Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành kỹ năng giải toán cho học sinh Khối 6
1. Thuận lợi
Nhà trường luốn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học như trang bị phòng học thoáng mát đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo để phục vụ công tác dạy và học
Trường tổ chức lớp học hai buổi cho tất cả học sinh trong nhà trường.
Luôn quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện học tập tốt.
Thường xuyên liên lạc thông tin đến phụ huynh qua phần mềm edu.
2. Khó khăn
Trường THCS Giá Rai A đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay cha mẹ ly hôn phải sống với bên nội hay nhà ngoại gia đình không quan tâm đến việc học của các em từ nguyên nhân đó rất nhiều học sinh lười học, không thuộc bài, không làm bài tập, học vẹt, học đối phó hay học thuộc bài vanh vách nhưng không biết làm bài tập khi ở nhà không có giáo viên hướng dẫn.
Có nhiều em còn không biết cách phân tích đề bài nên không biết khai thác những gì đầu bài cho từ đó gặp rất nhiều khó khăn khi giải một bài tập.Rồi có những em không biết sử dụng kiến thức nào để giải bài toán do không xác định được dạng bài.
Chưa biết sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo đúng đúng cách, còn hiện tượng che dấu cái dốt của mình.
BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CHO HỌC SINH KHỐI 6 Châu Ngọc Phượng Giáo viên trường THCS Giá Rai A I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để hình thành được một học sinh chủ động, sáng tạo, làm việc có phương pháp, có tính kỉ luật cao. Mà môn Toán là môn học có đầy đủ các yếu tố cần thiết để làm được điều đó.Đặc biệt là việc rèn tư duy thuật giải trong môn Toán. Điều đó mang lại cho học sinh thói quen làm việc có kỉ luật, có trình tự, chính xác, ngăn nắp và có thói quen tự kiểm tra, nhờ đó rất thuận lợi cho các em sau này khi hòa nhập vào xã hội tự động hóa. Bên cạnh đó còn giúp các em học tập tốt các môn học khác. Từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Hình thành kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 6” nhằm nâng cao chất lượng các tiết dạy toán lớp 6 ở trường trung học cơ sở và học sinh tìm ra cho mình phương pháp học tập tốt nhất II. THỰC TRẠNG - Tổng số CB-GV-NV: 33/19 nữ, trong đó: CBQL: 2/0 nữ; GV: 28/16 nữ; NV: 3/3 nữ. - Tổng toàn trường: 15 lớp; 517 học sinh, trong đó + Lớp 6: 4 lớp; 145 học sinh; + Lớp 7: 4 lớp; 136 học sinh; + Lớp 8: 4 lớp; 136 học sinh; + Lớp 9: 3 lớp; 100 học sinh - Trường đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo Quyết định số 2308/QĐ-UBND ngày 12/12/2019. - Cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học đáp ứng được nhu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2. 1. Thuận lợi Nhà trường luốn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học như trang bị phòng học thoáng mát đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo để phục vụ công tác dạy và học Trường tổ chức lớp học hai buổi cho tất cả học sinh trong nhà trường. Luôn quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện học tập tốt. Thường xuyên liên lạc thông tin đến phụ huynh qua phần mềm edu. 2. Khó khăn Trường THCS Giá Rai A đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay cha mẹ ly hôn phải sống với bên nội hay nhà ngoại gia đình không quan tâm đến việc học của các em từ nguyên nhân đó rất nhiều học sinh lười học, không thuộc bài, không làm bài tập, học vẹt, học đối phó hay học thuộc bài vanh vách nhưng không biết làm bài tập khi ở nhà không có giáo viên hướng dẫn. Có nhiều em còn không biết cách phân tích đề bài nên không biết khai thác những gì đầu bài cho từ đó gặp rất nhiều khó khăn khi giải một bài tập.Rồi có những em không biết sử dụng kiến thức nào để giải bài toán do không xác định được dạng bài. Chưa biết sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo đúng đúng cách, còn hiện tượng che dấu cái dốt của mình. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để hình thành cho học sinh kỹ năng giải tốt các bài toán ta cần hướng dẫn tốt cho học sinh các bước sau: Dạy cho học sinh tham khảo cách có trong sách giáo khoa, ở những lớp khá giỏi nên tập cho học sinh các cách khác nhau để trình bày lời giải đó Trình bày rõ các bước trong những ví dụ cụ thể theo những sơ đồ nhất quán để học sinh có được cách trình bày chung và áp dụng trong thời gian đủ dài để học sinh nắm vững và vận dụng tốt qui tắc đó. Cần tập luyện cho học sinh thực hiện tốt những chỉ dẫn nêu trong lời giải hoặc trong qui tắc, nếu cần thiết nên có thời gian ôn lại cho HS những tri thức liên quan. Vậy trước khi giải một bài toán ta cần cho học sinh thực hiện theo một trình tự để học sinh thực hiện tốt các bài tiếp theo: Đọc kĩ đề bài. Phân tích triệt để đề bài. Nhận dạng bài. Tìm cách giải. Trình bày lời giải. Nghiên cứu sâu lời giải. Trong phần này ta sẽ nghiên cứu một số nội dung liên quan đến phát triển tư duy thuật giải cho học sinh. Nội dung chủ yếu là