Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng Chuyên đề "Dạy học văn hóa trong khóa trình lịch sử dân tộc ở trường phổ thông" trong chương trình Lịch sử Lớp 7 ở trung học cơ sở đặt vấn đề

Quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học lịch sử nói riêng là một tổ hợp rất phức tạp và năng động. Những hoạt động của thầy và trò nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn, trên cơ sở đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và phát huy tư duy khoa học cho các em.

 Thực tế hiện nay, trong các nhà trường phổ thông vẫn còn quan niệm cho rằng

“ Lịch sử chỉ là môn phụ”, học sinh không thích học mà xem nhẹ môn này. Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do nội dung phương pháp giảng dạy của thầy còn nặng nề, cứng nhắc, chuẩn bị giờ lên lớp nội dung còn sơ sài, chỉ tóm tắt sách giáo khoa, thỉnh thoảng điểm một vì câu hỏi. Chính vì vậy mà học sinh tiếp thu bài một cách hời hợt, học trước quên sau, học mà không hiểu, việc giáo dục tình cảm đặc biệt là nét văn hoá dân tộc trong bộ môn lịch sử các em không nhớ và cảm thụ được.

 Do đó trên cơ sở những tinh hoa của phương pháp dạy học truyền thống, giáo dục phải chủ động tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học ở các bộ môn nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng. Thông qua chương trình giảng dạy môn lịch sử, đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh cần tìm hiểu mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề tìm hiểu văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới, từ đó để hình thành nhân cách.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5780 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng Chuyên đề "Dạy học văn hóa trong khóa trình lịch sử dân tộc ở trường phổ thông" trong chương trình Lịch sử Lớp 7 ở trung học cơ sở đặt vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, được xây dựng vào năm 1406 dưới triều Minh và hoàn thành năm 1420. Từ khi Cố cung hoàn thành, tổng cộng đã có 24 vị Hoàng đế lên ngôi chấp chính ở đây, trong đó triều Minh là 14 và triều Thanh là 10 vị hoàng đế.
 Cố cung là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn, có giá trị nghệ thuật và kiến trúc cao, được bảo tồn nhất ở Bắc Kinh. Khuôn viên Cố cung được xây dựng trên một khu đất rộng hình chữ nhật , diện tích 720000m2 , xung quanh có tường thành màu đỏ tía, cao tới 10m. Ven ngoài tường thành có hào rộng, bốn góc thành có bốn cửa ra vào đối diện nhau : Ngọ môn, Thần ngọ môn, Tây hoa môn và Đông hoa môn, trong đó Ngọ môn là cửa chính để vào Cố cung.
 Trước mặt Ngọ môn là một quảng trường rộng, có sông Kim Thuỷ chảy qua. Chính giữa có năm chiếc cầu lớn bằng đá trắng, hai bên cầu và hai bên bờ sông cũng đều có lan can bằng đá trắng.
 Toà nhà lớn ở chính giữa là Điện Thái Hoà rộng 11 gian với diện tích 3270m2 . Điện có hai tầng lợp bằng ngói lưu li màu vàng. Đây là điện lớn nhất Cố cung, là nơi Hoàng đế nhận chiếu khi mới lên ngôi, làm lễ sinh nhật, lễ chúc mừng năm mới... ngoài ra, còn có điện Trung Hoà năm gian, một tầng mái nhọn, là nơi Hoàng đế nghỉ”
ngơi lúc hành lễ. Điện Bảo Hoà rộng chín gian và hai tầng mái là nơi cử hành yến tiệc và đón khách.
 Phía sau điện Thái Hoà là nơi Hoàng đế và hoàng gia ở, làm việc. Trên trục giữa của nội đình là cung Càn Thanh, điện Giáo Thái và cung Không Ninh, là nơi ở làm việc chính của Vua và Hoàng hậu.
 Khu vực cuối cùng của Cố cung là ngự hoa viên, có diện tích 11200m2 , trồng rất nhiều cây Tùng, cây Bách và hoa thơm cỏ lạ; có núi non bộ, lầu các... Theo thống kê, có đến 100 toà cung điện với 8600 gian lớn nhỏ khác nhau.
