Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng quy trình 1: Rèn kĩ năng vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện của mĩ thuật Đan Mạch

 Hội họa có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, hướng con người đi tìm cái đẹp. Từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ em với sức mạnh diệu kì của nó, môn Mĩ thuật ở trường tiểu học cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất. Góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập, hay sinh hoạt hàng ngày.

Với phương pháp mĩ thuật mới của Đan Mạch áp dụng vào chương trình học hiện hành, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu. Học sinh được học mà chơi, chơi mà học, các em được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết, vẽ mà được tự do sáng tạo. Với 7 quy trình mới học sinh có thể tự mình xé dán, nặn, vẽ tạo hình 2D, 3D, làm con rối, tìm những vật tìm được để sáng tạo, nghệ thuật sắp đặt, vẽ theo nhạc, hoạt cảnh, kể chuyện, `sắm vai, hóa thân thành nhân vật. Đặc biệt với việc áp dụng phương pháp mới của Đan Mạch vào các bài vẽ tranh đề tài, các em được thỏa sức sáng tạo.

Trong quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện. HS được trải nghiệm, vẽ cùng nhau, kí họa dáng người hoặc vật tạo ra ngân hàng hình ảnh để xây dựng câu chuyện. Tạo dáng gây hứng thú học tập giúp các em nâng cao hiểu biết về về những tình huống, sự kiện từ đời sống hằng ngày. HS tự tạo dáng để các bạn vẽ tạo ra những ngân hàng hình ảnh. Từ những ngân hàng hình ảnh đó các nhóm tư duy hình ảnh, liên hệ thực tế, tự tin diễn thuyết, tăng cường khả năng ngôn ngữ biểu cảm, vốn sống thực tế.

 Tuy nhiên sau 3 năm áp dụng quy trình Đan Mạch vào giảng dạy và một năm thay sách mới tôi vẫn nhận thấy HS lớp 2 khi áp dụng quy trình 1 của mĩ thuật Đan Mạch vẫn còn một số điểm hạn chế như : Học sinh vẫn mơ hồ trong việc tự mình phải phân vai, tạo dựng những câu chuyện nhỏ xung quanh chủ đề của bài học, các em chưa tự tin thể hiện vai diễn của mình.

 Với mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy Mĩ thuật lớp 2 trong trường tiểu học, tôi có một số: ý kiến đề xuất một số giải pháp mới để bản thân tôi nói riêng và các thầy cô dạy Mĩ thuật nói chung thuận lợi hơn trong các giờ dạy, học sinh được thực sự khám phá và yêu thích môn học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng quy trình 1: Rèn kĩ năng vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện của mĩ thuật Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 1 của Đan Mạch và việc tự sáng tạo các câu chuyện của Hs .
 3.2. Bài học kinh nghiệm.
2
2
2
3
3
3
3
4
11
12
13
14
14
15
16
1. Đặt vấn đề
 Hội họa có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, hướng con người đi tìm cái đẹp. Từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ em với sức mạnh diệu kì của nó, môn Mĩ thuật ở trường tiểu học cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất. Góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập, hay sinh hoạt hàng ngày.
Với phương pháp mĩ thuật mới của Đan Mạch áp dụng vào chương trình học hiện hành, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu. Học sinh được học mà chơi, chơi mà học, các em được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết, vẽ mà được tự do sáng tạo. Với 7 quy trình mới học sinh có thể tự mình xé dán, nặn, vẽ tạo hình 2D, 3D, làm con rối, tìm những vật tìm được để sáng tạo, nghệ thuật sắp đặt, vẽ theo nhạc, hoạt cảnh, kể chuyện, `sắm vai, hóa thân thành nhân vật. Đặc biệt với việc áp dụng phương pháp mới của Đan Mạch vào các bài vẽ tranh đề tài, các em được thỏa sức sáng tạo.
Trong quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện. HS được trải nghiệm, vẽ cùng nhau, kí họa dáng người hoặc vật tạo ra ngân hàng hình ảnh để xây dựng câu chuyện. Tạo dáng gây hứng thú học tập giúp các em nâng cao hiểu biết về về những tình huống, sự kiện từ đời sống hằng ngày. HS tự tạo dáng để các bạn vẽ tạo ra những ngân hàng hình ảnh. Từ những ngân hàng hình ảnh đó các nhóm tư duy hình ảnh, liên hệ thực tế, tự tin diễn thuyết, tăng cường khả năng ngôn ngữ biểu cảm, vốn sống thực tế.
