Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ

Hoạt động ngoại khoá là các hoạt động nằm ngoài chương trình chính khoá, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Hoạt động ngoại khoá đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện.

Hơn nữa trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ:

"Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ có đủ: Đức - Trí - Thể - Mỹ."

Giáo dục trong nhà trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lí giáo dục của Đảng.

Trong kế hoạch năm học 2009-2010 của ngành đã định hướng: Tiếp tục triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành Giáo dục với chủ đề năm học 2009 - 2010 là “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” . Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học tập và sáng tạo” và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Để đáp ứng được các yêu cầu trên thì một trong những nhiệm vụ được coi trọng đó là: các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Đó là một mặt không thể thiếu trong nhiệm vụ năm học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8927 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người công dân, được đề ra trong một xã hội nhất định và được thể hiện ở các mối quan hệ:
- Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, ...
- Quan hệ với việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa
d.- Phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá
- Giáo dục thông qua các chủ điểm, các chuyên đề, các phong trào thi đua.
- Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể, như hoạt động Đoàn Đội ở trường và kết hợp với hoạt động Đoàn Đội ở địa phương.
3.- Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục, quản lý trường học
a.- Khái niệm quản lý: 
Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị... . Quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, là điều khiển, chỉ huy. Tuy nhiên các quan niệm đó không khác gì nhau về nội dung, mà chỉ khác nhau về thuật ngữ. Song nếu xem xét dưới góc độ chính trị – xã hội và góc độ hành động thiết thực, quản lý được hiểu như sau: đó là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu, ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan. Vậy quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật và là một nghề. Nó mang tính khoa học vì các hoạt động quản lý có tổ chức, có định hướng, đều dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ thể. Đồng thời nó cũng mang tính nghệ thuật, bởi nó cần được vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể, trong sự tác động nhiều mặt của nhiều yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội, nó phụ thuộc vào cá nhân chủ thể. Nó là một nghề vì người quản lý phải có chuyên môn sâu, có tay nghề vững vàng và là người " thợ cả" mẫu mực. 
b.- Quản lý giáo dục: 
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người, nó được thực hiện một cách tự giác, vượt qua hoạt động “tập tính” của các loài động vật. Cũng như mọi hoạt động của xã hội loài người, giáo dục được quản lý trên phương diện thực tiễn, ngay từ khi hoạt động giáo dục có tổ chức mới hình thành. Bản thân sự giáo dục được tổ chức và có mục đích đã là một thực tiễn quản lý giáo dục sống động.
Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho sự phát triển ngày càng cao của xã hội. 
c.- Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên:
Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên là nội dung chủ yếu quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực của phòng Giáo dục & Đào tạo nói riêng và toàn ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung.
Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên là quản lý tập thể những con người có học vấn, có nhân cách phát triển ở trình độ cao. Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm giúp cho họ phát huy được vai trò chủ động sáng tạo. Khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ để họ có thể cống hiến được nhiều nhất cho mục tiêu giáo dục của các nhà trường.
Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên là nhằm mục đích hướng họ vào phục vụ lợi ích của tổ chức, của cộng đồng và xã hội. Đồng thời phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi về vật chất và tinh thần cho họ theo đúng quy chế, qui định thống nhất của pháp luật nhà nước.
 4. Nhiệm vụ và vai trò của BGH các trường THCS.:
 a- Nhiệm vụ của hiệu trưởng 
- Tổ chức bộ máy nhà trường
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn, phân công công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên
- Quản lý và tổ chức giáo dục cho học sinh
- Quản lý hành chính, tài sản của nhà trường
- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
- Được theo học lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
b- Vai trò của hiệu trưởng nhà trường:
- Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục tại trường.
- Hiệu trưởng được xem là “linh hồn” của tập thể sư phạm trong nhà trường, cùng với giáo viên là những người giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. 
c- Nhiệm vụ của phó hiệu trưởng:
-Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng, cùng hiệu trưởng quản lý và chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường.
-Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những công việc được giao. Được uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý khi hiệu trưởng vắng mặt.
5.- Quản lý giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá của BGH 
Đây là mặt giáo dục với những nội dung phong phú và thiết thực, gắn liền với giáo dục chính khoá. Nó được thực hiện trên diện rộng tới toàn thể học sinh và giáo viên trong nhà trường. Để giáo dục toàn diện học sinh đòi hỏi BGH phải có kế hoạch cụ thể không thể thiếu cho hoạt động này. Trong nhà trường vai trò của BGH có tính quyết định trong việc xây dựng các hoạt động ngoại khoá.
