Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học

Cơ sở lý luận: Đọc sách luôn là nhu cầu thiết yếu và cách thưởng thức văn hóa sang trọng. Nó cũng là cách tốt nhất để làm giàu vốn từ vựng của con người. những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng sự vững chắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là thước đo đánh giá khả năng tri thức của mỗi người. Con người không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin từ sách, mà còn biết thưởng thức những cái đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Có thể nói vai trò của sách đối với đời sống tinh thần của con người nói riêng và sự phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung rất quan trọng. Chính vì thế văn hoá đọc ngày càng phải được chú ý, quan tâm hơn nữa vì mục đích tiến bộ của loài người. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử, con người đang sống trong một không gian ảo, nhưng hoàn toàn là một xã hội thật.Trong cuộc sống, đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng tư duy. Tất nhiên, đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên bởi nếu thiếu nó, người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc.

 Nói đến văn hoá đọc, ta không thể không nhắc tới tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc ta như Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trường Tộ Quá trình tìm tòi, học tập kiến thức qua sách vở đã làm nên thành công, làm nên vinh quang và đặc biệt là làm nên vốn văn hoá đáng trân trọng của những bậc hiền tài xưa nay. Họ coi việc đọc sách là cả một niềm đam mê, thích thú mặc dù điều kiện vật chất không hề có. Còn giới trẻ chúng ta bây giờ thì sao? Quanh chúng ta có biết bao nhiêu trường học, trung tâm, thầy cô, gia sư, thư viện với điều kiện có sẵn, xã hội phát triển vượt bậc hơn rất nhiều, mỗi bạn trẻ lại có quyền lựa chọn cho mình một con đường học và lĩnh hội kiến thức khác nhau nhưng ít có ai lựa chọn việc đọc sách là con đường đơn giản mà hiệu quả nhất.Trên thực tế, đã có nhiều người trở thành nhà học giả uyên bác không phải do được học ở các trường danh giá mà chính là vì đọc và nghiên cứu sách. Trong cả một quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, đất nước ta dưới ách đô hộ của lũ đế quốc thực dân có những hơn 90% dân số mù chữ. Và chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới với nhiệm vụ: “Giệt giặc dốt” ngang hàng với “giệt giặc đói”. Văn hoá đọc đã nâng tầm quan trọng lên ngang hàng với nhiệm vụ sống còn của một dân tộc.

 Mỗi con người chúng ta sinh ra đều có ước mơ, lí tưởng và niềm đam mê. Có nỗi đam mê dẫn ta đến với thành công, đến với hạnh phúc. Có niềm đam mê lại đưa ta đến thất bại nếu như lựa chọn không đúng đắn. Nhưng riêng niềm đam mê đọc sách luôn làm con người trở nên tỉnh táo và sáng suốt hơn. Niềm đam mê ấy không bao giờ phản bội ta.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 5382 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cùng đọc. Nhận trả sách theo đúng trình tự không chen lấn nhau. Có thể gia hạn thêm được 03 ngày. Mỗi lần được mượn 02 cuốn/ em, trong 01 tuần phải trả mới được mượn tiếp. Học sinh đến thư viện mượn sách phải có thẻ thư viện. Học sinh vào mượn sách báo theo đúng trình tự: Tìm chọn sách ở tủ mục lục, không được lấy phích ra, ghi số kí hiệu sách và tên sách vào phiếu yêu cầu rồi chuyển cho cán bộ thư viện. Đối với học sinh vi phạm sẽ bị nhắc nhở lần đầu, lần thứ thứ hai sẽ bị phạt và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, những học sinh mượn sách quá hạn mà không trả sẽ bị phạt tiền, số tiền đó sẽ được xung vào quỹ để cuối năm trao một số phần quà cho các bạn học sinh ham đọc và nghiên cứu sách có hiệu quả trong việc học tập, đạt thành tích cao trong các công tác hoạt động của nhà trường. Với những nội quy như trên chúng tôi đã duy trì nề nếp và hoạt động của thư viện được tốt. Học sinh đến thư viện mượn sách rất nghiêm túc, có tinh thần kỉ luật rất cao và hầu hết tất cả các học sinh xuống thư viện mượn sách đều rất chăm ngoan có học lực rất tốt, điều đó đã tạo tạo niềm vui và động lực cho cán bộ thư viện càng yêu mến công việc của mình hơn. 
 3.5. Đổi mới phương pháp dạy học 
 Phương pháp dạy và học trong trường Tiểu học hiên nay có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ, văn hóa đọc của học sinh. Nếu chúng ta cứ áp dụng theo phương pháp dạy học cũ, lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, thầy đọc, trò ghi, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thì các em ngày càng thiếu sự tìm tòi sáng tạo. Chính vì vậy, các em trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo. Nguyên nhân của sự thụ động nữa là học sinh chỉ đọc khi giáo viên yêu cầu thì các em mới có ý thức đọc mang tính tức thời. Chính cách học đó không tạo được thói quen đọc sách, học chủ động mà đọc theo nhu cầu hoặc sở thích. 
 Hiện nay, ngành giáo dục nói chung, nhiều trường học nói riêng đang triển khai mạnh mẽ đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng lấy người học làm trung tâm, giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó vấn đề phát triển văn hóa đọc được đặc biệt quan tâm vì đây là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình tự học tập và nghiên cứu của học sinh.
 3.6. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả thông qua việc đọc sách 
 Yêu cầu giáo viên phải luôn là người đi đầu trong việc tham gia phong trào đọc phục vụ học tập và nghiên cứu, là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, là động lực thúc đẩy các em xây dựng và hình thành thói quen đọc, góp phần làm phong phú vốn tài liệu như: tặng sách, cung cấp thông tin, địa chỉ tài liệu tham khảo Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân và định hướng cho học sinh, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí...). Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp...vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.
 Có thể nói, đọc sách là một thói quen rất ý nghĩa, đặc biệt là đối với học sinh trong trường tiểu học. Duy trì, phát triển văn hóa đọc giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hóa xã hội, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp thông tin, tiếp nhận tri thức, hình thành nên nhân cách cho các em. Trong thời đại bùng nổ thông tin, trước những trang mạng xã hội tràn lan các thông tin lệch lạc, phiến diện thì việc đọc sách có chọn lọc sẽ rất bổ ích, giúp các em tiếp nhận thông tin nhiều chiều.
 3.7. Đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu tham khảo cho thư viện
 Tăng cường đầu tư mua sắm bổ sung thêm các đầu sách, tài liệu cho thư viện bằng các nguồn kinh phí thường xuyên và xã hội hóa.Chúng tôi chỉ đạo cho cán bộ thư viện có định hướng tốt hơn nữa trong việc đặt mua sách phục vụ công tác dạy và học trong nhà trường; xã hội hoá các nguồn lực xây dựng thư viện trường học, huy động cha mẹ học sinh, các tập thể, cá nhân tích cực tham gia xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh. Cán bộ thư viện cần được trao đổi học hỏi thêm và bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ. Bên cạnh trình độ chuyên môn, cán bộ thư viện cần niềm nở, thân thiện và nhiệt tình hướng dẫn để các em có sự thoải mái, thích thú khi vào thư viện. Cán bộ thư viện cũng cần là người chủ động xây dựng và đề xuất với Ban giám hiệu các chương trình, kế hoạch, lịch hoạt động cho từng lớp trong tuần để các em lần lượt được tiếp cận với thư viện một cách thường xuyên.
 Thêm vào đó, thư viện cần đầy mạnh hoạt động quảng bá cho các dịch vụ thư viện, chẳng hạn: tổ chức các câu lạc bộ bạn đọc, xây dựng đội ngũ cộng tác viên là các bạn cán bộ lớp hay những bạn thường xuyên đến thư viện. Hoặc thư viện có thể phối hợp với Ban giám hiệu trường trong những giờ sinh hoạt đầu tuần, tổ chức những cuộc thi về giới thiệu sách hay vẽ tranh theo chủ để của sách, tổ chức các chuyên đề nói chuyện sách gắn với những ngày sự kiện lớn... để thu hút sự chú ý của các em học sinh. Đây là một hoạt động thiết thực bởi nó khơi gợi cho các em sở thích đọc sách và hình thành văn hóa đọc trong nhà trường.
 3.8. Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện 
 Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo các nhà trường về vai trò của thư viện trường học thân thiện và văn hóa đọc trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất cho thư viện trường học để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, cán bộ thư viện đảm bảo các chế độ đãi ngộ và được tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các thư viện trường học tiên tiến. Cán bộ thư viện trường học cũng cần được trau dồi các kỹ năng nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi, thuyết phục và định hướng đọc, kể chuyện giúp cho quá trình hình thành và phát triển hứng thú đọc, kỹ năng đọc và nhu cầu đọc của học sinh.
 Thứ hai: Việc lồng ghép văn hóa đọc trong các phần bài giảng của giáo viên  chủ nhiệm rất quan trọng: ví dụ giáo viên có thể yêu cầu các em học sinh viết những cảm nhận về cuốn sách mình đọc trong các giờ sinh hoạt chung, yêu cầu học sinh tự tìm kiếm tư liệu phục vụ các chủ đề của bài học, điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải là một tấm gương đọc sách, những người truyền cảm hứng đọc cho các em học sinh.  
 Thứ ba: Các hình thức hoạt động của thư viện được thay đổi thường xuyên, tránh cho học sinh bị nhàm chán; ví dụ: thư viện góc lớp, thư viện cây xanh, thư viện đa năng, thư viện tự quản, giờ kể chuyện tại thư viện, sân khấu hóa các hình thức đọc sách, tổ chức thi kể chuyện, thi đọc sáchgiải pháp này đòi hỏi cán bộ thư viện trường học phải có kỹ năng hướng dẫn, tuyên truyền, khơi dậy trí tò mò và sự sáng tạo của học sinh đồng thời không ngừng đổi mới phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của thư viện và nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý theo lứa tuổi của học sinh.
 Thứ tư: Vốn tài liệu thư viện cần được bổ sung thêm các loại hình sách, báo, tạp chí phục vụ mục đích đọc giải trí cho học sinh bởi đây là một trong những kênh tài liệu thu hút sự quan tâm của nhiều em. Đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị có thể bổ sung thêm các loại hình sách, báo Thư viện phải trở thành là nơi học tập, giải trí, sáng tạo đa phương tiện, làm được điều đó mới có thể thu hút các em học sinh tới thư viện.
 Thứ năm: Trong bố trí thư viện cần dẹp bỏ các bố trí “đóng” mà cần bố trí theo hướng “mở”, tức là làm sao để việc đọc sách ở thư viện gần gũi và thân thuộc như đọc sách ở nhà. Điều này đòi hỏi thư viện phải có không gian xanh, thoáng mát, trong lành, không nhất thiết phải quá nghiêm trang mà cần tạo môi trường đọc – học thân thiện. Thư viện có thể trang trí theo các chủ đề khác nhau theo từng thời điểm trong năm (ví dụ như chủ điểm trung thu, noel, tết nguyên đán, quốc tế phụ nữ) điều này tạo cho các em học sinh niềm hứng khởi mỗi khi bước vào thư viện là bước vào khu vườn tri thức đầy màu sắc.
 Thứ sáu: Phương thức hoạt động của thư viện cũng cần có sự thay đổi theo hướng tích cực và thân thiện như: kho tài liệu là kho mở, phân loại theo mã mầu, đưa học sinh tham gia các khâu hoạt động của thư viện như cho mượn tài liệu, hướng dẫn bạn bè tra tìm tài liệu, tăng cường các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn đọc thông qua các cuộc thi tìm hiều về sách, câu lạc bộ đọc sách việc làm này nâng cao tinh thần tự giác của các em, đồng thời kích thích nhu cầu và hứng thú đọc của học sinh.
 Thứ bảy: Thư viện cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, hội như hội cha mẹ học sinh, liên chi đội, các thầy cô giáo trong nhà trường trong công tác xã hội hóa thư viện. Công tác xã hội hóa thư viện trường học cần được thực hiện và triển khai dưới nhiều góc độ. Vận động cha mẹ học sinh đóng góp xây dựng thư viện. tuy vậy, phương pháp xã hội hóa này không hẳn là không tốt tuy nhiên phần lớn các sách đóng góp cho thư viện trường đều là sách truyện tranh ít giá trị, sách không theo chủ đề và trùng lặp nhiều. Công tác xã hội hóa thư viện nên có những kế hoạch, dự án và phương pháp mới để làm nổi bật được ý nghĩa của công tác này.
 Các giải pháp này cần thực hiện đồng bộ nhằm tăng cường vai trò và chất lượng trong hoạt động của thư viện. Để thư viện trưởng học thân thiện, đạt chuẩn và gần gũi, thu hút đông đảo học sinh cần có sự thay đổi không chỉ từ cái vỏ bề ngoài của thư viện mà cần có sự thay đổi từ bên trong, ví như thay đổi về suy nghĩ của các cấp lãnh đạo, giáo viên, cán bộ thư viện trường học và bản thân gia đình và học sinh.
 3.9. Kết quả  
 Sau khi thực hiện các giải pháp trên, bước đầu chúng tôi nhận thấy đem lại một số hiệu quả nhất định:
 Huy động được sự tham gia của toàn thể CBGV và học sinh với các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người,  phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ CBGV và học sinh, tạo động lực góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về văn hóa đọc.
 Thông qua các hoạt động này các em có được nhiều cảm xúc khác nhau khi được đắm mình trong những trang sách hấp dẫn, những câu chuyện ly kỳ,  cuốn theo những nhân vật cổ tích, huyền thoại mà rất đời thường... Cũng qua đó rèn cho các em kỹ năng chia sẻ, kĩ năng hợp tác và sáng tạo.... hình thành nhân cách và hành vi đạo đức tốt đẹp cho các em. Các em ngoan hơn, đoàn kết yêu thương bạn bè hơn gắn bó với trường với lớp hơn. Học sinh rất tích cực trong các hoạt động tập thể. Học sinh rèn thói quen tự học, tự tìm tòi và có hứng thú hơn trong học tập. Các em đã biết vận dụng những hiểu biết của mình qua việc đọc sách báo vào các môn học và các hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp các em mạnh dạn tự tin hơn, diễn đạt mạch lạc rõ ràng.
	Kết quả sau khi triển khai các giải pháp, chúng tôi thống kê được như sau:
Năm học
Số HS đến thư viện mượn và đọc sách/ tổng số HS
Tỷ lệ
2016-2017
338/749
45,1%
2017-2018
612/745
82,1%
2018-2019
317/ 726
43,6%
 Qua bảng thống kê, có thể thấy kết quả phục vụ nhu cầu đọc, mượn sách của các em học sinh qua các năm đều có chuyển biến theo hướng tích cực. Số học sinh mượn sách ngày càng tăng lên cũng đồng nghĩa với việc kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn, tạo nền tảng vững chắc cho các em vững bước sau này. 
 Trong phân môn Tập làm văn, chúng tôi thấy thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em trong việc dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ hình ảnh, câu văn của các em viết hay hơn. Sau đây là một số bài viết của các em khi nhà trường tổ chức cho các em viết về tác dụng của việc đọc sách:
 a) Sau khi đọc xong cuốn sách “10 vạn câu hỏi vì sao” thì những điều thắc mắc của em đã được lý giải là tại sao con người có thể đứng vững trên trái đất là do lực hút của trái đất. Rồi các cuốn sách đó còn giải thích được các hiện tượng thiên nhiên như mưa, bão, sấm, sét. Ngoài những tri thức khoa học - địa lý, sách còn mang đến cho chúng em những tri thức về đời sống xã hội, đó là về đất nước con người của các nước trên thế giới. 
 b) Sách giúp em quay trở về thế giới của ngày xưa, cách ngày nay rất xa. Và cũng nhờ đọc sách em có thể hiểu được xã hội, con người của thời xưa. Chẳng hạn khi đọc những “câu chuyện cổ tích” em có thể biết được một xã hội có những phú ông, những tên nhà giàu, những mụ dì ghẻ ác độc và có những con người đáng thương như cô Tấm trong truyện “Tấm Cám”; người em út trong truyện “” Sọ Dừa”.
 c) Qua sách lịch sử em có thể biết được cha ông ta đã vất vả gian lao chống giặc ngoại xâm như thế nào mới giành lại hạnh phúc, tự do cho con cháu ngày nay. Đó là thời An Dương Vương, thời Hai Bà Trưng, thời Ngô Quyềnrồi biết bao trang sử ghi lại khí thế hào hùng của nhân dân ta trước nạn ngoại xâm và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta. Biết bao anh hùng đã đổ xương máu, hi sinh tính mạng để đem đến cho chúng ta những ngày tháng yên bình, tự do như hôm nay. Những trang sách đó đã dạy em biết trân trọng những gì cha ông ta đã dựng xây, giữ gìn.
   d) Sách không chỉ đem đến cho con người sự hiểu biết về một thế giới, về vũ trụ mà sách còn đem đến cho con người những tri thức về những điều gần gũi quanh ta. Đó là những bài học về đạo lý của con người với con người. Đó là những lời khuyên giúp ta sống sao cho đẹp, cho tốt. Những câu chuyện hay về tình nhân ái của con người, giúp em hiểu sâu hơn về tình yêu thương và hơn thế đó còn là những lời khuyên, lời gợi ý cho em khi cư xử với người xung quanh.
 Trên đây là kết quả từ việc tổ chức các hoạt động đọc sách trong nhà trường. Chúng tôi nhận thấy giá trị của sách thật sự cần thiết không phải chỉ với các em học sinh mà còn cần thiết với tất cả mọi người. Vì vậy, rất mong các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp và mọi thành viên trong cộng đồng cùng chung tay xây dựng thư viện trường học, thư viện  lớp học, để tất cả học sinh, ngay từ tiểu học đều có thói quen đọc sách, nuôi dưỡng niềm say mê khám phá tri thức từ những cuốn sách giản dị, gần gũi ngay trong góc thư viện của lớp mỗi ngày đến trường.
 III- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 Sách là nguồn kho tàng kiến thức vô tận, nó giúp cho con người khám phá nhiều điều, mở rộng hiểu biết và hình thành nhân cách. Vì vậy, việc rèn thói quen đọc sách cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm vô cùng ý nghĩa.
 Việc đọc sách có tác dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy con người, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, đến thế giới nội tâm, đến trình độ văn hóa, đến hoạt động xã hội của người đọc. Tuy nhiên, cho dù là đọc hay nghe nhìn đều phải biết chọn lọc để tiếp thu, cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.  Đặc biệt là trong thời kỳ nước ta mở rộng giao lưu quốc tế, yêu cầu hàng đầu đối với tất cả chúng ta là tinh thần độc lập dân tộc, lòng tự hào sâu sắc về những giá trị văn hoá của con người Việt Nam. Trong giao lưu và tiếp thu văn hoá phải chống lại sự xâm nhậpcủa mọi thứ văn hóa độc hại, những quan niệm cực đoan về tự do cá nhân, chủ nghĩa thực dụng lấy đồng tiền làm mục đích, chống lại lối sống hưởng thụ, xa hoa, ích kỷ.
 Những biện pháp mà tôi áp dụng chỉ đạo cho thư viện trường tôi thưc hiện thời gian qua không phải hoàn toàn mới, nhưng dẫu sao cũng đóng góp một phần nhỏ bé trong công tác chỉ đạo thực hiện ngày càng nâng cao hiệu quả văn hóa đọc trong nhà trường. Để đưa văn hóa đọc ngày càng nâng cao hiệu quả, tôi có đề xuất một số kiến nghị sau:
 - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của các tủ sách, thư viện; nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc đọc sách; nêu gương những điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân thành đạt nhờ đọc sách. Phát động phong trào xã hội hoá các hoạt động thư viện nhằm quyên góp sách báo, kinh phí... cho thư viện trường học; Xây dựng các thư viện công cộng trở thành những trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích cho việc học tập của mọi tầng lớp nhân dân. 
 - Đối với nhà trường: cần bổ sung thêm một số sách tham khảo, báo, sách giải trí nói về giáo dục, rèn luyện nhân cách học sinh, bồi dưỡng tri thức hoặc những sách báo về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn: cần thúc đẩy các em đến thư viện nhiều hơn, để tìm hiểu thêm và mở rộng kiến thức của mình hơn. Vận động các em tham gia những hội thi, các cuộc vận động tìm hiểu về sách để giáo dục các em ngày càng tốt hơn. 
 - Đối với ngành: rất mong được sự đồng tình, ủng hộ với sáng kiến kinh nghiệm trên và có biện pháp chỉ đạo tốt hơn để góp phần nâng cao hiệu quả văn hóa đọc trong toàn ngành. 
 Người thực hiện
 Đặng Văn Mười 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thư viện Quốc gia Việt Nam số 2/2006.
2. Công văn số 6841/BGDĐT- GDTX về đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc
3. Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam
4. Đọc và văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tin
5. Tương lai văn hóa đọc
6. Văn hóa đọc và thư viện
7. Văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục huyện Hoài Nhơn.
Tác giả sáng kiến: Đặng Văn Mười
Đơn vị: Trường TH số 2 Hoài Tân
1.Tên Sáng kiến: Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường tiểu học.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2015
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Thực trạng của vấn đề trước khi đưa ra giải pháp
Với những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền hình, truyền thanh, băng đĩa văn hóa đọc sách đã ít nhiều bị ảnh hưởng và từng bước bị thay đổi. Nhiều người tỏ ra lo ngại, với sự ra đời của các phương tiện nghe nhìn, trong tương lai gần văn hóa đọc sẽ bị lấn át. Nếu như trước đây, đọc sách là thú vui, thói quen của rất nhiều người, ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi.
 Đối với trường TH số 2 Hoài Tân từ năm 2015 đến nay, tuy có gặp khó khăn trong về thời gian, kinh phí và phương pháp, nhưng bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong việc đề ra những biện pháp chỉ đạo việc nâng cao văn hóa đọc trong toàn trường. Nhìn chung đã thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Chính qua các phong trào đã được tổ chức, nhà trường đã đạt được kết quả khá khả quan, đó là số lượng học sinh có hứng thú tham gia đọc sách ngày càng nhiều góp phần nâng cao nhận thức cũng như kết quả học tập của các em ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn, tạo nền tảng vững chắc cho các em vững bước sau này. 
3.2 Những kết quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp
 Từ năm 2017– 2018 và trong học kỳ I năm học 2018 – 2019, nhờ áp dụng sáng kiến mà nhà trường đã thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua đó, chúng tôi nhận thấy các em rất hứng thú đến thư viện tìm đọc sách báo cũng như đọc tốt các bài học trên lớp. Chính hoạt động trên đem đến sự tiến bộ rõ rệt của các em trong việc dùng từ đặt câu,sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn của các em viết hay hơn. Những biện pháp mà bản thân đề xuất mang tính khả thi, có thể áp dụng trong tất cả các nhà trường, nhưng quan trọng hơn hết là là sự chịu khó của người phụ trách.
 Trên đây là kết quả bước đầu của bản thân tôi trong việc áp dụng một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả văn hóa đọc cho học sinh ở trường tiểu học.
 Những kết quả đó sẽ là hành trang để tôi tiếp tục phát huy trong những năm tới và khắc phục những nhược điểm mà từ trước đến nay bản thân chưa thể khắc phục được trong công tác quản lý của mình.
 Tôi cam đoan những thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Xác nhận của cơ quan đơn vị  
Hoài Tân, ngày 25 tháng 08 năm 2019 
Người nộp đơn
Đặng Văn Mười

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_van_hoa_do.doc
Sáng Kiến Liên Quan