	Tuy nhiên sau 3 năm áp dụng quy trình Đan Mạch vào giảng dạy và một năm thay sách mới tôi vẫn nhận thấy HS lớp 2 khi áp dụng quy trình 1 của mĩ thuật Đan Mạch vẫn còn một số điểm hạn chế như : Học sinh vẫn mơ hồ trong việc tự mình phải phân vai, tạo dựng những câu chuyện nhỏ xung quanh chủ đề của bài học, các em chưa tự tin thể hiện vai diễn của mình.
 	Với mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy Mĩ thuật lớp 2 trong trường tiểu học, tôi có một số: ý kiến đề xuất một số giải pháp mới để bản thân tôi nói riêng và các thầy cô dạy Mĩ thuật nói chung thuận lợi hơn trong các giờ dạy, học sinh được thực sự khám phá và yêu thích môn học.
2. Giải quyết vấn đề 
2.1. Cơ sở lý luận của việc “Áp dụng quy trình 1: Rèn kĩ năng vẽ cùng nhau và xây dựng câu chuyện vào dạy Mĩ thuật Đan Mạch”
 Quy trình 1 của mĩ thuật Đan mạch giúp HS chủ động trong quá trình học tập của các em, hình thành cho các em hs lớp 2 những kĩ năng như : sáng tạo, viết, nói, trình bày và làm việc cùng nhau, phát triển khả năng hợp tác và hoạt động nhóm, cặp, đặc biệt là tạo ra những câu chuyện phù hợp với chủ đề bài học. Các em có thể hóa thân thành những đồ vật, con vật hay một nhân vật nào đó, kể về câu chuyện rất gần gũi liên qua tới cuộc sống của các em. Từ đó các em có thể hiểu và biểu đạt được ý nghĩa của câu chuyện của chính các em và các bạn khác.
2.2 Thực trạng của vấn đ	ề
2.2.1. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học Mĩ thuật.	
 - Đã có sách học mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch, phục vụ cho quá trình tìm hiểu kiến thức của HS	
 - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học hành của con em. Học sinh ngoan, ham mê vẽ, tạo ra nhiều sản phẩm 3D đẹp, độc đáo.
2.2.2 Khó khăn	
 - Kĩ năng xây dựng ngân hàng hình ảnh còn chậm, chưa tự tin trong việc hóa thân thành các nhân vật trong chuyện .
 - Hs còn khá nhỏ tuổi để có thể tự mình sáng tác truyện và việc biểu diễn nhóm còn nhiều hạn chế.	
2.3. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết
2.3.1. Tiếp tục bồi dưỡng học sinh lý thuyết về quy trình 1 của Đan Mạch mới.
 a. Tạo sản phẩm tập thể( cùng nhau vẽ)
 *) Tạo ngân hàng hình ảnh:
 +) Cách 1: Rèn kĩ năng vẽ bằng quan sát: cho một nhóm học sinh lên làm mẫu, các bạn dưới lớp kí họa nhanh các dáng hoạt động đó.
 Nhóm học sinh làm mẫu cho các bạn kí họa
 Các em học sinh đang cùng nhau xây dựng ngân hàng hình ảnh
 +) Cách 2: Vẽ bằng trí tưởng tượng những đồ vật, con vật hay những hoạt động diễn ra xung quanh mình như các hoat động thể thao, lao động, vui chơi....
 Ngân hàng hình ảnh
 *) Thảo luận nhóm xây dựng các câu chuyện, lựa chọn hình thức thể hiện:
- Sau khi tạo được ngân hàng hình ảnh, nhóm trưởng sẽ cho các bạn trong nhóm chọn ra những hình ảnh phù hợp với đề tài nhất
 - Tạo sản phẩm tập thể : có 2 cách :
 +) Cách 1 : Tạo bức tranh tập thể 
 . Lựa chọn các nhân vật có hoạt động phù hợp để sắp xếp và dán vào tờ giấy khổ lớn thành một bố cục thể hiện được nội dung của chủ đề( có thể vẽ thêm chi tiêt để làm rõ hơn hành động của nhân vật)
 . Vẽ hoặc xé, cắt dán các hình ảnh thể hiện bối cảnh cho bức tranh thêm sinh động.
