Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức qua việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 3
Giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác chủ nhiệm. Bởi Tiểu học là bậc học nền tảng, mà trẻ em là tương lai của đất nước. Muốn cái nền tảng, cái tương lai này tốt đẹp, muốn các em trở thành người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện: đức và tài như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì vô dụng, còn có tài mà không có đức thì cũng không giúp ích gì cho xã hội ”. Câu nói ấy của Bác vô cùng thấm thía trong lòng mỗi người, đặc biệt là mỗi thầy, cô giáo chúng ta.
Muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài của đất nước, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hoá mà còn phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh Tiểu học. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi đạo đức qua việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho các em là vô cùng cần thiết, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là: “Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lõi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh thuộc dạng “chưa ngoan”, thiếu lễ phép với người lớn, hạn chế về đạo đức, nhân cách. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học sinh “chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục” dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học và ảnh hưởng đến toàn trường, mà xa hơn là gánh nặng của xã hội.
Với những lí do trên, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng có hiệu qủa đề tài “Biện pháp giáo dục đạo đức qua việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3”.
bè . Đối với những em này, giáo viên là người có trách nhiệm nhiều nhất, thay cho cha mẹ giáo dục các em, gặp người đang chăm sóc em để tâm sự, trao đổi để họ tạo cho các em cuộc sống thoải mái hơn, dễ gần hơn, thường an ủi, nhắc nhở các em, làm cho các em thấy rằng: “Giáo viên là người mẹ hiền , lớp học như một gia đình đầm ấm, trường học là ngôi nhà thứ hai”. 2. Dùng nghệ thuật sư phạm trong công tác chủ nhiệm. Thật ra, những điều qui định trong nội qui học sinh rất dễ dàng thực hiện đối với các em. Thế nhưng, tại sao các em lại thường hay vi phạm? Thậm chí vi phạm có hệ thống! Đó chính là điều mà người thầy phải suy nghĩ và xem xét lại, liệu những phương pháp, cách thức, kế hoạch giáo dục của người thầy có phù hợp với từng đối tượng học sinh hay không? Chính sự quan tâm đúng mức của người thầy đối các em sẽ là yếu tố hàng đầu đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ trong xã hội hiện nay. 2.1. Dùng nghệ thuật tạo cơ hội để khen học sinh: Đặc điểm tâm sinh lý của các em là thích được khen, thích chứng tỏ, tự khẳng định mình. Thế nên người thầy cần tìm thấy ở các em những ưu điểm để động viên, khích lệ các em phát triển mặc dù những ưu điểm ấy rất nhỏ. Không nên bỏ qua, hoặc thờ ơ trước những kết quả mà các em đạt được. Vì nếu không quan tâm đến thành tích, để có những lời động viên khen thưởng kịp thời thì các em sẽ sao lãng việc rèn luyện mình và cũng không muốn tham gia vào nhiều công việc. Bởi lẽ các em nghĩ có làm tốt cũng chẳng được gì và cũng chẳng ai biết đến; còn khi các em vi phạm thì giáo viên không nên chê trách hay phạt vạ mà phải khuyên răng động viên các em. Vì vậy người thầy cần tạo cho các em những cơ hội để các em thể hiện mình. Khen thưởng đúng lúc, kịp thời sẽ có tác dụng rất lớn đến việc làm của các em. Và nó chính là những liều thuốc tốt nhất để gây dựng cho các em lòng đam mê, tính nhiệt tình năng nổ, sáng tạo trong công việc. Giáo viên phải là người trực tiếp theo dõi, kiểm tra, động viên nhắc nhở các em, phải nêu gương “người tốt việc tốt” trước lớp, dưới cờ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc học kỳ để có khen thưởng kịp thời, nhằm động viên khuyến khích các em ngày càng tiến bộ. Bởi vì những mầm sống tốt, những biểu hiện tích cực luôn được sinh sôi nẩy nở trong mảnh đất màu mỡ của những yêu thương và trân trọng. 2.2. Phải biết giao việc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: Phần đông học sinh cấp Tiểu học thường có những biểu hiện sa xúc về đạo đức như ham chơi game, banh bàn, bi da, nói tục, chữi thề, sao lãng việc học hành hoặc bất chấp nề nếp kỹ cương của nhà trường, thường là những em học sinh còn hạn chế trong học tập, lực học các em không theo kịp bạn, đâm ra chán nản lao vào những trò chơi vô bổ, dần dần các em có những việc làm vi phạm đạo đức. Trong giảng dạy người thầy nên chú ý nhiều đến đối tượng học sinh này để có những câu hỏi phù hợp với khả năng của từng em “ Áp dụng 10 kĩ năng đặt câu hỏi”, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm khơi dậy trong các em những khao khát về sự hiểu biết, về niềm tin vào bản thân. Sự tự tin trong con người các em chính là những ngọn lửa mạnh mẽ thúc đẩy cho các em tiến bộ. 2.3. Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh: Khi nhận lớp, giáo viên cần tìm hiểu các em thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, nghiên cứu kĩ học bạ, sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi chất lượng của năm học trước liển kề để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình. để liên hệ với phụ huynh khi cần thiết. 2.4. Xây dựng ban cán sự lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao: Bầu cử những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm. Báo cáo trung thực những diễn biến xảy ra hàng ngày cho giáo viên chủ nhiệm. Làm việc đúng lề lối quy định, đúng vị trí các chức danh. 2.5. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Gần gũi, thương yêu, trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em thể hiện được “điều em muốn nói”. Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được "mỗi ngày đến trường là một niềm vui". Từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng thi đua giúp đỡ lẫn nhau. Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn nạn. Xây dụng và phát huy tốt lớp học tự quản. 2.6. Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục. Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo do nhà trường và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” Về phía gia đình: Phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo, giúp các em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Không nên quá lo về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, kết hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấulàm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau. 2.7. Nhiệt tình, linh động với công việc, công bằng với học sinh, khen thưởng và phê bình kịp thời. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức, nhân cách của học sinh. Một năm học giáo viên cần đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia tốt vào hoạt động giáo dục. Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả. Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả. Cuối tuần khen thưởng, xử lý kịp thời, dù chỉ những tiến bộ chậm chạp, luôn có lòng vị tha đối với các em, bỏ qua những lổi lầm, để tạo niềm tin và tạo cơ hội tiến bộ. Giáo viên phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Giáo viên chủ nhiệm cụ thể hóa kế hoạch hoạt động tập thể theo tuần, đánh giá, tuyên dương, góp ý cụ thể đối với học sinh của lớp. 3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua tổ chức đoàn đội. Thông qua các chủ điểm sinh hoạt hàng tháng, tổ chức Đội cần phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em thi thố tài năng bằng các trò chơi giải trí lành mạnh. Nhằm tạo cho các em gắn bó với tập thể, thấy được tinh thần trách nhiệm của mình đối tập thể. Từ đó xây dựng cho các em ý thức, sáng tạo trong công việc, biết sống vì mọi người, biết yêu thương con người. Đó cũng chính là con đường hình thành nhân cách tốt nhất cho các em. 4. Dùng kĩ năng giao tiếp, nhân cách người thầy giáo dục kĩ năng giao tiếp ,nhân cách học sinh. Trong các cách giáo dục thì phương pháp nêu gương có tác dụng rất lớn, đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi thầy cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng cho các em noi theo, mặc dù bản thân không được như những nhà giáo dục học nổi tiếng, nhưng tối thiểu phải là những nhà giáo dục gương mẫu, nhiệt tình, thương yêu học trò vì đối với các em, người thầy chính là thần tượng, thì chính bản thân của người thầy không chỉ nói suông mà phải bằng hành động và việc làm cụ thể trong quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và ngoài xã hội. Mỗi lời nói, cử chì và hành động qua việc tiếp xúc với đồng nghiệp, với học sinh và ngoài xã hội phải chuẩn mực, gương mẫu, luôn luôn mang tính sư phạm; mỗi hình động và việc làm phải thiết thực, hiệu quả mà không gây phiền hà, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 5. Giáo dục kĩ năng giao tiếp, nhân cách học sinh thông qua môn đạo đức. Dạy học môn đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh,...sử dụng để dạy học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em. Dạy học môn đạo đức cần đi từ quyền trẻ em, từ lợi ích của trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy học đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, giúp cho học sinh lĩnh hội và thực hiện hành vi tự giác hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây. Thông qua các bài đạo đức, học sinh lớp 3 được giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản như: kinh nghiệm giao tiếp, kinh nghiệm tự nhận thức, kinh nghiệm ra quyết định, kinh nghiệm giải quyết vấn đề... Việc giáo dục cho học sinh lớp 3 thông qua các bài đạo đức vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu giáo dục ở tiểu học. III. Những kết quả đạt được: 1. Hiệu quả của sáng kiến: Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ dạy và kĩ năng giao tiếp, nhân cách của học sinh được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. Số em có biểu hiện hành vi đạo đức còn hạn chế đã giảm đi. Số em có biểu hiện hành vi đạo đức tốt được nâng lên rõ rệt. Bảng 2: Kết quả thực nghiệm Lớp Tổng số HS Số em có kĩ năng giao tiếp, nhân cách tốt. Số em có kĩ năng giao tiếp, nhân cách khá. Số em có kĩ năng giao tiếp, nhân cách đạt yêu cầu. Số em còn hạn chế về kĩ năng giao tiếp, nhân cách. SL % SL % SL % SL % 3.1 35 30 85.71 4 11.43 1 2.88 0 0 Từ kết quả thống kê cho ta thấy kết quả giáo dục đạo đức, nhân cách qua việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 của trường Tiểu học Phong Thạnh Đông ngày được nâng lên bởi vì lực lượng thầy cô giáo của trường đã cố gắng kết hợp, chọn lọc các biện pháp để làm công tác chủ nhiệm. Đăc biệt là rất chú tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho các em. Chính sự giáo dục không đúng, không khoa học, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, khiến cho các em hay có những biểu hiện chống đối lại người lớn. Nếu người thầy thiếu bản lĩnh sư phạm, mất bình tĩnh, nóng giận sẽ có những quyết đoán sai, lời lẽ, biện pháp giáo dục không đúng thì hậu quả sẽ càng tệ hại hơn. Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn sẽ giúp việc hình thành đạo đức, nhân cách ở các em sẽ tốt hơn. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua kinh nghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi rút ra bài học sau: Bài học về tư cách giáo viên: Muốn giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh, giáo viên cần phải là người chuẩn mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên cần phải luôn cân nhắc thận trọng mọi cử chỉ lời nói, việc làm, không để học sinh có nhận xét không tốt về thầy cô. Bài học về tìm hiểu học sinh: Quá trình tìm hiểu phải kĩ lưỡng, chính xác và chín chắn. Tìm hiểu về gia đình, xã hội xung quanh, quan hệ với bạn bè, thực hiện xem học bạ ở các năm học trước hoặc hỏi thăm giáo viên chủ nhiệm cũ. Bài học kinh nghiệm trong giáo dục: Giáo dục học sinh còn hạn chế về kĩ năng giao tiếp không nên nóng vội, luôn thể hiện sự thương yêu học sinh, tin tưởng các em sẽ tiến bộ. Phối hợp: Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, hội phụ huynh, cha mẹ học sinh. Không nên giáo dục bằng lí thuyết mà phải nêu gương điển hình để các em học tập. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở lớp 3.1 trường Tiểu học Phong Thạnh Đông. Tôi thấy rằng, việc giáo dục kĩ năng giao tiếp và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành, tạo mói quan hệ gần gũi. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên và hướng các em đến một thói quen xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Với những quy tắc đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững. C. KẾT LUẬN I. Kết Luận trong nghiên cứu: Để “Biện pháp giáo dục đạo đức qua việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3” đạt kết quả như mong muốn, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục sau: 1. Kịp thơi, thường xuyên tọa cho giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nắm vững yêu cầu nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Tránh tư tưởng xem nhẹ nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, tránh tình trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua loa, mang tính hình thức, không có hiệu quả. 2. Phải giảng dạy thật tốt môn Đạo đức. Bởi Đạo đức là môn học quan trọng để giáo dục kĩ năng giao tiếp, hình thành nhân cách cho học sinh. Thông qua môn Đạo đức để hình thành cho các em kiến thức về chuẩn mực đạo đức đã học. 3. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học, chủ yếu thông qua hai con đường: con đường dạy học và con đường tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Do đó chúng ta cần tổ chức các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là các hoạt động phong trào, các hoạt động thi đua, các hoạt động thực tiễn,Thông qua các hoạt động đó để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Hoạt động càng phong phú, đa dạng, thì quá trình giáo dục học sinh càng có hiệu quả tốt. 4. Phải nắm vững tình hình học sinh, điều kiện giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục và đề ra các biện pháp thực hiện một cách thiết thực nhất. Cần phối hợp tốt giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. 