Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập cuối kì theo cấu trúc đề môn Địa lí 7

Thực trạng

Năm học 2020 - 2021, trường THCS Tân Hiệp có 5 lớp 7, có tổng số học sinh của khối là 184 em.

Đầu năm học đến nay, tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy môn Địa lí 7.

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm sâu sắc của BGH, tổ chuyên môn, Phụ huynh học sinh trong công tác dạy học bộ môn;

- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng bộ môn, khuyết khích đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong chương trình giảng dạy bộ môn;

 - Nhìn chung đại bộ phận học sinh tích cực, có ý thức trong học tập;

- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn dần tốt hơn.

2. Khó khăn:

 - Một số thiết bị dạy học phục vụ cho bộ môn đã lạc hậu, xuống cấp;

- Đa phần các em học sinh cho đây là “môn học phụ” nên không cần phải học;

- Học sinh ở vùng nông thôn nên các em và gia đình cũng chưa quan tâm lắm đến công việc học tập của các em.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập cuối kì theo cấu trúc đề môn Địa lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP CUỐI KÌ 
THEO CẤU TRÚC ĐỀ 
MÔN ĐỊA LÍ 7 
 Thái Hoàng Anh
 Giáo viên trường THCS Tân Hiệp
I. Đặt vấn đề
Dạy học Địa lí có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục con người tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước,.. mà đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam. Học sinh biết được những kiến thức cơ bản của chương trình qui định đối với bộ môn về: thành phần nhân văn của môi trường, các môi trường địa lí, thiên nhiên và con người ở các châu lục; khả năng liên hệ với kiến thức Địa lí Việt Nam.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc dạy- học bộ môn Địa lí trong nhà trường chưa đạt được kết quả như mong muốn, trong đó có hạn chế về phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên và việc học chưa tích cực của một bộ phận không nhỏ học sinh. Vì vậy khả năng tiếp nhận kiến thức Địa lí của học sinh còn hạn chế mà đặc biệt là các kĩ năng địa lí như: xác định phương hướng, vị trí địa lí trên bản đồ, phân tích mối quan hệ của các đối tượng địa lí với nhau, khả năng vận dụng các kiến thức địa lí vào cuộc sống, ...
Những năm qua, tôi được trực tiếp giảng dạy môn địa lí 7. Mặc dù bản thân rất tâm huyết và rất cố gắng nhưng kết quả đạt được còn thấp. Chính vì kết quả trên đã làm cho tôi trăn trở và quyết tâm tìm tòi “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bằng cách hướng dẫn học sinh ôn tập bám sát cấu trúc đề kiểm tra”. Kinh nghiệm này được trải nghiệm trong năm học 2020 - 2021 tại trường THCS Tân Hiệp.
II. Thực trạng
Năm học 2020 - 2021, trường THCS Tân Hiệp có 5 lớp 7, có tổng số học sinh của khối là 184 em.
Đầu năm học đến nay, tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy môn Địa lí 7.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sắc của BGH, tổ chuyên môn, Phụ huynh học sinh trong công tác dạy học bộ môn;
- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng bộ môn, khuyết khích đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong chương trình giảng dạy bộ môn;
	- Nhìn chung đại bộ phận học sinh tích cực, có ý thức trong học tập;
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn dần tốt hơn.
2. Khó khăn:
	- Một số thiết bị dạy học phục vụ cho bộ môn đã lạc hậu, xuống cấp;
- Đa phần các em học sinh cho đây là “môn học phụ” nên không cần phải học;	
- Học sinh ở vùng nông thôn nên các em và gia đình cũng chưa quan tâm lắm đến công việc học tập của các em.
	III. Biện pháp thực hiện
Biện pháp thực hiện “Nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí 7 bằng biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập bám sát cấu trúc đề kiểm tra của phòng giáo dục thị xã”. 
1. Cấu trúc đề kiểm tra Địa lí 7 cuối kì I năm học 2020-2021
Tên chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
1/0,5đ
1/2đ
1/0,5đ
Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
1/0,5đ
1/0,5đ
Bài 19: Môi trường hoang mạc.
1/0,5đ
1/0,5đ
1/2đ
Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng.
1/0,5đ
1/0,5đ
1/2đ
Cộng từng phần
4/2đ
1/2đ
3/1,5đ
1/2đ
1/0,5đ
1/2đ
Cộng chung
8 câu TN/4đ; 3 câu TL/6đ
2. Nội dung cần thực hiện của biện pháp:
 Nội dung ôn tập phải bám sát cấu trúc đề kiểm tra của phòng giáo dục thị xã:
- Giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học phải thật cụ thể cho từng bài, 
đi từ những kiến thức cơ bản của chương trình đến kiến thức nâng cao;
- Ôn tập theo nội dung cấu trúc của từng bài thật cụ thể, chi tiết;
- Sau mỗi bài, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài học; thống kê các nội dung chính của từng bài;
- Giáo viên nên khắc sâu kiến thức trọng tâm nhất ở từng bài học;
- Tăng cường kiểm tra đánh giá kiến thức bài học với nhiều hình thức khác nhau;
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học với SGK, sách tham khảo, các nguồn tri thức khác nhau, ...
- Hướng dẫn học sinh biết giải thích, phân tích và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, đặc điểm của môi trường địa lí, mối quan hệ với địa lí ở địa phương em đang sinh sống.
3. Giáo viên hướng dẫn ôn tập cụ thể từng bài bám sát cấu trúc:
Câu 1: Hãy nêu vị trí và khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
- Vị trí: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường.
	+ Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 200C. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 80C.
	+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.
	- Thực vật phong phú và đa dạng.
Câu 2: Hãy nêu những nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? Biện pháp giải quyết?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
