Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh Trung học Phổ thông ở miền núi

Trong những năm qua, công tác chủ nhiệm đã được các Sở giáo dục đào tạo, các trường quan tâm. Các đợt tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức, các giáo viên phụ trách giáo dục cho học sinh đã được tiến hành nhiều với các nội dung: Kĩ năng sống; tổ chức và tham gia các hoạt động cộng đồng; chọn nghề nghiệp.Hay các cuộc thi tìm hiểu, trao đổi kiến thức khoa học, xã hội, môi trường, văn hóa và con người.

Trường THPT Quỳ Hợp 3, là một trường đóng trên địa bàn miền núi với hơn 1000 học sinh rải đều tất cả các xã trên địa bàn, chiếm hơn 80% là con em đồng bào dân tộc thiểu số và đa số gia đình khó khăn, trình độ dân trí thấp, có gần 500 học sinh ở trọ. Với đội ngũ cán bộ giáo viên đạt chuẩn, trẻ, nhiệt huyết đã làm tương đối tốt mục tiêu công tác giáo dục của nhà trường thể hiện qua kết quả giáo dục hằng năm về chất lượng giảng dạy (tương đương với kết quả chung của tỉnh) và các cuộc thi do các cấp, các ngành sáng tạo khoa học kĩ thuật, an toàn giao thông, lịch sử.Trong nhà trường cũng thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh như hoạt động thể dục thể thao, câu lạc bộ "Câu lạc bộ bạn gái", "Câu lạc bộ em yêu khoa học tự nhiên", "Câu lạc bộ văn học" hay ngoại khóa tìm hiểu, trao đổi kiến thức "Sức khỏa sinh sản vị thành niên", "Học sinh trung học miền núi với vấn nạn tảo hôn", "Bạo lực học đường".

Để làm tốt được các hoạt động trên thì vai trò không nhỏ thuộc về giáo viên gần gũi nhất đối với học sinh đó là giáo viên chủ nhiệm lớp.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số giáo viên đã làm tốt nên kết quả học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào của lớp luôn luôn cao, được học sinh yêu mến và ủng hộ. Học sinh khi ra trường tỉ lệ thành đạt cao, lựa chọn nghề nghiệp và công việc của mình đúng đắn và phù hợp với khả năng, sở trường. Bên cạnh đó, do một số giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm chủ nhiệm chưa có, chưa nắm vững nghiệp vụ quản lí lớp; một số giáo viên khác chưa tâm huyết,chưa chú trọng vào công việc, ngại học tập, ít tìm hiểu đối tượng, môi trường hoàn cảnh gia đình học sinh, phong tục tập quán của địa phương, chưa biết phát huy các điểm mạnh của tập thể và cá nhân trong lớp, chưa tìm được tiếng nói chung giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong hoạt động phong trào hay áp dụng một số biện pháp quản lí và giáo dục học sinh cứng nhắc, chưa phù hợp với đối tượng học sinh miền núi nên dẫn đến kết quả giáo dục trong công tác chủ nhiệm còn thấp.

Bản thân, trong những năm qua được phân công làm công tác chủ nhiệm ở nhiều lớp. Bản thân cũng đã trăn trở, đầu tư công sức và thời gian tìm hiểu và áp dụng thành công các phương pháp thông qua đó rút ra cho bản thân một số biện pháp kinh nghiệm nhất định.Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài này tại trường THPT Qùy Hợp 3, thực nghiệm đề tài tại trường THPT Qùy Hợp 1, trường THPT Quỳ Hợp 2 và đã thu được kết quả rất khả quan.

 

doc43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh Trung học Phổ thông ở miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đặc biệt là học sinh miền núi, trên địa bàn rộng, ý thức học tập chưa cao, nhận thức còn hạn chế, gia đình khó khăn. Các công việc cần làm: 
+ Thăm gia đình học sinh 
Lập kế hoạch thời gian và địa điểm thăm gia đình học sinh.
Tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình; cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục.
Khi trò chuyện với cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của học sinh, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổ chức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp rèn luyện đạo đức cho các em...
