Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học bài toán Tìm x Lớp 6

Trong cấp học THCS, lớp 6 là khối lớp tiếp tục củng cố và phát triển những nội dung kiến thức đã học ở tiểu học, là khối lớp mà các em được cung cấp những khái niệm toán học mang tính chất cơ bản làm nền tảng cho các khối lớp tiếp theo. Trong môn toán lớp 6, bài toán “tìm x” là một dạng toán rất phổ biến. Tuy dạng toán này không cụ thể là một nội dung bài học nào nhưng nó lại có mặt hầu hết trong các nội dung bài của chương trình toán lớp 6 ở học kì 1. Do vậy, tùy theo từng bài, từng đối tượng học sinh mà ta có thể cho đề bài tập ở nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau. Về mặt tích cực, “ tìm x” là dạng toán có tác dụng kích thích óc suy nghĩ, tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh trong quá trình đi tìm một số chưa biết. Về mặt tiêu cực, nếu học sinh không nắm vững cách giải một bài toán “tìm x” sẽ dẫn đến tâm lý chán nản, không còn hứng thú với dạng toán này và làm ảnh hưởng không ít đến quá trình tiếp thu kiến thức môn toán trong cấp học này và những cấp học tiếp theo.

Thực tế, sau nhiều năm giảng dạy bộ môn toán lớp 6, bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh không giải được các bài toán “tìm x”. Để khắc phục khó khăn trên, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi nhiều biện pháp khác nhau nhằm giúp các em không còn cảm thấy khó khăn khi gặp dạng toán này. Chính vì lí do trên mà tôi chọn tên đề tài bài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “ Biện pháp dạy học bài toán tìm x lớp 6”.

 Thông qua đề tài này, tôi mong muốn chia sẽ một kinh nghiệm nhỏ tích lũy được trong quá trình dạy học, đồng thời có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về vấn đề dạy học bài toán tìm x để có thể tìm ra được một biện pháp mới áp dụng trong thực tế giảng dạy ở trường nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng giải một bài toán “tìm x”, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 17567 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học bài toán Tìm x Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : x = b x = a : b
x : a = b x = a.b
 b. Dạng mở rộng:
	Bất kì dạng tìm x mở rộng nào cũng tuân theo nguyên tắc tìm phần ưu tiên có chứa x (có thể là tìm một lần hoặc tìm nhiều lần tùy theo mức độ khó của bài) để đưa về dạng cơ bản. Vì thế, trong các dạng toán tìm x mở rộng giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là phần ưu tiên trong một bài toán tìm x. Cụ thể như sau:
	* Dạng ghép:
Đây là dạng toán tìm x phổ biến, gặp rất nhiều trong chương trình toán lớp 6 ở học kì 1. Hầu như các bài toán liên quan đến phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên đều có dạng này. Nếu đề bài là dạng ghép thì giáo viên dẫn dắt các em tiến hành các bước như sau:
 Bước 1: Tìm phần ưu tiên.
	Phần ưu tiên gồm: 
	+ Phần trong ngoặc có chứa x (ví dụ: a.( x+ b) = c thì x +b là phần ưu tiên)
	+ Phần tích có chứa x (ví dụ: a.x – b = c thì a.x là phần ưu tiên)
	+ Phần thương có chứa x (ví dụ: x : a + b =c thì x: a là phần ưu tiên)
	Sau khi rút gọn vế phải, yêu cầu các em tìm phần ưu tiên và cứ tiếp tục như thế cho đến khi bài toán trở về dạng cơ bản.
 Bước 2: Giải bài toán cơ bản
	Phần này các em đã được học quy tắc giải ở tiểu học. Tuy nhiên, nếu học sinh quên, giáo viên có thể nhắc:
	+ Xem số x phải tìm là gì (thừa số, số hạng, số chia, số bị chia ) trong phép tính.
	+ Đọc quy tắc tìm x (6 dạng cơ bản).
	+ Áp dụng vào bài toán .
* . Dạng tích:
Nếu đề bài là dạng tích (ít gặp, dành cho học sinh khá giỏi) thì giáo viên gợi ý: Phần ưu tiên được tìm phải kết hợp với tính chất a.b = 0 suy ra a = 0 hoặc b = 0.
