Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khám phá Âm nhạc

Môn Âm nhạc Tiểu học không nhằm đào tạo HS trở thành những ca sĩ nhạc sĩ, những nhà hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, mà chủ yếu làm giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho HS yêu thích và say mê hứng thú học tập môn Âm nhạc nói riêng và các môn học khác nói chung.“Hứng thú trong học tập có thể làm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở HS lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm học tập cái mới và áp dụng vào thực tiễn.”

 Những biện pháp tạo hứng thú trong bài viết này xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản sau:

- Luận điểm đầu tiên là mang lại hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng.”

- Điều thứ hai đó là GV có nhiệm vụ vô cùng khó khăn và quan trọng là làm sao cho học sinh thích học.”

- Và uận điểm thứ ba là dạy học ở tiểu học giáo viên phải làm sao cho học sinh của mình cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống.”.”

 Với ba luận điểm này, tôi quan niệm rằng thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học.”Còn nếu quan niệm ngườidạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho người học thấy cái hay,cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả.Học sinh chỉ tự giác, tích cực học tập khi thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm.“Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi.”Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn,tổ chức của GV.”Người giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành,bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.””

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khám phá Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa cả lớp.HS thảo luận nhóm trong tiết Âm nhạc có nội dung Tập đọc nhạc Tạo kịch tính trong giờ học.”Các tiết học cứ diễn ra bình thường theo những bước đã định sẵn sẽ tạo cho HS sự nhàm chán, không có hứng thú, HS sẽ biết bược tiếp theo sẽ làm gì.”””
c.”Tổ chức cho học sinh diễn kịch”
 “Đối với một số tiết học có nội dung kể chuyện Âm nhạc thay vì giảng dạy theo trình tự bình thường tôi thường tổ chức cho HS đóng vai thành một vở kịch với những hìnhảnh, tình huống sống động, khiến HS quên cả giờ ra chơi.”Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh biết cách ứng xử các tình huống trong cuộc sống. Qua quá trình giảng dạy, tôi được biết: Phương pháp dạy HS đóng vai có rất nhiều ưu điểm và một trong những ưu điểm sau mang lại nhiều kiến thức cho HS.” Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.”Gây hứng thú và chú ý cho học sinh,tạo điều kiện để HS được sáng tạo,khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và các em thấy được hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.””””
	Đối với phương pháp này, tôi thực hiện như sau :
	+”Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị.””
	+ “Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.”
	+” Các nhóm lên trình bày.”Sau khi học sinh trình bày, tôi phỏng vấn học sinh đóng”
	- Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
	- Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ?”
	Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai )
+ Lớp thảo luận, nhận xét:“Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? “Vì sao ? Cuối cùng tôi kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.””
	Với phương pháp dạy này cần lưu ý: 
 +”Tùy vào từng nội dung của tiết dạy (Dạy Kể chuyện Âm nhạc với câu chuyện có nhiều lời thoại như tiết 28: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng với những lời thoại của người cha, người con và nhạc sĩ Bét - tô – ven + Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.””
	+”Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai”
	+”Phải hướng dẫn HS hiểu rõ nhân vật của mình trong khi đóng vai để khôngbị lạc đề.””
	+”Khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia.””
	+”Chuẩn bị một vài đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn khi HS đóng vai”
d. Thay đổi không gian học tập
 ”Để tránh sự nhàm nhán thì thay đổi không gian học tập cũng là cách tạo hứng thú đối với các em.”Chính vì vậy, đối với một số tiết học tôi tổ chức cho HS học tập ở một vài không gian khác nhau như: Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS quan sát thiên nhiên, có không gian biểu diễn, chơi các trò chơi nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em.”Tổ chức tiết học ngoài trời sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt,không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học.” Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.”Hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ,học hỏi lẫn nhau.”Ngoài ra, trong môn Âm nhạc, nhiều bài hát gắn liền với địaphương, nơi HS đang sinh sống nên việc dạy học ngoài không gian lớp học lại càng quan trọng.”””
