Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Ngữ văn 7

 Đáp ứng yêu cầu dạy học theo phương pháp đổi mới tích cực, chủ động, sáng tạo nơi học sinh. Đồng thời loại bỏ phương pháp dạy học thụ động, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hứơng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ của học sinh trong quá trình học tập. Tăng cường cho học sinh thực hành giao tiếp và luyện tập ngôn ngữ bằng nhiều hình thức phong phú và thích hợp. Tránh xu hướng làm nặng nề, quá tải việc học của học sinh, giảm bớt lý thuyết khô khan khó hiểu những yêu cầu quá sức với học sinh.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8093 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
 Để góp phần hoàn thiện việc đổi mới hoàn toàn phương pháp dạy học ở trường THCS, đồng thời tạo đà để học sinh sớm trở thành những người làm chủ tri thức, vững vàng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và một khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt.
 Nay bản thân tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ về việc “Aùp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Ngữ văn 7”, để mọi người tham khảo và bàn luận.
 Phương pháp dạy học tích cực tồn tại và phát triển trong mọi khâu của quá trình dạy học, từ giai đoạn khởi đầu cho đến khi kết thúc, từ phương pháp chung đến phương pháp cụ thể, từ hành động đến thao tác của thầy và trò trong suốt quá trình của hoạt động dạy học và đưa người học đứng trước các vấn đề, phải tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề. Biết hợp tác, chia sẻ để tìm đến chân lý khoa học.
 Tuy vậy do điều kiện thời gian và trình độ có hạn vấn đề đưa ra chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong ban giám khảo cùng bạn đọc góp ý, bổ sung để vấn đề được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
	LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1: Đề tài nghiên cứu: “Aùp dụng PPDH tích cực vào dạy học môn Ngữ văn 7”
 Đáp ứng yêu cầu dạy học theo phương pháp đổi mới tích cực, chủ động, sáng tạo nơi học sinh. Đồng thời loại bỏ phương pháp dạy học thụ động, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hứơng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ của học sinh trong quá trình học tập. Tăng cường cho học sinh thực hành giao tiếp và luyện tập ngôn ngữ bằng nhiều hình thức phong phú và thích hợp. Tránh xu hướng làm nặng nề, quá tải việc học của học sinh, giảm bớt lý thuyết khô khan khó hiểu những yêu cầu quá sức với học sinh.
 Trên tinh thần đó kích thích sự tò mò, tích cực ham học tập của học sinh. Đồng thời tự bản thân các em có thể đánh giá được năng lực của mình để tiến bộ hơn.
2: Phạm vi đề tài: 
 a) Aùp dụng phương pháp lựa chọn, đưa tình huống có vấn đề ở phần giới thiệu bài.
 b) Phân hóa cấp độ nội dung câu hỏi phù hợp với nội dung bài học và năng lực của học sinh.
 c) Đa dạng các hình thức câu hỏi.
 d) Sử dụng sơ đồ để khái quát kiến thức nội dung bài học.
 e) Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với đặc trưng bộ môn.
* Đưa ra bài dạy cụ thể: “ Chơi chữ” SGK Ngữ văn 7 tập I. Và đồng thời có thể áp dụng với bất cứ bài dạy nào phụ thuộc vào nội dung bài dạy và sự sáng tạo của giáo viên.
PHẦN I : 
THỰC TRẠNG
 Căn cứ vào thực tế đối tượng học sinh ở trường, mặt bằng kiến thức không đồng đều. Học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ cao vì thế việc truyền đạt tri thức cho học sinh gặp một số khó khăn. Hơn nữa học sinh còn học mang tính thụ động, nhiều em còn lợi dụng sách hướng dẫn giải bài tập rồi yên tâm với việc mình đã làm bài tập đầy đủ mà không cần phải xem lại. Dẫn đến tình trạng các em có đầy đủ trên lý thuyết, sách vở nhưng kiến thức lại không có vì thế kết quả kiểm tra rất thấp, cụ thể là:
 Qua ba lớp tôi trực tiếp giảng dạy với tổng số học sinh là 112 em kết quả khảo sát chất lượng đầu năm đạt được như sau:
 Giỏi: 0 em chiếm tỉ lệ: 0%
 Khá : 8 em chiếm tỉ lệ : 7.1%
 Trung bình: 40 em chiếm tỉ lệ : 35,7%
 Yếu, kém : 64 em chiếm tỉ lệ: 57,1%
 Kết quả trên cho thấy chất lượng học tập chưa đồng đều tỉ lệ học sinh khá giỏi quá thấp mà học sinh yếu kém lại quá cao, không đạt được chỉ tiêu năm học đề ra.