Ví dụ: (x – a) ( x – b) (x – c) = 0 suy ra các biểu thức trong ngoặc đều có thể bằng 0 hay: x – a = 0 hoặc x – b = 0 hoặc x – c = 0. Bài toán dạng tích được đưa về dạng cơ bản, học sinh dễ dàng tìm được x.
*. Dạng nhiều dấu ngoặc:
Nếu đề bài thuộc dạng có nhiều dấu ngoặc thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh ưu tiên tìm phần trong ngoặc theo thứ tự: {} [ ] ( ) , sau nhiều lần tìm phần ưu tiên, bài toán được đưa về dạng cơ bản, học sinh dễ dàng tìm được x.
Ví dụ: a – {b + c[d : (x + e)]} = g thì ta ưu tiên tìm theo thứ tự sau:
{b + c[d : (x + e)]} [d : (x + e)] (x + e) x 
2.3: Tổng kết
Đây là bước giúp học sinh kiểm tra lại kết quả của mình đã làm. Giáo viên nên tập cho học sinh thói quen thử lại kết quả bằng cách lấy số x vừa tìm được thay thế vào đẳng thức đã cho xem đã phù hợp chưa, nếu như chưa phù hợp tức là bài toán đã giải sai, cần thực hiện lại.
 Ngoài ra, sau khi giải các bài toán tìm x dạng mở rộng, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: “ Ta phải thực hiện bao nhiêu bước tìm phần ưu tiên mới tìm được x?”. Câu hỏi này nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích một bài toán và từ đó tổng quát hóa, khái quát hóa kiến thức đã đạt được.
3. Một số ví dụ về bài toán tìm x lớp 6
3.1. Dạng ghép:
Trước khi tiến hành giải bài toán dạng này, để cho học sinh dễ tiếp cận với biện pháp, giáo viên có thể đặt các câu hỏi dẫn dắt như sau:
	+ Ta cần tìm phần ưu tiên nào trước ở vế trái của đẳng thức?
	+ Phần ưu tiên đóng vai trò gì trong vế trái (số hạng, thừa số, )?
	+ Phần ưu tiên ta đi tìm có chứa x không?
	+ x đóng vai trò gì trong phần ưu tiên ( thừa số, số hạng, số bị chia, số chia,)? 
Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên x biết:	124 + (118 – x) = 217
 Giải
124 + (118 – x ) = 217	(Dạng ghép)
 118 – x = 217 – 124 (Tìm phần ưu tiên có chứa x)
 118 – x = 93 (Bài toán cơ bản dạng 2)
 x = 118 - 93
	 x = 25
 Ví dụ 2 : Tìm số tự nhiên x, biết: 
	a) 2x – 138 = 23.32
	b) 42x = 39.42 – 37. 42
	Giải
a) 2x – 138 = 23.32	(Dạng ghép)
 2x – 138 = 8. 9 
 2x – 138 = 72 (Rút gọn vế phải)
 2x = 138 + 72 (Tìm phần ưu tiên)
 2x = 210 (Bài toán cơ bản dạng 4)
 x = 210 : 2
 x = 105
b) 42 x = 39. 42 – 37. 42 (Bài toán cơ bản dạng 4) 
 + Cách 1: (dành cho học sinh trung bình)
42 x = 39. 42 – 37. 42
 42x = 42.(39 – 37) (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ)
 42x = 42. 2
 42x = 84	(Rút gọn vế phải)
 x = 84 : 42
 x = 2
+ Cách 2: (dành cho học sinh khá giỏi)
42 x = 39. 42 – 37. 42
 42x = 42.(39 – 37) (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ)
 x = 39 – 37 (Giản lược hai vế)
 x = 2
3.2. Dạng nhiều dấu ngoặc:
	Đối với các bài toán dạng nhiều dấn ngoặc, giáo viên có thể gợi mở cho học sinh bằng các câu hỏi: 
	+ Ta có thể tính phần trong ngoặc tròn ( ) trước không? (Không, vì có chứa x)
	+ Phần ưu tiên cần tính trước là gì?
