Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục thói quen, hành vi, đạo đức cho trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Đại Lai

Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực

a) Ưu điểm:

- Lớp học được chia theo đúng độ tuổi.

- Tôi được ban giám hiệu nhà trường giúp đỡ về phương tiện dạy học cũng như về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.

- Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do sở, huyện tổ chức.

- Chị em trong lớp có nhiều kinh nghiệm và cũng quan tâm giúp đỡ tôi trong công việc giáo dục trẻ ngay trong những ngày đầu đi học.

- Một số phụ huynh học sinh là những cán bộ có trình độ văn hoá đã góp phần giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt của lớp.

b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:

- Số trẻ mới đi học nhiều, còn nhút nhát và khóc

- Một số trẻ còn chưa biết nói

- Một số gia đình còn nuông chiều con cái

 

doc23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục thói quen, hành vi, đạo đức cho trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
1. Thực trạng việc tổ chức một số biện pháp giáo dục thói quen ,hành 
 4
vi, đạo đức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
 a. Ưu điểm. 4
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. 5
2. Các biện pháp giáo dục thói quen ,hành vi, đạo đức cho trẻ 24-
 5
36 tháng tuổi.
 Biện pháp 1: Sưu tầm nhiều tranh truyện phù hợp với lứa tuổi 5 - 7
Biện pháp 2 : Tạo môi trường sách truyện hấp dẫn ,thu hút sự chú 
 7 - 8
ý của trẻ .
Biện pháp 3: Giáo dục thói quen,hành vi ,đao đức cho trẻ thông 
 8 - 13
qua các hoạt động , lồng ghép vào các chủ đề.
Biện pháp 4: Nâng cao năng lực,ngôn ngữ,trình độ chuyên môn 
 14
của bản thân
Biện pháp 5: Giáo dục thói quen, hành vi, đạo đức của trẻ qua việc 
 15 - 16
phối kết hợp với phụ huynh
 17
3. Kết quả.
a. Kết quả đạt được. 17 - 18 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
 Muốn trẻ phát triển được toàn diện thì chúng ta không thể đợi trẻ lớn rồi 
mới giáo dục trẻ, mà ngay từ khi còn là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng, 
chúng ta đã phải có những biện pháp giáo dục nhằm phát triển hoàn thiện cho trẻ 
cả về thể chất, lẫn tinh thần, trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. 
 Trong thời đại hiện nay, muốn phát triển đất nước và xã hội thì phải có 
những con người có tài, có đức, mà nền móng đạo đức của con người phải được 
nhen nhóm ngay từ lứa tuổi mầm non hay nói cách khác chúng ta phải chú trọng 
việc hình thành những bước đầu về nhân cách cho trẻ mầm non. Đối với các 
cháu lứa tuổi nhà trẻ từ 18-24 tháng, là lứa tuổi bắt đầu đến trường, cần phải rèn 
cho trẻ 1 số thói quen hành vi tốt như giao tiếp mạnh dạn, biết nói cả câu, biết 
chào ông bà, chào bố mẹ, cô giáo khi đến lớp và khi ra về, biết điều chỉnh 
hành vi của mình như không vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, cất dép 
gọn gàng vào giá, khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi cùng cô. Nội dung giáo dục 
hành vi văn hoá cho trẻ rất phong phú, chúng ta có thể giáo dục trẻ ở mọi lúc 
mọi nơi, trong mọi hoạt động ở lớp cũng như ở nhà. Nhưng theo tôi lĩnh vực 
phát triển ngôn ngữ (thơ, truyện) ở nhà trẻ thật gần gũi và có nhiều cơ hội trong 
việc hình thành một số hành vi, thói quen ngoan ngoãn cho trẻ. Trăn trở với mục 
tiêu chung của ngành giáo dục mầm non, bản thân tôi cũng là 1 giáo viên mầm 
non nhận thấy vấn đề giáo dục thói quen hành vi đạo đức cho trẻ là vô cùng cần 
thiết. 
 Trên thực tế trẻ lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Đại Lai 1 
số trẻ đã ngoan, không khóc khi đến lớp, mạnh dạn giao tiếp cùng cô giáo, biết 
