Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ môn Địa lí 7

THỰC TRẠNG:

- Số lớp: 3

- Số học sinh: 107

- Đặc thù môn học: ở môn Địa lí lớp 7 này tập trung với những khái niệm cơ bản nhất về các thành phần tự nhiên và địa lí các châu lục nên một phần các em sẽ được tìm hiểu và nắm bắt chúng thông qua bản đồ, lược đồ. Do bước đầu mới tiếp xúc, với tâm lí lúng túng và nhiều em có cảm giác sợ khi phải học với bản đồ nên đã hạn chế rất lớn về kĩ năng đọc và chỉ bản đồ đối với các em học sinh lớp 7.

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc phát huy tính chủ động, đổi mới, sáng tạo của giáo viên.

- Sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ từ Tổ chuyên môn và đồng nghiệp.

- Một số bản đồ ở phòng học KHXH còn sử dụng tốt.

- Bản thân luôn nêu cao tinh thần học hỏi, đổi mới, sáng tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.

2. Khó khăn:

- Các em học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với bản đồ, lược đồ.

- Một bộ phận học sinh còn thụ động hoặc chưa đặt nặng việc học.

- Một số bản đồ ở phòng học KHXH đã cũ hoặc bị mờ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ môn Địa lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ 
MÔN ĐỊA LÍ 7 
 Trần Văn Kha
 Giáo viên trường THCS Hộ Phòng
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy tính tích cực hoc tập của học sinh là hết sức quan trọng. 
Mặt khác, trong dạy học Địa lí việc rèn luyện kĩ năng cho các em luôn được chú trọng, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ.
Việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong môn địa lí vẫn còn nhiều hạn chế.
- Về giáo viên: Còn lo “cháy giáo án” khi cho học sinh thực hành. Chưa thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là bản đồ.
- Về học sinh: Các kĩ năng khai thác bản đồ, lược đồ chưa cao, còn lúng túng, mơ hồ. Chưa thực sự mạnh dạn khi trình bày một vấn đề về địa lí (học sinh còn thấy mới mẻ và phức tạp) Chưa quan tâm đến kĩ năng bản đồ và khai thác nội dung từ vở bài tập về bản đồ.
Vì vậy nhằm củng cố và phát huy các kĩ năng về bản đồ, lược đồ, bản thân tôi luôn chú trọng việc rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7. 
II. THỰC TRẠNG:
- Số lớp: 3
- Số học sinh: 107
- Đặc thù môn học: ở môn Địa lí lớp 7 này tập trung với những khái niệm cơ bản nhất về các thành phần tự nhiên và địa lí các châu lục nên một phần các em sẽ được tìm hiểu và nắm bắt chúng thông qua bản đồ, lược đồ. Do bước đầu mới tiếp xúc, với tâm lí lúng túng và nhiều em có cảm giác sợ khi phải học với bản đồ nên đã hạn chế rất lớn về kĩ năng đọc và chỉ bản đồ đối với các em học sinh lớp 7.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc phát huy tính chủ động, đổi mới, sáng tạo của giáo viên.
- Sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ từ Tổ chuyên môn và đồng nghiệp.
- Một số bản đồ ở phòng học KHXH còn sử dụng tốt.
- Bản thân luôn nêu cao tinh thần học hỏi, đổi mới, sáng tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Khó khăn:
- Các em học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với bản đồ, lược đồ.
- Một bộ phận học sinh còn thụ động hoặc chưa đặt nặng việc học.
- Một số bản đồ ở phòng học KHXH đã cũ hoặc bị mờ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Thứ nhất: Tích luỹ kiến thức cho học sinh.
Bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở các em cần học bài, soạn bài đầy đủ, cần thường xuyên đọc sách giáo khoa, xem bản đồ, lược đồ.
Mặt khác tôi thường trang bị cho các em kiến thức địa lí tổng hợp, cho các em nhận thấy và rút ra được mối quan hệ giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội để hiểu sự phát triển của một lãnh thổ nào đó. Đây là những kiến thức rất cần thiết và trọng tâm của chương trình địa lí lớp 7. 
Thứ hai: Rèn kĩ năng cho học sinh.
- Các bước cơ bản khi khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:
+ Bước 1. Đọc tên bản đồ, lược đồ và hướng dẩn học sinh đọc bảng chú giải
+ Bước 2. Lưu ý cho học sinh đến các đặc điểm hình thù để dễ ghi nhớ.
- Bước 3. Hướng dẩn học sinh cách chỉ, đọc tên trên bản đồ.
+ Tư thế đứng xác định là phải quay mặt về lớp và nếu đứng bên phải bản đồ thì chỉ (xác định) tay trái, nếu đứng bên trái thì chỉ (xác định) tay phải.
+ Xác định kí hiệu điểm (thủ đô, sân bay, nhà máy thủy điện..) thì phải chỉ ngay vào 1 điểm đó. Nếu kí hiệu đường thì phải chỉ hết đường đó và nếu kí hiệu diện tích (vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp...) thì phải khoanh hết nơi có kí hiệu đó.
Ở mỗi tiết học có sử dụng bản đồ, tôi luôn hướng dẫn cụ thể các kí hiệu, chú thích trên bản đồ, lược đồ để các em nắm được mục đích sử dụng của bản đồ, lược đồ trong tiết học đó. 
Ví dụ: Đọc lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các yếu tố, kí hiệu trên bản đồ như: độ cao địa hình, các dòng biển, các loại khoáng sản, các loại gió,liên quan đến nội dung tiết học. Giáo viên cần gọi từ 3 - 5 em lên chỉ bản đồ, phân tích về vị trí, hình thái, đặc điểmcủa từng đối tượng để các em hình thành cách học trên bản đồ và đối chiếu ở lược đồ trong sách giáo khoa để tìm ra kiến thức và lĩnh hội kiến thức từng giờ học. 
Tôi thường cho học sinh bên dưới nhận xét, bổ sung điều chỉnh những thao tác sai, chưa phù hợp nhằm củng cố và phát huy tính năng động cho học sinh. Đối với những học sinh khá giỏi, tôi cho các em trình bày một vấn đề nào đó thông qua bản đồ trước lớp nhằm nâng cao kĩ năng đọc và chỉ bản đồ cho học sinh.
Thứ ba: Phần ở nhà.
Đây là phần các em tự rèn luyện và học tập không có sự hướng dẫn của giáo viên nên tôi thường hướng dẫn kĩ càng các bài tập và công việc để các em có thể tự tìm hiểu kiến thức qua các lược đồ để củng cố kiến thức mới vừa học và chuẩn bị kiến thức mới cho tiết học sau. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Qua thực hiện biện pháp nêu trên kết quả đạt được những như sau:
1. Kết quả TBM năm học 2019 - 2020.
Lớp
Sĩ Số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
7B
45
22
48,9
23
51,1
7F
36
4
11,1
12
33,3
17
47,3
3
8,3
7G
32
3
9,4
6
18,8
21
65,6
2
6,2
Tổng
113
29
25,7
41
36,3
38
33,6
5
4,4
2. Kết quả TBM học kì I năm học 2020 - 2021.
Lớp
Sĩ Số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
7B
39
28
71,8
9
23,1
2
5,1
7F
32
8
25,0
10
31,3
14
43,7
7G
36
8
22,2
16
44,4
11
30,6
1
2,8
Tổng
107
44
41,1
35
32,7
27
25,2
1
0,9
Phân tích kết quả
- So sánh kết quả TBM của năm học 2019 - 2020 với kết quả TBM của học kì I, năm học 2020 - 2021, ta thấy:
+ Tỉ lệ học sinh yếu giảm từ 4,4% xuống còn 0,9%.
+ Tỉ lệ học sinh Khá-Giỏi tăng từ 62% lên 73,8%. Trong đó, tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ 25,7% lên 41,1%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sự học là một nổ lực không ngừng. Rèn luyện được kĩ năng này không phải một sớm một chiều là được mà đòi tính kiên trì, bền bỉ trong ý thức vươn lên trong học tập của học sinh.
Tôi thường tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học để từ đó các em có niềm yêu thích môn học. Thường xuyên theo dõi, bảo ban, uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh, đồng thời động viên, khen thưởng những tiến bộ vươn lên trong học tập. Tôi thường đặt nhiều câu hỏi kích thích tính tò mò của học sinh và tạo nhiều cơ hội để các em được làm việc nhiều với bản đồ và lược đồ. 
VI. KIẾN NGHỊ
Trên đây là một số suy nghĩ và biện pháp chỉ mang tính lí luận nhằm hình thành được kĩ năng về đọc và chỉ bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7. Rất mong nhiều đóng góp chân thành của thầy cô đồng nghiệp.
 Người viết
 Trần Văn Kha
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Hộ Phòng xác nhận: Biện pháp Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ môn Địa lí 7 của giáo viên: Trần Văn Kha áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Hộ Phòng, ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Lưu Văn Hoài

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_su_dung_ba.doc
Sáng Kiến Liên Quan