 Cố cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mĩ của Trung Quốc thời trung đại, thể hiện óc thẩm mĩ cũng như tài năng sáng tạo của người Trung Quốc xưa, cũng như nói lên sự xa hoa của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã làm tốn kém bao nhiêu tiền của và công sức của nhân dân”
 Khi dạy bài “ Cac quốc gia phong kiến Đông Nam Á”, để tạo biểu tượng sự phát triển phồn thịnh của Cam-pu-chia thời phong kiến, giáo viên sử dụng hình ảnh bức tranh “ Khu đền tháp Ăng-co Vát” và hỏi học sinh :
 ? Các em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của khu đền Ăng-co Vát ?
 ? Thông qua đó, em nhận xét như thế nào về tình hình Cam-pu-chia thời phong kiến?
 Sau đó giáo viên miêu tả : “Ăng-co Vát có nghĩa là đền của kinh đô, được xây dựng vào thế kỉ XII, dưới triều vua Su-ry-a-vác-man II nằm ở góc Đông Nam kinh thành Ăng-co. Đền thờ thần Visnu làm lăng mộ cho nhà vua sau khi nhà vua mất.
 Ăng-co Vát được xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật rộng hơn 200ha, bao quanh là một hồ nước và một bức tường thành bằng đá ong và sa thạch có chiều ngang 850m và chiều dài 1000m.
 Đền có kiến trúc dạng kim tự tháp ba tầng, cao 27m. Mỗi tầng được bao bọc bằng một hành lang kín với những dãy cột đá nhiều phòng. Các tháp nhô lên ở các góc và chính giữa. Dọc hành lang là các bức phù điêu lớn, cao 2m, dài 50 đến 100m. Các bức phù điêu hầu như thể hiện cảnh lấy từ sử thi Ấn Độ. Trên đỉnh đền có 5 ngôi tháp nhọn, trong đó tháp trung tâm ở giữa lớn nhất và cao nhất, bốn tháp nhỏ ở bốn góc nối liền nhau bởi các hành lang và nối với tháp chính bằng một lối đi có mái che. Nhìn xa xa, năm ngọn tháp hiện ra trên nền trời trông như những nụ hoa và phản chiếu dưới nước hồ trong xanh với một vẻ đẹp cổ kính, trầm lặng.
 Bàn tay của các nghệ sĩ vô danh đã tạo nên ở đây một thế giới bằng đá. Trên mặt các bức tượng là 2000 tác phẩm điêu khắc mô tả cảnh chiến đấu được thể hiện sôi động, căng thảng và hừng hực sát khí, cảnh sinh hoạt, lễ hội rất sống động... Tất cả đã tạo nên một bức tranh sinh động về một thiên cung dưới hạ giới. Mặc dù đã tồn tại hơn 1000 năm, Ăng-co Vát thực sự được coi là một tác phẩm tuyệt tác của thế giới, niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia.
 Qua việc xây dựng công trình này đã khắc hoạ hình ảnh đất nước Cam-pu-chia huy hoàng, thịnh trị và tươi đẹp dưới thời Ăng-co. Đồng thời , qua đó còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của công trình kiệt tác mà nhân dân Cam-pu-chia đã đạt được dưới thời phong kiến” 
 Biện pháp 2 : Vận dụng biện pháp liên môn trong dạy học vấn đề văn hoá.
 Mối liên hệ giữa môn Lịch sử với các môn khoa học khác có cơ sở phương pháp luận vững chắc : “ Cơ sở phương pháp luận của mối liên hệ này là lí luận nhận thức mác-xít về mối liên hệ và tính định ước qua lại giữa sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan... Mỗi môn học chỉ có khả năng phản ánh những kết quả của nhận thức con người về một hoặc một số lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan. chính vì thế, trong quá trình dạy học, học sinh cần được học nhiều môn tương ứng... Các môn học này có mối liên hệ qua lại với nhau rất mật thiết” ( Trích trong sách Giáo dục học, tập 1 – NXB Giáo dục, Hà Nội, 1978 của Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt)
 Để thực hiện vấn đề này, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có ba mức độ :
 Ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng của các môn có liên quan.
 Ở mức độ cao hơn, đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn khác.
 Ở mức độ cao nhất, đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết bằng vốn kiến thức đã có, huy động các môn có liên quan.