 Cùng nhau tạo không gian ba chiều cho bức tranh
+) Cách 2 : Tạo không gian ba chiều cho bức tranh tập thể.
 . Sau khi đã lựa chọn các nhân vật, cắt rời hình ảnh, dán thành bìa hoặc dùng phía sau để nhân vật có thể đứng được.
 . Tạo khung cảnh phía sau các nhân vật bằng cách vẽ hoặc xé, cắt dán.
 . Sắp xếp các nhân vật vào tranh cho hợp lí( có chính, phụ)
 Tạo hình 3d cho tác phẩm
2.3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh khối lớp 2 cách sáng tác các câu chuyện cho phù hợp với đề tài . 
 Môn mĩ thuật lớp 2 được chia ra làm 14 chủ đề, với bất kì chủ đề nào HS cũng có thể xây dựng cho mình một câu chuyện nhỏ, đơn giản, dễ hiểu và quan trọng hơn cả đây là cơ hội giúp các em mạnh dạn, bình tĩnh thể hiện cá tính của mình trước đám đông.
*) Thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình: Các nhóm cử đại diện lên trình bày hoặc kể truyện theo nhóm đôi hoặc cả nhóm
 Chủ đề 13: Em đến trường 
- Câu chuyện : “Đôi bạn thân”
- Sáng tác và biểu diễn : Minh Phương và Diệu Xuân, học sinh lớp 2ª5.
Nội dung : Tớ là Phương, còn tớ là Xuân. Bọn tớ chơi rất thân với nhau, ngày nào bọn tớ cũng rủ nhau đi học. Ở trường bọn tớ còn hay giúp đỡ nhau trong học tập.
Phương : Xuân ơi lớn lên cậu muốn làm nghề gì?
Xuân : Tớ thích làm cô giáo, vì cô giáo sẽ có nhiều kiến thức và được dạy nhiều em nhỏ. Còn bạn thì sao
Phương : Tớ thì thích làm bác sĩ vì bác sĩ có thể chữa bệnh cứu giúp cho mọi người.
Vậy chúng mình cùng nhau học tập thật tốt để đạt được ước mơ nhé.
 Chủ đề 12: Môi trường quanh em
Câu chuyện : “Cái hồ nước”
Biểu diễn : Nhóm 4, lớp 2ª1 
Nội dung : ( Ánh trong vai thỏ, Hân trong vai cá, Lê Hoàng trong vai ếch, Tùng Lâm trong vai tôm)
- Thỏ : cạnh nhà thỏ có một cái hồ nước trong veo, sáng sáng thỏ thường hay tập thể dục và ngồi bên cạnh nói truyện với các bạn tôm , cua, ếch , cá.
- Ếch: Thỏ ơi! Tại sao sáng nào bạn cũng dạy sớm tập thể dục thế.
Thỏ: vì tập thể dục giúp cho tớ có sức khỏe.
Tôm: Thế tại sao sáng nào tập thể dục xong bạn cũng dọn dẹp quanh hồ vậy.
Thỏ : Ồ! Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và vớt rác ở dưới hồ, sẽ giúp chúng ta bảo vệ môi trường đấy.
Cá: À tớ hiểu rồi, chính vì cậu rất chăm chỉ nên bọn tớ với có môi trường sống trong sạch để sinh sống đúng không.
- Thỏ, ếch, cá, tôm: Vậy chúng mình cùng nhau bảo vệ môi trường để có cuộc sống trong lành nhé.
 Chủ đề 12: Môi trường quanh em
Câu chuyện : “Bảo vệ môi trường”
Sáng tác và biểu diễn : Nhóm 6 lớp 2ª1.
Nội dung :
Sau cơn mưa hối hả vào đêm qua, sân trường em ngổn ngang toàn lá cây khô rơi rụng khắp nơi:
Quỳnh Anh : Dương, Hân, Huyền ơi ! chúng mình cùng xuống sân dọn dẹp vệ sinh đi.
- Hân: Ối giời, hôm nay có phải nhóm mình trực nhật đâu mà mình phải làm?
