Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn Lớp 7
1- Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chức Đoàn – Đội, tổ chuyên môn.
- Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và học tập từ bạn bè.
- Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.
- Đặc thù môn Ngữ văn cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trong thực tế.
- Bản thân học sinh yếu kém có ý thức cố gắng, vươn lên, tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo, làm tốt bài tập theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
2- Khó khăn:
- Nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chăm hướng con mình vào đại học với những nghề nào sau khi ra trường dễ kiếm tiền nhất, lương cao nhất mà không quan tâm đến sở trường, năng lực thực sự của con. Trong lúc đó, rất nhiều học sinh hiện nay học văn theo kiểu cực chẳng đã; miễn sao đủ điểm để qua, để lên lớp hay vượt qua các kỳ thi mà không có chút hứng thú. Đối tượng này sẽ học văn theo kiểu đối phó, chiếu lệ, hậu quả là trơ lì cảm xúc.
- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, đa phần là do hoàn cảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,. Những điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học, hỏng kiến thức.
- Là học sinh yếu kém nên các em không có phương pháp học tốt, không có năng lực tiếp thu bài hoặc tiếp bài chậm, thường nản lòng trước các bài tập khó. Các em cảm thấy mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin trong học tập.
- Mặt khác, còn một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là, không tập trung,. làm giảm khả năng tư duy của học sinh.
Biện pháp hữu hiệu phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 7 Đào Việt Thúy Giáo viên trường THCS Giá Rai B I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bên cạnh việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được ngành giáo dục cũng như các trường đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục. Đó là khó khăn không nhỏ đối với nhà trường và giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được vấn đề này là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém không phải là chuyện ngày một ngày hai mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao để nâng dần chất lượng học tập của học sinh, giảm tỷ lệ yếu kém xuống mức thấp nhất, đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi, khám phá, vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp trong từng giờ học. Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Đối với bộ môn Ngữ văn phụ đạo yếu kém cho những học sinh bị mất căn bản từ cấp dưới cũng gặp không ít khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, vận dụng nhiều phương pháp phù hợp. Nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là ý thức và sự quyết tâm của học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh yếu kém có ý thức tự giác và hứng thú trong học tập? Tạo ra môi trường thân thiện để tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh để các em tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức, vận dụng được kiến thức vào các bài học có liên quan là biện pháp hữu hiệu nhất trong phụ đạo học sinh yếu kém. Chính vì lí do trên tôi chọn “Biện pháp hữu hiệu phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 7”. II. THỰC TRẠNG - Năm học 2020 – 2021, trường THCS Giá Rai B có tổng số 30 lớp với 1.209 học sinh. - Đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết với nghề, với học sinh. - Đa số học sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô, tích cực học tập. - Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh thờ ơ với việc học, chưa xác định rõ mục đích của việc học tập là để làm gì dẫn đến kết quả học tập yếu kém. - Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm xong, lãnh đạo trường thường lập ra danh sách học sinh yếu kém ba môn Văn, Toán, Tiếng Anh để tổ chức học phụ đạo, mỗi khối một lớp khoảng 40 học sinh. - Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn khối 7. Sau khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chỗ yếu của các em để từ đó tìm ra phương pháp phụ đạo cho phù hợp, nhằm nâng dần chất lượng cho học sinh yếu kém môn Ngữ văn 7 nói riêng và chất lượng học sinh yếu kém của trường nói chung. 1- Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chức Đoàn – Đội, tổ chuyên môn. - Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và học tập từ bạn bè. - Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém. - Đặc thù môn Ngữ văn cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề trong thực tế. - Bản thân học sinh yếu kém có ý thức cố gắng, vươn lên, tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo, làm tốt bài tập theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. 2- Khó khăn: - Nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chăm hướng con mình vào đại học với những nghề nào sau khi ra trường dễ kiếm tiền nhất, lương cao nhất mà không quan tâm đến sở trường, năng lực thực sự của con. Trong lúc đó, rất nhiều học sinh hiện nay học văn theo kiểu cực chẳng đã; miễn sao đủ điểm để qua, để lên lớp hay vượt qua các kỳ thi mà không có chút hứng thú. Đối tượng này sẽ học văn theo kiểu đối phó, chiếu lệ, hậu quả là trơ lì cảm xúc. - Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, đa phần là do hoàn cảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,... Những điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học, hỏng kiến thức. - Là học sinh yếu kém nên các em không có phương pháp học tốt, không có năng lực tiếp thu bài hoặc tiếp bài chậm, thường nản lòng trước các bài tập khó. Các em cảm thấy mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin trong học tập. - Mặt khác, còn một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là, không tập trung,... làm giảm khả năng tư duy của học sinh. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để nâng dần chất lượng học sinh yếu kém không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu. Qua thời gian phụ đạo học sinh yếu kém, tôi nhận thấy một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là xây dựng cho học sinh môi trường học tập thân thiện. - Môi trường học tập thân thiện là điều kiện cần để những biện pháp khác đạt hiệu quả cao. Không chỉ qua bài giảng mà còn bằng cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. - Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng nhiếc hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. - Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Khi dạy nên đưa vào các bài tập dễ để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Khi các em làm được bài tập sẽ cảm thấy thích thú hơn, từ đó mà việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức cũng thuận lợi hơn. Đồng thời giáo viên cần tuyên dương kịp thời, nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi, hoặc cho điểm cao để khuyến khích các em, nâng dần ý thức học tập cho học sinh. - Giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. - Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thực hiện biện pháp nêu trên cùng với sự nổ lực, cố gắng của cô và trò, sau học kỳ I thì kết quả học tập của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em dần xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn, tự tin hơn trong học tập. Đây kết quả đáng khích lệ, là động lực để cô và trò tiếp tục cố gắng trong học kỳ II. Năm học 2020 - 2021 Đầu năm Sau khi kiểm tra HK I Ghi chú Số lượng HS yếu kém 40 15 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh học yếu theo thời khóa biểu của nhà trường. - Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến. Xây dựng môi trường học tập thân thiện. Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo dục học sinh, nâng dần chất lượng cho học sinh yếu kém, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. VI. KIẾN NGHỊ Nhà trường phát động nhiều phong trào học tập trong học sinh, đồng thời tạo nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh yếu kém được tham gia. Người viết Đào Việt Thúy Xác nhận của hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai B xác nhận “Biện pháp .......................................................................................................................................của giáo viên:..áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phường 1, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Dương Văn Thành
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huu_hieu_phu_dao_hoc_sinh_ye.doc