	Ví dụ: Tiết 23 Ôn tập 2 bài hát: Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác.”Tôi thay đổi không gian lớp học bằng cách cho HS ra sân xếp thành vòng tròn vừa hát vừa biểu diễn, sau khi biểu diễn 2 bài hát, tôi thường lồng ghép một sốcâu hỏi hoặc trò chơi để liên hệ giáo dục tình cảm thái độ của HS về kiến thức địa phương, hay ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp .....Hoặc với những tiết Tập biểu diễn bài hát.”Khi bắt đầu tiết học, tôi cho HSsắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, cách sắp xếp bàn ghế này tạo cho lớp học cókhông gian biểu diễn đồng thời tất cả HS được quan sát các bạn biểu diễn cũng như thúc đẩy quá trình học tập sáng tạo, ý thức tự giác, niềm đam mê học tập, háo hức được cùng các bạn tham gia biểu diễn.””
4.3.4.Phát huy hiệu quả của ĐDDH 
	Muốn gây hứng thú cho HS, theo tôi việc sử dụng ĐDDH là rất quan trọng.”Tuy nhiên đồ dùng cần phải đáp ứng được tính thẩm mĩ không tùy tiện cẩu thả,phong phú đa dạng và phải phù hợp với nội dung bài học.Mỗi tiết dạy có sự đặc trưng riêng về cách tổ chức lớp và có những sáng tạo riêng của từng giáo viên. “Đặc biệt đối với môn Âm nhạc lớp 5, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy là hết sức cần thiết vì giáo viên không thể thao thao bất tuyệt với lý lẻ suôn hay chỉ hát “chay” từ ngày này qua ngày khác sẽ khiến học sinh nhàm chán và thiếu phấn khởi trong học tập.”Vì đây là môn năng khiếu cần có sựbồi đắp và vun dưỡng từ giáo viên để tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu bộc lộ mình, các em học HS không có năng khiếu cũng sẽ hiểu bài một cách chủ động hơn.””
	Tôi luôn luôn chuẩn bị đầy đủ các đồ dụng dạy - học sẵn có để hỗ trợ việc dạy và học Âm nhạc trong tất cả các tiết dạy Âm nhạc như:”Thanh phách, song loan, đàn Organ, băng đĩa, tranh phóng to các bài TĐN của lớp 4,lớp 5.”Hoặc những nhạc cụ do các em tự chế như: chai nước nhựa, thanh tre nhỏ, những chiếc đũa”... tất cả các đồ dùng dạy học trên sẽ mang lại một tiết học sôi nổi đầy hào hứng.”Tuy nhiên, nếu GV không biết phối hợp hoặc sử dụng những ĐDDH không thành thạo thì cũng không mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy.”Việc sử dụng thành thạo đàn Organ cũng là một yếu tố quan trọng.”Cách bỏ hợp âm, dạo nhạc cũng sẽthu hút HS hào hứng học hát và hát đúng giai điệu, vì vậy tôi thường xuyên họctập, sáng tạo, đổi mới cách đệm phù hợp với sắc thái của từng bài hát, sao cho tấtcả các đối tượng HS đều biết hát đúng giai điệu hoặc ít nhất là hát theo giai điệu của bài hát.”Sử dụng đàn Piano và Organ trong các tiết dạy Âm nhạc cùng với đàn Piano và Organ, thì thanh phách và song loan cũng là nhữngnhạc cụ không thể thiếu trong môn Âm nhạc.”Vì đây là những nhạc cụ giúp HS nắm chắc tiết tấu của bài hát và các bài TĐN một cạch nhẹ nhàng dễ hiểu. Đối với từng bài học tôi cho các em sử dụng các nhạc cụ cho phù hợp.”Ví dụ:“Đối với bài hát nhịp 3 như bài Tre ngà bên lăng Bác, tôi cho các em dùng tay để vỗ theo phách HS sẽ dễ nhớ hơn, vì đây là cách gõ đệm khó, khi dùng nhạc cụ sẽ gây ồn ào các em khó hình dung ra phách của nhịp 3.”Nhưng đối với bài hát Con chim hay hót thì nhạc cụ gõ làm cho các em sôi nổi hào húng khi gõ đệm theo nhịp.”””””” 