Mặt khác muốn cho hoạt động ngoại khoá đạt kết quả cao cần có sự huy động vào cuộc của các lực lượng giáo dục: Công Đoàn; Đoàn thanh niên; Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Các tổ chuyên môn; Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; Đội ngũ giáo viên bộ môn. Trên cơ sở đó nhà trường cần thành lập và tổ chức ban hoạt động ngoài giờ chỉ đạo toàn bộ các hoạt động ngoại khoá của nhà trường. Đó là ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Chương 2: Thực trạng tình hình học sinh và giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh 
tại trường thcs nguyễn văn cừ Thị xã Uông Bí
1. Khái quát về tình hình trường THCS Nguyễn Văn Cừ
Trường THCS Nguyễn Văn Cừ nằm trên địa bàn phường Vàng Danh Thị xã Uông Bí là một trong những phường lớn của Thị xã với hơn 3.600 hộ dân sinh sống. Phường Vàng Danh lại có địa bàn phức tạp, nhiều dân tộc sinh sống,...
Trường THCS Nguyễn Văn Cừ được thành lập từ ngày 01/01/2007, nhưng đến tháng 9 năm 2007 trường mới được chuyển về cơ sở mới vẫn đang xây dựng ngổn ngang. Là một trường lớn trong thị xã với 20 lớp, hơn 800 học sinh. Trong khi đó sân chơi, bãi tập chưa có, không có phòng học chức năng, không có hội trường lớn. 
 2. Thực trạng một số hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ :
	a. Một số thông tin về hoạt động ngoại khoá của nhà trường
	Trường THCS Nguyễn Văn Cừ được thành lập năm 2007, nhưng đến tháng 9 năm 2007 trường mới được chuyển về cơ sở mới. Là một trường lớn trong thị xã với 20 lớp, hơn 800 học sinh. Trong khi đó sân chơi, bãi tập không có, không có phòng học chức năng, tổng phụ trách kiêm nhiệm, không có giáo viên TD. Vì thế rất khó khăn trong công tác hoạt động ngoại khoá.
Với điều kiện khó khăn như thế nhưng ngay từ đầu nhà trường đã ổn định, kiện toàn các ban chỉ đạo, trong đó có ban chỉ đạo hoạt động ngoại khoá.
Học sinh chủ yếu là con em công nhân nên các em có nhận thức và hành vi tốt về hoạt động ngoại khoá. Vì thế trong mấy năm gần đây các em có được những thành tích đáng kể, như: giải 3 cuộc thi giai điệu tuổi hồng, giải nhì cuộc thi tuyên truyền giảm kỳ thị với người nhiễm HIV; giải nhì cuộc thi chúng em nói về các vấn đề xã hội
Các hoạt động ngoại khoá được BGH rất quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để sao cho số học sinh tham gia là nhiều nhất.
Các hoạt động về TDTT, về TDGG, về hoạt động của Đội TNTP cũng có một số mặt rất đáng động viên, khích lệ.
Hoạt động ngoại khoá chuyên đề, chủ đề, chủ điểm còn hạn chế cả về nội dung, hình thức và cách thức tổ chức. 
b. Kết quả điều tra giáo viên, học sinh:
Trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi đã lấy ý kiến thăm dò đối với 50 giáo viên trong nhà trường về mức độ cần thiết của giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá; Và 100 học sinh (mỗi khối 25 em) về sự yêu thích các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường kết quả thu được như sau:
 TT
Các tiêu chí
Số lượng
Tỉ lệ
1
Rất cần thiết
27
54%
2
Cần thiết
21
42%
3
Không cần thiết
2
4%
Bảng 1: ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá
	* Nhận xét: 27 giáo viên được hỏi cho rằng giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh là rất cần thiết; 21 giáo viên được hỏi cho là cần thiết chỉ có 2 giáo viên có ý kiến không cần thiết. Vì vậy rõ ràng nhận thức của giáo viên trong công tác này là rất tích cực.