Qua đó, tạo ra và củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh sẽ được nâng cao.
Tuy nhiên, những thông tin này phải được xử lý một cách cẩn thận và có hệ thống cùng với các thông tin khác về học sinh trong quá trình giáo dục, tuyệt đối không được hời hợt, chủ quan định kiến.
+ Mời cha mẹ học sinh đến trường
Giáo viên chủ nhiệm cùng nhà trường có thể mời cha mẹ học sinh tới để thông báo tình hình, cùng cha mẹ học sinh tìm những biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả.(học sinh vi phạm) Tuy nhiên, việc mời cha mẹ học sinh tới trường về những thiếu sót của học sinh chỉ tiến hành trong những trường hợp thật cần thiết và nghiêm trọng. Cần quan niệm rằng, việc mời cha mẹ học sinh tới trường còn để giúp họ hiểu rõ công việc giảng daỵ và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con cái họ.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết huy động sự giúp đỡ của họ dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với gia đình học sinh...
Những cuộc gặp gỡ với cha mẹ học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường ngày một thân thiết hơn; đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh.
+ Tổ chức các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp
Qua các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện thuận lợi tìm ra những biện pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia giáo dục.
Để điều khiển cuộc họp được, tốt giáo viên chủ nhiệm cần phải chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, xác định mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung họp thiết thực và phong phú, tránh tình trạng biến cuộc họp cha mẹ học sinh đơn thuần chỉ là một hình thức thông báo điểm.
Khi tiến hành các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của các bậc cha mẹ học sinh trong việc đề ra các biện pháp phối hợp với nhà trường, không được xúc phạm đến nhân cách học sinh, đến danh dự của các bậc cha mẹ học sinh. Đặc biệt, GVCN cần phát huy vai trò của Chi hội trưởng hội phụ huynh để phụ huynh thấy được tính khách quan trong mọi công việc việc chứ không phải là áp đặt của Trường, của GVCN 
Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung và hình thức của lần họp đó để kỳ họp lần sau đạt kết quả tốt hơn.
+ Sử dụng hiệu quả sổ liên lạc điện tử, điện thoại
Sổ liên lạc giữa điển tử nhà trường và gia đình là biện pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi thông tin 2 chiều giữa gia đình và nhà trường đặc biệt có hiệu quả cao với đối tượng là con em dân tộc và phân bố trên địa bàn rộng. Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
Giáo viên sử dụng hệ thồng tin nhắn vn.edu để cập nhật thường xuyên về tình hình con em của họ cũng như công việc cần làm hoặc gọi điện để xử lí kịp thời những sự việc cần giải quyết nhanh và đặc biệt có tác dụng đối với việc giáo dục học sinh cá biệt, bởi đó phương pháp phối hợp hành động giữa gia đình và nhà trường, là con đường để giáo viên chủ nhiệm, nhà trường phổ biến những kiến thức sư phạm về giáo dục tới gia đình một cách cụ thể và có hiệu quả.
Ngoài ra, mỗi tuần một lần phụ huynh cam kết gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm 1 lần để biết thông tin cụ thể con em mình. Đồng thời gắn kết tình càm và có được những biện pháp tốt nhát trong giáo dục học sinh
2.5.3. Kết quả:
- Bản thân luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhà trường, giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn và đặc biệt là tất cả phụ huynh học sinh lớp chủ nhiệm. 
- Lớp chủ nhiệm luôn có Ban chấp hành hội nhiệt tình, có trách nhiệm với lớp, trường và bác Chi hội trưởng phụ huynh của lớp cũng chính là Hội trưởng Hội phụ huynh của trường nên công việc cũng thuận lợi
- Thông tin hai chiều giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình luôn cập nhật
- Mục tiêu học tập, hoạt động và rèn luyện của học sinh có sự chuyển biến. các em hứng thú và có ý thức hơn, kết quả học tập rèn luyên cao hơn.
2.6. Biện pháp sự dụng bộ quy chế hoạt động nội bộ lớp
Đây là biện pháp sử dụng thường xuyên, liên tục, hằng ngày với lớp chủ nhiệm.
