quy tắc nhận biết biện pháp nhân hóa mà tìm được những câu thơ: “ Dòng sông mới điệu làm sao
 Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
 Trưa về trời rộng bao la
 Áo xanh sông mặc như là mới may”
 Cái hay của cách sử dụng biện pháp nhân hóa trong các câu thơ này là tác giả sử dụng các từ điệu, mặc áo, mặc đây là những từ chỉ hoạt động của con người mà tác giả dùng vào cho dòng sông,để càng tô thêm vẻ đẹp điệu đà, thơ mộng của dòng sông,để người đọc có cảm nhận dòng sông như một cô thiếu nữ xinh xắn, duyên dáng,nhưng cũng rất lộng lẩy, kiêu sa.
 Ngoài ra giáo viên cho học sinh về nhà sưu tầm những đoạn thơ đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa hay,tới giờ học, các bạn đọc lên và phân tích cái hay của các hình ảnh nhân hóa để các bạn học tập và áp dụng vào khi viết văn.
 Ví dụ: Bài về nhà của em Tuyết Vy sưu tầm được: Bài: “ NHỮNG CHÚ GÀ XÓM TÔI” ( Võ Quảng) có đoạn viết:
 “... Con gà của anh Bảy Hóa hay tán tỉnh láo khoét,...mời bọn gà mái theo nó để đãi giun....Nó ngượng quá, đỏ chín mặt,hấp tấp nhảy xuống đất”.Rõ ràng con gà được hóa thành người biết tán tỉnh, biết láo khoét, biết xấu hổ, biết mời, biết đãi...
 Hay bài sưu tầm được của em Huyền: “ BUỔI SÁNG NHÀ EM” 
 Ông trời nổi lửa đằng đông
 Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
 ..................................
 Cậu mèo đã dậy từ lâu
 Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
 Mụ gà cục tác như điên
 Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
 Cái Na đã tỉnh giấc rồi
 Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao!
 .....................................
 Trần Đăng Khoa
Ở đây ta thấy nhà thơ đã nhân hóa bằng cách dùng từ xưng hô với các sự vật:Ông trời, bà sân,cậu mèo, mụ gà, thằng gà trống, cái Na,....Với cách dùng như vậy đã giúp ta cảm nhận được bức tranh cảnh vật buổi sáng thật đẹp đẽ, nhộn nhịp và sinh động.
 Trong tiết dạy ,giáo viên tổ chức trò chơi : “Ai nhanh trí hơn sẽ thắng”, Nội dung chơi: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của sự vật, của thiên nhiên nhằm chỉ thuộc tính hoạt động của con người.
 Nhóm 1: tìm được
 + Gió khóc, gió rền rĩ, trăng chiếu mơ màng, trăng vui cười với sao,sóng thì thào cùng sông, vầng trăng hiền hòa, mặt trời chạy trốn,sân trường khoác chiếc áo màu xanh.
 Nhóm 2: Sông thì thầm , mưa rầu rĩ, rừng cau mày, bông hoa tươi cười.
 Nhóm 3: Mẹ con chị vàng ăn riêng một chỗ, chị gió nhón chân đi nhè nhẹ, mặt trời thức dậy.
 * Kết quả: nhóm 1 thắng.
 Như vậy học sinh cần nhận biết nhân hóa là cách thức đưa cái đối tượng không phải là người sang thế giới của loài người, hoặc quan niệm chúng như là con người để tâm sự gửi gắm tâm tình nên chúng trở nên sinh động.Do đó, khi viết văn, học sinh sẽ áp dụng vào bài viết của mình để câu văn thêm phong phú.
 Ví dụ:
 -“...những buổi chiều, con đường làng em đang chìm vào giấc ngủ.Hàng cây đứng yên canh gữi cho con đường yên giấc...” ( bài viết của em Nguyễn Thị Thúy-lớp 4/1)
 -“...Chú chó nhà em rất đáng yêu. Nó đỏng đảnh lắm, cái đuôi cong cong vẻ làm duyên.Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn.Nó ăn từ tốn và rất khoảnh ăn.Ăn xong nằm lăn ra ngủ ngon trông hiền lành lắm...” ( Ngọc Trâm lớp 4/1)
 -“ ...Bông thì lồ lộ phô trương sự đằm thắm , xòe rộng bộ váy của mình, khoe cả nhị vàng thơm ngát. Bông thì mỉm cười, duyên dáng, e lệ dưới tán lá.Những bông trẻ hơn, khỏe hơn thì tua tủa, gọn gàng đứng ngay ngắn bên hoa mẹ...” ( Kim Vy-lớp 4/1).