 Tuy nhiên, dựa vào trình độ nhận thức của học sinh cấp THCS, thì vận dụng chủ yếu dừng lại ở cấp độ 1 khi dạy học những vấn đề văn hóa.
 Để phối hợp liên hệ liên môn cần theo một trình tự hợp lí sau :
 Mở đầu giáo viên thông báo, trình bày ngắn gọn sự kiện, hiện tượng văn hoá nêu trong sách giáo khoa.
 Sau đó yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức có liên quan tới các môn học khác. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến kết luận.
 Ví dụ : Để tạo biểu tượng về sự phát triển và quá trình tập trung của thời sơ kì phong kiến nước ta, khi dạy bài “ Nước Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê”, ở phần I “ Tình hình chính trị, quân sự”, giáo viên sử dụng H.19 sách giáo khoa “ Toàn cảnh cố đô Hoa Lư-Ninh Bình”, gợi cho học sinh liên hệ tới môn Địa lí bằng hệ thống câu hỏi như sau :
 ? Em biết gì về cố đô Hoa Lư ? Vì sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm đất đóng đô?
 Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên miêu tả khái quát : “ Sau khi đánh bại các thế lực phong kiến cát cứ, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô.
 Đây là một khu di tích lịch sử lớn, có thành cổ, cung điện, đền, chùa, lăng vua, đồng thời là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng với cảnh sông ngòi, núi non, hang động rất đẹp...
 Đinh Bộ Lĩnh đã lợi dụng địa thế thiên nhiên hiểm trở để xây dựng thành trì. Thành Hoa Lư nằm trong thung lũng rộng khoảng 300ha, ba mặt có vách núi đá vôi của dãy Tràng An bao bọc. Mặt tây bắc ít núi hơn, có dòng sông Hoàng Long án ngữ. Những đoạn trống không có núi chắn, Đinh Bộ Lĩnh đã huy động nhân dân xây dựng tường thành, đoạn dài nhất 500m, nhắn nhất 65m... Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long, nhân dân đã xây dựng trên nền điện cũ hai ngôi đền thờ ”
 Để tạo biểu tượng về sự phát triển của văn hoá Phật giáo, khi dạy bài “Đời sống kinh tế, văn hoá thời Lí”, giáo viên sử dụng H.24 “ Tượng Phật A-di-đà ( Chùa Phật Tích - Bắc Ninh)”, chỉ cho học sinh liên hệ tới môn Mĩ thuật thông qua hệ thống câu hỏi :
 ? Em biết gì về bức tượng Phật A-di-đà ở chùa Phật tích ? Nhìn tượng Phật, em có nhận xét gì về hình dáng, cách điêu khắc ?
 ? Bức tượng Phật A-di-đà ở chùa Phật Tích nói lên điều gì ?
 Sau đó giáo viên kết hợp miêu tả : “ Tượng cao khoảng 2 mét, được chia thành 2 phần : tượng và bệ đá hoa sen. Tượng ngồi xếp bằng tròn, hai bàn tay để ngửa và xếp chồng lên nhau ngay trước bụng, cả thân tượng ngồi tĩnh toạ trên đài sen. nếp áo dài buông xuống phủ kín hai bàn chân. Khuôn mặt Phật hiền từ, đôi tai dài, đôi mắt lim dim vẻ suy tư. Đây là tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của các nghệ nhân thời Lý”
Biện pháp 3 : Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học vấn đề văn hoá
 Có thể sử dụng bài tập nhận thức trong nhiều trường hợp khác nhau và với những mục đích khác nhau như truyền thụ kiến thức mới, củng cố, ôn tập, kiểm tra, đánh giá học sinh... Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học những vấn đề văn hóa nói riêng hiện còn mới mẻ, chưa được áp dụng rộng rãi.
 Về nội dung, bài tập nhận thức chú trọng nêu lên các nội dung sau đây :
Xác định điều kiện lịch sử, cơ sở hình thành của một nền văn hoá hoặc một lĩnh vực văn hoá cụ thể
Ví dụ : “ Có ý kiến cho rằng nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc không có nguồn gốc bản địa. Dựa vào cơ sở hình thành của nền văn minh này, em hãy tìm hiểu về nền văn minh này để nêu nhận xét của mình về ý kiến trên ?”
Xác định mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các sự kiện văn hoá hoặc giữa văn hoá với các mặt khác của đời sống xã hội.
Ví dụ : “ Dưới triều đại Lí - Trần, dòng văn hoá Nho giáo có pha lẫn một số yếu tố Phật giáo, ngược lại dòng văn hoá Phật cũng chịu ảnh hưởng của dòng văn hoá Nho giáo. Em hãy tìm hiểu về lĩnh vực văn hoá này thông qua bài học để giải thích hiện tượng trên ?”
Nêu khuynh hướng vận động, phát triển của một nền văn hoá hoặc một lĩnh vực văn hoá 
Ví dụ : “ Từ thời Lê trở đi, cùng với Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, độc tôn, dòng văn hoá cung đình đã trở nên khô cứng, kìm hãm sức sáng tạo của nhân dân . Văn hoá Đại Việt muốn tồn tại và phát triển phải đi theo hướng nào ?”
Đối chiếu, so sánh giữa các nền văn háo, giữa các sự kiện, hiện tượng văn hoá khác nhau để tìm ra cái chung, cái riêng, cái đặc thù .
Ví dụ : “ Từ những thành tựu văn hoá Đại Việt, em hãy chứng minh truyền thống Đông Sơn không bị gián đoạn trước âm mưu đồng hoá của kẻ thù phương Bắc?”
Nhận xét, đánh giá một nền văn hoá hay một hiện tượng văn hoá cụ thể.
Ví dụ : “ Hãy rút ra đặc điểm, vị trí của văn hoá Đại Việt trong lịch sử văn hoá Việt Nam ?”
 Có thể sử dụng bài tập nhận thức trong những trường hợp sau đây :
 - Dùng làm bài tập về nhà sau một tiết/bài có nội dung về văn hoá hoặc liên quan tới 
văn hoá.
- Dùng để kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của học sinh sau khi học xong một phần, một chương, một khoá trình.
 Tuy nhiên, xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học vấn đề văn hoá là một công việc phức tạp bởi vì bản thân nội dung văn hoá rất phức tạp, đa dạng. Do đó cần lưu ý :
 Bài tập nhận thức chỉ tập trung vào kiến thức cơ bản của bài, vào những sự kiện, hiện tượng văn hoá chủ yếu, không sử dụng tràn lan.
 Bài tập nhận thức phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, mục đích, yêu cầu của bài học lịch sử.
 Kết hợp sử dụng bài tập nhận thức với các phương pháp, biện pháp dạy học khác.
 Để tạo biểu tượng cho sự phát triển mạnh của Phật giáo và nghệ thuật kiến trúc độc đáo của nước ta dưới thời Trần, khi dạy bài “ Sự phát triển kinh tế, văn hoá thời Trần”, giáo viên sử dụng H.38 sách giáo khoa “ Hình đầu rồng men lục ( thế kỉ XIV- XV)” và miêu tả :
 “ Từ thời Lí sang thời Trần hình tượng con rồng đã có nhiều thay đổi. Nếu rồng thời Lí mang nặng ý nghĩa theo tín ngưỡng dân gian cổ xưa của cư dân nông nghiệp, thì rồng ở thời Trần thể hiện quan niệm phong kiến. Hình tượng rồng thời Trần phong phú, đa dạng hơn. Có con dạng đuôi thẳng, nhọn; có con dạng đuôi soắn ốc; có con có vảy như hình hoa...”
 Để tạo biểu tượng về tinh thần truyền thống hiếu học , tôn vinh người hiền tài của dân tộc, khi dạy bài “ Nước đại Việt thời Lê sơ ( 1428-1527)”, giáo viên sử dụng H.45 sách giáo khoa “ Bia Tiến sĩ trong Văn miếu Quốc Tử Giám ( hà Nội) ”và đặt câu hỏi 
 ? Bia Tiến sĩ được dựng nhằm mục đích gì ? Qua việc dựng bia Tiến sĩ nói lên điều gì ?
 Sau đó giáo viên miêu tả và nhấn mạnh : “Văn miếu Quốc tử Giám hiện lưu giữ 82 tấm bia Tiến sĩ, trong đó ghi họ tên, quê quán 130 tiến sĩ của 82 khoa thi gồm 81 khoa Triều Lê, một khoa triều Mạc
 Bia được khởi dựng từ năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông, nhằm biểu dương nhân tài, khuyến khích việc học tập đương thời và hậu thế. Bia thường được dựng sau khoa thi. Bia Tiến sĩ được khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không giống nhau, được chạm khắc hoa văn tinh xảo.
 Bia Tiến sĩ được dựng trên lưng rùa bằng đá. Vì rùa vốn là một trong bốn linh vật theo quan niệm xưa : Long, Li, Qui, Phượng. Rùa sống lâu và có sức khoẻ. Người xưa đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa thể hiện sự tôn trọng, tôn vinh người hiền tài và coi đó là yếu tố trường tồn mãi mãi trong lịch sử dân tộc. Bia Tiến sĩ trong quần thể di tích Văn miếu Quốc Tử Giám là tài sản quý của quốc gia, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn vinh người hiền tài của dân tộc”.
 Để tạo biểu tượng về các hình thức sinh hoạt làng xã, khi dạy bài “ Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII”, giáo viên sử dụng H.53 sách giáo khoa “ Biểu diễn võ nghệ ( tranh vẽ ở thế kỉ XVII)” và đặt câu hỏi :
? Quan sát tranh em thấy có những hình ảnh gì ? Cảnh biểu diễn võ nghệ nói lên điều gì ? Em có nhận xét gì về các hình thức sinh hoạt ở làng xã nước ta thời đó ?
 Qua bức tranh đã nói lên tinh thần thượng võ của dân tộc vẫn được phát huy, mọi người đều chý ý luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước.
 4. Hiệu quả của việc dạy lịch sử đến dạy vấn đề văn hoá ở trường trung học cơ sở đối với khối học sinh lớp 7
 Qua thực tiến giảng dạy, việc sử dụng dạy học vấn đề văn hoá đã mang lại hiệu quả thiết thực. Giờ học đã tạo được sự tập trung chú ý, sự hứng thú học tập và bước đầu phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh. Qua bài học, các em không chỉ nắm vững được những kiến thức cơ bản mà còn hiểu thêm về tinh hoa văn hoá thế giới và truyền thống văn hoá dân tộc.
 Kết quả cụ thể : Thời gian đầu đa số học sinh không mấy hứng thú hoặc còn coi nhẹ vấn đề văn hoá trong học lịch sử, chỉ khoảng 30% học sinh có thể liên hệ hoặc chú ý tới vấn đề văn hoá.
 tuy nhiên, thông qua các biện pháp phối hợp liên môn và xây dựng bài tập nhận thức khi dạy học vấn đề văn hoá cùng với đặc trưng bộ môn đã khuyến khích học tập, đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các em chú ý tới thư viện mượn sách thường xuyên hơn, đặc biệt là những cuốn sách về văn hoá thế giới và văn hoá dân tộc. Vấn đề văn hoá trong lịch sử đã tạo ra sự hứng thú, sự tích cực học tập, củng cố kiến thức, nâng cao nhận thức cho học sinh.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm 
 Việc dạy học vấn đề văn hoá thông qua bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở là một tất yếu nhưng sử dụng và dạy như thế nào cho có hiệu quả lại là một vấn đề khác. Qua thực tiễn giảng dạy tôi rút ra mấy bài học sau:
 - Để phối hợp liên hệ liên môn cần theo một trình tự hợp lí sau :
 Mở đầu giáo viên thông báo, trình bày ngắn gọn sự kiện, hiện tượng văn hoá nêu trong sách giáo khoa.
 Sau đó yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức có liên quan tới các môn học khác. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến kết luận.
Tuy nhiên, xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học vấn đề văn hoá là một công việc phức tạp bởi vì bản thân nội dung văn hoá rất phức tạp, đa dạng. Do đó cần lưu ý :
 Bài tập nhận thức chỉ tập trung vào kiến thức cơ bản của bài, vào những sự kiện, hiện tượng văn hoá chủ yếu, không sử dụng tràn lan.
 Bài tập nhận thức phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, mục đích, yêu cầu của bài học lịch sử.
 Kết hợp sử dụng bài tập nhận thức với các phương pháp, biện pháp dạy học khác.
