Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động gáo dục ở trường Tiểu học

Quản lý giáo dục là sử dụng luật giáo dục một cách toàn diện có tổ chức, có hướng đích, có điều chỉnh đạt được đích là chất lượng giáo dục. Hay chính là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả cao.

Quản lý hoạt động dạy-học trong nhà trường là một trong những hoạt động quan trọng nhất có đích là mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học. Tiểu học là một bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vai trò nền tảng rất quan trọng, có đặc điểm bản sắc riêng, hình thành cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên trung học cơ sở. Cần phải thấy rằng những gì cần thiết mà không tạo cho trẻ khi còn học ở Tiểu học thì sau này khó mà thực hiện được những bậc học tiếp theo.

Phạm vi quản lí giáo dục hoạt động dạy ở nhà trường Tiểu học là quản lý giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo chỉ đạo của ngành phù hợp với tình hình địa phương; quản lý lĩnh vực chuyên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn xảy ra trong giáo dục gắn tiêu chuẩn trình độ, năng lực chuyên môn của chuẩn chức danh nghề nghiệp.

 Quản lý hoạt động dạy là quản lý chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong đơn vị tiểu học của người được giao quyền quản lý.

 Đổi mới là thay đổi cái cũ lạc hậu không còn phù hợp bằng cái mới tiên tiến phù hợp hơn.

 Đổi mới công tác quản lý có ý nghĩa loại bỏ được cơ chế lỗi thời - thủ phạm kìm hãm sự phát triển. Đổi mới công tác quản lý đòi hỏi người quản lý không những đổi mới cách nghĩ, cách làm mà người quản lý phải biết tạo điều kiện cho cái mới phát huy hiệu quả. Người quản lý còn biết phân biệt, nhìn ra cái mới, quản lý được sự đổi mới và phát huy tác dụng.

 Đổi mới công tác quản lý chính là sự lựa chọn các giải pháp, biện pháp quản lý sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, biết tận dụng lợi thế về sức mạnh nội lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động giáo dục.

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc bịêt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi Chủ trương, Chính sách của Đảng, Nhà nước khẳng định vai trò bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.

 Thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành giáo dục, đồng thời vai trò người thầy quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa”. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ người thầy. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên”.

 Có thể nói năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài học sống, sinh động đối với học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách lối sống đẹp cho học sinh đó là: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực và sáng tạo.

Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người thầy có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi được. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội ngũ quản lý, giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi, dân chủ, minh bạch để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mỗi giáo viên, để mỗi người không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết của mình, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của ngành giáo dục hiện nay.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động gáo dục ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát hiện những hạn chế tồn tại bồi dưỡng, giúp đỡ và để khắc phục, điều chỉnh. 
Kiểm tra thường xuyên, theo kế hoạch và đột xuất. Kiểm tra theo đúng nguyên tắc, thiết thực sẽ tạo nên hiệu quả đích thực. Đồng thời mọi người ngày càng tự giác và nghiêm túc hơn trong công việc của mình. Đặc biệt sau kiểm tra nhà quản lý rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành hoàn thiện hơn về nội dung kiểm tra như kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực hiện kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2016/TTBGD&ĐT, việc chấm, chữa bài cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp, tự học tự bồi dưỡng, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác Đồng thời cải tiến công tác thanh tra, kiểm tra thiết thực vào những năm học tiếp theo để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
*Kiểm tra đánh giá việc kiểm tra theo dõi kết quả việc học tập của học sinh.
Việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Việc phối hợp trong đánh giá học sinh được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống giáo viên của nhà trường phải trang bị cho học sinh.
 Để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
 Thông qua việc đánh giá, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.
Việc đánh giá chỉ đem lại chất lượng thực, tránh bệnh thành tích khi đánh giá với tinh thần nghiêm túc, thái độ khách quan, trung thực. Nếu đánh giá với khuynh hướng nhận xét chiếu lệ, hình thức, thiếu tinh thần trách nhiệm thì sẽ không khắc phục được những hạn chế mắc phải trong học sinh mà dẫn tới hạn chế trong chất lượng và tiêu cực trong giáo dục, dẫn tới tình trạng nguy hiểm như học sinh ngồi nhầm lớp, ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục.
 Thấy được điều đó, nhà trường trú trọng đã quán triệt thực hiện đánh giá nghiêm túc theo TT22/2016/TT-BGD&ĐTsửa đổi TT30 về đánh giá học sinh Tiểu học. Với cách thức kiểm tra đánh giá được chỉ đạo như sau:
 Triển khai, phổ biến các văn bản quy định về kiểm tra đánh giá và ghi điểm; lập kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá theo thời điểm và phổ biến các quy định về nề nếp kiểm tra sâu rộng trong tập thể cán bộ, giáo viên của nhà trường.
 Ngoài việc đánh giá của giáo viên; giáo viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh kỹ năng đánh giá để điều chỉnh cách học, cải tiến phương pháp học; có động cơ, thái độ học tập đúng, nâng cao chất lượng.
	Những kỹ năng đánh giá cần hình thành ở học sinh như sau: 
- Quan sát trực tiếp hoạt động hợp tác của nhóm trong khám phá kiến thức cũng như vận dụng thực hành, chúng sẽ thu được thông tin, hình ảnh về đặc trưng, bản chất sự vật hiện tượng và có những thắc mắc đưa ra giải quyết ở mỗi học sinh, nhóm học sinh với sự vật hiện tượng đó.
- Hình thành kỹ năng lắng nghe, phân tích, phản hồi, đánh giá.
- Hình thành kỹ năng kiểm tra kết quả bài mình làm, bạn làm, kỹ năng ghi lỗi sai cách sửa cho mình, cho bạn. 
- Quan sát hành vi, thái độ thể hiện chưa đúng, kỹ thuật sửa sai, điều chỉnh để trao đổi kinh nghiệm với bạn, với thầy cô điều chỉnh nhân cách đúng mực.
- Kỹ năng đánh giá phải gắn với tiêu chí đảm bảo mục tiêu yêu cầu, đảm bảo nguyên tắc khách quan, phân hóa( mức độ), rõ ràng.
 Giáo viên cần tổ chức cho học sinh theo dõi thi đua đánh giá, bình bầu trong mỗi tuần, tháng để xây dựng thành nề nếp thi đua mới tạo động lực thúc đẩy quá trọng học tập của học sinh.