4.3.5. Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
 Ngoài sử dụng đồ dùng dạy học như trên, thì việc sử dụng giáo án điện tử cũng là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên.”Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hầu hết các em HS Tiểu học rất thích được học những tiết học bằng máy chiếu bởi vì cùng một lúc các em được nghe âm thanh, hình ảnh,màu sắc sinh động, hấp dẫn.”HS hứng thú học tập và dễ dàng tiếp thu bài nhờ những hình ảnh, âm thanh, những tư liệu giúp HS khắc sâu kiến thức, kích thích nguồn cảm hứng học tập, vì vậy, tôi tăng cường thực hiện một số tiết day bằng giáo án điện tử.” Khi giảng dạy, tôi kết hợp hài hòa giữa màn hình với lời giảng và giữa màn hình với ghi bảng sao cho linh hoạt uyển chuyển giúp cho tiết dạy được sinh động hơn, HS học tập hứng thú hơn, hạn chế cách dạy khô khan.”Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.”””
	“Trong chương trình âm nhạc Tiểu học thì lớp 4 và lớp 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc các em còn được giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài, được nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới.”Với dạng bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học.” Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi.”Thực tế đã chứng minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan mà gíao viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh.””
Ví dụ: Ở phần bài giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài 
 “Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế chơi đàn và âm thanh thực minh họa thông qua các Video clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết âm nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ này”.”Tuy nhiên tất cả những vấn đề trên người giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ mang tính giới thiệu vì với học sinh tiểu học chưa thể ghi nhớ một cách cụ thể các kiến thức nêu trên, nhưng với tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh.””””” 
	Khi đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy môn, đa số các em học sinh ham thích học hát.”Hầu hết các em biết trình bày bài hát, các em thuộc nhiều bài hát trong chương trình được các em dùng trong hoạt động ngoại khóa và văn nghệ đầu giờ,...chỉ còn một số ít học sinh do không có khả năng trình bày bài hát nên chưa mạnh dạn trong học tập và tham gia phong trào nhưng luôn có sự quan tâm và rèn luyện đối với bộ môn.”Trong các hoạt động ngoại khóa, vui chơi của các em, đã giúp các em giảm bớt căng thẳng trong quá trình học tập, rèn luyện tai nghe tạo cho các em sự nhanh nhẹn hoạt bát tự tin trước đám đông hơn. Vì vậy, đã làm cho các em dần yêu thích và gắn bó với môn học hơn.”Đồng thời người giáo viên năng nổ nhiệt tình hơn trong tiết dạy, gần gũi với học sinh hơn.””
4.3.6. Đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra, đánh giá
	Một trong những nguyên nhân khiến học sinh không thích học là do cách đánhgiá bằng lời và cho điểm của chúng ta không thỏa đáng.”Theo GS.TS Lê PhươngNga: " Phải đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh tiểu học theo một chiến lược dạy học lạc quan - đó là nhấn mạnh vào mặt thành công của học sinh".”Áp dụng Thông tư 30 vào công tác giảng dạy và đánh giá học sinh.Để tạo hứng thú cho học sinh, trong các tiết dạy tôi thường xuyên động viên,khích lệ những kết quả của các em: Nhận xét bằng lời trực tiếp khi giảng dạy, nhận xét vào vở của học sinh, nhận xét trong sổ theo dõi hàng tháng, cuối kì và cuối nămhọc.”Khi nhận xét tôi luôn chú trọng vào mặt thành công của các em, tôn trọngnhững sáng tạo của HS, dù rất nhỏ, đồng thời, tập cho mình có một cách nhìn: Học sinh tiểu học em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng.”Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi.”Vì vậy đòi hỏi phải thật nghiêm khắc và đặt ra yêu cầu cao với bản thân mình có nghĩa là không cho phép chúng ta khắt khe trong đánh giá và chặt chẽ khi nhận xét HS.”Khi HS đạt được thành công trong học tập sẽ tạo ra hứng thú và niềm say mê học tập, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi.””””
5. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 “Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến, cần có những điều kiện sau đây”:”
 Tìm hiểu và nắm được rõ tác dụng của việc tạo hứng thú cho học sinh trong môn học Âmnhạc.””
	 “Dạy học với phương châm lấy học sinh làm trung tâm,giúp các em tự lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành từ niềm đam mê hứng thú học tập.””
