Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen
Cơ sở lý luận
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non có
ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện và chuẩn bị những
điều kiện cần thiết để trẻ bước vào lớp một. Giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm
cho trẻ 5-6 tuổi có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau
như qua vui chơi, học tập nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng phối hợp, làm
việc cùng nhau của trẻ, qua đó sẽ tạo tiền đề cho việc học tập của trẻ ở bậc học
sau có hiệu quả.
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau
hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những
cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực
hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác
với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong
nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc
của mình.
Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi
hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè
trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như
chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ
hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ
trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn
cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm
việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức Nhưng tất cả đều phải xây
dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta
còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm
thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến
mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm
tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác
và thực sự xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi
của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành
quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.
Đối với trẻ 5-6 tuổi việc rèn cho trẻ các kỹ năng hoạt động nhóm như:
Hình thành, duy trì và phát triển nhóm, phối hợp giữa các thành viên trong
nhóm, thực hiện nhiệm vụ của nhóm, giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm là
hết sức quan trọng, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định
bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá3
tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những
công việc chung.
Kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi là năng lực phối hợp của trẻ với
các bạn trong nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Rèn luyện kỹ
năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 là quá trình tác động của giáo viên đến trẻ
trong suốt quá trình vui chơi và học tập nhằm hình thành và phát triển ở trẻ năng
lực phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của
nhóm.
ình trong nhóm và cố gắng tương tác, phối hợp với các bạn trong hoạt động nhóm, qua đó hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng hoạt động nhóm. Để triển khai có hiệu quả giáo viên cần thực hiện các nội dung sau: Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động nhóm theo các nguyên tắc tương tác, phối hợp, tích cực tham gia, chia sẻ: tạo cơ hội để trẻ phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các thành viên trong nhóm; giải quyết các xung đột xảy ra trong quá trình hoạt động nhóm; hướng dẫn trẻ tự kiểm tra, đánh giá mình, đánh giá các thành viên trong nhóm; đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ. 4.1. Phối hợp giữa các thành viên trong nhóm Phối hợp cùng bạn trong khi chơi là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không gọi là làm việc nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với công việc của các 20 bạn trong nhóm, có tác dụng tương tác với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên luôn định hướng cho trẻ biết làm việc theo nhóm tuy là kết quả của cả nhóm nhưng là kết quả của mỗi cá nhân lập thành. Muốn nhóm đạt kết quả tốt thì mỗi thành viên trong nhóm phải biết hợp tác, phối hợp với nhau. Để làm tốt công tác phối hợp giáo viên phải hướng dẫn trẻ thỏa thuận về mục đích, nội dung hoạt động của nhóm, thảo luận để phân công vị trí, vai trò/nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm và xây dựng các quy tắc chung của nhóm, từ đó tùy vào phần việc của mình được phân công, các thành viên triển khai, thực hiện. trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải biết trình bày ý kiến, nguyện vọng, hoặc yêu cầu được giúp đỡ, tránh xảy ra xung đột. Ví dụ: Trong quá trình thực hiện hoạt động góc ở trò chơi gia đình