- Dương : Hân nói thế cũng đúng, nhưng bạn biết không : đêm qua trời mưa rất to, sân trường rất nhiều rác, chúng mình cùng nhau làm thì sẽ rất nhanh sạch.
- Huyền : Bạn Dương nói đúng đấy, giúp đỡ nhau là việc tốt, mà bảo vệ môi trường trong sạch thì càng tốt hơn.
- Hân: ừ, tớ hiểu rồi
- Quỳnh anh : Vậy tớ đi lấy chổi bọn mình đi lao động nhé.
- Huyền, Hân, Dương: Đồng ý.
*) Với từng chủ đề các nhóm học sinh trong một lớp học có thể tự mình tạo ra nhiều câu truyện khác nhau, mặc dù những câu truyện đó hết sức đơn giản, song nó cũng phần nào phản ánh chân thực nhất tính cách của các em, qua những vai diễn nhỏ các em sẽ mạnh dạn hơn trước đám đông.
*) Chia sẻ: Giáo viên cho các nhóm biểu diễn câu truyện, Mời các nhóm khác đặt câu hỏi, chia sẻ và nhận xét lẫn nhau. Điều này giúp các nhóm giải quyết thắc mắc, học hỏi cách làm, bày tỏ ý kiến góp ý cho nhau cùng tiến bộ, nhận ra vẻ đẹp của các sản phẩm. Tuyên dương và xếp loại những câu truyện chất hay.
*) Ứng dụng: Em hãy sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong cuộc sống để tạo hình với các nội dung, chủ đề gần gũi với em như chủ đề gia đình, chủ đề lao động vệ sinh môi trường...
2.3.3 Giáo viên hướng dẫn học sinh sáng tác truyện tranh tiếng việt và truyện tranh song ngữ.
 Từ những mẩu chuyện nhỏ trong quy trình 1: sáng tác câu truyện, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sáng tác thành những quyển truyện ngắn có hình ảnh kèm theo. 
 Sáng tác truyện tranh là nội dung nâng cao hơn so với quy trình các em học, tuy nhiên việc sáng tác truyện giúp các em có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, mọi tâm tư nguyện vọng đều được các em gửi gắm vào trong tác phẩm của mình, đó như một bộ phim hay một cuốn nhật kí nhỏ về chính cuộc sống của các em.
 Các em học sinh đang sáng tác truyện tranh
 Hình ảnh các em học sinh đang sáng tác truyện tranh
 Hình ảnh truyện tranh 3D
 Những cuốn truyện tranh không chỉ được vẽ thông thường mà còn được các em thể hiện 3D rất sinh động và hấp dẫn, ngoài ra những câu truyện này còn được dịch sang tiếng anh. Đó chính là một thư viện truyện tranh nhỏ do chính các em sáng tác.
 Trong ngày hội sách, gian hàng trưng bày truyện tranh song ngữ do các em sáng tác đã được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và dành lời khen.
 Đây chính là thành quả của một năm phấn đấu với nhiều giai đoạn và nó cũng khẳng định rằng chính niềm đam mê nghệ thuật đã giúp các em sáng tác ra nhiều tác phẩm nghệ thuật mang tên mình.
 Câu truyện : Cái hồ nhỏ. Biểu diễn : học sinh lớp 1ª2
Từ sân khấu nhỏ ở trong nhóm rồi tới lớp học, sau đó là sân khấu lớn hơn. Sáng tác và biểu diễn câu truyện là quy trình mang tính đột phá trong mĩ thuật Đan Mạch, giúp các em học sinh co năng khiếu ngày càng tỏa sáng với lĩnh vực mà các em yêu thích.
2.4 Kế hoạch dạy- học mĩ thuật theo chủ đề lớp 2:
- Chủ đề 1: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Mùa hè của em
 +)Liên kết HS với tác phẩm
 +) Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn)
- Chủ đề 2: Những con vật sống dưới nước
 +) Xây dựng cốt truyện)
- Chủ đề 3: Đây là tôi(vẽ biểu cảm)
- Chủ đề 4: Hộp màu của em.
 +) Vẽ cùng nhau
- Chủ đề 5: Tưởng tượng với hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật
 +) Tạo hình ba chiều
- Chủ đề 6: Khu vườn kì diệu
 +) Vẽ cùng nhau	
- Chủ đề 7: Con vật thân thuộc.