4.Đối với biện pháp tu từ đảo ngữ:
 Học sinh cần nắm biện pháp tu từ đảo ngữ là nhằm nhấn mạnh về một vấn đề nào đó, một đặc điểm nào đó của đối tượng cần nói đến. Có nghĩa là thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu để biểu thị những sắc thái, ý nghĩa cảm xúc đặc biệt.Điều này được thể hiện qua bài tập đọc: “ BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT” ( Định Hải)
 ....
 “Vàng, trắng, đen...dù da khác màu ”
 Tác giả đã đảo ngữ “da khác màu”ra sau để nhấn mạnh trẻ em trên thế giới dù không cùng màu da cũng thương yêu nhau, đoàn kết nhau.
 Trong bài “ HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG” ( Nguyễn Đức Mậu) học sinh tìm thấy ngay được câu tác giả dùng biện pháp đảo ngữ: 
 “ Chắt trong vị ngọt mùi hương
 Lặng thầm thay/ những con đường ong bay”
 VN CN
Học sinh tìm hiểu phát hiện ra cái đẹp, cái hay trong câu thơ này là với cách đảo vị ngữ lên trước đã góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ của sự lao động thầm lặng không mệt mỏi của bầy ong thật đáng khâm phục. 
 Trong tiết trả bài , giáo viên cần chú ý khuyến khích các em tự đặt câu có biện pháp tu từ đảo ngữ,hay giáo viên cho một số câu văn sẵn, để học sinh đảo ngược vị trí hai bộ phận chính của từng câu và sau đó nhận xét về nội dung ý nghĩa của câu bình thường và câu đã đảo ngữ.
 Ví dụ: GV cho những câu :
 -Một thế giới ban trắng trời trắng núi.
 -Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
 -Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.
 -Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
 HS đảo lại:
 -Trắng trời, trắng núi, một thế giới ban.
 -Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi.
 -Tung tăng trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt.
 -Tấp nập trên đường những chuyến xe qua.
Khi đảo ngữ như vậy nhằm nhấn mạnh ý miêu tả của từng câu văn.
 *Như vậy là học sinh đã nắm được biện pháp tu từ đảo ngữ.Những sản phẩm thành công trong cách sử dụng biện pháp tu từ này sẽ giúp các em định hướng được cách viết của mình trong những bài tập làm văn ở lớp, ở nhà để tạo thành những câu văn mạnh mẽ,giàu sắc thái gợi cảm và gây sự chú ý của người đọc.
 Em Nguyễn Thị Như Ngọc lớp tôi viết: “ Một màu đỏ ối từng chùm hoa phượng đung đưa trước gió,sự bay la đà của những cánh hoa phượng như đàn bướm bay lượn trên không rồi sà xuống đất...” ( đoạn văn tả vẻ đẹp của hoa phượng).
 * Nhìn chung ở tất cả những biện pháp tu từ nói trên, giáo viên cần hướng cho học sinh sử dụng một cách đúng, hợp lí, lô gich, để câu văn có hình ảnh, sinh động, gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của sự vật đang tả.
V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
 Qua đợt kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, đối chiếu với năm qua tôi thấy khả năng viết văn của các em khá lên rất nhiều, chất lượng môn tập làm văn tăng lên cao. Nhất là đối với những em học sinh khá, giỏi khả năng viết văn của các em vượt hẳn so với đầu năm.
 Sau đây là bảng chất lượng môn tập làm văn của lớp tôi đầu năm và cuối kìI :
* Đầu năm học 2009-2010:
LỚP
TỔNG SỐ HS
G
K
TB
Y
DƯỚI TB
4/1
30
2/ 6,7
7/ 23,3
14/ 46,7
7/23,3
7/ 23,3
* Cuối kì I của năm học 2009-2010:
LỚP
TỔNG SỐ HS
G
K
TB
Y
DƯỚI TB
4/1
30
9/ 30
12/ 40
7/ 23,3
2/6,7
2/ 6,7
VII.KẾT LUẬN:
 Người ta nói rằng “ kiến tha lâu cũng đầy tổ”, tôi tin tưởng rằng cách mà tôi áp dụng sẽ làm cho các em càng thêm thích thú và “thấm dần” qua từng bài viết.Đồng thời phát huy tính nhạy bén tư duy tìm tòi nghệ thuật hay lạ.Tuy chưa sử dụng hết tất cả các biện pháp tu từ nhưng nó là bàn đạp vững chắc để các em tiến xa hơn trong nhận thức.