	+ Thứ tự tìm phần ưu tiên trong ngoặc có giống như thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc không? (Không, thứ tự tìm ngược lại)
 	Ví dụ 1 : Tìm số tự nhiên x, biết:	[(6.x - 72): 2 – 84].28 = 5628
	 Giải
 [(6.x - 72): 2 – 84].28 = 5628	(Dạng nhiều dấu ngoặc)
 (6.x - 72): 2 – 84 = 5628 : 28 (Tìm phần trong ngoặc “ [ ]” trước)
 (6.x - 72): 2 – 84 = 201
 (6.x - 72): 2 = 201 + 84
 (6.x - 72): 2 = 285
 6.x - 72 = 285 .2 (Tìm phần trong ngoặc “( )” có chứa x)
 6.x - 72 = 570
 6. x = 570 + 72
 6. x = 642 (Bài toán cơ bản dạng 4)
 x = 642 : 6 
 x = 107
	Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, biết: 120 - {23.3 – [12 - (2x – 4)]} = 110
Giải
120 - {23.3 – [12 - (2x – 4)]} = 110 	(Dạng nhiều dấu ngoặc)
 23.3 – [12 - (2x – 4)] = 120 – 110 (Tìm phần trong ngoặc “{ }”trước)
 23.3 – [12 - (2x – 4)] = 10
 12 - (2x – 4) = 23.3 – 10 (Tìm phần trong ngoặc “[ ]”trước)
 12 - (2x – 4) = 12 - 10
	12 - (2x – 4) = 2
 2x – 4 = 12 – 2 (Tìm phần trong ngoặc “( )”trước) 
 2x – 4 = 10
 2x = 14 (Bài toán cơ bản dạng 2)
 x = 7 
 3.3. Dạng tích: 
	Trước khi giải dạng toán này cần hướng dẫn cho học sinh nhớ lại tính chất: “ Nếu a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0”, sau khi áp dụng vào bài toán học sinh dễ dàng đưa bài toán về dạng cơ bản.
Ví dụ : Tìm số tự nhiên x, biết: (12x – 24)(x – 1) = 0
 	 Giải
 (12x - 24 )(x – 1) = 0 (Dạng tích)
 Thì: 12x – 24 = 0 hoặc x – 1 = 0 (Từng biểu thức đều có thể bằng 0)
 Với: 12x – 24 = 0 (Dạng mở rộng)
 12x = 24 + 0
 12x = 24 (Bài toán cơ bản dạng 4) 
 x = 24:12
 x = 2
 Với: x – 1 = 0 (Bài toán cơ bản dạng 3)
 x = 1 + 0
 x = 1
 Vậy: x = 2 hoặc x = 1
4. Một số chú ý trong việc áp dụng biện pháp
- Dạng toán tìm x trong đề tài bài kinh nghiệm này là dạng phương trình bậc nhất một ẩn, ngoài ra các dạng toán tìm x khác thì không áp dụng biện pháp này được.
- Giáo viên nên đưa ra nhiều bài toán tương tự để học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài toán tìm x mà bản thân các em còn yếu.
- Giáo viên cần chú ý cho đề theo mức độ tăng dần để giúp các em nâng cao kiến thức. 
Ví dụ: có thể chọn trình tự các đề như sau:
1) Tìm số tự nhiên x, biết: x – 2 = 5
	Giải
	x – 2 = 5
 x = 2 + 5
 x = 7
2) Tìm số tự nhiên x, biết: 2x - 3 = 3
	Giải
 2x - 3 = 3
 2x = 3 + 3
 2x = 6
 x = 6:3
 x = 2
3) Tìm số tự nhiên x, biết: 2( x - 4) = 6
	Giải
 2( x - 4) = 6
 x – 4 = 6:2
 x – 4 = 3
 x = 4 + 3
 x = 7
4) Tìm số tự nhiên x, biết: (3x – 6)(2x - 10) = 0
	Giải
 (3x – 6)(2x - 10) = 0
Suy ra: 3x – 6 = 0 hoặc 2x – 10 = 0
 +Với: 3x – 6 = 0
 3x = 6
 x = 6:3
 x = 2
+ Với 2x – 10 = 0
 2x = 10
 x = 10 :2
 x = 5
5) Tìm số tự nhiên x, biết: 12 + {23[11 – (2x + 1)]} = 36
 	Giải
12 + {23[11 – (2x + 1)]} = 36
 {23[11 – (2x + 1)]} = 36 – 12
 23[11 – (2x + 1)] = 24
	 11 – (2x + 1) = 24 : 23
 11– (2x + 1) = 24 : 12
 11 – (2x + 1) = 2
 2x + 1 = 11 – 2
 2x +1 = 9
 2x = 9 -1
 2x = 8
 x = 8:2
 x = 4
 - Giáo viên có thể tạo hứng thú giải toán cho học sinh bằng cách cho đề dưới dạng toán đố. 