 Giáo viên phối hợp với phụ huynh để phụ huynh tạo cơ hội học sinh được kể về nhận xét của bạn, của thầy cô với cha mẹ hoặc sử dụng phiếu đánh giá, bài kiểm tra để lấy thông tin phản hồi từ phụ huynh về đánh giá học sinh được khách quan, công bằng và thực chất.
 Với cách làm này giáo viên đã dạy cho học sinh cách đánh giá học sinh biết điều chỉnh cách học. Không chỉ đánh giá từ giáo viên mà còn học sinh đánh giá lẫn nhau; cha mẹ đánh giá. Với cách làm đó khẳng định đúng tinh thần đổi mới đánh giá học sinh theo TT22/2016 và TT30/2014 mà Bộ giáo dục quy định. Cơ bản làm thay đổi nhận thức về đánh giá học sinh về đạo đức, nhân cách phát triển tốt, năng lực giải quyết vấn đề cuộc sống đạt được mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu của nhà trường đã đề ra.
Biện pháp 5: Tạo môi trường làm việc, học tập thuận lợi, dân chủ, minh bạch để thu hút giáo viên, học sinh có động cơ nhu cầu làm việc, học tập, rèn luyện.	
Trách nhiệm người quản lý xây dựng môi trường dạy- học trong nhà trường:
Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ sở vật chất đồ dùng, công cụ kỹ thuật hỗ trợ dạy học. Tuy cấp trên không đầu tư kinh phí cho sửa chữa phòng học nhưng bằng kinh nghiệm quản lý, đội ngũ quản lý của nhà trường đã tuyên truyền vận động xã hội hóa để sửa chữa được 4 phòng học tạm mượn và trang bị một số máy chiếu phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn;
Tạo điều kiện cho giáo viên học chuẩn chức danh nghề nghiệp và học năng cao trình độ được 15 đồng chí đạt 25%.
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan học tập, sinh hoạt tư tưởng văn hóa. Được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm được hưởng các các chế độ chính sách đãi ngộ được tham gia các phong trào thi đua được bình bầu, đánh giá thi đua dân chủ bình đẳng, khách quan. 
Được phát huy vai trò sáng tạo trong xây dựng mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực. Lớp học được thầy và trò thiết kế theo hướng thân thiện, tiện dụng, tích cực, hiệu quả với từng vị trí trong phòng học; khai thác tối đa không gian lớp học vào việc dạy học, thư viện lớp, góc học tập theo từng bộ môn, trưng bày sản phẩm đẹp; bảng theo dõi, nhận xét, tự đánh giá mình và đánh giá bạn trong từng buổi học cũng là điều kiện quan trọng học sinh tiếp cận với văn hóa đọc được thuận tiện và gần gũi với cuộc sống, với thiên nhiên hơn. 
 Nhà trường chỉ đạo TPT Đội phối hợp với giáo viên tạo các sân chơi bổ ích tạo điều kiện giao lưu cho học sinh đó là:
 Hoạt động giáo dục tập thể đầu tuần: hát, kể chuyện; nói chuyện, tìm hiểu truyền thống; 
Tổ chức giao lưu sân chơi kiến thức, giáo dục ngoài giờ chính khóa.
 Hoạt động trải nghiệm, các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao; mít tinh kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm để các em cơ hội thể hiện khả năng tài năng, niềm đam mê, sự tự tin trong chúng. Đây chính là phát triển những tiềm năng ẩm có trong học sinh. Sự khám phá tiềm năng ẩn không chỉ thể hiện qua các hoạt động ngoại khóa mà còn thể hiện qua tiết dạy của giáo trên lớp như giáo viên tạo ra cơ hội cho mọi đối tượng đều được dân chủ, bình đẳng trong học tập, sinh hoạt, vui chơi. 
Quan tâm đến các đối tượng được hưởng chính sách giáo dục. Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về tâm lý tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần động viên các con tham gia vào các hoạt động giáo dục để có cơ hội thể hiện bản thân phát biểu ý kiến, chia sẻ giúp đỡ nhau tích cực xây dựng bài, giáo dục cho học sinh hiểu học tập vừa là quyền được học lại vừa là nhiệm vụ của các em. Tạo ra nhu cầu hứng thú về sự hiểu biết dần dần hình thành nhu cầu học tập với tinh thần tự giác, thái độ đúng đắn.
Cán bộ quản lý lập kế hoạch hoạt động cộng đồng để các em được tham gia trải nghiệm thực tế tăng hiểu biết giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
 Tham mưu với chính quyền địa phương và lấy ý kiến Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