 Với đề tài này ,tuy chưa áp dụng hầu hết ở các tiết dạy nhưng nó cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công về mặt chuyên môn của tôi và vốn Tiếng Việt cho học sinh lớp tôi.Qua thực hiện, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm rằng:
 -Luôn luôn khuyến khích các em học sinh đặt câu văn có biện pháp tu từ trong các giờ học Tiếng Việt.
 -Tổ chức dạy tốt tiết trả bài văn viết, chú ý sửa chữa câu, từ,không được bỏ qua bất kì một lỗi nhỏ trong bài viết của học sinh.Trong tiết trả bài, sau khi sửa chữa lỗi xong, bằng nhiều hình thức dạy học,giáo viên nên phân tích khai thác những biện pháp tu từ mà học sinh khá,giỏi sử dụng, cũng như ở trong một số đoạn văn, bài thơ mẫu, để học sinh cả lớp nắm và vận dụng.
 -Trong quá trình soạn giảng,chịu khó khai thác hết ý đồ của người viết sách.
 -Linh hoạt tổ chức cho học sinh vui mà học, thay đổi nhiều hình thức học tập.Khuyến khích các em đọc và sưu tầm những bài viết hay của nhiều tác giả có ở sách học, sách tham khảo, báo chí,...
 -Bản thân giáo viên luôn nghiên cứu, học hỏi, đọc thêm nhiều sách báo, nhiều tài liệu chuyên môn.
 -Từ thực tế học sinh của lớp mình, giáo viên cần nắm rõ các đối tượng nào,thường hay mắc lỗi gì,hổng chỗ nào,để dạy cho các em nắm bắt kiến thức kịp thời.
 -Khen ngợi, tuyên dương những em viết văn hay, có sử dụng nhiều biện pháp tu từ trong khi làm văn.
 Trên đây là nội dung đã thể hiện, tôi đã viết lại những gì mình đã làm được ở lớp nhằm mục đích để học sinh lớp 4 viết văn hay.Trong khi thực hiện đề tài này chắc không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin thành thật cảm ơn.
VIII.ĐỀ NGHỊ:
 Muốn viết văn tôt là điều không dễ đối với học sinh bậc tiểu học, ngoài sáng kiến đóng góp nhỏ bé trên, tôi có thêm một số đề nghị như sau:
 -Nhà trường nên mở những lớp ngoại khóa để tạo điều kiện cho giáo viên học tập những sáng kiến kinh nghiệm hay và thiết thực về phân môn tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung, qua đó giáo viên áp dụng trong quá trình dạy học của mình, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh.
 Cần bỏ bớt những tiết tập làm văn quá tải và ít thiết thực ( luyện tập tóm tắc tin tức; điền vào giấy tờ in sẵn...), thay vào đó những tiết thực hành viết câu, đoạn thuộc chủ đề bài viết sắp đến.
I X.PHỤ LỤC:
 X.TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tác giả
Tên tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản
Năm x/bản
1
2
3
4
NguyễnMinhThuyết
 ( chủ biên)
Lê Thị Mỹ Trinh &
NgThị Hương Trầm
Trần Mạnh Hương
Đình Trọng Lạc
Sách Tiếng Việt lớp 4 tập một; tập hai
171 Bài văn hay
Luyện tập về cảm thụ
 văn học
Phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt
Giaó dục
Tổng hợp thành phố HCM
Giao dục
Giaos dục
2007
2002
1994
 XI. MỤC LỤC
PHẦN I: TÊN ĐỀ TÀI: Giup học sinh lớp 4 viết văn tốt qua nhận biết biện pháp tu từ trong một số bài thơ, đoạn văn mẫu trong chương trình.
PHẦN II. ĐẶT VẤN ĐỀ
PHÂN III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
PHẦN IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
PHẦN VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Biện pháp thực hiện: -Biện pháp chung
 -Biện pháp cụ thể
PHẦN VII. KẾT QUẢ
PHẦN VIII. KẾT LUẬN
PHẦN I X. ĐỀ NGHỊ
PHẪNX. PHỤ LỤC
PHẦN XI. MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docSKKNBIEN_PHAP_TU_TU_TRONG_VAN_MT.doc
Sáng Kiến Liên Quan