2.6.1. Mục đích
- Theo dõi được tất cả mọi hoạt động của từng cá nhân trong lớp 
- Đánh giá khách quan về kết quả thực hiện trong tuần, tháng và cơ sở xếp loại cuối năm của từng học sinh
- Thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của từng cá nhân, tổ và của cả lớp
2.6.2. Cách tiến hành
- Ngay từ đầu năm giáo viên chủ nhiệm cho lớp thảo luận bộ quy chế theo dõi hoạt động để đóng góp, sửa đổi và đi đến thống nhất
- Sau khi thống nhất lớp làm thành 4 cuốn giao cho 4 tổ để theo dõi các thành viên trong tổ theo dõi (Thông thường là theo dõi chéo giữa các tổ)
+ Thời gian: Tất cả mọi thời gian trong ngày theo tuần
+ Người theo dõi: Tất cả các thành viên trong lớp, trong đó các tổ trưởng hoặc tổ phó chịu trách nhiệm chính
+ Cuối tuần: Tổ trưởng tổng hợp kết quả bàn giao lại cho lớp trưởng để sinh hoạt cuối tuần. Kết quả được sử dụng để làm căn cứ xếp loại cá nhân trong tuần, tháng và xét xếp loại hạnh kiểm và khen thưởng hay kỉ luật cuối kì năm. Thông qua kết quả cá nhân sẽ tổng hợp xét thi đua theo tổ
- Nội dung bộ quy chế theo dõi các thành viên trong lớp như sau:
(I) Kế hoạch chung:
Thực hiện tốt nội quy học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 và Đoàn Trường đề ra.
Mỗi học sinh và mỗi tổ trong mỗi tuần có điểm cố định là 100 Điểm. Sẽ được trừ đi nếu vi phạm và cộng thêm nếu làm tốt theo thang điểm.
Thi đua học tập giữa cá nhân, các tổ mỗi tuần và theo phong trào.
Kiểm tra bài học trong mỗi buổi giữa các bạn với nhau lúc sinh hoạt 10’ đầu giờ.
Tổng kết theo mỗi tuần, từng phong trào.
Tổ về nhất - nếu đồng hạng được hưởng như nhau: sẽ toàn quyền đưa ra nội dung phạt cho tổ về chót (có ý kiến GVCN).
Ban cán sự lớp được trang bị tập, viết để ghi nhận, báo cáo.
Cá nhân nào có điểm cao nhất Điểm trong mỗi tuần đứng từ vị trí 1,2,3 sẽ có thưởng(một món quà nhỏ để động viên) và đưa vào khen thưởng cuối kì. Cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử phạt tùy theo lỗi vi phạm lớp đưa ra và cá nhân đó tự nhận hoặc nặng thì xem xét đưa lên nhà trường.
(II) Thang điểm
TT
NỘI DUNG
ĐIỂM CỘNG
ĐIỂM TRỪ
1
Trả bài, làm bài, học bài cũ: 9,10 điểm.
5
2
Trả bài, làm bài, học bài cũ: 7,8 điểm.
3
3
Trả bài, làm bài, học bài cũ: 5,6 điểm.
1
4
Trả bài, làm bài, học bài cũ: từ 4 điểm trở xuống.
1
5
Phát biểu 5 lần đúng.
1
6
Bị Gv nhắc 1 lần trong 1 tiết.
1
7
Không đúng tác phong (Trang phục, phù hiệu, tóc)
10
8
Vệ sinh tốt / không tốt.
5
5
9
Bỏ tiết.
20
10
Nghĩ học không phép.
20
11
Nghỉ học có phép
5
12
Đi chậm
5
13
Tự ý đỗi chổ..
5
14
Đánh nhau
40
(III). Tổ chức thực hiện:
Lớp trưởng:
Quản lý chung tình hình lớp: trật tự, tác phong, học tập
Hướng dẫn, điều hành theo kế hoạch chung của lớp.
Thông tin cho lớp những vấn đề được giáo viên giao phó.