Ví dụ:
1)Tìm số học sinh của lớp 6A, biết rằng hai lần số học sinh của lớp 6A cộng với 8 thì đúng bằng 100
Giải
Gọi số học sinh của lớp 6A là x thì:
 2x + 8 = 100
 2x = 100 – 8
 2x = 92
 x = 92 : 2
 x = 46
Vậy số học sinh của lớp 6A là 46 học sinh.
2) Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 3 rồi trừ đi 8, sau đó chia cho 4 thì được 7? ( SGK toán 6 tập 1, BT 162, trang 63)
Giải
Theo đề bài ta có:
(x.3 – 8):4 = 7
 x.3 – 8 = 4.7
 x.3 – 8 = 28
 x.3 = 28 +8
 x.3 = 36
 x = 36 : 3
 x = 12
 - Biện pháp này chỉ áp dụng cho chương trình lớp 6 từ đầu học kì 1 đến trước khi học sinh học bài “Quy tắc chuyển vế” vì sau khi học xong quy tắc này thì các em sẽ giải bài toán “tìm x” bằng quy tắc chuyển vế, lúc này “x” không còn là số tự nhiên mà “x” là một số nguyên.
III. THỰC NGHIỆM: SOẠN GIẢNG TIẾT HỌC TỰ CHỌN 	
LUYỆN TẬP BÀI TOÁN TÌM X
 A. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh được ôn tập, củng cố lại các kiến thức về bài toán tìm x ở 6 dạng cơ bản.
	- Học sinh hiểu được biện pháp giải bài toán tìm x ở một số dạng mở rộng.
	2. Kĩ năng:
	- Học sinh áp dụng được biện pháp giải bài toán tìm x ở một số dạng mở rộng để giải một số bài tập.
	3. Thái độ:
	- Tích cực, nghiêm túc, sáng tạo trong giờ học.
 B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	- Chuẩn bị một số đề bài tập theo trình tự từ dễ đến khó.
	2. Học sinh:
	- Ôn tập trước cách tìm x ở 6 dạng cơ bản.
	- Ôn tập lại các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
	- Bảng nhóm, bút dạ.
 C. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề (8’)
- Kiểm tra sỉ số lớp
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Học sinh 1: Hãy nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có nhiều dấu ngoặc?
+ Học sinh 2: Nêu công thức tổng quát quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số?
+ Gọi học sinh nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Đặt vấn đề: “ Những vấn đề trong phần kiểm tra bài cũ sẽ giúp chúng ta trong việc giải các bài toán dưới dạng tìm x”
- Báo cáo sỉ số lớp
+ Học sinh1: 
Đối với biểu thức có dấu ngoặc
-Nếu biểu thức có chứa các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ),ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { } ta thực hiện:
 ( ) → [ ] → { }
+ Học sinh 2: công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số:
 am.an = am+n
Công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số:
 am:an = am-n
+ Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
LUYỆN TẬP BÀI TOÁN
TÌM X
Hoạt động 2: Hình thành trình tự giải bài toán tìm x dạng mở rộng (10’)
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các bước cơ bản trong bài toán tìm x.
- Tìm phần ưu tiên trong bài toán tìm x:
Phần ưu tiên gồm: 
+Phần trong ngoặc có chứa x (ví dụ: a.( x+ b) = c thì x +b là phần ưu tiên)
+Phần tích có chứa x (ví dụ: a.x – b = c thì a.x là phần ưu tiên)
+Phần thương có chứa x (ví dụ: x : a + b =c thì x: a là phần ưu tiên)
- Giải bài toán cơ bản.
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh nhắc lại 6 dạng cơ bản của bài toán tìm x đã học ở tiểu học.