 “Tạo môi trường học tập thân thiện:”Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.”Việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh.Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghịt rong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò.””””
 “Xây dựng và thành lập đội ngũ trưởng nhóm có kĩ năng điều hành các hoạt động học một các linh hoạt, sáng tạo.”
 “Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn chú ý đến “ tiến độ học tập, khả năng tiếp thu ” của học sinh, để từ đó có những biện pháp tổ chức cụ thể hơn cho từng lớp , từng nhóm và từng cá nhân học sinh.”
 “Giáo viên cần tạo ra hứng thú cho các emhọc sinh thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập” học vui – vui học”.”Đặc biệt là trong môn Âm nhạc, các em vừa được học, vừa được lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng. Từ đó các em thích học Âm nhạc hơn.”””
6. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	“Các biện pháp và giải pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, giúp giáo viên dạy tốt hơn, các em say mê môn học, không khí học tập sôi nổi hơn.”Khi đã đưa ra các giải pháp ứng dụng vào tiết dạy người giáo viên phải biết phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn với nhau. “Nếu như chỉ biết đưa ra giải pháp mà không biết giải quyết biện pháp làm sao cho phù hợp thì tiết học cũng trở nên nhàm chán mà thôi.”””
	+”Giáo viên bộ môn phải phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh HS để từ đó giúp hình thành cho các em tình yêu âm nhạc để, các em biết vận dụng vào thực tế những bài học của mình.”
	+ Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (Tùy từng phân môn giáo viên cần biết lựa chọn dạy học hát thì áp dụng phương pháp nào sẽ đạt hiệu quả?”Dạy Tập đọc nhạc thì áp dụng phương pháp nào sẽ đạt hiệu quả, dạy kể chuyện âm nhạc cần thu hút sự chú ý của học sinh bằng hình thức nào?....)”
	+”Thường xuyên củng cố kiến thức bài học nhằm phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học Âm nhạc””
	+”Tăng cường các hoạt động Âm nhạc trong lớp, trường để học sinh được xem, được nghe, đựơc thể hiện và bình luận như biểu diễn văn nghệ, thi Giai điệu Sơn ca, hát dân ca””
7.”Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu” 
	Khi áp dụng các biện pháp vào việc giảng dạy môn, đa số các em học sinh ham thích học hát.”Hầu hết các em biết trình bày bài hát, các em thuộc nhiều bài hát trong chương trình được các em dùng trong hoạt động ngoại khóa và văn nghệ đầu giờ,...chỉ còn một số ít học sinh do không có khả năng trình bày bài hát nên chưa mạnh dạn trong học tập và tham gia phong trào nhưng luôn có sự quan tâm và rèn luyện đối với bộ môn.”Trong các hoạt động ngoại khóa, vui chơi của các em, đã giúp các em giảm bớt căng thẳng trong quá trình học tập, rèn luyện tai nghe tạo cho các em sự nhanh nhẹn hoạt bát tự tin trước đám đông hơn. Vì vậy, đã làm cho các em dần yêu thích và gắn bó với môn học hơn. Đồng thời người giáo viên năng nổ nhiệt tình hơn trong tiết dạy, gần gũi với học sinh hơn.””
Việc học tập tốt trong giờ học chính khoá cũng giúp góp phần nào giúp các em mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động ngoại khoá do trường, địa phương và ngành tổ chức.”Một số em lúc đầu chưa mạnh dạn, chưa tự tin nhưng đến nay các em đã không còn ngại ngùng khi đứng trước các bạn, các em tự tin hơn. Chất lượng từng phân môn cảu bộ môn Âm nhạc được nâng cao rõ rệt.””
Kết quả đánh giá học sinh cuối học kì 1 năm học 2019 -2020
Lớp 
Tổng số HS
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 1D
36
29
80,5
7
19,5
0
0
Lớp 2E
37
30
81,1
7
18,9
0
0
Lớp 3A
37
27
73,0
10
27,0
0
0
Lớp 4B
35
29
83,0
6
17,0
0
0
Lớp 5E
35
30
85,7
5
14,3
0
0
Tổng
180
145
80,6
35
19,4
0
0
* So sánh đối chứng trước và sau khi áp dụng các phương pháp:
Trước khi áp dụng
- Lớp học trầm
- Học tập chậm chạp, ít phát biểu ý kiến. 
- Chưa thể hiện được tính chất, tình cảm bài hát. Gõ đệm còn lúng túng lúc đúng lúc sai.
- Chưa biết nêu cảm nhận của mình về bài hát.
- Chưa mạnh dạn trong nhận xét các bạn biểu diễn bài hát.
- Số lượng các em học sinh rụt rè, nhút nhát khi biểu diễn còn nhiều.
Sau khi áp dụng
- Lớp học sôi nổi, tích cực.
- Học tập nhanh nhẹn, hăng hái phát biểu ý kiến. 
- Thể hiện được tình cảm sắc thái của bài hát. Biết hát và kết hợp gõ đệm nhịp nhàng theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca
- Biết nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm âm nhạc.
- Ham mê, hứng thú mỗi khi đến tiết học Âm nhạc, cảm nhận được sự tinh tế trong âm nhạc đặc biệt biết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện trong lời ca. 
 -Học sinh mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn tăng lên nhiều.
8. KẾT LUẬN
	Trên đây là một số công việc đã thường xuyên được thực hiện trong các giờ dạy âm nhạc tại trường tiểu học Chấn Hưng bằng cách làm này hiệu quả các tiết dạy âm nhạc chất lượng đã được nâng lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động, nhanh chóng.”Tính chuyên nghiệp trong các tiết học âm nhạc dần được khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học âm nhạc một cách đơn điệu, tẻ nhạt.” Sự hiểu biết âm nhạc của học sinh được nâng cao rõ rệt, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc và định hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức âm nhạc của học sinh về sau này.”””
	Cuối cùng tôi rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
* Đề xuất kiến nghị.
	Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm cụm trường tiểu học trong huyện và trong tỉnh .
* Lời cam đoan của tác giả
 “Đề tài kinh nghiệm công tác giảng dạy do bản thân tôi chủ động nghiên cứu từ thực tiễn quản lý hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học Chấn Hưng, không sao chép nội dung của đồng nghiệp.”
8.1. Khả năng khi áp dụng của sáng kiến
	Đề tài nghiên cứu “ Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khám phá Âm nhạc” dễ áp dụng .”Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài có khả năng ứng dụng trong công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở tất cả các khối lớp trong các trường Tiểu học . Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cũng là nâng cao chất lượng học sinh”
9.Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
	Không 
10. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
	 “Với mong muốn các giờ dạy và giáo dục âm nhạc trong trường Chấn Hưng ngày càng đảm bảo chất lượng và có hiệu quả cao,”tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy âm nhạc như phòng học chức năng, video, máy nghe nhạc, các loại nhạc cụ có chức năng hiện đại để sử dụng trong việc dạy học.”” 
	“Tạo điều kiện cho giáo viên dạy môn Âm nhạc có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp như tập huấn nâng cao chuyên môn, tổ chức chuyên đề.”
 “Đề xuất đối với Ban giám hiệu. giáo viên trong nhà trường và phụ huynh học sinh: Quan tâm, coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc để tăng thêm hiệu quả cùng chất lượng giờ dạy và giáo dục Âm nhạc cho học sinh.””
 “Đối với giáo viên : Mạnh dạn , kiên trì áp dụng những điều đã học được từ sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày””
 “Về cơ sở vật chất :”Có phòng học chức năng, Có máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh ; máy ghi âm”
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
11.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 -“Giáo viên có trình độ chuyên môn , nghiệp vụ vững vàng .”
 -“Chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt”
11.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
 - Giáo viên mới ra trường học tập được nhiều kinh nghiệm, sớm trưởng thành .
 - Chất lượng học sinh ngày càng nâng cao . 
Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu :
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Đặng Thị Lệ Hải
Trường TH Chấn Hưng- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc
 Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học khám phá Âm nhạc
2
Lê Thị Phượng
Trường TH Chấn Hưng- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc
Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học 
khám phá Âm nhạc
Chấn Hưng ngày. tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Chấn Hưng ngày 7 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
Đặng Thị Lệ Hải

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_ti.doc
Sáng Kiến Liên Quan