Ghi nhận báo cáo ban cán sự lớp.
Kết hợp lớp phó, thủ quỹ giải quyết các vấn đề trong phạm vi có thể.
Ghi nhận sự việc xảy ra trong tuần báo cáo cho giao viên chủ nhiệm.
Giám sát các hoạt trong lớp.
Không trực tiếp trực nhật lớp.
Được các chế độ ưu tiên trong học tập.
Lớp phó học tập:
Ghi nhận và báo cáo những vấn đề liên quan đến học tập như: kiểm tra bài những bạn yếu kém, kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết (nếu có) trong tuần.
Tổng kết tình hình học tập chung của lớp.
Kết hợp lớp trưởng liên hệ giáo viên bộ môn để giải quyết những thắc mắc ở từng môn học (nếu có).
Đề xuất ý kiến để lớp học tiến bộ.
Theo dõi những bạn có chiều hướng học đi xuống lập danh sách báo cáo trong sinh hoạt cuối tuần.
Không trực tiếp trực nhật lớp.
Được các chế độ ưu tiên trong học tập.
Phó lao động:
Kiểm tra đôn đốc các bạn đem dụng cụ, thực hiện lao động.
Lập danh sách những bạn không đi, không đem đủ dụng cụ lao động.
Theo dõi vệ sinh trực nhật lớp trong - trước và sau giờ học (Lập danh sách bạn không trực nhật, trực nhật không tốt, bạn xả rác)
Không trực tiếp lao động chỉ theo dõi và ghi nhận (trừ khi được sự phân công của giáo viên)
Thủ quỹ:
Theo dõi thu-chi tiền quỹ với sự chấp thuận của giáo viên chủ nhiệm và đa số học sinh trong tập thể lớp.
Nhắc nhở, đôn đốc những bạn đóng chưa đủ.
Báo cáo thu chi cuối tuần trước lớp.
Chịu sự kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó.
Kiến nghị những vấn đề thu chi tiền quỹ.
Lớp phó văn thể:
Tổ chức các cuộc văn nghệ tập thể.
Kiểm tra đôn đốc việc hát đầu - giữa giờ.
Ghi nhận những bạn không thực hiện theo sự điều động của Văn thể.
Đối với những bạn không biết hát thì hướng dẫn hoặc liên hệ với đồng chí Đoàn trường phụ trách nhạc để tập hát.
Kiến nghị những vấn đề văn thể.
Tổ trưởng:
Theo dõi, phân công và kiểm tra tổ viên trực nhật lớp (không trực tiếp trực nhật - trừ khi bạn vắng hoặc không thực hiện theo sự điều động của tổ trưởng)
Động viên nhắc nhở bạn trong học tập, nề nếp tác phong...thực hiện cho thật tốt.
Báo cáo cho lớp trưởng, phó, thủ quỹ các vấn đề xảy ra trong tổ (Trật nhật, trật tự, tác phong, kiểm tra, kiểm diện...) vào cuối tuần.
Trực ban lớp:
- Mở và đóng cửa đầu giờ và sau mỗi buổi học
- Giám sát và nhắc nhở tổ trực nhật. 
- Làm các việc khác khi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn yêu cầu
Tổ viên:
Thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của lớp trưởng, phó, thủ quỹ, văn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường.
Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch chung của lớp, của trường.
(IV). Nội dung theo dõi
THEO DÕI TỔ VIÊN
Tổ: 
Người phụ trách: 	Tổ trưởng: 
	Tổ phó...........
Tuần ..Tháng ..........
TT
Họ và tên
Học tập -Ý thức đạo đức
Tổng
điểm
KT, trả bài
Phát
biểu
GV
nhắc
Tác
phong
Vệ
sinh
Bỏ
tiết
Nghỉ
học
Đi
chậm
Đổi chỗ
Đánh nhau
Điểm tổng TB tổ: 
Xếp loại tổ: 
, ngày .. tháng .. năm 20....
Tổ trưởng:
2.6.3. Kết quả
- Theo dõi mọi hoạt động của các học sinh trong tổ - lớp chủ nhiệm. 