cất đồ dùng đồ chơi sau khi chơi xong.song bên cạnh đó 1 số cháu vẫn còn 
nhút nhát, chưa mạnh dạn giao tiếp, vẫn còn nói ngọng hoặc chưa biết nói. 
Chính vì vậy, để giúp trẻ mạnh dạn hơn, có những hành vi tốt, biết diễn đạt nhu 
cầu với cô giáo tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sáng kiến: 
 “Biện pháp giáo dục thói quen, hành vi, đạo đức cho trẻ 24 - 36 tháng 
tuổi D3 trường mầm non Đại Lai”.
 3 - Tôi được ban giám hiệu nhà trường giúp đỡ về phương tiện dạy học cũng 
như về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
 - Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng 
thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do sở, huyện tổ chức.
 - Chị em trong lớp có nhiều kinh nghiệm và cũng quan tâm giúp đỡ tôi 
trong công việc giáo dục trẻ ngay trong những ngày đầu đi học.
 - Một số phụ huynh học sinh là những cán bộ có trình độ văn hoá đã góp 
phần giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc đưa trẻ vào nề nếp sinh hoạt của lớp. 
 b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
 - Số trẻ mới đi học nhiều, còn nhút nhát và khóc
 - Một số trẻ còn chưa biết nói
 - Một số gia đình còn nuông chiều con cái
 *Kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm
 STT Một số hành vi Tổng số trẻ Tỷ lệ
 Trẻ đã có những thói quen, 
 1 12/18 66,6%
 hành vi văn hoá
 2 Mạnh dạn trong giao tiếp 13/18 72,2%
 3 Biết nghe lời người lớn 13/18 72,2%
 2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
 a) Biện pháp 1: Sưu tầm nhiều tranh truyện phù hợp với lứa tuổi.
 Với mỗi lứa tuổi, nhu cầu vui chơi của trẻ cũng khác nhau. Trước tiên 
chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 24-36 tháng:
 - Vốn từ còn ít, chưa phong phú vì lứa tuổi này là giai đoạn đầu tiên của 
phát triển ngôn ngữ.
 5 Hình ảnh cô và trẻ cùng xem tranh truyện
 b) Biện pháp 2: Tạo môi trường sách truyện hấp hẫn, đẹp mắt thu hút 
sự chú ý của trẻ
 Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ, thì chúng ta cần tạo môi trường trong 
lớp sạch sẽ, đẹp mắt, đặc biệt là góc sách truyện trẻ sẽ tập trung, chú ý và hứng 
thú tham gia hơn. 
 Tôi chọn góc sách ở nơi đủ ánh sáng, yên tĩnh và có không gian phù hợp. 
Không để góc sách gần với những góc có hoạt động động sẽ phân tán sự tập 
trung, chú ý của trẻ. 
 Cách bày biện trang trí ở góc sách cũng là một hình thức dạy trẻ, giáo dục
cách xem truyện, giữ gìn sách truyện. Các quyển sách bày biện trên giá vừa tầm 
tay trẻ, luôn theo hình thức gợi mở, khơi gợi mời chào trẻ đến xem do đó trẻ rất 
thích thú khi đựơc xem. Trẻ xem được nhiều tranh sách có các hành vi văn hoá 
thì bản thân trẻ cũng thích được hành động như trong tranh truyện.
 7 nề nếp, thói quen từ đó sẽ hình thành các kỹ năng và thói quen cho trẻ. Chúng 
tôi phải luôn theo sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động nhỏ nhất của 
trẻ. Từ đó mới nắm bắt được thói quen của từng trẻ để đưa ra những biện pháp 
hiệu quả nhất.
 * Thông qua giờ đón trẻ:
 Trẻ mới đi học sẽ có tâm lý sợ sệt, khóc và không muốn vào lớp. Cô giáo 
đón trẻ cần nắm được tâm lý này của trẻ, chủ động bế trẻ từ tay cha mẹ, dỗ dành 
trẻ vào lớp với sự âu yếm, yêu thương nhằm xóa đi sự sợ sệt, lo lắng của trẻ. Khi 
trẻ đã quen dần với cô giáo, cô hướng dẫn trẻ biết cất ba lô vào đúng ngăn tủ, cất 
dép lên giá dép, biết chào cô giáo và chào cha mẹ khi đến lớp cũng như khi ra 
về.
 Hình ảnh: Đón trẻ
 9 chơi, trẻ bộc lộ được hành vi, thói quen của mình như thích chơi một mình, chơi 
nhiều hơn bạn, tranh giành đồ chơi. Điều này rất dễ thấy và là hành động thường 
diễn ra trong các hoạt động vui chơi của trẻ vì trẻ còn rất nhỏ chưa ý thức được 