Vậy còn tâm tư nguyện vọng của học sinh thì sao, qua điều tra 100 học sinh về mức độ yêu thích các hoạt động ngoại khoá kết quả thu được như sau:
TT
Các tiêu chí
Số lượng
Tỉ lệ
1
Rất thích
34
34%
2
Thích
55
55%
3
Bình thường
11
11%
4
Ghét
0
0%
 Bảng 2: ý kiến của học sinh về mức độ yêu thích các hoạt động ngoại khoá
* Nhận xét: Trong số 100 học sinh được hỏi thì có đến 34% học sinh rất thích các hoạt động ngoại khoá, 55% là thích, chỉ có 11% là có thái độ bình thường. Đặc biệt không có học sinh nào ghét các hoạt động này.
c.Nghiên cứu một kế hoạch hoạt động ngoại khoá cụ thể của nhà trường:
 Sau đây là kế hoạch tổ chức, thực hiện một chuyên đề trong năm học vừa qua:
	Thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, theo chỉ đạo của phòng ĐT-GD Uông Bí, Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ trường THCS Nguyễn Văn Cừ xây dựng kế hoạch tổ chức ngoại khoá Mỹ thuật “Mái trường mến yêu” cấp cụm năm học 2009 - 2010 như sau:
 1. Mục đích: 
 	- Trong hệ thống các môn học ở trường THCS thì môn mỹ thuật là môn có đặc thù riêng, ngôn ngữ thể hiện riêng. Hoạt động " ngoại khoá" cũng là một cách giúp các em chiếm lĩnh tri thức của các môn học một cách một cách hiệu quả. Ngoại khoá Mỹ thuật “Mái trường mến yêu” nhằm giúp các em định hướng rõ hơn về tình yêu quê hương, mái trường, công ơn của các thầy cô giáo, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình. Trên cơ sở đó dần dần hình thành thị hiếu thẩm mỹ của các em, các em biết sống đẹp, biết hưởng thụ cái đẹp, trân trọng cái đẹp và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
	Bên cạnh đó còn bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. 
	 2. Thời gian thực hiện: Từ 13h30’ ngày 21 tháng 1 năm 2010
	 3. Địa điểm: Hội trường UBND phường Vàng Danh
 4. Thời lượng chương trình: 150 phút.
 5.Phân công chuẩn bị:
	Ban tổ chức: Đ/c: Bùi Hải Vượng, Vũ Thị Hằng, Nguyễn Thuỳ Giang.
 Phụ trách chung, kiểm tra toàn bộ các khâu của kế hoạch, đôn đốc nhắc nhở, xử lý các tình huống xảy ra.
	Chuẩn bị quản lý học sinh:
 	-Chọn học sinh tham gia chơi: Đ/c Lưu Thị Nga, chọn 15 em chia làm 3 đội ( từ cả 4 khối lớp )
 -Chọn học sinh tham gia làm khán giả: GVCN các lớp
+ Lựa chọn ở các lớp A1, A2 mỗi lớp 20 học sinh.
 + Lựa chọn ở các lớp còn lại mỗi lớp 10 học sinh.
 - Văn nghệ: Đ/c Vũ Thị Hằng( chào mừng, xen kẽ chương trình ): chọn 5 tiết mục hay từ đợt VN 20/11
	1. Aerobic: 9A2
	2. Múa: Trống cơm: 9A4
	3. Tốp ca: "Nhớ ơn thầy cô": 8A1
	4. Đơn ca: " Vui đến trường": Hồng Ngọc (8A2)
	5. Múa: "Cá sấu - Gile": 9A1
Tổng số 250 học sinh tham gia chương trình.
 Ra câu hỏi và chịu trách nhiệm về nội dung:
 -Các đồng chí : Lưu Thị Nga - giáo viên mỹ thuật, đ/c Chu Tam Lộc - giáo viên âm nhạc, đ/c Vũ Thị Hoa Tươi - giáo viên lịch sử.
 Duyệt câu hỏi và làm vi tính:
Các đ/c: Bùi Hải Vượng, Lưu Thị Nga, Nguyễn Thuỳ Giang, Phạm Thị Trang
 Chuẩn bị và hướng dẫn học sinh tham gia.
Tên đội
Thành viên
Giáo viên phụ trách đội chơi
Học sinh tham gia
Đội 1: Cà tím
Bình, Thoa, Thuỳ
- Lan Anh (8A5), Thắng (7A3), Q.Trang (6A1), Duyên (9A2), Khánh Linh (7A2).
Đội 2: Mơ xanh
Huê, H.Thu, Tuyết
- Trang (9A4), Linh (8A1), Lan (7A2), Lê Quân (6A3), Thuỳ Linh (7A1).
Đội 3: Táo đỏ
Mai, Đỗ Thu, Thơi
- H. Ngọc (8A2), Huy (7A1), Đức (9A1), Phương (7A3), Mai (6A2).
 Chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, máy chiếu:
 - Đồng chí: Chu Tam Lộc, Nguyễn Thế Công, Phạm Thị Trang
 Phông chữ, băng rôn, trang trí, chuẩn bị hội trường:
 - Đồng chí: Nguyễn Thế Công, Chu Tam Lộc, Lưu Thị Nga, Đỗ Hoài Thu, học sinh nam lớp 9A3
 Quản lý học sinh làm khán giả: 
 -Đồng chí: Phạm Bình, Trịnh Thơi, Đỗ Thu, Vũ Tuyết, Nguyyễn Thuỳ 
 Khách mời + Khai mạc, bế mạc: 
	Đồng chí: Nguyễn Thuỳ Giang
 Chuẩn bị quà cho học sinh:
	Đồng chí: Nguyễn Thị Tuyết Mai.
 Giám khảo :
Đồng chí: Lưu Thị Nga, Vũ Thị Hoa Tươi, Nguyễn Thị Quang
 Thư ký:
 -Đồng chí: Nguyễn Thị Hân, Ninh Thị Hường
 Dẫn chương trình: 
Đồng chí: Nguyễn Thế Công, Nguyễn Thu Hà
 Dự trù kinh phí chuyên đề:
 -Đồng chí: Nguyễn Thuỳ Giang
 Trông xe: 
	Bảo vệ nhà trường
 Kịch bản chương trình: 
Đồng chí Lưu Thị Nga, Nguyễn Thế Công, Nguyễn Thị Hà
 d.Nhận xét sau khi nghiên cứu kế hoạch trên:
Trên đây là một kế hoạch về chuyên đề ngoại khoá mỹ thuật “Mái trường mến yêu” của trường THCS Nguyễn Văn Cừ. Kế hoạch đã thể thể hiện, xác định được các nội dung: Mục đích của chuyên đề, thời gian, điịa điểm thực hiện chuyên đề; thời lượng của chuyên đề; Phân công người chuẩn bị chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm mà kế hoạch còn hổng, đó là: Phạm vi kiến thức của chuyên đề; chưa có việc dự kiến các tình huống xảy ra; Vì vậy để hoạt động ngoại khoá chuyên đề, chủ đề, chủ điểm thực sự có hiệu quả cả về nội dung, hình thức và cách thức tổ chức tôi xin phép mạnh dạn đưa ra một số giải pháp xây dựng kế hoạch để nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa chuyên đề.
Chương 3: Các biện pháp chỉ đạo, quản lý thực hiện 
 giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá 
 ở trường THCS Nguyễn Văn Cừ – thị xã uông bí
1 .Nhận thức về vai trò của các hoạt động ngoại khoá
Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá cần phải làm được công tác tuyên truyền sâu rộng, có thể tới từng giáo viên, học sinh, làm cho họ hiểu được: Hoạt động ngoại khoá là các hoạt động nằm ngoài chương trình chính khoá, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Hoạt động ngoại khoá đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện. Tăng cường ý thức và ý chí học tập vì bản thân, vì đất nước; Tu dưỡng đức, hành vi văn minh, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật nhà nước; Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá vì ở đó các em được thể hiện mình nhiều nhất , tích cực nhất, sáng tạo nhất.
2.Biện pháp để xây dựng, tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trường 
a.Căn cứ vào nhiệm vụ năm học từ đó xác định chuyên đề ngoại khoá cần tổ chức, thực hiện. Từ đó họp phiên đâu tiên, tại phiên họp này cần làm được những công việc sau:
 Xác định mục đích của chuyên đề. Đặt tên cho chuyên đề.
	Dự kiến thời gian tổ chức chuyên đề, phải có dự kiến về thời gian thật tốt, không cập rập, không vội vàng, có đủ thời gian để chuẩn bị cả về CSVC cả về con người, đặc biệt là có đủ thời gian để chuẩn bị nội dung thật chu đáo.
	Xác định về phạm vi của chuyên đề, hình thức tổ chức chuyên đề, về nội dung kiến thức của chuyên đề, thời lượng thực hiện của chuyên đề, địa điểm tổ chức của chuyên đề.
	Xác định những khó khăn khi thực hiện chuyên đề, hướng giải quyết và khắc phục
	Xác định người chịu trách nhiệm về nội dung.
 b.Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trường:
Kế hoạch phải thể hiện được những nội dung sau:
	1.Tên chuyên đề; Mục đích của chuyên đề
	2.Phạm vi, hình thức tổ chức chuyên đề;
	3.Phạm vi kiến thức của chuyên đề
	4.Thời gian, thời lượng tổ chức chuyên đề
	5.Địa điểm tổ chức chuyên đề
6.Phân công chuẩn bị cho chuyên đề
	7.Nội dung của chuyên đề; Chương trình, kịch bản của chuyên đề
	8.Kinh phí của chuyên đề.