Hình ảnh về kết quả theo dõi tuần các thành viên tổ lớp chủ nhiệm
(Năm học 2019 - 2019)
- Đánh giá khách quan về thứ tự xếp loại của các thành viên trong lớp. 
Minh họa:
Xếp loại tháng 12 lớp 11A1
TT
Họ và tên
Điểm từng tuần
Điểm TB
Xếp loại
Ghi chú
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
1
Ngân Thị Hải
Anh
101
127
118
103
111
112
13
2
Trương Thị Kiều
Anh
101
122
126
117
113
115,8
8
3
Vi Thị Hồng
Anh
101
113
124
104
109
110,2
22
4
Hà Thị
Châu
101
116
117
108
109
110,2
22
5
Lương Quốc
Cường
103
115
117
105
112
110,4
21
6
Lộc Thị
Dung
103
147
118
112
118
119,6
2
7
Vi Trường 
Duy
101
119
116
109
111
111,2
19
8
Lương Thị
Hà
110
124
133
119
109
119
3
9
Võ Thị Mai
Hạ
105
131
138
113
115
120,4
1
10
Phan Thị
Hằng
103
136
124
109
119
118,2
5
11
Nguyễn Thị
Huệ
104
120
117
104
111
111,2
19
12
Hoàng Văn Phi
Hùng
99
103
114
107
111
106,8
32
13
Vy Thị Thanh
My
108
121
117
109
111
113,2
12
14
Lô Thị
Nam
99
115
107
107
112
108
30
15
Lương Thúy
Ngà
101
116
115
109
109
110
24
16
Lương Thị Bích
Ngọc
101
110
122
107
105
109
27
17
Vy Văn
Nguyên
109
131
107
106
107
112
13
18
Vi Thanh
Ngự
104
119
110
102
109
108,8
28
19
Mạc Thị Châu
Pha
104
136
112
104
102
111,6
17
20
Vy Thi
Phương
109
126
107
105
111
111,6
17
21
Vương Thị
Quý
106
135
107
109
111
113,6
11
22
Vi Thị
Sa
110
130
116
107
111
114,8
10
23
Vi Anh
Tài
98
135
111
104
112
112
13
24
Quang Thị
Tâm
109
138
117
104
121
117,8
6
25
Kim Văn
Thanh
95
119
114
106
104
107,6
31
26
Phan Thị
Thảo
100
119
116
105
104
108,8
28
27
Nguyễn Đình
Thi
101
117
125
110
107
112
13
28
Nguyễn Văn
Thông
89
119
113
115
111
109,4
25
29
Lo Thị
Thơ
101
133
120
102
119
115
9
30
Nguyễn Lê Hoài
Thương
105
139
121
109
111
117
7
31
Hà Thị Mỹ
Trâm
105
134
121
113
121
118,8
4
32
Trần Thế
Trung
101
107
113
102
105
105,6
33
33
Lô Văn
Vui
96
119
111
109
112
109,4
25
34
Sầm Quốc
Vương
101
90
110
109
111
104,2
34
Kết quả xếp loại tháng 12 của các thành viên lớp chủ nhiệm
năm 2018 - 2019
- Dựa vào kết quả trên mỗi cá nhân trong lớp có động lực tiếp tục cố gắng, phấn đấu, thi đua hoặc tự sửa sai, điều chính hành vi cho phù hợp theo chiều hướng tích cực nhất giúp tập thể lớp cùng tiến bộ.
- Là căn cứ để giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu về các thành viên trong lớp từ đó có những biện pháp phù hợp để quản lí, điều chỉnh các hoạt động của lớp đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài các biện pháp trên đây trong quá trình chủ nhiệm để hiểu rõ và sâu hơn hoặc dễ dàng hiểu và cũng có thể nói chuyện với phụ huynh và học sinh, bản thân còn phải tìm hiểu và học thêm một ít về tiếng dân tộc, biết múa một vài điệu Thái, Thanh, Thổ. Có như vậy, khi GVCN nói, tiếp xúc, vận động, tuyên truyền mới có hiệu quả được.
