Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức tiết học thân thiện, học sinh tích cực bằng hoạt động nhóm

THỰC TRẠN

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy

- Bộ môn được phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn.

- Giảng dạy bộ môn công nghệ 7 nhiều năm

- Giáo viên đã được đào tạo chuẩn

- Giáo viên luôn học hỏi trao dồi kinh nghiệm, phương pháp dạy học

- Đa số học sinh biết vâng lời thầy cô.

- Kiến thức công nghệ 7 rất gần gũi với cuộc sống của các em

- Các kiến thức mới được hình thành gắn chặt với các tình huống thực tiễn.

2. Khó khăn:

Tuy nhiên qua nhiều năm giảng dạy bộ môn công nghệ 7 tôi thấy rằng việc dạy học hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như:

- Chưa tạo được tính tích cực, thân thiện giữa giáo viên với học sinh, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học, giáo viên ít tổ chức hoạt động nhóm, trao đổi các nhóm hoặc cá nhân học sinh với nhau

- Học sinh không lắng nghe giáo viên giảng bài, không hợp tác, thường rơi vào ở các tiết 4,5, không tương tác với giáo viên.

- Hay nói chuyện và làm việc riêng, hay đùa nghịch với bạn ngồi chung bàn học trong giờ học.

- Mất trật tự trong giờ học, hay nhìn ra ngoài hoặc xin ra ngoài.

- Lười học bài ở nhà, lười làm bài tập hoặc soạn bài trước khi đến lớp

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức tiết học thân thiện, học sinh tích cực bằng hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC TIẾT HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC 
BẰNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
 	Nguyễn An Xuyên
 Giáo viên trường TH&THCS PHONG THẠNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ GD - ĐT phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đây là phong trào lớn, có tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm, giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho học sinh, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong tỉnh và từng bước đi vào chiều sâu.
II. THỰC TRẠN
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy
- Bộ môn được phân công giảng dạy phù hợp với chuyên môn.
- Giảng dạy bộ môn công nghệ 7 nhiều năm
- Giáo viên đã được đào tạo chuẩn
- Giáo viên luôn học hỏi trao dồi kinh nghiệm, phương pháp dạy học
- Đa số học sinh biết vâng lời thầy cô.
- Kiến thức công nghệ 7 rất gần gũi với cuộc sống của các em
- Các kiến thức mới được hình thành gắn chặt với các tình huống thực tiễn.
2. Khó khăn:
Tuy nhiên qua nhiều năm giảng dạy bộ môn công nghệ 7 tôi thấy rằng việc dạy học hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: 
- Chưa tạo được tính tích cực, thân thiện giữa giáo viên với học sinh, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học, giáo viên ít tổ chức hoạt động nhóm, trao đổi các nhóm hoặc cá nhân học sinh với nhau
- Học sinh không lắng nghe giáo viên giảng bài, không hợp tác, thường rơi vào ở các tiết 4,5, không tương tác với giáo viên.
- Hay nói chuyện và làm việc riêng, hay đùa nghịch với bạn ngồi chung bàn học trong giờ học.
- Mất trật tự trong giờ học, hay nhìn ra ngoài hoặc xin ra ngoài.
- Lười học bài ở nhà, lười làm bài tập hoặc soạn bài trước khi đến lớp
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: TỔ CHỨC THI ĐUA HOẠT ĐỘNG NHÓM
1. Điều lệ :
- Phân loại nhóm:
 	+ Có thể trong 1 lớp học được chia thành 04 nhóm: 2 nhóm nam và 2 nhóm nữ ( Tùy theo sĩ số hoặc số lượng nam, nữ của từng lớp). 
 	+ Học sinh 01 bàn trước và 01 bàn sau ( 04 học sinh ) vào 01 nhóm
 	+ Học sinh trong 1 lớp được chia thành 04 hoặc 06 nhóm hoặc mỗi tổ 01 nhóm
- Mỗi nhóm chọn 01 nhóm trưởng do tập thể nhóm chỉ định.
- Học sinh trong nhóm trình bày nội dung hoạt động của nhóm là do giáo viên gọi bất kì em nào trong nhóm.
- Mỗi lớp chọn 01 thư kí ( Thư kí phải ghi chép cẩn thận, chữ phải rõ ràng, thông báo kịp thời, công bằng và có uy tín. Thư kí có nhiệm vụ như sau:	
 	+ Đôn đốc các nhóm trưởng, tổ trưởng kiểm tra bài.
 	 + Ghi chép điểm thi đua trong các tiết học.
 	+ Tổng kết điểm thi đua.
 	+ Ghi nhận những bạn vi phạm cần xử lí
 	+ Thông báo các yêu cầu cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: dụng cụ thực hành, mẫu vật, chuẩn bị thí nghiệm..
2. Quy ước bảng mẫu và thang điểm thi đua: 
Mẫu của nhóm trưởng:
Ví dụ:
Nhóm
Điểm cộng
Điểm trừ
Tổng điểm
Có dụng cụ học tập, mẫu vật.
+10đ
Phát biểu, trả lời đúng, thuộc bài mỗi lần +5đ 
Không chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật và không thuộc bài mỗi lần -5đ
Nam
Có chẩn bị +10đ
Năm lần phát biểu đúng
- Một học sinh không chuẩn bị mẫu vật
- Một lần không thuộc bài
25 điểm
Họ tên học sinh
Nhóm
Điểm cộng
Điểm trừ
Tổng điểm
Có dụng cụ học tập, mẫu vật.
+10đ
Phát biểu, trả lời đúng, thuộc bài mỗi lần +5đ 
Không chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật và không thuộc bài mỗi lần -5đ
Họ tên học sinh
Nữ
Có chẩn bị +10đ
Sáu lần phát biểu trả lời đúng
Một học sinh không chuẩn bị mẫu vật
35 điểm
Họ tên học sinh
Mẫu thư kí tổng hợp:
Ví dụ:
Nhóm
HS được cộng điểm
HS bị trừ điểm
Tổng điểm của nhóm
Nhóm 01
1. Lan thuộc bài
2. Hải phát biểu 
3. Phát biểu
1. Minh không thuộc bài
2. Cường chưa chuẩn bị bài
50 điểm
Nhóm 02
45 điểm
Nhóm 03
30 điểm
Nhóm 04
.