các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia), lũy thừa Khi dạy về các phép tính ta có thể phát triển tư duy thuật giải cho học sinh: Trên cở sở nắm được các thuật giải đã được học ở tiểu học ta cho học sinh làm các bài tập rèn các kĩ năng để tạo cho học sinh thói quen làm việc theo trình tự theo qui trình một cách hợp lí. Ví dụ 1: Tìm x, biết: a) x + 12 = 25 b) x - 7 = 14 c) 3.x = 12 d) x : 2 = 12 Ta cần cho học sinh ôn lại kiến thức tìm một số chưa biết trong các phép tính (cả dưới dạng lời và dạng viết) và kĩ năng xác định tên gọi của các số trong phép tính. Sau đó mới cho học sinh tiến hành giải. Để làm được dạng toán này, đầu tiên học sinh phải xác định được thuật giải ở đây là thuật giải nào? Để thực hiện thuật giải đó phải tuân theo những bước nào? Từ đó học sinh sẽ xác định được các hoạt động thích hợp để giải bài toán. Cụ thể, đầu tiên học sinh phải xác định được phép tính cần xét ở đây là phép tính nào? x đóng vai trò gì trong phép tính? Từ đó xác định các hoạt động tương ứng để tìm x. Ví dụ ở câu a) Học sinh xác định được phép tính ở đây là phép tính cộng, x đóng vai trò số hạng chưa biết. Để tìm được x học sinh phải dùng đến qui tắc tìm số hạng chưa biết trong tổng: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Ở đây, số hạng còn lại đã biết là 5, tổng đã biết là 25. Áp dụng đúng qui tắc học sinh sẽ tìm được x = 13. Thật ra phép tính được tìm ra ở đây là phép cộng nhưng bên cạnh cộng hai số tự nhiên học sinh còn cần phải biết trừ hai số tự nhiên thì mới có thể giải hoàn chỉnh bài này. x + 12 = 25 x = 25 – 12 x = 13. Tương tự như vậy nó làm với câu b) Phép toán được xác định là phép trừ, x đóng vai trò số bị trừ.Muốn tìm được x phải dùng qui tắc tìm số bị trừ trong phép trừ (Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ). Hiệu đã biết là 14, số trừ đã biết là 7. Áp dụng qui tắc giải ra: x – 7 = 14 x = 14 + 7 x = 21 Đến câu c) học sinh thấy phép toán ở đây là phép nhân, x đóng vai trò thừa số chưa biết. Muốn tìm được x phải dùng qui tắc tìm thừa số chưa biết: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Mà tích đã biết là 12, thừa số còn lại đã biết là 3. Áp dụng qui tắc có: 3.x = 12 x = 12 : 3 x = 4 Và tương tự như vậy học sinh tiếp tục làm được câu d. Với phép tính ở đây là phép chia, x đóng vai trò số bị chia. Sau đó, ta cho các bài tập tương tự với sự thay đổi về số liệu, phức tạp dần lên.Như có thể cho số to hơn, cho lũy thừa hay cho thêm hệ số của x IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian giảng dạy, qua nghiên cứu kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra đánh giá qua các năm học, qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi thấy: Kết quả của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Thể hiện là các em đã biết cách suy nghĩ hơn khi gặp một bài toán, các em dễ dàng hơn khi tìm tòi lời giải, cách trình bày, nhờ đó cũng yêu thích học Toán hơn. Với phương pháp thực hiện như trên học sinh được tự tìm ra kiến thức cần biết một cách độc lập tích cực. Do đó học sinh hứng thú, hiểu bài sâu sắc từ đó vận dụng tốt vào các bài tập. Trong thời gian gần đây khi kiểm tra bài về nhà đa số các em làm rất tốt, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Số học sinh yêu thích toán ngày càng nhiêù hơn.Từ đó các em có kế hoạch học hỏi thêm ở sách giáo khoa , ở bạn bè, phát huy duy trì niềm say mê học toán của các em.Học sinh đã biết tự củng cố, ôn luyện các kiến thức bài tập, biết phối hợp các kiến thức đã học vào bài tập. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2019 – 2020 Lớp Môn Sĩ số Ðiểm trung bình môn học kỳ I Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6/2 Toán 37 5 13.5 7 18,9 10 27 15 40,6 6/3 Toán 37 5 13,7 9 24,2 18 48,4 5 13,7 Cộng chung 74 5 6,7 12 16,2 19 25,6 33 44,8 5 Kết quả chất lượng cả năm năm học 2019 – 2020 Lớp Môn Sĩ số Ðiểm trung bình môn cả năm Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6/2 Toán 36 12 33.3 19 52,7 4 14 6/3 Toán 37 4 10,8 18 48,6 13 35,2 2 5,4 Cộng chung 73 16 21,9 37 50,6 17 24,8 2 2,7 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Thật ra để hình thành kỹ năng giải cho học sinh lớp 6 không phải là dễ, nhưng lại rất hay và quan trọng. Nó quyết định rất lớn trong việc học và kết quả học tập của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên.Chỉ cần ta luôn rèn được cho học sinh tư duy giải toán, lối mòn trong suy nghĩ khi tìm tòi giải một bài toán. Tạo cho học sinh thói quen giải toán có trình tự, qui trình.chính là chúng ta đang tạo cho học sinh kỹ năng giải toán. Người viết Châu Ngọc Phượng Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai A xác nhận: Biện pháp “Hình thành kỹ năng giải toán cho học sinh khối 6” của giáo viên: Châu Ngọc Phượng áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phường 1, ngày 30 tháng 3 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Trần Hồ Quốc Huân
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_hinh_thanh_ky_nang_giai_toan.doc