Huy động mọi lực lượng của cộng đồng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập, môi trường giáo dục lành mạnh. Lực lượng này cánh tay đắc lực hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho tập thể cán bộ, giáo viên và là nguồn động viên lớn đối với ý thức học tập và rèn luyện của học sinh ở trường cũng như hoạt động ngoại khóa trải nghiệm. 
Trong năm học nhà trường đã tổ chức được các nội dung hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Tiêu biểu một số hoạt động trải nghiệm được lãnh đạo địa phương đồng ý và phụ huynh ủng hộ tham gia hiệu quả:
Trải nghiệm bày cỗ Tết Trung thu; tổ chức sinh nhật.
Trải nghiệm trồng hoa; trồng rau ở vườn trường.
Trải nghiệm: Giáo dục truyền thống tại Cây đa Bác Hồ dịp 22/12.
Trải nghiệm: Về Lăng thăm Bác dịp 26/3 .
Trải nghiệm làm bánh trôi tết Thanh minh.
 Tóm lại các biện pháp đổi mới quản lý trên có mối quan hệ biện chứng. 
Trong đội ngũ quản lý phải có sự thống nhất cao đồng thời thực hiện triệt để các giải pháp trên mới đem lại “chất lượng thật” của giáo dục góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Đây là những biện pháp giúp cho người quản lý đi trước đón đầu đổi mới chương trình sách giáo khoa trước thềm năm học 2019- 2020. 
IV- SO SÁNH ĐỐI CHIẾUKẾT QUẢ:
Qua quá trình công tác, bằng sự dày công với những việc làm có cơ sở lý luận và mang tính thực tiễn đổi mới công tác quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường trong đó đổi mới nhận thức tư duy tự học, tự bồi dưỡng và sáng tạo, đổi mới lề lối tác phong làm việc khoa học, đi sâu quản lý nề nếp, kỷ cương đánh giá trong nhà trường đã đem lại chất lượng “thực chất”. Kết quả đạt được: 
 	- Về tư tưởng chính trị: Giáo viên tự chủ, trách nhiệm tận tâm say sưa với nghề. Tinh thần tự giác thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành, của trường được nâng cao. Không có cán bộ giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn và vi phạm Pháp luật.
 - Về chuyên môn: 100% giáo viên chuẩn về đào tạo trong đó trên chuẩn đạt 96%.
 - Bồi dưỡng thường xuyên 100% cán bộ, giáo viên đạt khá trở lên.
 - Bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp đạt 28%( 15/54 CB,GV)
 Thanh kiểm tra dự giờ đột xuất thao Hội giảng: 100% giáo viên đều được xếp loại từ khá trở lên.
 Loại tốt đạt: 42/49 GV= 85,7% Khá: 7/49 GV= 14,3%
 Kết quả kiểm tra hồ sơ giáo viên: Tốt: 46 bộ/49=93,8%; Khá 3 bộ=6,2%
Đối chiếu kết quả đánh giá xếp loại đội ngũ cán bộ, giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh ở cuối ba năm năm học gần đây như sau : 
Môn/mặt
Xếp loại
Năm học 
 2015- 2016
Năm học
2016 -2017
Năm học
2017- 2018
Kiến thức kỹ năng môn học
SL:1178
%
SL:1172:
%
SL
%
HT tốt
655
55,6
588
50,1
652
51,5
HT 
504
42,8
570
48,9
608
47,6
CHT 
19
1,6
18
1,5
17
1,3
Năng lực 
Tốt 
766
65,3
819
67,9
903
70,7
Đạt 
398
34,0
376
31,1
361
28,3
Chưa đạt 
8
0,7
11
0,9
13
1,0
Phẩm chất 
Tốt 
863
73,6
907
75,2
971
76%
Đạt 
309
26,7
298
24,7
304
23,8
Chưa đạt 
0
1
0,1
2
0,2
Các cuộc thi HS đạt giải cấp huyện trở lên.
Toán 
29
20
1 nhất
Tiếng Anh
7
7
4
1 nhì
VCĐ; Tin
18
(2nhất)
28
1 nhất
28
2 nhất
 4 nhì
TDTT, 
VN
TT. Sách
1Nhất
1nhì 1 ba
1
1 nhất 
TP
2
1 nhất 1KK
Xếp loại GV chuẩn NN
và danh hiệu thi đua đạt
SX
32
65,4
30
 61,2
32
65,3
Khá
12
24,4
16
32,7
12
24,9
TB
5
10,2
3
6,1
5
10,2
CSTĐ
9
15,5
10
17,2
10
16,9
LĐTT
5
8,6
5
8,6
7
11,8
Kết quả thi GV dạy giỏi
2
2
1nhì 1ba
2
1 Ba; 1KK
 	Qua bảng thống kê chất lượng đội ngũ và chất lượng học sinh các năm cho thấy chất lượng năng lực, phẩm chất tăng đầu tốt, đầu cần cố gắng. Kiến thức kỹ năng môn học tăng đầu giỏi( hoàn thành tốt); giảm đầu yếu(chưa hoàn thành). Sự phân hóa đối tượng rõ rệt và đi vào thực chất giảm bệnh thành tích khen nhiều(đại trà), giảm ngồi nhầm lớp(cho học sinh lên lớp không biết chữ). Không những đánh giá chất lượng thật của học sinh mà còn đánh giá sát thực chất lượng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng trong năm học và những năm tiếp theo. Đó cũng khẳng định từng bước đi đúng đắn trong đổi mới cách quản lý của nhà trường. Khẳng định quan điểm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục mà Đảng chỉ đạo đồng thời tạo đà phát triển mới trong những năm học tiếp chiếm được niềm tin của học sinh, nhân dân và lãnh đạo các cấp với trường. Khẳng định uy tín thương hiệu của nhà trường. 
 Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra những kinh nghiệm cho bản thân: 
 Đối với người cán bộ quản lý cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có tâm, có năng lực công tác. Đồng thời phải gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. 
 Luôn đi sâu sát kịp thời dẫn dắt tư vấn hỗ trợ giáo viên để họ nhanh chuyển biến trong cách làm.
 Luôn xây dựng mối đoàn kết thống nhất tôn trọng và tạo niềm tin ở đội ngũ, học sinh và phụ huynh. Công tác quản lí đạt hiệu quả khi và chỉ khi người quản lý luôn nghiên cứu, đổi mới phương pháp quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức nhân lực phù hợp. Giao việc cụ thể từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu thực hiện, quản lý cả về thời gian, vật chất đến nội dung công việc cách thức tiến hành. Chỉ đạo sát sao và thường xuyên đôn đốc và đặc biệt kiểm tra kết quả cuối cùng “sản phẩm chất lượng học sinh” một cách công bằng, khách quan, dân chủ. Sau kiểm tra phải rút kinh nghiệm điều chỉnh cho kịp thời phù hợp tình hình thực tiễn. Biết phát huy nhân tố điển hình. Động viên khen thưởng khích lệ kịp thời. Biết đem quyền lợi đến cho học sinh và giáo viên.
Luôn tin tưởngnhìn nhận đúng năng lực của đội ngũ. Luôn dẫn dắt chia sẻ công tác quản lý và tư vấn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, tạo cơ hội cho giáo viên làm việc, tiếp cận với những cái hay, cái mới về phương pháp giảng dạy phát triển năng lực người dạy và học; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn giáo dục học sinh.
 Luôn khơi gợi tình huống giảng dạy, giáo dục trong thực tiễn để giáo viên tự nhận thấy ưu điểm, hạn chế tồn tại của từng cách giải quyết tình huống của chính mình từ đó mỗi giáo viên tìm hướng điều chỉnh phù hợp hữu hiệu.
 Thường xuyên đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng và tuyên truyền vận động đội ngũ nâng cao kiến thức lý luận, hiểu pháp luật, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, coi công tác này là then chốt, là chìa khoá chính của mỗi giáo viên để khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. 
Khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh. Tự học, tự bồi dưỡng là việc làm thường xuyên của mỗi người. Luôn coi trọng sự trung thực trong đánh giá để có được chất lượng giáo dục “ thật chất”. Lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. 
Đẩy mạnh công tác Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, thông tin, báo cáo và tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục. 
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Chúng ta đều biết trong mỗi nhà trường, đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục, muốn có chất lượng tốt phải có đủ nguồn nhân lực con người tham gia công tác giảng dạy và phục vụ cho hoạt động trong nhà trường. Đội ngũ nhân lực ấy phải vững vàng tay nghề, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương học sinh. Để mỗi giáo viên phát huy hết năng lực, hiệu quả làm việc người cán bộ quản lý phải phân công việc cho mỗi người phù hợp với năng lực sở trường và phần nào đáp ứng nguyện vọng của mỗi người. Đặc biệt là trong quá trình quản lý, người quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công việc này phải làm thường xuyên liên tục và bằng nhiều hình thức, nhiều giải pháp một cách linh hoạt, sáng tạo. Đồng thời mỗi nhà trường rất cần có môi trường giáo dục lành mạnh đó là một không khí làm việc vui vẻ, dân chủ, đoàn kết thống nhất, đồng thuận từ trên xuống dưới thực hiện theo kế hoạch đảm bảo mục tiêu và các giải pháp thực hiện phù hợp nhằm khơi dậy, thúc đẩy tinh thần làm việc của mỗi người trong các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung, hoạt động dạy và học nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.