 +) Xây dựng cốt truyện, vẽ cùng nhau)
- Chủ đề 8: Mâm quả ngày Tết
 +) Vẽ cùng nhau, Tạo hình ba chiều)
- Chủ đề 9: Sắc màu thiên nhiên
 +) Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành)
- Chủ đề 10: Tìm hiểu tranh dân gian Đông Hồ
 +) Liên kết học sinh với tác phẩm
- Chủ đề 11: Đồ vật theo em đến trường.
 +) Tạo hình ba chiều, gợi mở, trực quan, luyện tập
- Chủ đề 12 : Môi trường quanh em
 +)Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện
- Chủ đề 13: Em đến trường
 +) xây dựng cốt truyện, vẽ cùng nhau, tiếp cận theo chủ đề, tạo hình con rối.
- Chủ đề 14: Em tưởng tượng từ bàn tay
 +) vẽ cùng nhau.
*) Xuyên suốt các chủ đề là chuỗi các câu chuyện liên quan tới cuộc sống của các em, rất gần gũi và quen thuộc. Các em có thể tự mình làm một đạo diễn, người viết kịch bản hay làm một diễn viên nhí. 
Sau khi kí họa người hoặc vật, tạo ra ngân hàng hình ảnh để xây dựng câu chuyện, giúp học sinh nâng cao tình huống, sự kiện từ đời sống hàng ngày của các em. Các em tự tạo lại các dáng vui chơi, học tập để các bạn vẽ, tạo ra ngân hàng hình ảnh có sẵn, các nhóm tư duy, cùng nhau suy nghĩ về câu chuyện vui hay buồn, hay giả tưởng để vẽ. Xây dựng câu chuyện giúp các em tư duy hình ảnh, liên hệ thực tế, tự tin diễn thuyết, tăng khả năng biểu cảm, vốn sống thực tế. 
Từ hình đơn lẻ thành câu chuyện có chủ đề thông qua hình ảnh nhân vật hay một bức tranh, hiểu được vai trò của hình tượng nghệ thuật. Tạo hình được trên chất liệu đã chọn như vẽ, xé dán, nặn , làm nhân vật từ những vật liệu tìm được trong cuộc sống. Thổi hồn cho các nhân vật, biến các nhân vật vô tri vô giác hình thành có tính cách, nhân cách. Yếu tố cơ bản của xây dựng cốt chuyện là việc tạo nhân vật, sự kiện và xây dựng câu chuyện, lối kể truyện mở tạo cấu trúc lô gic để kết lối tiết học và kiến thức kĩ năng trong cuộc sống thực. Đối với quy trình này học sinh có thể áp dụng được với tất cả những bài vẽ tranh đề tài.
 3. Kết luận
3.1. Hiệu quả của sáng kiến.
 Sau mỗi giờ học, học sinh được trải nghiệm và sáng tạo tối đa khả năng của mình, không chỉ dừng lại ở việc vẽ mà còn thỏa sức sáng tạo ra các câu truyện xung quanh cuộc sống của mình. Khiến các em học sinh có hứng thú mà không hề tự ti về khả năng của mình. Em được hoạt động với tinh thần hợp tác, chia sẻ, bộc lộ ý tưởng và dùng chính đôi tay của mình để tạo sản phẩm. So với các bài vẽ thông thường thì 100% học sinh các lớp đã tham gia tích cực, chăm chỉ hoàn thành sản phẩm của mình.
 Sau đây là bảng đối chiếu so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy:
TSHS
KS
Phân loại 
Hoàn thành tốt
 Hoàn thành
Chưa hoàn thành
45
TS
Tỉ lệ
TS
Tỉ lệ
TS
Tỉ lệ
10
15%
30
 40%
5
45%
 Nhìn vào bảng tổng hợp trên tôi nhận thấy các em có bài vẽ tốt đạt tỉ lệ thấp. Đa phần ở mức độ hoàn thành đạt kết quả chưa được cao. Bởi vậy tôi áp dụng phương pháp mới của Đan mạch nhằm tháo gỡ những khó khăn ,vướng mắc mà học sinh thường hay mắc phải. 
Tôi thu được kết quả như sau:
TSHS
KS
Phân loại 
Hoàn thành tốt
hoàn thành
chưa hoàn thành
45
TS
Tỉ lệ
TS
Tỉ lệ
TS
Tỉ lệ
30
60%
15
40%
0
0%
 Như vậy kết quả trên cho thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt. Số lượng học sinh tham gia sáng tác truyện tăng đáng kể. Đặc biệt là lượng học sinh sáng tác hiệu quả, cao hơn nhiều so với khi chưa áp dụng giải pháp thực nghiệm. Không còn học sinh không tham gia vào quá trình sáng tác. Đặc biệt số lượng học sinh tham gia thuyết trình, biểu đạt tăng đáng kể, điều đó cho thấy rằng các một số em đã vượt qua rào cản về giao tiếp, tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
3.2.Bài học kinh nghiệm.
 Từ khi áp dụng quy trình 1 của Đan Mạch, tôi cảm thấy học sinh thực sự được sáng tạo, trải nghiệm, các em có thể biến những câu truyện thường ngày thành những câu truyện, những tác phẩm nghệ thuật mang tính giáo dục cao. Từ khi môn mĩ thuật có phương pháp mới của Đan mạch, bản thân người giáo viên phải tích cực hoạt động hơn, có nhiều sản phẩm mẫu, học sinh với có hứng hú học tập, biết cách quan sát, chia sẻ, học hỏi và góp ý cho nhau cùng tiến bộ.
 ....., ngày 5 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG	Người viết
 Nguyễn Thị Phương Dung
PHỤ LỤC
 TUẦN 13
Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2017(Lớp 1A )
Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2017 (Lớp 1A) 
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG VẬT NUÔI YÊU THÍCH
BÀI 13 : VẼ CÁ ( tiết 1)
I/ MỤC TIÊU
 - Nhận biết hình dáng chung và các bộ phận và vẻ đẹp của một số loại cá.
 - Biết cách vẽ cá và vẽ được một con cá.
 - Áp dụng quy trình xây dựng côt truyện từ đó học sinh có thể vẽ và kể lại câu truyện mà mình vừa vẽ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Giáo viên 
 - Tranh ảnh về các loại cá.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ con cá.
Học sinh
Vở tập vẽ 1, bút chì, bút màu...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
* BVN tổ chức trò chơi khởi động
GV giới thiệu bài : Bài vẽ cá là bài vẽ đẹp về động vật, có thể vẽ một bể cá thật đẹp gồm có nhiều loại cá khác nhau.
2. Quan sát nhận xét
- GV treo bảng các loại tranh ảnh về cá.
 +) Cá có những dạng hình gì?
 + ) Cá gồm những bộ phận nào?
 + ) Màu sắc của cá như thế nào?
 + ) Hãy kể một vài loài cá mà em biết ?
*) Gv chốt : Cá gồm có rất nhiều các hình dạng khác nhau như hình vuông, hình tròn...màu sắc rất đa dạng như màu cam, vàng, trắng....khi vẽ các em cần quan sát kĩ đặc điểm, hình dáng của chúng để vẽ.
3. Hướng dẫn học sinh cách vẽ
GV hướng dẫn và làm mẫu.
 Bước 1 Bước 2 Bước 3
 +) Bước 1: Vẽ các bộ phận chính
 +) Bước 2: Vẽ chi tiết
 +) Bước 3: Hoàn chỉnh hình và tô màu
- Cho HS nêu lại cách vẽ.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Yêu cầu: Mỗi học sinh hãy vẽ một con cá, sau đó hãy kể một câu truyện về con vật em vừa vẽ.
- Giải thích yêu cầu của bài tập cho HS rõ ( cá với những loại con to, nhỏ bơi theo các tư thế khác nhau).
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV theo dõi nhận xét.
 .Nhận xét đánh giá
BHT mời một số bạn lên trưng bày và kể lại câu truyện mình vừa sáng tạo.
 - GV gợi ý HS nhận xét bài
 - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Cho bố mẹ xem bức tranh mình đã vẽ.
TUẦN 19
Thứ tư ngày 06 tháng 1 năm 2016 (dạy lớp 3A1)
Thứ sáu ngày 08 tháng 1 năm 2016 (dạy lớp 3A2) 
MĨ THUẬT 
BÀI 19 :VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I.MỤC TIÊU
- Hiểu cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
- Biết cách trang trí hình vuông.