có thành viên là bố mẹ và hai con, thấy gia đình đã phân công cụ thể chức năng của từng thành viên, nhưng đến khi thực hiện thì chỉ thấy bố nằm đọc báo, mẹ thì như con thoi trang trí nhà cửa, lúc đó cô gợi ý cho mẹ lại gọi bố nhờ bố đi mua ít tranh về để trang trí. Rất tự nhiên bố nhập cuộc và chơi một cách hứng thú 4.2. Thực hiện nhiệm vụ của nhóm Nội dung hoạt động nhóm được phân chia thành những phần việc cụ thể. Các phần việc này có tính “riêng biệt” tương đối nhưng đồng thời đều phải hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm. Nếu chỉ một thành viên không hoàn thành nhiệm vụ mà mình được giao thì mục tiêu chung của nhóm không thể đạt được. Giáo viên có thể hướng dẫn trực tiếp hoặc hướng dẫn gián tiếp nhằm khuyến khích sự tác động qua lại giữa trẻ với nhau trong nhóm, hướng dẫn trẻ cùng nhau tự kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động của nhóm mình.. Hướng dẫn trực tiếp là giáo viên cùng tham gia hoạt động với trẻ, cùng thảo luận, chia sẻ ý tưởng, làm mẫu cho trẻ bắt chước...(có thể là hướng dẫn từng cá nhân hoặc hướng dẫn chung cho cả nhóm trẻ) nhằm kích thích trẻ tương tác, phối hợp, tích cực tham gia, chia sẻ cùng nhau trong nhóm. Sự xuất hiện của cô giáo với vai trò là một người bạn cùng nhóm có thể được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của trẻ hoặc trong những tình huống, như: Khi trẻ gặp khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ, trao đổi, thống nhất về nội dung hoạt động, đưa ra ý tưởng mới... Trong quá trình hoạt động: trẻ lúng túng khi thao tác, khó khăn trong việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi; khó khăn trong việc đưa ra sáng kiến, hoặc khi giải quyết những xung đột, xích mích với bạn... 21 Ví dụ: Khi nhóm trẻ thực hiện nhiệm vụ tô màu bức tranh lớn vẽ về biển, trẻ xảy ra xung đột trong việc sử dụng bút màu, 2 trẻ cùng tranh nhau chiếc bút màu đen mà không ai chịu nhường ai. Lúc này cô giáo đến bên trẻ, cùng trao đổi xem và nhắc nhở trẻ mỗi người hãy làm một việc, bạn Nam hãy dùng bút màu đỏ để tô màu ông mặt trời, bạn Hoàng hãy dùng bút đen để tô màu con thuyền sau đó 2 con sẽ đổi bút cho nhau để tiếp tục tô màu các chi tiết tiếp theo của bức tranh, nếu các con cứ tranh dành nhau thế này thì có khi hết thời gian theo quy định mà các con chưa hoàn thành bức tranh theo yêu cầu của cô đâu nhé. Trong bước kết thúc hoạt động: trẻ gặp khó khăn khi tự nhận xét, đánh giá, khi tự trình bày về những ý tưởng mới mà mình đã đưa ra và thực hiện trong quá trình hoạt động... Giáo viên cần quan sát trẻ hoạt động, chỉ nên can thiệp vào quá trình hoạt động của trẻ nếu thấy rằng trong tình huống ấy cần thiết phải có sự giúp đỡ của cô để đảm bảo duy trì sự phối hợp hoạt động cùng nhau giữa trẻ trong nhóm. Hướng dẫn gián tiếp: Giáo viên không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của trẻ mà chỉ tạo ra các tình huống, đặt câu hỏi gợi mở...để kích thích trẻ tích cực tương tác, chia sẻ cùng nhau trong nhóm. * Giáo viên có thể tạo tình huống để kích thích trẻ tích cực tương tác, chia sẻ cùng nhau trong suốt quá trình hoạt động của trẻ. Tạo tình huống khi trẻ thảo luận, bàn bạc về nội dung hoạt động, trình tự tiến hành hoạt động, phân công nhiệm vụ...; Tạo tình huống đòi hỏi trẻ tương tác, chia sẻ trong xử lý những sự việc xảy ra khi trẻ thực hiện nhiệm vụ trong nhóm, chẳng hạn: thiếu đồ dùng, đồ chơi; bất đồng ý kiến...; Ví dụ: Ở chủ đề “Tết và mùa xuân” góc bán hàng trẻ không muốn chơi vì có quá ít đồ chơi, cô có thể gợi ý cho trẻ ở góc nghệ thuật cô thấy các bạn đã làm ra rất nhiều bó hoa đẹp sao con không đến đó để lấy về bán, hoặc ở góc nghệ thuật các bạn đã vẽ được nhiều bức tranh tết con hãy sử dụng để trang tr í cho cửa hàng thêm đẹp, mang không khí ngày tết Tạo tình huống để khuyến khích trẻ hợp tác, chia sẻ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của nhóm. Giáo viên cần lựa chọn và sử dụng tình huống phù hợp với đặc điểm của trẻ và diễn biến của hoạt động để tạo ra được những tác động thực sự kích thích trẻ tương tác, phối hợp, tích cực tham gia, chia sẻ cùng nhau trong nhóm. Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để kích thích sự tương tác tích cực, chia sẻ giữa trẻ với nhau, kích thích những ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động nhóm. 22 Câu hỏi gợi mở có thể được sử dụng vào thời điểm trước khi trẻ bắt đầu hoạt động nhằm khơi gợi hứng thú ở trẻ, tạo ra mâu thuẫn giữa những điều trẻ đã biết và những điều trẻ chưa biết, từ đó làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu mở rộng nội dung hoạt động, chia sẻ, tích cực cùng nhau thực hiện hoạt động nhóm. Chẳng hạn, trước khi trẻ tiến hành trò chơi “Xây dựng vườn thú”, cô giáo có thể gợi mở: “Vườn thú có bao gồm những con vật gì? Thức ăn của con vật thì mua ở đâu? các con vật có cùng môi trường sống với nhau không? Gợi mở khi trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ (không tìm được cách giải quyết những vấn đề xảy ra, giữa các thành viên không có sự thống nhất về nội dung hoạt động...), hoặc khi nội dung hoạt động quá đơn điệu, nhàm chán... giáo viên gợi mở để khuyến khích trẻ tự suy nghĩ, lựa chọn cách giải quyết tình huống phù hợp nhất hoặc đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong hoạt động nhóm. 4.3. Cách giúp trẻ giải quyết xung đột xảy ra trong quá trình hoạt động nhóm. Khi trong nhóm xảy ra xung đột, giáo viên cần có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh để nhóm bị tan vỡ. Chẳng hạn, khi quan sát thấy giữa trẻ có sự bất đồng ý kiến, giáo viên khéo léo ứng xử nhằm “xoa dịu” trẻ, đồng thời tạo niềm tin, gợi mở để trẻ bộc lộ suy nghĩ, nguyện vọng của mình, từ đó đặt câu hỏi giúp trẻ tìm ra cách thích hợp để giải quyết tình huống đó. Khi hướng dẫn trẻ giải quyết xung đột, thái độ của giáo viên phải công bằng, không thiên vị, không nóng vội và không áp đặt để không gây ra sự bất bình ở trẻ vì trẻ mẫu giáo thường có tâm hồn nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Khi trẻ kết thúc hoạt động, căn cứ vào mục tiêu chung đã đề ra và vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong nhóm, giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở nhằm giúp trẻ nhớ lại quá trình hoạt động của mình, giúp trẻ nhận ra mức độ thực hiện nhiệm vụ được phân công của bản thân, của bạn, đồng thời chỉ cho trẻ thấy sự thiếu tích cực, không cẩn thận, thiếu chia sẻ...giữa các thành viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung như thế nào, mỗi trẻ cần rút kinh nghiệm ra sao.. Việc đánh giá kết quả hoạt động của nhóm cần nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của sự phối hợp cùng nhau giữa các thành viên, giúp cho mỗi trẻ thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. IV. KẾT QUẢ Quá trình triển khai các giải pháp và vận dụng thực tế việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mình, tôi thấy kết quả đem lại rất khả quan trên cả giáo viên và trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 23 Đối với trường tôi, việc phân công giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi luôn là ưu tiên số 1, giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi đều phải có trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn và kỹ năng tổ chức các hoạt động vững vàng, có khả năng tiếp cận và triển khai các nội dung mới nhanh, hiệu quả. Vì vậy, sau khi áp dụng các giải pháp 100% giáo viên đều đánh giá tính hiệu quả và cần thiết của đề tài. Để đảm bảo tính khách quan, tôi đã tiến thành thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi của các trường Mầm non Đại học Vinh, Hưng Bình, Hoa Hồng. Kết quả cho thấy có đến 95% cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 5 – 6 tuổi đánh giá cao về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong sáng kiến. Qua thực nghiệm 4 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường tôi với tổng số là 166 trẻ, tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng IV: Tổng hợp kết quả trên trẻ sau khi thực nghiệm sáng kiến TT Tiêu chí Số trẻ Mức độ Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Hình thành, duy trì và phát triển nhóm 166 83 50 53 32 20 12 6 3,6 2 Phối hợp giữa các thành viên trong nhóm 166 90 54,2 42 25.3 27 16.2 7 4.2 3 Thực hiện nhiệm vụ của nhóm 166 76 45,8 51 30,8 34 20.4 5 3,0 4 Giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm 166 45 27.2 75 45.2 35 21 11 6.6 Kết quả tại bảng IV cho thấy, việc vận dụng các giả pháp được nêu ra trong sáng kiến có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ, các chỉ số trẻ đạt mức độ tốt và khá đã tăng lên rõ rệt. Trẻ biết phối hợp giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình tham gia hoạt động trẻ biết thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ được nâng cao, trẻ thích thú hơn khi được chia sẻ công việc, nhiệm vụ và được làm việc theo nhóm để hoàn thành 1 nhiệm vụ hay 1 sản phẩm nào đó được các bạn hoặc cô giáo phân công. Qua kết quả thực nghiệm trên ta thấy rằng các giải pháp được đề xuất trong sáng kiến là có khả thi và nếu được áp dụng vào thực tiễn hoạt động giáo dục tại các trường mầm non sẽ có hiệu quả rất tốt, góp phần đổi mới giáo dục mầm non nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường mầm non nói riêng và giúp cho trẻ vững vàng, tự tin sẵn sàng bước vào lớp 1 cấp học phổ thông. 