 Sở dĩ có kết quả như vậy là do hai nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Nguyên nhân khách quan:
 Phong trào học tập nhìn chung còn thấp, ý thức chủ động học tập nơi học sinh chưa cao, phần lớn các em học mang tính đối phó và thụ động. Hơn nữa việc quan tâm đôn đốc con em học tập của phụ huynh còn kém. Phần lớn học sinh ở cách xa trường, phương tiện đi lại còn khó khăn làm ảnh hưởng đến thời gian học tập, nghỉ ngơi cũng như sức khỏe của học sinh. Đặc biệt vào mùa mưa các em chỉ cố gắng để duy trì việc đến lớp đầy đủ mà không có thời gian để ôn bài, chuẩn bị bài ở nhà dẫn đến kết quả kiểm tra chưa cao.
2. Nguyên nhân chủ quan:
 Bản thân học sinh chưa thực sự tự giác, chủ động trong học tập. Nhiều em học mang tính đối phó hoặc quá lạm dụng sách tham khảo và luôn yên tâm là mình đã làm bài rồi không cần phải học. Đó là một nguyên nhân lớn gây ra kết quả thấp trong quá trình học tập.
 Vì thế để tạo sự chú ý, như mồi nhử sự chủ động sáng tạo của học sinh tôi đưa ra ý kiến nhỏ của mình: “ Aùp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Ngữ văn 7” để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
PHẦN II: 
GIẢI PHÁP
 Tôi xin trình bày một số phương pháp đổi mới vào dạy học qua tiết học “Chơi chữ”SGK Ngữ văn 7 tập I.
 Đồng thời cũng có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bất kì bài dạy nào tùy thuộc đối tượng học sinh và sự vận dụng sáng tạo của giáo viên.
* Ví dụ: Trong tiết học Tiếng Việt: “ Chơi chữ”.
 - Tôi áp dụng phương pháp đưa tình huống có vấn đề vào phần giới thiệu bài để kích thích sự tò mò, gây hứng thú học tập cho học sinh.
“ Con ngựa đá con ngựa đá”.
 + Em hiểu câu trên như thế nào?
 Học sinh có thể đưa ra nhều ý kiến khác nhau. Để gây hứng thú cho học sinh giáo viên chưa kết luận đúng sai vội mà đặt ra vấn đề giải quyết như thế nào? Những hiện tượng như vậy gọi là biện pháp nghệ thuật gì? Chúng ta sẽ hiểu được sau khi tìm hiểu tiết học.
 - Giáo viên tiếp tực sử dụng phương pháp trực quan và đa dạng hóa các hình thức câu hỏi để hướng dẫn, đưa học sinh tự tìm hiểu ngữ liệu.
 - Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển để học sinh thực hiện ngữ liệu trên bảng phụ. Sau đó giáo viên nhận xét khái quát nội dung của ngữ liệu:
 + Ở ngữ liệu a: Nhận xét về các nghĩa của từ lợi và tác dụng của nó như sau: 
 Lợi lộc, thuận lơi
 Lợi =>Hiện tượng đồng âm 
 Lợi răng ( nghĩa chuyển )	tạo sắc thái hài hước,dí 
 dỏm, châm biếm đả kích.
 + Ở ngữ liệu b: Học sinh tìm hiểu câu văn: “ cô Xuân đi chợ Hạ mua cá Thu về chợ hãy còn Đông”.
 - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm ra các từ ngữ chỉ các hiện tượng trong thiên nhiên gần gũi nhau sau đó khái quát nội dung ngữ liệu như sau:
 + Các từ: Xuân, Hạ, thu, đông Các hiện tượng trong thiên nhiên gần gũi nhau tạo sự hấp dẫn cho câu văn. 