- Trang trí được hình vuông.( Áp dụng quy trình vẽ cùng nhau, tạo ngân hàng họa tiết để vận dụng trong trang trí)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV HS
-Một số đồ vật hình vuông có trang trí 	 - Vở tập vẽ 3
như : khăn vuông, khăn bàn, thảm.... - Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ
- Một số bài hình vuông có trang trí 	 	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1.HĐCB1. Yêu cầu : Nghe cô giới thiệu về vẽ trang trí: Trang trí hình vuông và ứng dụng của trang trí hình vuông trong cuộc sống.
- GV cho HS xem một số tranh về trang trí hình vuông và các sản phẩm được tạo ra từ việc ứng dụng trang trí hình vuông.
 +) Hãy nêu những hiểu biết của em về những ứng dụng của trang trí hình vuông trong cuộc sống ?
- Các em có thể trang trí những hình vuông đơn giản để trang trí góc học tập của mình thêm đẹp.
 2.HĐCB 2. Yêu cầu : HS xem một số bài trang trí hình vuông, tìm hiểu nội dung và trả lời các câu hỏi sau:
- Gv treo 2 bức tranh và đặt câu hỏi;
 +) Hình vuông này vẽ những hoạ tiết gì ?
 + )Hoạ tiết chính là gì ? (Bông hoa ở giữa hình vuông)
 + )Hoạ tiết phụ là gì ? (Hoạ tiết lá ở 4 góc và xung quanh)
 + )Hoạ tiết giống nhau thì vẽ màu như thế nào ? (Vẽ bằng nhau và cùng màu, cùng độ đậm nhạt) 
 + )Màu nền so với màu hoạ tiết như thế nào ? (Khác nhau)
* Sắp xếp hoạ tiết lớn với hoạ tiết nhỏ , màu đậm vói màu nhạt sẽ làm bài phong phú hơn.
 1.3 Yêu cầu : Tìm hiểu cách trang trí hình vuông và cách tạo hình các sản phẩm từ ứng dụng trang trí hình vuông. 
*) Quan sát các bước vẽ và trả lời các câu hỏi sau:
B1
B2
B3	B4
Câu hỏi : Hãy nêu các bước trang trí hình vuông?
*) Trang trí hình vuông cần chú ý đến việc lựa chọn các họa tiết. Đầu tiên ta phải vẽ hình vuông và kẻ các đường trục, tiếp theo lựa chọn họa tiết vẽ bằng các nét thẳng, rồi với vẽ chi tiết và tô màu.Khi tô màu cần lựa chọn những màu sắc làm nổi bật họa tiết chính và khác so với màu nền.	
*) Quan sát tranh :
B2
B1
Lên ý tưởng từ chủ đề bài học.
B4
B3
Trưng bày, thuyết trình và chia sẻ ý kiến.
Hãy nêu các bước tạo hình sản phẩm 2D, 3D từ ứng dụng trang trí hình vuông?
*) Chú ý : Muốn ứng dụng trang trí hình vuông vào các sản phẩm tạo hình, cần chọn các mẫu họa tiết phù hợp ,tạo hình cho phù hợp với nội dung bài học.
B. HOẠT ĐỘNG ÚNG DỤNG
 Yêu cầu: Vẽ trang trí hình vuông và tạo hình 2D, 3D từ ứng dụng trang trí hình vuông cụ thể:
Nhóm 1: Tạo hình các khung ảnh và trang trí từ ứng dụng của trang trí hình vuông.
Nhóm 2:Hãy trang trí các mẫu bưu thiếp dựa vào các họa tiết của trang trí hình vuông.
Nhóm 3: Hãy vẽ trang trí : Trang trí hình vuông.
Nhóm 4 : Hãy trang trí các mẫu quần áo cho con vật dựa vào các họa tiết trang trí hình vuông.
HS chia nhóm và hoàn thành các bài vẽ, sản phẩm.
*) .Nhận xét, đánh giá
 *) Hoạt động chung cả lớp
- Cho đại diện nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm mình tạo ra.
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài, mẫu sản phẩm nào nhất? Vì sao?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hãy cho bố mẹ xem bức tranh mình đã vẽ, và những sản phẩm tự tay mình trang trí.

File đính kèm:

  • docap_dung_quy_trinh_1_ren_ki_nang_ve_cung_nhau_va_xay_dung_cau_chuyen_vao_day_mi_193201815.doc
Sáng Kiến Liên Quan