24 PHẦN III. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài Quá trình nghiên cứu và triển khai các giải pháp của đề tài chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã mang lại những ý nghĩa cho bản thân tôi, đội ngũ giáo viên và đặc biệt mang lại ý nghĩa thiết thực nhất đối với trẻ. Đối với cá nhân: Là cán bộ quản lý, có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và công tác quản lý. Việc đổi mới, sáng tạo, thay đổi trong chuyên môn luôn nung nấu trong tôi. Việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng, tạo tâm thế cho trẻ nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng để chuẩn bị bước vào lớp một là hết sức quan trọng. Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài đã giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn về lý luận, khái niệm, nhận định nhất là các vấn đề về hình thành và rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ và đặc biệt là chất lượng tổ chức các hoạt động, chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày càng được nâng cao. Đối với giáo viên: giáo viên nắm được ý nghĩa, yêu cầu, tính cấp thiết của việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ. Có thêm nhiều sáng tạo trong thiết kế hoạt động giáo dục, coi việc tổ chức các hoạt động theo nhóm là việc thường niên, thói quen là việc không thể thiếu trong quá trình thiết kế các hoạt động giáo dục trong ngày của trẻ, lan tỏa rộng lớn đến các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, các hoạt động chuyên môn giờ đây cũng đã thay đổi theo hướng cụm, tổ, nhóm cũng bàn bạc, xây dựng, tổ chức hoạt động, rút kinh nghiệm. Đối với trẻ: - Trẻ tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động. - Biết trình bày ý kiến, nguyện vọng và giải quyết các nhiệm vụ trong khi hoạt động theo nhóm. - Có kỹ năng làm việc nhóm, biết phối hợp, phát triển và giải quyết các xung đột xảy ra trong nhóm. II. Kiến nghị, đề xuất 1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo - Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ cho cán bộ quản lý, giáo viên. - Trong quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình GDMN cần chú trọng đến việc hình thành, phát triển kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ mỗi độ tuổi nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về mọi mặt ở trẻ, góp phần chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp một. 25 2. Đối với các trường mầm non - Cán bộ quản lý, giáo viên cần được tiếp cận với các chương trình giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ nói chung và kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm nói riêng. - Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về việc hình thành và rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ trong các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường mầm non. - Tăng cường hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc hình thành và rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ; 3. Đối với giáo viên mầm non - Quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ ở trường mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng; áp dụng các biện pháp đã được đề xuất trong nghiên cứu này một cách linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục hành ngày ở trường mầm non nhằm phát triển kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ. - Có ý thức và trách nhiệm trong việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ vì hơn hết nó là nền tảng cho trẻ vững tin bước vào xã hội ngày càng phát triển. 26 PHỤ LỤC DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG NGOÀI TRỜI CHO CẢ KHỐI NĂM HỌC 2020-2021 TT Chủ đề lớn Chủ đề nhánh Tuần Dự kiến nội dung 1 Bé đến trường mầm non - Trường Mầm non Hoa Sen 1 Giao lưu với các bạn trong khối - Lớp mẫu giáo Lớn yêu thương 2 Nhảy dân vũ tập thể theo CĐ: Trường MN 2 Bản thân Vui hội trung thu -Tôi và bạn 3 Nhảy Erobic: Em bé khỏe em bé ngoan - Bé vui hội trung thu 4 Tập múa sư tử - Cảm xúc và sở thích của tôi 5 Chơi “nhảy bao bố” - Bé làm gì để lớn lên và khỏe mạnh 6 Lễ hội xoài trường em 3 Bé với tổ ấm gia đình - Nhà của bé 7 Dạo chơi, tham quan các ngôi nhà xung quanh trường - Những người thân của bé 8 Tổ chức trò chơi dân gian : “Kéo co” - Gia đình bé cần gì? 9 Triển lãm, giới