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3, THPT QUỲ HỢP 1, THPT QUỲ HỢP 2:
Để có được căn cứ khoa học cho đề tài, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm tôi đã thực nghiệm đề tài trong 3 năm học tại trường THPT Quỳ Hợp 3 với 3 lớp: Năm học 2016 - 2017 chủ nhiệm lớp 12A2; Năm học 2017 - 2018 chủ nhiệm lớp 10A1; Năm học 2018 - 2019 chủ nhiệm lớp 11A1. Đồng thời cùng các đồng nghiệp áp dụng đề tài trong năm học 2018 - 2019: Giáo viên cùng trường Trần Thị Thanh Hương chủ nhiệm lớp 12C1; Giáo viên trường THPT Quỳ Hợp 1 Đặng Thị Hà chủ nhiệm 10D3; Giáo viên trường THPT Quỳ Hợp 2 Hoàng Thị Loan chủ nhiệm lớp 11C1. 
Kết quả thu được như sau:
1. Về các lớp chủ nhiệm (của bản thân và đồng nghiệp): Lớp áp dụng 
TT
Năm học
Lớp
Sĩ số
Bỏ học
Kết quả xếp loại
Đầu năm
Giữa năm
Cuối năm
1
2016 - 2017
12A2
28
0
22/27
12/27
6/27
2
2017 - 2018
10A1
38
0
18/27
11/27
5/27
3
2018 - 2019
11A1
34
0
9/27
4/27
2/27
4
2018 - 2019
12C1
40
0
6/27
1/27
1/27
5
2018 - 2019
10D3
43
0
19/27
12/27
8/27
6
2018 - 2019
11C1
37
0
8/36
4/36
1/36
2. Xếp loại giáo viên
- Cả 3 năm liên tục tôi đều được xếp loại giáo viên chủ nhiệm giỏi và cuối năm đề được xêp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Ba đồng chí áp dụng đề tài của tôi năm qua cũng đề xếp loại giáo viên chủ nhiệm giỏi.
Đầu năm học này, khi đề tài tôi chưa hoàn thành tuy nhiên trong tham luận về giáo viên chủ nhiệm ý tưởng đề tài được trường chọn để sử dụng trong công tác chủ nhiệm ở tất cả các lớp trong trường và hiệu quả về công tác chủ nhiệm có nhiều bất ngờ: Trong học kì I vừa qua Số lượng học sinh bỏ học của trường giảm hẳn so với các năm học trước, chất lượng giáo dục của trường được nâng lên, các em tự tin tham gia các hoạt động phong trào trong và ngoài trường thu được nhiều kết quả. Phụ huynh và học sinh có niềm tin vào trường (Số lượng học sinh đăng kí thi vào trường tăng) đấy chính là nhờ một phần không nhỏ của sự đóng góp công sức của giáo viên chủ nhiệm.
Từ kết quả này một lần nữa cho phép khẳng định được tính hiệu quả của đề tài và thông qua đó chúng ta càng nhận ra rằng công tác chủ nhiệm không phải là khó, nhưng cũng không phải dễ dàng để có thể thực hiện được hiện đó là cả một sự đầu tư, tâm huyết, có tình cảm thật sự với phụ huynh, học sinh, "sống" " hoạt động" cùng với học sinh, đồng thời biết áp dụng phương pháp quản lí, điều khiển mềm dẻo, linh hoạt, hợp lí và nghệ thuật. Đặc biệt, với chủ nhiệm là đối tượng học sinh THPT ở miền núi thì trong quá trình chủ nhiệm cần đi sâu sát, thực tế và hiểu từng hoàn cảnh gia đình học sinh để thông cảm, chia sẻ những khó khăn của từng gia đình học sinh và vướng mắc của các em, thậm chí người giáo viên chủ nhiệm chịu nhiều thiệt thòi về công sức và thời gian thì lúc đó mới thu được kết quả xứng đáng.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay việc phát triển toàn diện về kiến thức, nhân cách cho học sinh đã được rất nhiều tổ chức, các nhà khoa học giáo dục và cá nhân nghiên cứu. Tuy nhiên, việc vận dụng linh hoạt và có những kinh nghiệm riêng trong quá trình chủ nhiệm thì lại còn phụ thuộc vào mỗi người và đối tượng học sinh mình áp dụng. 