 Kết quả nghiên cứu và thực hiện đề tài đã thể hiện rõ tính thực tế, đúng đắn tính hiệu quả qua minh chứng so sánh kết quả. Kết quả điều tra, theo dõi, phân tích tổng hợp cơ bản ở trường Tiểu chúng tôi phản ánh khách quan, chất lượng dạy học đã đi vào “thực chất”. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên từng bước được nâng cao. 
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý chuyên môn điều làm tôi trăn trở nhất là làm thế nào để chất lượng, tay nghề của giáo viên ngày càng nâng cao. Đây chính là động lực thôi thúc tôi không ngừng nghiên cứu phương pháp đổi mới công tác quản lý, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng cho đội ngũ, giúp họ tự tin hơn, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp cũng gặp không ít khó khăn nhưng cũng nhận được sự hợp tác nhiệt tình của các thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên đoàn kết. Đặc biệt sự tư vấn dẫn dắt kịp thời của lãnh đạo cán bộ phòng, cán bộ cấp trên, cán bộ quản lý trong mỗi lần học bồi dưỡng chuyên môn, cũng như các lần các đoàn về kiểm tra đã kịp thời rút kinh nghiệm trong cách quản lý chuyên môn của nhà trường được đúng hướng có chiều sâu. Vậy nên tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình. Nhà trường đã từng bước tạo được uy tín đối với ngành cũng như từ phía phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương.
Kết quả trên là minh chứng cho cách làm của tôi là đúng. Tôi sẽ tiếp tục phát huy cách làm của mình để duy trì và phát huy những kết quả đạt được trên con đường giáo dục lâu dài của mình.
2. Những đề xuất kiến nghị:
 	 2.1.Đối với giáo viên:
 Cần nhận thức đúng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Có động cơ tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng học chuẩn chức danh nghề nghiệp. Làm tốt công tác bàn giao nắm được đặc điểm tâm lí, hoàn cảnh của học sinh để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp.
 Trú trọng thiết kế bài dạy phù hợp với các đối tượng học sinh, quan trọng đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học tạo môi trường mọi người cùng học, cùng thể hiện và chấp nhận sự phát triển khác nhau của học sinh (dạy học phân hóa đối tượng).
2.2.Đối với cán bộ quản lý nhà trường: 
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường rõ ràng để đội ngũ quản lý, giáo viên nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học kiểm tra đánh giá ghi nhận kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường, công khai chất lượng giáo dục. 
2.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:
Hàng năm tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng cho các bộ quản lí, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác chỉ đạo, quản lí.
Duy trì tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Tham mưu với cấp có thẩm quyền đầu tư kinh phí đáp ứng về cơ sở vật chất phòng học, phòng bộ môn và phòng đa năng, công trình phụ trợ và phân bổ đủ ngồn lực giáo viên để đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy và học trong những năm học tới. 
 	Với tham vọng thì nhiều, song vì điều kiện thời gian, tôi hi vọng sự đóng góp của đồng chí đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện và được phổ biến áp dụng rộng rãi.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2018 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Luật giáo dục 2005
2- Điều lệ trường tiểu học.
3- Nghị quyết TW 2 khóa VIII về giáo dục.
4- Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm từ 2011-2020
5- Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017-2018
6- Các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục hiện hành.
7. Tài liệu bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH hạng III; II.
8. TT22/2016 BGD về đánh giá học sinh Tiểu học.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A- Đặt vấn đề
1-2
B- Giải quyết vấn đề
3
I- Cơ sở lý luận
3
II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
III- Các biện pháp và tổ chức thực hiện
6
IV- So sánh đối chứng kết quả.
19
C- Kết luận và đề xuất
21

File đính kèm:

  • docSkkn_DoimoiQL_MaiVL.doc
Sáng Kiến Liên Quan