Từ sơ đồ khái quát trên giáo viên kết luận đó là các biện pháp chơi chữ. Sau đó dùng câu hỏi tổng hợp để học sinh phát hiện khái niệm chơi chữ và các tác dụng của nó.
 Dựa vào đó có thể kiểm tra cả ba đối tượng học sinh để các em nắm được bài nhanh và dễ hơn.
 - Giáo viên nhận xét chung và cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Ở phần II giáo viên tiếp tục vận dụng phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm để tất cả học sinh trong lớp có cơ hội phát biểu ý kiến của mình, thảo luận với bạn để tìm ra các lối chơi chữ và tự trình bày theo sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
 - Giáo viên tích hợp, khắc sâu kiến thức bằng cách phân tích các ví dụ và đưa ra một số ví dụ khác sau đó cho học sinh giải quyết vấn đề đưa ra ở phần giới thiệu bài để củng cố nội dung bài học và thực hieenh hoạt động tiếp theo đó là hướng dẫn học sinh thực hiện luyện tập.
PHẦN III:
KẾT QUẢ
 Qua tiết dạy thực hiện các giải pháp nói riêng và cả quá trình dạy học nói chung tôi nhận thấy đa số học sinh có hứng thú học tập với môn học và giờ học. Việc các em tự làm bài, chuẩn bị bài ở nhà cũng như xung phong làm bài tập trên bảng tăng lên rõ rệt. Các em biết vận dụng kiến thức để làm những bài tập sáng tạo. Đặc biệt là chất lượng của các tiết luyện tập, luyện nói, kiểm tra đã có sự tến bộ rõ rệt. Kết quả kiểm tra thành phần cũng như học kì I cao hơn nhiều so với chất lượng đầu năm. Cụ thể là đã có một học sinh đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ 0,9%, học sinh đạt điểm khá cũng tăng từ 8 lên 14 em chiếm tỉ lệ 12,5%, trung bình tăng từ 40 lên 51 em chiếm tỉ lệ 53%, giảm số lượng yếu kém xuống từ 64 xuống 38 em.
 Mặc dù đó chưa phải là kết quả cao nhưng đã có sự tiến bộ vượt bậc so với đầu năm.
 Vậy việc đổi mới PPDH. Đặc biệt việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học là con đường thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của chương trình SGK THCS đổi mới. Qua đó vấn đề quan tâm là tinh thần học tập của học sinh, biến cách học thụ động thành tự chủ tích cực và sáng tạo nơi học sinh, nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của học sinh để đào tạo những nhân tài cho đất nước, hội nhập với thế giới tri thức rộng lớn của nhân loại.
 Song cần phải phát huy hơn nữa và thực hiện sáng tạo, có hiệu quả phương pháp dạy học theo hướng tích cực để nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của học sinh.
 PHẦN IV: 
LỜI KẾT
 Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.
 Ở phương pháp tích cự người học phải đứng trước vấn đề, phải tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề, biết hợp tác, chia sẻ để tìm đến chân lý khoa học.
 Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã trình bày qua tiết dạy cụ thể. Song về giải pháp có thể còn một số khiếm khuyết. Mong được sự góp ý chân thành từ phía ban giám khảo và bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân cảm ơn! 
PHẦN V:
 Tài liệu tham khảo :
 1> Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS.
 Đỗ Ngọc Thống 
 2> Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Ngữ văn.
 Bộ GD & ĐT
 3> SGK & SGV Ngữ văn 7
 Bộ GD & ĐT
 4> Tư liệu Ngữ văn 7 
 Đỗ Ngọc Thống
MỤC LỤC
* Mở đầu Trang 
 1. Lời nói đầu 	 1
 2. Lý do chọn đề tài 2
Phần I
 3. thực trạng 3
Phần II
 4. Giải pháp 5
Phần III
 5. Kết quả 7
Phần IV
 6. Lời kết 8
 7. Tài liệu tham khảo 9
 Dlyêya, ngày 21 / 03/ 2009
 Người viết 
 Trần Thị Uyên

File đính kèm:

  • docSKKN_VAN_THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan