Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng môn Công nghệ 8

Thực trạng

- Năm học 2020 – 2021 trường THCS Phong Tân có 11 lớp với 454 học sinh. Chia ra khối 6: 03 lớp với 140 h/s, khối 7: 03 lớp với 127 h/s, khối 8: 03 lớp với 109 h/s, khối 9: 02 lớp với 78 h/s.

- Thực hiện theo công văn số 714/SGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Sở GD-ĐT Bạc Liêu về việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở. Trường chia khối 8 thành 03 lớp với các đối tượng học sinh như sau:

+ Lớp 8A1: Khá – giỏi với 37 h/s.

+ Lớp 8A2: Trung bình – khá với 35 h/s.

+ Lớp 8A3: Trung bình – yếu với 37 h/s.

1. Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm và giúp đỡ của ban giám hiệu, các đồng nghiệp, luôn tạo điều kiện trong quá trình công tác giảng dạy.

 - Đa số học sinh có ý thức học tập, phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em.

 2. Khó khăn:

- Vẽ kỹ thuật đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải liên hệ được giữa thực tế và nội dung học.

- Vẽ kỹ thuật là một môn mới, học sinh còn bỡ ngỡ đối với môn học đòi hỏi phải có trí tưởng tượng không gian.

- Học sinh xem môn Công Nghệ không phải là môn chính nên chưa chú trọng tới việc học bộ môn này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN CÔNG NGHỆ 8
 Trần Trọng Toàn
 Giáo viên trường THCS Phong Tân
I. Đặt vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công Nghệ 8, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn học có rất nhiều biện pháp, tuy nhiên đối với môn Công Nghệ 8 ở phần vẽ kỹ thuật, học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vẽ hình chiếu của vật thể. Vì khi vẽ hình chiếu cần phải biết hướng chiếu đến các mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng, kích thước của vật thể.
Do đó, để khắc phục tình trạng trên tôi xin đề xuất biện pháp “Giúp học sinh cách nhìn hình và vẽ hình chiếu của vật thể môn Công Nghệ 8” để giúp học sinh vẽ được hình chiếu và có hứng thú với môn học.
	II. Thực trạng
- Năm học 2020 – 2021 trường THCS Phong Tân có 11 lớp với 454 học sinh. Chia ra khối 6: 03 lớp với 140 h/s, khối 7: 03 lớp với 127 h/s, khối 8: 03 lớp với 109 h/s, khối 9: 02 lớp với 78 h/s.
- Thực hiện theo công văn số 714/SGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Sở GD-ĐT Bạc Liêu về việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở. Trường chia khối 8 thành 03 lớp với các đối tượng học sinh như sau:
+ Lớp 8A1: Khá – giỏi với 37 h/s.
+ Lớp 8A2: Trung bình – khá với 35 h/s.
+ Lớp 8A3: Trung bình – yếu với 37 h/s.
1. Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm và giúp đỡ của ban giám hiệu, các đồng nghiệp, luôn tạo điều kiện trong quá trình công tác giảng dạy.
	- Đa số học sinh có ý thức học tập, phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em.
	2. Khó khăn:
- Vẽ kỹ thuật đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải liên hệ được giữa thực tế và nội dung học. 
- Vẽ kỹ thuật là một môn mới, học sinh còn bỡ ngỡ đối với môn học đòi hỏi phải có trí tưởng tượng không gian.
- Học sinh xem môn Công Nghệ không phải là môn chính nên chưa chú trọng tới việc học bộ môn này.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Qua quá trình dạy bài “Hình chiếu” đa số học sinh chưa biết cách nhìn hình và vẽ hình chiếu của vật thể ở ba mặt phẳng: chiếu đứng, chiếu bằng, chiếu cạnh. Vì thế tôi nghĩ đến việc cho các em nhìn vật thật và cách vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể mẫu, nên tôi làm mô hình và dán đề can từng mặt để học sinh nhìn hình và phát hiện ra mặt nào cần vẽ.
Ví dụ: Tôi làm mô hình chiếc nêm, sau đó tôi đánh số và dán decal màu lên các mặt phẳng cần chiếu của vật thể như sau:
- Đánh số 1 và dán decal màu vàng vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất.
- Đánh số 2 và decal màu đỏ vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai.
- Đánh số 3 và dán decal màu xanh vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba theo các bước như hình dưới đây :
2 (decal đỏ )
1 (decal vàng )
3 (xanh )
	1	 	3
	 2 	
	Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số dán vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mặt đó trên bản vẽ dưới dạng mặt phẳng.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Khảo sát trước khi áp dụng làm mô hình:
TT
Lớp
Sỉ số
Số HS vẽ được hình chiếu nhưng vẫn còn thiếu sót
Số HS không vẽ được hình chiếu
Số HS không biết hình chiếu vuông góc 
SL
%
SL
%
SL
%
01
8A1
37
22
59.46
13
35.14
02
5.4
02
8A2
35
04
11.43
24
68.57
07
20
03
8A3
37
01
2.7
28
75.68
08
21.62
Tổng
109
27
24.77
65
59.63
17
15.6
- Khảo sát sau khi áp dụng biện pháp làm mô hình dán đề can các mặt:
TT
Lớp
Sỉ số
Số HS vẽ được hình chiếu và thể hiện chính xác kích thước
Số HS vẽ được hình chiếu chưa đúng kích thước
Số HS vẽ được hình chiếu còn thiếu các nét khuất. 
SL
%
SL
%
SL
%
01
8A1
37
34
91.89
03
8.11
0
0
02
8A2
35
29
82.85
04
11.43
02
5.72
03
8A3
37
18
48.65
12
32.43
07
18.92
Tổng
109
81
74.31
19
17.43
09
8.26
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh được nâng lên đáng kể, học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản trong vẽ kỹ thuật, học sinh hứng thú tìm hiểu môn học.
Ngoài ra để đạt được kết quả cao, thì giáo viên phải thường xuyên tự làm các đồ dùng để sử dụng. Bên cạnh đó kết hợp với phương tiện dạy học như máy chiếu, bài giảng điện tử, các hình ảnh trực quan sẽ làm bài học trở nên sinh động và gần với thực tế hơn.
V. KIẾN NGHỊ
Không 
 Người viết
 Trần Trọng Toàn
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Tân xác nhận: Biện pháp “Giúp học sinh cách nhìn hình và vẽ hình chiếu của vật thể môn Công Nghệ 8” của giáo viên: Trần Trọng Toàn áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Tân, ngày 12 tháng 4 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_mon_cong.doc