hành vi của bản thân. Chính vì vậy người giáo viên không những phải đem kiến 
thức của bản thân mà còn phải có lòng kiên trì nhiệt tình dìu dắt trẻ. 
 Ví dụ: Trong giờ xem tranh truyện trẻ hay tranh dành nhau thì cô lại gần ân 
cần trò chuyện phân tích cho trẻ biết những hành vi đúng sai.
 - Trong giờ hoạt động xếp nhà trẻ bao giờ cũng lấy đồ chơi nhiều hơn về 
mình, và chơi một mình thì cô đến trò chuyện cùng với trẻ như một người bạn 
và từ đó trẻ rất tích cực hoạt động với đồ vật, biết chơi theo đúng ý nghĩa của nó 
không tranh giành đồ chơi của nhau.
 Sau khi chơi xong, tôi nhắc trẻ cất dọn đồ chơi vào rổ và xếp vào đúng nơi 
quy định nhằm tạo thói quen và nề nếp dần cho trẻ. Để trẻ thấy được ý nghĩa 
hành vi của mình, khi cất đồ chơi gọn gàng thì lớp học sẽ sạch và đẹp hơn.
 * Thông qua hoạt động chung: 
 Trẻ nhỏ rất thích được nghe kể chuyện, đóng kịch, hát thích mình được 
làm giống người lớn. Chính vì vậy trong tiết học tôi thường lựa chọn các bài 
thơ, câu truyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chẳng hạn trong các 
câu truyện tôi thường lấy tên trẻ đặt vào trong tên nhân vật và hành động của trẻ 
trùng với hành động của nhân vật. Như vậy đã góp một phần quan trọng trong 
việc hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, trẻ rất thích mình là những người 
ngoan, giúp đỡ bạn như trong truyện.
 - Ở chủ đề “Bé và các bạn”: tôi lựa chọn bài thơ “Bạn mới” để dạy trẻ
 Bạn mới đến trường
 Hãy còn nhút nhát
 Em dạy bạn hát
 Em rủ bạn chơi
 11 * Thông qua giờ hoạt động chiều
 Trong hoạt động chiều, tôi cho trẻ hoạt động ở góc sách truyện, cho trẻ 
xem tranh ảnh về các hành vi văn hóa nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức cho 
trẻ. Trẻ được xem tranh, truyện cùng cô, nhận thức được đâu là hành vi đúng, 
đâu là hành vi sai từ đó trẻ sẽ biết áp dụng vào chính bản thân và những hành vi 
của trẻ. 
 Như vậy việc lồng ghép giáo dục thói quen, hành vi, đạo đức cho trẻ 
thông qua các hoạt động, các chủ đề khác nhau quả thật rất phong phú, đa dạng. 
Khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp một cách linh hoạt, sáng tạo để giúp trẻ có 
những kiến thức hiểu biết về những thói quen tốt, những hành vi văn hóa từ đó 
biết thực hiện và áp dụng vào bản thân, nhằm hình thành nhân cách cho trẻ 1 
cách hiệu quả nhất
 13 e) Biện pháp 5: Giáo dục thói quen, hành vi, đạo đức của trẻ qua việc 
phối kết hợp với phụ huynh
 Giáo dục trẻ ở lớp thôi chưa đủ, mà muốn trẻ phát triển được toàn diện thì 
ngay cả khi ở nhà, trẻ cũng cần có những thói quen, hành vi tốt. Chính vì vậy 
việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh để cùng đưa ra những biện pháp chăm 
sóc giáo dục trẻ là vô cùng cần thiết. Để có kết quả tốt đối với trẻ ngoài việc trẻ 
có ý thức lúc ở trường học thì phụ huynh là một trong những người không thể 
thiếu trong việc nhắc nhở dạy bảo trẻ ở nhà cũng như mọi lúc mọi nơi;
 Ở lớp, tôi đã tạo ra góc tuyên truyền, ở đó tôi dán hình ảnh có nội dung về 
hình ảnh các bài thơ, câu truyện mà ở lớp trẻ được đọc để về nhà các bậc phụ 
huynh có thể đọc cùng bé. Khuyến khích trẻ thể hiện cho ông bà, cha mẹ, anh 
chị cùng nghe. Không chỉ có vậy, tôi còn sưu tầm những tranh ảnh, thông điệp 
về những hành vi có văn hóa, những việc làm tốt, vận động phụ huynh cùng 
hưởng ứng và tham gia thực hiện;
 Hình ảnh một số nội dung tại góc tuyên truyền.
 Tôi đã dùng nhiều hình thức tuyên truyền với phụ huynh như: Lúc đón trẻ, 
trả trẻ, hay trong lúc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh về những 
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_thoi_quen_hanh_vi_d.doc
  • docxBiên bản Khuyên.docx
Sáng Kiến Liên Quan