thiệu tranh về gia đình Bé - Những ngày vui gia đình 10 Giao lưu đá bóng giữa các lớp trong khối 4 Ước mơ của bé - Ngày hội của cô 11 Làm tranh lớn tặng cô - Nghề bác sỹ 12 Giao lưu trò chuyện với Bác sĩ - Những người nông dân chăm chỉ 13 Nhảy dân vũ - Cháu yêu cô chú công nhân 14 Trò chơi “Ném bóng vào rổ” 5 Những con vật ngộ nghĩnh - Một số động vật sống trong gia đình 15 Chơi trò: “bắt vịt” -Bé và chú bộ đội vui đón noel 16 Tổ chức noel trên sân trường - Một số động vật sống trong rừng 17 Lễ hội hóa trang các con vật - Một số động vật biết bay 18 Gấp con chim - Một số động vật sống dưới nước 19 Làm tranh tập thể về đại dương 27 - Côn trùng 20 Tổ chức trò chơi: Những đàn kiến nghộ nghĩnh 6 Tết và mùa xuân - Bé với mùa xuân 21 Chơi trò chơi dân gian: “ném còn”; Đấu vật Bé vui đón tết-Hội chợ xuân 22 Hội chợ xuân Nghỉ tết 7 Vườn cây của bé - Em yêu cây xanh 23 Trồng cây - Những chiếc lá 24 Giao lưu đá bóng - Những bông hoa đẹp 25 Thi cắm hoa nghệ thuật - Hạt nào quả ấy 26 Lễ hội trái cây 8 Phương tiện giao thông - Bé với các phương tiện giao thông 27 Thi chèo thuyền - Bé học luật giao thông 28 Phân loại biển báo - Bé đi đường 29 Giao lưu với chú CSGT 9 Bé với khoa học tự nhiên - Các hiện tượng tự nhiên 30 Trò chơi: Thi Xếp con đường bằng sỏi - Sự cần thiết của nước 31 Chơi: “Chú quạ tinh khôn”(Thi đong nước) - Mùa hè đến rồi 32 Nhảy erobic: “Mùa hè đến” 10 Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Xứ nghệ yêu thương 33 Nghe làn điệu dân ca Xứ Nghệ - Bé vào lớp 1 34 Đi thăm quan trường tiểu học Hưng Bình - Mừng sinh nhật Bác 35 Đi Quảng trường 28 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 1 PHẦN II. NỘI DUNG ...................................................................................... 2 I. Cơ sở khoa học ............................................................................................... 2 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 2 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 3 II. Thực trạng ..................................................................................................... 3 Bảng II.1. Tổng hợp mức độ sử dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầm non. ................................................... 4 Bảng II.2. Tổng hợp khảo sát kết quả trên trẻ trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ............................................................................................................... 5 III. Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen. ................................................................. 5 1. Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ. ............................................................................................................... 5 2. Chỉ đạo việc xây dựng nhóm linh hoạt trong lớp học. .................................... 7 3. Lựa chọn, thiết kế đa dạng các hoạt động trong ngày nhằm tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm. ................................................................ 11 4. Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động nhóm đảm bảo theo nguyên tắc tương tác, phối hợp, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. .......................................................... 19 4.1. Phối hợp giữa các thành viên trong nhóm .................................................. 19 4.2. Thực hiện nhiệm vụ của nhóm................................................................... 20 4.3. Cách giúp trẻ giải quyết xung đột xảy ra trong quá trình hoạt động nhóm. 22 IV. KẾT QUẢ ................................................................................................. 22 Bảng IV: Tổng hợp kết quả trên trẻ sau khi thực nghiệm sáng kiến .............. 23 PHẦN III. KẾT LUẬN.................................................................................. 24 I. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 24 II. Kiến nghị, đề xuất ......................................................................................... 24 1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo ................................................................... 24 2. Đối với các trường mầm non ........................................................................ 25 3. Đối với giáo viên mầm non .......................................................................... 25 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 26 29
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_viec_ren_luyen_ky_na.pdf