Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực học sinh khối 12 ở Chương V. Di truyền học người
Nội dung trong Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo
thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, ban hành kèm
theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người
học"; và “Dạy học phải gắn liền với thực tế, giải quyết được các vấn đề, các yêu
cầu của thực tế”.
Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê
khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền
kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Tổ
chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa
phương" là một hình thức dạy học tích cực, thích hợp cho việc dạy-học các kiến
thức khoa học tự nhiên.
Việc triển khai giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ tại địa phương đã góp phần đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường;
giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh, vận
dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn
các nội dung dạy học của các môn học với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình
thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục
hướng nghiệp; góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị
quyết số 29-NQ/TW.
au khi học xong phổ thông. 17 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Hiểu biết của giáo viên về dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương Trong đợt tập huấn tháng 12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho GV giảng dạy THPT ở khu vực Tây Nam Bộ, khi giảng viên phụ trách chuyên đề “Dạy học gắn với SXKD ở địa phương” phỏng vấn trực tiếp GV tham gia lớp học qua hệ thống câu hỏi: Thầy/cô hiểu như thế nào là dạy học gắn với SXKD tại địa phương? Thầy/cô đã áp dụng hình thức dạy học này bao nhiêu lần trong một khối lớp? Theo thầy/cô, khó khăn lớn nhất của hình thức dạy học này là gì? Câu trả lời của học viên chỉ dừng lại ở mức lồng ghép nội dung hướng nghiệp chung chung, liên hệ thực tiễn các ngành nghề, sản xuất kinh doanh khắp cả nước. Đa số học viên đều cho rằng “Dạy học gắn với SXKD tại địa phương” là phải tổ chức cho HS đến tham quan, học tập trực tiếp tại các cơ sở SXKD và khó khăn lớn nhất GV gặp phải là công tác liên hệ với cơ sở, chi phí tổ chức tham quan. Nhưng đây chỉ là một trong những phương pháp và hình thức tổ chức của nội dung dạy học gắn với SXKD tại địa phương. Tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, đặc điểm hoạt động SXKD tại địa phương và đối tượng HS, GV có thể lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp, vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho HS, vừa mang lại hiệu quả giáo dục. 2.2. Vài nét về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xã có học sinh học ở trường THPT Võ Thành Trinh Trường THPT Võ Thành Trinh đóng trên địa bàn ấp An Thuận, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hằng năm, trường tuyển sinh vào lớp 10 đa số HS ở xã Hòa Bình, Hòa An, An Thạnh Trung, số ít HS ở Hội An và thành phố Long Xuyên (nguyện vọng 3). Hoạt động SXKD của những xã này thuộc huyện Chợ Mới rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực nhưng còn nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch đồng bộ, chủ yếu là kinh doanh cá thể hộ gia đình, số ít là công ty trách nhiễm hữu hạn. Nổi bật là các ngành nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, xay xát gạo, làm gạch, đóng bàn ghế, tủ thờ, uốn tóc-làm móng-trang điểm, kinh doanh quầy dược và một số hoạt động sản xuất khác như làm khô cá tra, sản xuất dầu ăn từ mỡ cá Bên cạnh các lợi ích kinh tế đạt được cho người dân và góp phần làm giàu cho địa phương thì 18 vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn lao động chưa được chú trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại sức khỏe và có khả năng làm biến đổi di truyền của người dân. 2.3. Thực trạng dạy và học chủ đề Di truyền học người Chủ đề Di truyền học người trong chương trình Sinh học 12 gồm có 2 bài (20,21) được phân phối dạy trong 2 tiết. Vì có trong nội dung thi THPT Quốc gia nên khi giảng dạy, GV chú trọng nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức về cơ chế các bệnh di truyền ở người, bệnh ung thư, bệnh AIDS, liệu pháp gen; rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm ở phần củng cố, luyện tập và hướng dẫn HS vận dụng kiến thức di truyền để tìm kiểu gen, tính tỷ lệ mắc bệnh ở thế hệ con. Đảm bảo nội dung kiến thức cho HS làm tốt bài thi THPT Quốc gia là một mục tiêu rất quan trọng đối với GV được phân công giảng dạy lớp 12 nên hầu hết GV chỉ tập trung giảng dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm, ít dám mạnh dạn áp dụng các PPDH mới như dạy học dự án, dạy học vì cộng đồng, ít tổ chức các hoạt động học ngoài lớp học như hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tôi nhận thấy thực tế hiện nay, học phải đi đôi với hành, tổ chức các hoạt động học tập “vừa học-vừa chơi” một cách hợp lý sẽ giúp HS lớp 12 khắc sâu kiến thức, giảm căng thẳng, có thêm cơ sở, sự tự tin lựa chọn nghề nghiệp. Đây là lý do tôi lựa chọn xây dựng chủ đề dạy học Di truyền học người thông qua phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tìm hiểu các hoạt động SXKD gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có khả năng gây biến đổi di truyền của người dân thuộc các xã Hòa Bình, Hòa An, An Thạnh Trung, Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 19 CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC 1. Mô tả chủ đề và xác định mạch kiến thức Chủ đề này gồm 2 đơn vị bài học có trong chương V. Di truyền học người – phần năm. Di truyền học – Sinh học 12. - Bài 21. Di truyền y học với mạch kiến: Bệnh di truyền phân tử, Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST, Bệnh ung thư. - Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học với mạch kiến thức: Một số biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người như tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến, tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, liệu pháp gen; Một số vấn đề xã hội của di truyền học như tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người, vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào, vấn đề di truyền khả năng trí tuệ, di truyền học với bệnh AIDS. Thời lượng: 2 tiết. 2. Tổ chức dạy học chủ đề 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm “di truyền y học” - Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người như bệnh phêninkêtô, hội chứng Đao và ung thư. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. - Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học. - Hiểu được vai trò của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh. 2.1.2. Về kỹ năng - Rèn kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Rèn kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể lớp. - Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ. - Rèn kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin 20 - Rèn kỹ năng làm việc độc lập. - Rèn kỹ năng quản lý thời gian và đảm trách trong hợp tác. - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá. - Rèn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, biết sử dụng điện thoại smartphone vào mục đích học tập. 2.1.3. Về thái độ - Có hiểu biết bao quát về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, lợi ích cũng như hạn chế của mỗi ngành nghề tìm hiểu được có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và di truyền của người dân. - Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến. - Có niềm tin khoa học, nâng cao ý thức bảo vệ di truyền của loài người. - Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, định hướng lựa chọn nghề nghiệp. * ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHỦ ĐỀ. STT TÊN NĂNG LỰC CÁC KỸ NĂNG THÀNH PHẦN 1 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Thấy được hiện trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương có ảnh hưởng tiêu cực của đến sức khỏe và di truyền của người dân, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp phù hợp với năng lực và hiểu biết của HS. 2 Năng lực thu nhận và xử lý thông tin Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu, tranh vẽ, số liệu, văn bản được cung cấp ở sách giáo khoa, các hình ảnh ghi nhận được trong hoạt động trải nghiệm để tìm ra các thông tin cần thiết, trọng tâm, tự nghiên cứu bài học và trình bày sản phẩm thực hiện. 3 Năng lực nghiên cứu khoa học - Biết cách thu nhận và xử lý thông tin tìm hiểu được về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, phân tích hiện trạng, đánh giá hậu quả và đề xuất giải pháp. 4 Năng lực tư duy - Tìm ra ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương đến sức khỏe và di truyền của người dân. 21 - Rút ra được nhận xét và kết luận dựa trên thông tin thu thập được kết hợp với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. 5 Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày bài báo cáo hoạt động trải nghiệm, bài thuyết trình về sản phẩm thực hiện nhiệm vụ, tranh luận, thảo luận. 2.2. Tiến trình thực hiện 2.2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm - Nội dung hoạt động: “Tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và di truyền của người dân”. - Phương pháp được áp dụng: dạy học theo dự án. - Tổ chức thực hiện: Tập thể HS lớp 12C1 được chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ trong đó tổ trưởng là nhóm trưởng thực hiện phân công, điều động các thành viên trong tổ cùng tiến hành nghiên cứu điều tra, thu thập số liệu, hình ảnh về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, phân tích đánh giá hạn chế, tác hại đến sức khỏe và di truyền của người dân; viết bài báo báo, thiết kế trình chiếu kết quả thực hiện. Vì mỗi tổ gồm nhiều HS ở các xã khác nhau nên giáo viên cho HS bốc thăm xã thực hiện trải nghiệm với kết quả: tổ 1 – xã Hội An, tổ 2 – xã An Thạnh Trung, tổ 3 – xã Hòa Bình, tổ 4 – xã Hòa An. 2.2.2. Phân tích hoạt động trải nghiệm và hướng dẫn thực hiện - Thời gian thực hiện: bắt đầu từ 19/11/2018 đến 08/12/2018. - Giáo viên giới thiệu với HS về dự án “Tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và di truyền của người dân”, GV và HS cùng thảo luận kế hoạch thực hiện dự án, thống nhất tiến hành như sau: + Giai đoạn 1 (từ 19/11 – 25/11/2018): trải nghiệm thực tế tại xã được phân công tiến hành thu thập thông tin, lấy số liệu, ghi nhận hình ảnh về các hoạt động SXKD. + Giai đoạn 2 (từ 26/11 – 02/12/2018): phân tích số liệu, hình ảnh thu thập được; nhận xét, đánh giá hạn chế, tác hại đến sức khỏe và di 22 truyền của người dân; tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp; thiết kế sản phẩm trên power point. + Giai đoạn 3 (từ 03/12 – 08/12/2018): báo cáo, trình bày sản phẩm trong tiết học. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch dự án, GV luôn theo dõi, đôn đốc và yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo tiến độ thực hiện cuối mỗi tuần đồng thời GV hướng dẫn cho HS cách phân tích số liệu, vẽ biểu đồ, thiết kế, trình chiếu trên power point. 2.2.3. Hoạt động kiểm tra đánh giá - Xây dựng tiêu chí đánh giá STT Nội dung Đánh giá Tiêu chí Đánh giá năng lực Vận dụng kiến thức Giải quyết vấn đề 1 Thực hiện dự án - Tự lực thu thập và xử lý thông tin qua nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát. - Làm việc nhóm (hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm, nhiệt tình), xây dựng và hoàn thành các sản phẩm dự án đúng thời hạn. - Các thành viên lắng nghe ý kiến, tích cực tham gia công việc của nhóm. x x 2 Trình bày sản phẩm (bài power point) - Nội dung đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác và hấp dẫn. - Không có lỗi chính tả, chấm câu, viết hoa hay các lỗi trong cách dùng từ. - Trình bày hợp lý, hấp dẫn, có sự sáng tạo trong thiết kế, màu sắc hài hòa - Các đề mục được bố trí một cách hợp lý, đẹp mắt, làm nổi bật nội dung. - Hình ảnh sắc nét, phong phú, được lựa chọn kĩ lưỡng, phù hợp với nội dung. x x 23 3 Báo cáo sản phẩm - Báo cáo viên trình bày lưu loát, mạch lạc; phong cách tự tin. - Có sự phối hợp giữa báo cáo viên và các thành viên trong hoạt động trình bày dự án, công bố sản phẩm. - Trình bày đúng thời gian qui định, đủ nội dung. - Đặt câu hỏi chất vấn nhóm bạn với tinh thần hợp tác. - Trả lời câu hỏi chất vấn có cân nhắc, thái độ hợp tác. x x 4 Đề xuất giải pháp - Phù hợp, khả thi, hiệu quả. x x 5 Đánh giá dự án Thái độ đánh giá đồng đẳng (giữa các nhóm), đánh giá hợp tác (giữa các thành viên trong nhóm) và tự đánh giá (cá nhân) nghiêm túc. x x 6 Nhìn lại dự án Rút ra được bài học cho dự án tiếp theo. x - GV công khai bộ công cụ đánh giá, tổng điểm 100 qui ra thang điểm 10 + Đánh giá của GV gồm các nội dung thực hiện dự án (20 điểm), trình bày sản phẩm trên power point (20 điểm), báo cáo sản phẩm (20 điểm), đề xuất giải pháp (10 điểm). + Đánh giá của HS gồm đánh giá đồng đẳng (10 điểm), đánh giá hợp tác (10 điểm) và tự đánh giá (10 điểm). 24 V. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Về mặt định tính Học sinh hào hứng với tiết học và tích cực tham gia các hoạt động nhóm, biết chia sẻ, hỗ trợ, hướng dẫn lẫn nhau trong thiết kế trình bày sản phẩm. HS hứng thú và yêu thích bộ môn Sinh nhiều hơn. Hầu hết các HS sau khi tham gia tiết học dạy học gắn với hoạt động sản xuất kin doanh ở địa phương đều biết tìm thông tin trên internet, gửi mail và biết sử dụng nhiều công cụ trong Microsoft Power Point. Dạy học gắn với SXKD tạo điều kiện cho HS phát triển một số kỹ năng sống như: - Kỹ năng giao tiếp: HS được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp; đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. - Kỹ năng lắng nghe tích cực: HS thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của bạn (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình thảo luận. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng: HS diễn đạt ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân, thông qua các hình thức nói (thuyết trình), viết (bài báo cáo word) và cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười...) một cách phù hợp và trình bày đúng với nội dung chủ đề đang được quan tâm; thông tin đưa ra đầy đủ, chính xác, logic. - Kỹ năng hợp tác: HS hợp tác chặt chẽ, biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Kỹ năng tư duy phê phán: HS không chỉ thu thập thông tin rồi mô tả các hiện tượng, sự vật, quy trình được các em tìm hiểu mà còn biết phân tích so sánh, đối chiếu, lý giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều; xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng... đưa ra những nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề. 25 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: HS tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụ được giao một cách có ý thức, nhiệt tình và có kết quả. - Kỹ năng đặt mục tiêu: HS biết phải đạt được cái gì và phải làm gì ở từng hoạt động cụ thể. - Kỹ năng quản lý thời gian: HS biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuân thủ đúng kế hoạch đã định để có thể thực hiện đầy đủ các công việc và cuối cùng có sản phẩm theo dự kiến. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: HS đã cùng giáo viên xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin; HS được thông báo về những loại thông tin cần phải tìm kiếm, nguồn/các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại thông tin đó, biết cách chuẩn bị công cụ để thu thập thông tin, cách tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng, cách sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung một cách hệ thống sau đó phân tích, so sánh, đối chiếu, lý giải các thông tin thu thập được, xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông tin đó và cuối cùng là viết báo cáo. Các GV cùng bộ môn dự giờ tiết dạy nhận định HS ở lớp đã vận dụng rất tốt nội dung kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương, có tiến bộ vượt xa các lớp khác thể hiện ở việc HS tự tin làm chủ kiến thức, lối tư duy mạch lạc, trình bày lôi cuốn, hấp dẫn, ứng dụng tốt công nghệ thông tin HS đưa ra được nhiều giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả đối với HS THPT trong việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động SXKD tại địa phương. Qua hoạt động học tập gắn với SXKD tại địa phương, HS đã phát triển các năng lực được GV định hướng khi xây dựng chủ đề dạy học như: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, Năng lực thu nhận và xử lý thông tin, Năng lực nghiên cứu khoa học, Năng lực tư duy, Năng lực ngôn ngữ. 26 2. Về mặt định lượng - Điểm số của các thành viên tham gia dự án trải ngiệm sinh học đều đạt loại giỏi, nó phản ánh kết quả của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề của HS; đồng thời cũng phản ánh hiệu quả giảng dạy của GV thông qua phương pháp dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương: STT Đánh giá Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1 Giáo viên 68/70 66/70 68/70 65/70 2 Đồng đẳng 9,5/10 9,3/10 9,6/10 8,7/10 3 Hợp tác 9,6/10 9,7/10 9,8/10 9,4/10 4 Tự đánh giá 9,5/10 9,4/10 9,5/10 9,3/10 Tổng hợp 96,4/100 94,5/100 96,1/100 93,6/100 Có thể thấy rằng điểm của mỗi nhóm chênh lệch nhau không nhiều và sát với điểm đánh giá của GV. Điều đó chứng tỏ các nhóm bám sát các tiêu chí đã xây dựng và đánh giá khách quan. VI. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG Hình thức dạy học gắn với hoạt động SXKD tại địa phương rất phù hợp với đặc điểm dạy học môn Sinh học và nhiều môn học khác ở cấp trung học. Tùy theo đặc điểm đơn vị, đối tượng HS, tình hình kinh tế ở địa phương, GV có thể áp dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức cho HS tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm về một ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương trong phạm vi một xã, một huyện, trong tỉnh hay khu vực có liên quan đến nội dung bài học trong chương trình Sinh học 10, 12, 12. Hình thức dạy học gắn với hoạt động SXKD tại địa phương còn góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, là tiền đề cho HS thực hiện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giáo dục định hướng nghề nghiệp, là một trong những cơ sở để HS lựa chọn chuyên ngành học tập ở bậc đại học, sau đại học có thể khắc phục những hạn chế, giải quyết khó khăn cho các hoạt động SXKD tại địa phương đặc biệt là các nghề truyền thống. 27 VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu và áp dụng hình thức dạy học gắn với hoạt động SXKD ở địa phương trong chương V. Di truyền học người, tôi có một số kết luận như sau: 1. Dạy học gắn với hoạt động SXKD tại địa phương là một hình thức dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao. Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập có thể áp dụng các PPDH tích cực hiện đại như dạy học theo dự án, dạy học vì phát triển cộng đồng. 2. Học sinh là trung tâm của các hoạt động học, tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn từ việc tự nghiên cứu bài học, lập kế hoạch trải nghiệm, thu nhận, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện, qua đó rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, trau dồi năng lực tư duy. 3. Giáo viên có vai trò chủ yếu là định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập và qua đó phát triển năng lực của bản thân. 4. Dạy học gắn với hoạt động SXKD tại địa phương góp phần đổi mới PPDH, lấy HS làm trung tâm, gắn dạy học với thực tế cuộc sống một cách thiết thực. Tôi đề nghị trường THPT Võ Thành Trinh và Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang có hình thức khuyến khích “Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều và nhiều tác giả, Dạy học dự án – từ lý luận đến thực tiễn. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). KỈ YẾU HỘI THẢO: Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực HS và tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục, Số: 2699/CT-BGDĐT, ngày 08 - 8 – 2017. 5. Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT – dự án phát triển GDTHPT. 6. Phan Đồng Châu Thủy, Nhiệm vụ, thách thức của giáo viên, HS Việt Nam trong dạy học theo dự án. 7. Tài liệu tập huấn Intel, 2007. 8. Trang web https://voer.edu.vn/m/khai-niem-hieu-qua-hoat-dong-san- xuat-kinhdoanh/114c6d55. 29 PHỤ LỤC
File đính kèm:
- nam_2018-2019_Do_Thi_Kim_Thoa_-_Giai_B_980f5d1b9e.pdf