Để có được kết quả nghiên cứu của đề tài, trong nhiều năm qua bản thân tôi đã không ngừng tìm hiểu, tích lũy các kiến thức liên quan, đó chính là: Quyền hạn và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm; đặc điểm tâm, sinh lí học sinh trung học phổ thông nhất là học sinh miền núi; phong tục tập quán địa phương của dân tộc vùng cao (dân tộc Thái, Thanh, Thổ..). Đồng thời qua kinh nghiệm thực tế làm công tác chủ nhiệm tại Trường THPT Quỳ Hợp 3 đề tài của tôi đã thu được kết quả khả quan.
Đề tài được trình bày đúng theo quy định, ngôn ngữ sử dụng trong sáng, tường minh, gần gũi; cấu trúc gọn, rõ ràng, trình bày dễ hiểu. Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong các trường Trung học phổ thông chứ không riêng gì trường ở miền núi. Đề tài được xây dựng trên việc bản thân chủ nhiệm lớp trong nhiều năm qua và áp dụng thể nghiệm tại trường THPT Qùy Hợp 3, trường THPT Qùy Hợp 1, trường THPT Quỳ Hợp 2 trong năm học 2018-2019 và đang áp dụng rộng rãi tại trường trong năm nay đã đem lại hiệu quả thiết thực cho việc giáo dục toàn diện học sinh. Việc áp dụng đề tài đã giúp các giáo viên chủ nhiệm có được các cách quản lí, điều hành lớp chủ nhiệm hiểu quả, đồng thời hình thành được các kỹ năng cần thiết cho các em học sinh. Từ đó giúp nhà trường, ngành giáo dục ngày càng phát triển, đáp ứng được xu thế phát triên của con người, của xã hội, của tương lai.
Qua thực hiện và rút ra được một số biện pháp, kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm hi vọng đề tài tôi không những giúp ích cho bản thân mà một phần nào đó được đồng nghiệp sử dụng để mang lại hiệu quả cao trông công tác chủ nhiệm, giúp các thầy - cô yêu trường, yêu lớp nhiều hơn; phụ huynh, học sinh tin tưởng vào nhà trường cùng đoàn kết quyết tâm đưa giáo dục nước nhà phát triển lên tầm cao mới.
2. Kiến nghị
- Các cấp, các ngành, các tổ chức quan tâm sát sao hơn nữa cùng phối hợp đối với quản lí học sinh nhất là học sinh bỏ học, học sinh đánh nhau, học sinh vi phạm an toàn giao thông và tệ nạn học đường 
- Có chế độ chính sách hợp lí đối với học sinh dân tộc miền núi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Có các đợt tập huấn nhiều hơn nữa về công tác chủ nhiệm qua đó giáo viên có những thay đổi, sáng tạo hơn nữa để hiệu quả trong công tác chủ nhiệm được cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	Điều lệ Trường THPT các năm 2018 - 2019, 2019 - 2020.
2. 	Các modul bồi dưỡng thường xuyên bậc THPT:
- 	THPT 1: Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông 
- 	THPT 7: Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT 
- 	THPT 11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu só trong trường THPT 
- 	THPT 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm 
- 	THPT 32: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm 
- 	THPT 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm
- 	THPT 35: Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh THPT 
- 	THPT 39: Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT  
- 	THPT 40: Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục 
- 	THPT 41: Tổ chức các hoạt động tập thể của học sinh THPT
3. 	Kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm và những quy định mới về đánh giá xếp loại học sinh - Nhà xuất bản lao động (Bá Đạt - 2013).
4.	Xây dựng văn hóa học đường Trường học thân thiện học sinh tích cực - Nhà xuất bản Đại học thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Khắc Hùng, Đào Hoàng Nam - 2013).

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc
Sáng Kiến Liên Quan