15 điểm
3. Cách thực hiện:
Ở mỗi tiết học, giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra chéo giữa các nhóm và chấm điểm đầu giờ và trong tiết học nhóm, cử thư kí kẻ bảng thi đua giữa các nhóm hoặc các tổ (như trên). Sau mỗi tiết học các nhóm trưởng báo cáo kết quả thi đua cho thư kí lớp tổng hợp vào bảng thư kí kẻ sẵn. Thư kí báo cáo với Giáo viên bộ môn ở giờ học sau khi vào lớp nhìn vào bảng báo cáo sẽ có số liệu HS thuộc bài, làm bài. Từ đó giáo viên bộ môn sẽ uốn nắn kịp thời đối với học sinh lười học. Ngoài ra, bảng báo cáo cũng đã thể hiện sự phê bình trước lớp những HS chưa chuẩn bị bài (một cách phê bình rất tế nhị):
- Giáo viên và HS đã thống nhất cách xử lí theo quy ước ban đầu. HS vi phạm sẽ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của giáo viên bộ môn, không có thái độ phản ứng lại. Ví dụ mất trật tự trong giờ học bị (- 5 điểm/1 lần), xin ra ngoài giữa giờ
( -5 điểm/ 1 lần) HS sẽ cố gắng thực hiện đúng quy định vì sợ ảnh hưởng đến các bạn trong nhóm.
- Nhóm có tổng điểm hạng nhất, nhì, ba, tư trong mỗi tiết học sẽ có phần thưởng (theo thỏa thuận). Cuối tháng tổng kết có khen thưởng (theo thỏa thuận).
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng giải pháp nêu trên trong khoảng thời gian từ năm học 2018- 2019 và 2019-2020
 	+ Tạo sự hứng thú và học sinh tích cực học tập, tự giác làm bài ở nhà, tự giác và tích cực phát biểu xây dựng bài. 
 	 + Cá nhân học sinh cùng với nhóm làm việc
 	+ Tạo sự đoàn kết trong học tập cũng như bạn học trong lớp
 	 + Phát huy tính tự giác của HS.
 	 + Tạo sự thân thiện với học sinh và học sinh trong lớp
 	+ HS giám sát lẫn nhau và giúp đỡ nhau.
 	 Kết quả học tập: điểm trung bình cuối năm 2018-2019 môn công nghệ 7 đạt chỉ tiêu đề ra, minh chứng:
TT
Lớp
Tổng số HS 
0->1.9
2->3.4
3.5->4.9
5.0->6.4
6.5->7.9
8->10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
7/1
40
0
0
0
0
0
0%
2
5%
12
60%
26
65%
2
7/2
32
0
0
0
0
0
0%
14
43.75%
14
43.75%
4
12.5%
Tổng
72
0
0
0
0
0
0%
16
22%
26
36%
30
38%
Kết quả học tập: điểm trung bình cuối năm 2019-2020 môn công nghệ 7 đạt chỉ tiêu đề ra, minh chứng:
TT
Lớp
Tổng số HS 
0->1.9
2->3.4
3.5->4.9
5.0->6.4
6.5->7.9
8->10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
7/1
38
0
0
0
0
0
0%
0
0%
9
23,68%
29
76,32%
2
7/2
37
0
0
0
0
0
0%
23
62,16%
8
21,62%
6
16,22%
Tổng
75
0
0
0
0
0
0%
23
30,67%
17
22,67%
35
46,67%
Trong quá trình giảng dạy chúng ta chú ý tận dụng những trang thiết bị dạy học đầy đủ phương tiện trong các phòng học như máy chiếu hoặc tivi. Tận dụng các tranh ảnh, đồ dùng dạy học hoặc mẫu vật sẵn có ở địa phương ( môn công nghệ 7)
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Một số tình huống gặp phải:
 	 + HS hay so bì, tranh luận gây ồn ào.
 	+ HS cộng điểm không chính xác.
 	 + Chia thời gian cho một tiết chưa phù hợp
 	+ Hay gây mất trật tự trong giờ học
- Cách xử lí : Giáo viên lắng nghe và đưa ra cách giải quyết, điều chỉnh sao cho phù hợp. Phương trâm là làm đúng theo quy ước, công bằng.
- Lưu ý:
 	+ Quy ước là do giáo viên và HS thống nhất với nhau và phải tuân thủ.
 	+ Phong cách thân thiện, thái độ và ánh mắt, lời nói cũng phải thể hiện sự trìu mến.
 	+ Thái độ của giáo viên trong mọi hoạt động phải thật sự bình tĩnh và chú ý ngôn từ khi giao tiếp với HS. Một lời nói của giáo viên có thể ảnh hưởng đến tương lai của HS.
 	+ Hành động của giáo viên sẽ dạy HS nói lời cảm ơn chứ không nói xuông. Để lại trong lòng HS một ấn tượng đẹp.
V. KIẾN NGHỊ
 Cung cấp trang thiết bị cho bộ môn công nghệ 7 nhiều hơn hiện tại còn thiếu nhiều như: tranh, ảnh, dụng cụ thực hành thí nghiệm, đặc biệt là phòng thực hành. 
Người viết
 	 Nguyễn An Xuyên
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường TH&THCS PHONG THẠNH xác nhận: Biện pháp.....
của giáo viên: Nguyễn An xuyên áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Thạnh, ngày .tháng ..năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_tiet_hoc_than_thien.doc