- Lưu ý học sinh nếu bài toán tìm x có nhiều dấu ngoặc thì phải ưu tiên tìm theo thứ tự ngược lại với thứ tự khi tính giá trị biểu thức: {} [ ] ( )
- Học sinh lắng nghe, ghi chép cẩn thận:
- Phần ưu tiên gồm: 
+Phần trong ngoặc có chứa x (ví dụ: a.( x+ b) = c thì x +b là phần ưu tiên)
+Phần tích có chứa x (ví dụ: a.x – b = c thì a.x là phần ưu tiên)
+Phần thương có chứa x (ví dụ: x : a + b =c thì x: a là phần ưu tiên)
- Giải bài toán cơ bản.
- Học sinh nhắc lại: 
1) a + x = b 
(hoặc x + a = b)
2) a – x = b
3) x – a = b
4) a. x = b (hoặc x.a = b)
5) a : x = b
6) x : a = b
- Học sinh ghi bài vào tập:
Nếu đề bài thuộc dạng có nhiều dấu ngoặc tìm phần ưu tiên trong ngoặc theo thứ tự: 
{} [ ] ( )
*. Trình tự giải bài toán tìm x:
- Tìm phần ưu tiên, gồm: 
+Phần trong ngoặc có chứa x (ví dụ: a.( x+ b) = c thì x +b là phần ưu tiên)
+Phần tích có chứa x (ví dụ: a.x – b = c thì a.x là phần ưu tiên)
+Phần thương có chứa x (ví dụ: x : a + b =c thì x: a là phần ưu tiên)
- Giải bài toán cơ bản.
1) a + x = b 
(hoặc x + a = b)
2) a – x = b
3) x – a = b
4) a. x = b (hoặc x.a = b)
5) a : x = b
6) x : a = b
* Lưu ý:
Nếu đề bài thuộc dạng có nhiều dấu ngoặc tìm phần ưu tiên trong ngoặc theo thứ tự: 
{} [ ] ( )
Hoạt động 3: Luyện tập (17’)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 105 (SBT)
Tìm số tự nhiên x, biết:
70 – 5 . (x – 3) = 45
10 + 2 . x = 45: 43
- Lưu ý: Phải thực hiện đúng thứ tự các phép tính.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng trình bài giải.
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Yêu cầu học sinh làm 
Bài tập 2: 
Tìm số tự nhiên x, biết: 156 – (x + 61) = 82
(Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán THCS, trang 14)
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3. Tìm số tự nhiên x, biết: 
[(10 – x).2+3]:3 – 2 = 13
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm phần ưu tiên như nội dung kiến thức bài học.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận trong 5 phút.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo với nhau.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
BT 4. Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu chia nó cho 3 rồi trừ 4, sau đó nhân với 5 thì được 15? ( SBT toán 6 tập 1, BT 199, trang 26)
- Yêu cầu 2 học sinh cùng lên bảng thực hiện.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Học sinh đọc kĩ đề bài tập để nhận dạng đề.
- HS 1: 
a) 70 – 5 . (x – 3) = 45
 5 . (x – 3) = 70 – 45
 5 . (x – 3) = 25
 x – 3 = 25 : 5
 x – 3 = 5
 x = 5 + 3 
 x = 8
- HS 2: 
b) 10 + 2 . x = 45: 43
 10 + 2 . x = 42 
 10 + 2.x = 16
 2 . x = 16 – 10
 2. x = 6
 x = 6 : 2
 x = 3
- Học sinh đọc kĩ đề bài tập để nhận dạng đề.
- Học sinh lên bảng thực hiện:
156 – (x + 61) = 82
 x + 61 = 156 – 82
 x + 61 = 74
 x = 74 – 61
 x = 13
- Học sinh nhận xét bài của bạn.
- Lớp sửa bài vào tập.
- Học sinh đọc kĩ và nhận dạng đề bài là dạng tìm x x có nhiều dấu ngoặc.
- Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày vào bảng nhóm.
[(10 – x).2+3]:3 – 2 = 13
[(10 – x).2+3]:3 = 13+2
[(10 – x).2+3]:3 = 15
 (10 – x).2+3 = 15 : 3
 (10 – x).2+3 = 5 
 (10 – x).2 = 5 – 3
 (10 – x).2 = 2
 10 – x = 2 : 2
 10 – x = 1
 x = 10 – 1
 x = 9
BT 4
Theo đề bài ta có:
(x: 3 – 4). 5 = 15
 x: 3 – 4 = 15 :5
 x:3 – 4 = 3
 x:3 = 4 + 3
 x:3 = 7
 x = 3. 7
 x = 21
- 2 học sinh cùng lên bảng thực hiện.
- 2 học sinh nhận xét.
- Lớp ghi bài.
Bài 105 (SBT)
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 70 – 5 . (x – 3) = 45
b) 10 + 2 . x = 45: 43
Giải:
a) 70 – 5 . (x – 3) = 45
 5 . (x – 3) = 70 – 45
 5 . (x – 3) = 25
 x – 3 = 25 : 5
 x – 3 = 5
 x = 5 + 3 
 x = 8
b) 10 + 2 . x = 45: 43
 10 + 2 . x = 42 
 10 + 2.x = 16
 2 . x = 16 – 10
 2. x = 6
 x = 6 : 2
 x = 3
Bài tập 2. Tìm số tự nhiên x, biết: 
156 – (x + 61) = 82
	Giải
156 – (x + 61) = 82
 x + 61 = 156 – 82
 x + 61 = 74
 x = 74 – 61
 x = 13
Bài tập 3. Tìm số tự nhiên x, biết: 
[(10 – x).2+3]:3 – 2 = 13
Giải
[(10 – x).2+3]:3 – 2 = 13
[(10 – x).2+3]:3 = 13+2
[(10 – x).2+3]:3 = 15
 (10 – x).2+3 = 15 : 3
 (10 – x).2+3 = 5 
 (10 – x).2 = 5 – 3
 (10 – x).2 = 2
 10 – x = 2 : 2
 10 – x = 1
 x = 10 – 1
 x = 9
BT 4. Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu chia nó cho 3 rồi trừ 4, sau đó nhân với 5 thì được 15?
Giải
Theo đề bài ta có:
(x: 3 – 4). 5 = 15
 x: 3 – 4 = 15 :5
 x:3 – 4 = 3
 x:3 = 4 + 3
 x:3 = 7
 x = 3. 7
 x = 21
Hoạt động 4: Củng cố (5’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phần ưu tiên trong bài toán tìm x thường là những phần nào?
- Nếu bài toán tìm x có nhiều dấu ngoặc, ta ưu tiên tìm như thế nào?
- Một vài học sinh nhắc lại: - Phần ưu tiên gồm: 
+Phần trong ngoặc có chứa x 
+Phần tích có chứa x 
+Phần thương có chứa x 
- Một vài học sinh nhắc lại:
{ } [ ] ( )
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (5’)
- Xem lại cách giải bài toán tìm x dạng mở rộng.
- Áp dụng để giải một số bài tập tìm x trong sách bài tập.
- Vận dụng làm một số bài:
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x – 2 = 5
b) 7x - 3 = 18
c) 4. (3 x - 4) = 8
d) (x – 5)(2x – 6) = 0
e) 100 – {3.22+[4 .(3 – x)]} = 88
- Lắng nghe hướng dẫn
- Viết các bài tập.
IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP:
	Sau khi áp dụng biện pháp trên vào các tiết luyện tập tự chọn về dạng toán tìm x, tôi nhận thấy:
- Học sinh nhanh chóng nhận dạng được một đề bài tìm x và tiến hành giải có trình tự, không còn cảm thấy lúng túng trước một bài toán có dạng phức tạp.
	- Học sinh được rèn luyện kỹ năng vận dụng các quy trình của biện pháp trên vào bài toán cụ thể mà không cần phải nhớ bài toán mẫu.
	- Học sinh có thái độ yêu thích và hứng thú hơn với việc giải một bài toán tìm x.
	Chính vì thế, tạo được một số thuận lợi cho giáo viên trong tiết học:
	- Giáo viên dễ dàng đưa ra một dạng toán tìm x mà không còn phải băn khoăn trước khả năng giải toán tìm x của học sinh.
	- Rút ngắn thời gian giảng giải dài dòng cho một bài tìm x vì biện pháp trên có thể xem như là một phương pháp chung của các dạng toán tìm x mở rộng, nhờ thế giáo viên có nhiều thời gian để đưa ra nhiều bài tập khác nhau trong tiết học, giúp học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải một bài toán tìm x.
	- Giáo viên mạnh dạn khai thác việc cho đề bài (bài tập hoặc bài kiểm tra) dưới dạng toán tìm x nhằm giúp học sinh làm quen với một đề bài tập hoặc kiểm tra đa dạng về thể loại.
	*.Kết quả cụ thể: Xếp loại môn toán lớp 6 của Trường THCS Hòa Tú 2 trong 3 năm liên tục từ 2007 – 2010 có tỉ lệ (%) như sau:
 Xếp loại
 Năm học
Giỏi
(%)
Khá
(%)
Trung bình
(%)
Yếu
(%)
2007 - 2008
10,29
11,76
45,59
32,35
2008 - 2009
24,64
27,54
42,82
/
2009 - 2010
14,28
40,95
43,81
0,96
PHẦN III: KẾT LUẬN
	Q
ua việc áp dụng “biện pháp dạy học bài toán tìm x lớp 6” theo trình tự trên, bản thân tôi nhận thấy rất rỏ rệt sự biến chuyển tích cực về kết quả học tập của học sinh. Mặc dù vẫn còn một số ít học sinh chưa tiếp thu tốt biện pháp do thói quen lười học, ỷ lại. Tuy vậy, đa số các em đều tỏ thái độ rất hăng say trong việc đi tìm số x mà lúc trước các em không biết phải bắt đầu từ đâu.Chính vì sự hăng say đó cũng là một động lực giúp các em tự phát triển khả năng tư duy sáng tạo của mình đối với môn học. Điều này giúp cho bản thân tôi cảm thấy tự tin hơn khi áp dụng biện pháp này vào thực tế giảng dạy ở bộ môn toán lớp 6.
	Tuy vậy, tôi nghĩ biện pháp này chưa hẳn là một biện pháp tối ưu và bản thân tôi cũng đang cố gắng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều phía hơn nữa để ngày càng nâng cao tính hiệu quả của biện pháp. Chính vì thế tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ các thầy cô đồng nghiệp về những ưu điểm cũng như những khuyết điểm của bài sáng kiến kinh nghiệm này, giúp cho bài viết được hoàn chỉnh hơn và có thể được áp dụng vào thực tế giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
	Qua đây tôi cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp đã góp ý cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành nội dung của đề tài này. Vì đây là lần đầu tôi viết một đề tài sáng kiến kinh nghiêm nên trong quá trình trình bày, nếu có sự sai sót rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và quý thầy cô để tôi có được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc trình bày một đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 
Xin chân thành cảm ơn!
Hòa Tú 2, ngày 20 tháng 01 năm 2011
 Người thực hiện
 Lê Thị Hoa Lài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa toán 6, tập 1- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – NXB Giáo Dục.
Sách bài tập toán 6, tập 1 – Chủ biên:Tôn Thân – NXB Giáo Dục.
Sách hướng dẫn thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán THCS – NXB Giáo dục.
Sách giáo viên toán 6, tập 1- Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục.
Hệ thống kiến thức cơ bản toán 6 – Chủ biên: Phan Văn Đức – NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
Tuyển chọn 400 bài tập toán 6 – Chủ biên: Nguyễn Anh Dũng – BXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Em học giỏi toán 6 – Chủ biên: Th.s Huỳnh Bảo Châu – NXB Nhà sách Nam Việt TP. Hồ Chí Minh.
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THCS – Bộ Giáo dục và Đào tạo - NXB Giáo Dục.
MỤC LỤC
SƠ LƯỢC BẢN THÂN	Trang 1
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ	Trang 2
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	Trang 3
 I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ	Trang 3
 II. BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH	Trang 4
 1. Chuẩn bị	Trang 4
 1.1. Đối với giáo viên	Trang 4
 1.2. Đối với học sinh	Trang 4
 2. Trình tự giải bài toán tìm x	Trang 4
 2.1. Phân tích đề	Trang 4
 2.2. Tiến hành giải	Trang 4
 2.3. Tổng kết	Trang 6
 3. Một số ví dụ về bài toán tìm x	Trang 6
 3.1. Dạng ghép	Trang 6
 3.2. Dạng nhiều dấu ngoặc	Trang 7
 3. 3 Dạng tích	Trang 9
 4. Một số chú ý trong việc áp dụng biện pháp	Trang 9
 III. THỰC NGHIỆM	Trang 12
 IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP	Trang 18
PHẦN III : KẾT LUẬN	Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO	Trang 20
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG :
ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC :

File đính kèm:

  • docSKKN -tim x lop 6.doc
Sáng Kiến Liên Quan