	9.Dự kiến những tình huống có thể xảy ra và hướng khắc phục.
Thống nhất trong ban chỉ đạo hoạt động, trình BGH duyệt lần 1.
Điều chỉnh kế hoạch nếu có sự không khả thi, báo cáo BGH duyệt lần 2. 
10.Khi đã có sự thống nhất, tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
11.Họp rút kinh nghiệm sau khi đã thực hiện xong chuyên đề.
Thực hiện các biện pháp trên thì hoạt động ngoại khoá thực sự phát huy chất lượng và hiệu quả, đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Hoạt động ngoại khoá là hoạt động không thể thiếu trong nhiệm vụ năm học của nhà trường, nó song hành cùng các hoạt động chính khoá. Làm tốt công tác hoạt động ngoại khoá là góp phần không nhỏ trong việc giáo dục học sinh có đủ: Đức - Trí - Thể - Mĩ , giúp học sinh trở thành con người toàn diện.
Biện pháp quản lý giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá trong trường trung học cơ sở là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là một trong những nội dung quản lý mà hiệu trưởng và hội đồng sư phạm trong trường hết sức quan tâm. Nghiên cứu vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh theo hướng toàn diện, tích cực Hoạt động ngoại khoá đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành con người toàn diện.
- Hầu hết cán bộ giáo viên trong trường cho rằng để giáo dục học sinh toàn diện, thì người cán bộ quản lý phải có phương pháp quản lý tích cực, khoa học và phù hợp với đặc điểm tình hình tại mỗi địa phương, mỗi trường.
- Việc thực hiện các biện pháp phải được quán triệt sâu sắc trong hội đồng nhà trường, đặc biệt là ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp, ban văn thể của nhà trường - đây là lực lượng chủ đạo để tổ chức và thu hút tạo sân chơi cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá.
- Các biện pháp trên chỉ đạt kết quả tối ưu khi người quản lý phải biết phối kết hợp nhuần nhuyễn các giải pháp trên.
- Việc giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh chỉ thực hiện được hiệu quả khi nhà trường phải biết và chủ động phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Phong trào hoạt động Đoàn Đội trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh toàn diện thông qua các hoạt động ngoại khoá.
2. Kiến nghị:
Cần xác định, nhận thức sâu sắc hoạt động ngoại khoá là một mặt của giáo dục, có vai trò to lớn trong việc giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Nhà trường cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với công tác hoạt động ngoại khoá, coi hoạt động ngoại khoá là một trong những nhiệm vụ của năm học
Luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức, thực hiện các chuyên đề ngoại khoá, nhằm tạo ham thích, tự tin và sáng tạo cho giáo viên và học sinh. Từ đó đạt được hiệu quả cao nhất.
Có kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học và sáng tạo đối với từng hoạt động ngoại khoá. Có điều chỉnh kịp thời, hợp lý và khả thi hơn. Sau mỗi hoạt động cần rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó các chương trình, kế hoạch ngày càng được triển khai thực hiện tốt hơn.
Việc nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá trong nhà trường của tôi tuy đã bước đầu có kết quả, song xét trong một chừng mực nào đó vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế đó có thể do thời gian nghiên cứu, kiểm chứng chưa nhiều; hoặc cũng có thể do năng lực của bản thân có hạn. Vì thế tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của học sinh, của các đồng nghiệp và sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô để giúp tôi hoàn thiện hơn nữa tiểu luận này, giúp tôi có kinh nghiệm hơn nữa trong công tác quản lý và đặc biệt trong việc chỉ đạo tổ chức, triển khai các hoạt động ngoại khoá.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
	Ngày 03 tháng 7 năm 2010
	 Người viết
 Trần Thị Hồng Thu
Tài liệu tham khảo
1. Đề cương bài giảng về nghiệp vụ quản lý - Trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.
2. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục trung học cơ sở - Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 - 2000.
3. Hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở - Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1999.
4. Luật giáo dục sửa đổi.
5. Cẩm nang nghiệp vụ quản lý trường học - Lê Quỳnh (chủ biên) - Nhà xuất bản lao động - xã hội.
6.Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-2013 do Bộ GD&ĐT phát hành
7.Tìm hiểu trên 
8.Tìm hiểu các chuyên đề ngoại khoá trên 

File đính kèm:

  • docTieu luan CBQLGD.doc
Sáng Kiến Liên Quan