5. Giáo dục học sinh cũng cần thường xuyên theo dõi diễn biến, đánh giá tình hình và kết quả giáo dục. Đối tượng để đánh giá ở đây là cả tập thể (trường, lớp) và từng cá nhân học sinh, vì thế phải đánh giá cả phong trào lẫn tư tưởng, tình cảm, hành vi và thói quen của học sinh. Đánh giá kết quả giáo dục phải thông qua quan sát, theo dõi của cá nhân. Việc tổ chức, theo dõi cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng việc đánh giá xếp loại năng lực, phẩm chất của học sinh, thì phải theo định kì theo qui chế đã qui định. II. Kiến nghị, đề xuất: 1. Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức học sinh gắn với chủ đề năm học . Tăng cường giáo dục tích hợp qua các môn học có, xác định trách nhiệm dạy bất kỳ môn học nào cũng phải tham gia kết hợp giáo dục đạo đức vào những bài giảng, những tình huống sư phạm có liên quan, khai thác bài tập thực hành, xử lý tình huống đạo đức. Phải xem nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh là nền tảng để rèn nền nếp, kỷ cương của trường lớp, góp phần chống lưu ban, bỏ học. Mỗi giáo viên phát huy tốt vai trò chủ nhiệm, phụ trách chi đội phối hợp hoạt động giáo dục theo chủ điểm của chương trình hoạt động đội, tăng cường giáo dục đạo đức hàng ngày, nắm bắt đặc điểm học sinh để giáo dục cụ thể. Giáo viên phải nắm vững quy định về đạo đức nhà giáo, làm cơ sở để tự rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, qui tắc ứng xử sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực để thực sự làm tấm gương đạo đức học sinh noi theo (lời nói gắn liền hành động thực tiễn), mỗi giáo viên luôn trau dồi chuẩn mực đạo đức, gương mẫu qua từng hành động, luôn dịu dàng hết lòng thương yêu học sinh, bằng lương tâm chức nghiệp của mình xây dựng chương trình hành động riêng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Các chương trình hành động của giáo viên được tổng hợp theo các Tổ, Khối để gửi về Ban Giám hiệu bổ sung vào kế hoạch của trường. Khuyến khích học sinh tự giác, tự chủ tham gia tích cực các hoạt động phong trào đoàn đội, chấp hành nội quy, quy định của nhà trường, luật an toàn giao thông, phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ trong học tập, hạnh kiểm. 2. Đối với nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ điểm từng tháng. Hàng tuần, sinh hoạt dưới cờ có đánh giá nhắc nhở khắc phục hạn chế tồn tại, phát huy mặt tích cực, biểu dương tập thể lớp, cá nhân học sinh tiêu biểu. Tăng cường tủ sách đạo đức và các hoạt động liên quan (giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, kể chuyện đạo đức Bác Hồ,Tiểu phẩm...) Xây dựng và cụ thể hóa kế hoạch thực hiện chủ đề: “Rạng ngời trang sử Đội, vững bước tiến lên Đoàn ” . Phát động thực hiện các phong trào thi đua nề nếp, kỷ luật, vệ sinh, kế hoạch nhỏ, nụ cười hồng, phong trào học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Giới thiệu tìm hiểu các di tích văn hóa, di tích lịch sử, tham quan thăm viếng, học tập.( Đài liệt sĩ, Bảo tàng . . .) Tổng phụ trách Đội tham mưu kế hoạch, biện pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm phụ trách chi đội hỗ trợ, phối hợp tổ chức hoạt động, giáo dục đạo đức theo chủ điểm. Tăng cường các hình thức tuyên truyền thông tin, giáo dục theo chủ đề, biểu dương gương tốt, phát động phong trào chia sẽ giúp bạn, giúp người hoạn nạn. Trên đây là một số vấn đề về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh mà tôi đã suy nghĩ. Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta quan tâm đúng mức và thực hiện tốt các biện pháp trên thì sẽ không còn tình trạng học sinh chưa ngoan ở trong nhà trường. Tuy nhiên không sao tránh khỏi những hạn chế của nó, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Phong Thạnh Đông, ngày 25 tháng 01 năm 2016 Người viết Lê Hoàng Nhân Mẫu 02 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: Tiểu học Phong Thạnh Đông PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Trang cuối của SKKN) 1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm a) Về nội dung: - Tính mới: /30 điểm - Tính hiệu quả: .. /35 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn: . /20 điểm - Tính khoa học: /10 điểm b) Về hình thức: ../5 điểm 2. Xếp loại: .. Phong Thạnh Đông, ngày 27 tháng 01 năm 2016 CHỦ TỊCH HĐKH Mẫu 02 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: Thị xã Giá Rai PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Trang cuối của SKKN) 1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm a) Về nội dung: - Tính mới: /30 điểm - Tính hiệu quả: .. /35 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn: . /20 điểm - Tính khoa học: /10 điểm b) Về hình thức: ../5 điểm 2. Xếp loại: .. Giá Rai, ngày.. tháng 01 năm 2016 CHỦ TỊCH HĐKH Mẫu 01 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐƠN VỊ: TIỂU HỌC PHONG THẠNH ĐÔNG ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUA VIỆC HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 3 - Họ và tên người thực hiện: Lê Hoàng Nhân - Môn, lĩnh vực: Đạo đức Phong Thạnh Đông, ngày 25 tháng 01 năm 2016
File đính kèm:
- sáng kiến kinh nghiệm lớp 3.doc