- Nguyên nhân: 
+ Khí thải từ hoạt động công nghiệp. 	
+ Khí thải từ phương tiện giao thông.	
+ Khí thải sinh hoạt của con người	
- Hậu quả:
+ Tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người 	
+ Tăng hiệu ứng nhà kính, làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi.	
+ Thủng tầng ôzôn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người 
- Biện pháp giải quyết:
Các nước trên thế giới đã ký nghị định thư Ki-ô-tô, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nghiễm.
Câu 3: Hãy nêu những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
- Nguyên nhân: 
+ Ô nhiễm nước biển là do ván dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển 
+ Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà 
máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp.
+ Ván dầu ở các vùng ven biển tạo nên “thủy triều đen”.
+ Hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt của các đô thị bị đưa ra biển là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đỏ”.
- Hậu quả:
+ Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.
+ Thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
Câu 4: Vị trí, khí hậu và cảnh quang của môi trường hoang mạc?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
- Vị trí: Phân bố tập trung dọc theo hai bên dường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu.
- Khí hậu: Vô cùng khô hạn. Biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn, biên độ nhiệt giữa các mùa lớn.
- Cảnh quang hoang mạc: Chủ yếu là cát, sỏi đá.
Câu 5: Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
- Thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc bằng cách: 
+ Tự hạn chế sự thoát nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. 
+ Rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước 
	+ Có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài.
- Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc:
+ Sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm. 	+ Khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống.. 
Câu 6: Thế nào là lục địa? Thế nào là châu lục? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
- Lục địa 
+ Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh.	
	+ Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
+ Trên thế giới có 6 lục địa: Lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
- Châu lục 
+ Châu lục bao gồm phần lục địa và các các đảo quần đảo chung quanh.
+ Sự phân chia các châu lục mang ý nghĩa về mặt lịch, kinh tế, chính trị.
+ Trên thế giới có 6 châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
Câu 7: Căn cứ vào đâu để chia các quốc gia thành nước phát triển và nước đang phát triển?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
- Các quốc gia phát triển:
	+ Thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD/năm
	+ Tỉ lệ tử vong của trẻ em thường rất thấp
	+ Chỉ số phát triển con người từ 0,7 đến gần bằng 1
- Các quốc gia đang phát triển:
	+ Thu nhập bình quân đầu người dưới 20000 USD/năm
	+ Tỉ lệ tử vong của trẻ em thường khá cao
	+ Chỉ số phát triển con người dưới 0,7.
Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học và các số liệu trong bảng, sắp xếp các quốc gia sau đây thành hai nhóm: Các nước phát triển và các nước đang phát triển (số liệu năm 1997)
Tên nước
Thu nhập bình quân đầu người (USD)
HDI
Tỉ lệ tử vong của trẻ em(%0)
Hoa Kì
29010
0,827
7
An-giê-ri
4460
0,665
34
Đức
21260
0,906
5
Bra-xin
6480
0,739
37
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
 - Các nước phát triển: Hoa Kì, Đức 
- Các nước đang phát triển: An-giê-ri, Bra-xin 
Câu 9: Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng và khô, hình thành những hoang mạc lớn?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời:
Châu Phi là châu lục nóng và khô, hình thành những hoang mạc lớn vì:
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai chí tuyến.	
- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt.	
- Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chảy ven bờ.	- Lục địa hình khối, kích thước rộng lớn.
	IV. Kết quả đạt được
Kết quả học kì I năm học 2019 - 2020
Khối
Môn
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
Địa lí
185
20
10,81
48
25,95
88
47,57
29
15,67
00
00
2. Kết quả HK I năm học 2020-2021.
Khối
Môn
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7
Địa lí
184
89
48,37
56
30,43
39
21,20
00
00
00
00
 So sánh kết quả qua 2 năm học:
- Số học sinh khá, giỏi bộ môn năm học 2020-2021 tăng hơn năm trước 77em (chiếm 41,85%) .
- Số học sinh yếu kém không có so với cùng kì năm học trước giảm 29 em 
( 15,76%).
V. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình dạy học Địa lí 7, bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên luôn luôn quan tâm đến chất lượng dạy học, chịu trách nhiệm kết quả giảng dạy trước lãnh đạo; Xây dựng kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 của BGD , thể hiện sự phân hóa từng đối tượng học sinh;
- Xây dựng đề cương ôn tập phải ngắn gọn, đầy đủ nội dung; bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn đã qui định; bám sát cấu trúc đề kiểm tra của PGD thị xã;
- Luôn quan tâm hướng dẫn học sinh tự học ở nhà; rèn luyện các kĩ năng cơ bản của bộ môn;
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh.
VI. Kiến nghị
 	Lãnh đạo ngành thường xuyên quan tâm đến chất lượng tổ chức hội thảo chuyên môn, mà đặc biệt là tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn.
 Người viết
 Thái Hoàng Anh
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp....
của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
 ., ngày. tháng .năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_on_tap_cu.doc
Sáng Kiến Liên Quan