- Cách tiến hành :
 + Giáo viên phải nắm được đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh để đảm bảo tính vừa sức.
 + Phải tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ các vấn đề
2. Ý nghĩa của việc dạy vấn đề văn hoá thông qua bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở .
Việc dạy học các vấn đề văn hoá trong khoá trình lịch sử nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.. Thông qua quá trình này sẽ rèn luyện cho các em khả năng nhận thức, thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng và nhiệm vụ giáo dục, phát triển ở học sinh năng lực tư duy và hành động thực tiễn. Cụ thể là :
 Rèn luyện cho học sinh khả năng phát hiện, phân tích nguyên nhân xuất hiện, quá trình phát sinh, phát triển của những sự kiện, hiện tượng văn hoá
 Hình thành ở học sinh khả năng xác định điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hoá với các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người trong xã hội
 Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá...
 Ngoài ra còn phát triển ở các em năng lực hoạt động thực tiễn như khả năng cảm thụ nội dung tác phẩm văn học, một công trình kiến trúc... dưới góc độ lịch sử. Khả năng tham gia thiết kế và xây dựng các đồ dùng trực quan phục vụ cho việc dạy học nội dung văn hoá, như vẽ bản đồ di tích văn hoá, đắp sa bàn về một công trình văn hoá tiêu biểu, phục chế một hiện vật văn hoá nào đó...
 Tham gia các hoạt động công ích xã hội , như góp phần phát hiện, sưu tầm caá tác phẩm văn hoá, tích cực tuyên truyền và có hành động cụ thể, thiết thực bảo vệ các di tích lịch sư – văn hoá, các giá trị văn hoá địa phương.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài 
 Vấn đề văn hoá trong dạy học lịch sử là một đề tài rộng lớn có thể áp dụng với đối tượng học sinh trung học cơ sở ở tất cả các khối lớp, đối với học sinh trung học phổ thông thì vấn đề dạy học vấn đề văn hoá càng cần được coi trọng hơn.
 Thông qua dạy vấn đề văn hoá để truyền thụ cho học sinh tình cảm yêu quê hương đất nước, từ đó hướng học sinh đi tới vẻ đẹp chân, thiện, mỹ để hình thành và rèn luyện nhân cách con người theo hướng tích cực.
4. Những kiến nghị, đề xuất
 Để đề tài này áp dụng có hiệu quả cũng như trên cơ sở đó có thể phát triển rộng ra các vấn đề khác cần phải có sự đồng bộ giữa giáo viên- học sinh- nhà trường và thậm chí cả phụ huynh học sinh.
 Đối với giáo viên, cần nhận thức đầy đủ về ý nghĩa tác dụng của việc dạy học các vấn đề văn hoá. Từ đó có kế hoạch đầu tư thời gian, chủ động khắc phục những khó khăn, huy động được năng lực sở trường của mình, ưu thế của nhà trường, địa phương để thực hiện đề tài ngày càng đa dạng, sát hợp, mang lại hiệu quả cao hơn.
 Cùng với đó, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các bước lên lớp, phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp đặc trưng bộ môn, tránh coi nhẹ phương pháp truyền thống.
 Về phía học sinh phải có thái độ thực sự nghiêm túc, trước khi vào giờ học các em phải đọc sách giáo khoa, sách tham khảo để có khả năng phát hiện vấn đề nhanh nhất, 
thực hiện các yêu cầu của giáo viên. Về nhà, phải đầu tư đúng mức thời gian để làm bài tập lịch sử
 Vè phía cha mẹ học sinh cũng nên định hướng cho con em mình học một cách toàn diện, đầu tư đầy đủ sách giáo khoa bộ môn, biết động viên, khuyến khích con trong học tập
 Về phía nhà trường nên tạo điều kiện tối ưu nhất cho giáo viên giảng dạy như đầu tư phong học bộ môn, đầu vidio, ti vi...
 Trên đây mới chỉ là những vấn đề mà bản thân tôi đã từng áp dụng trong thực tế. Do môi trường công tác như trên tôi đã từng nói nên có thể có những khó khăn khi áp dụng ở đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu kém.
 Tuy vậy, tôi vẫn mạnh dạn trình bày để mong được sự đóng góp của các thầy, các cô đi trước cùng các bạn đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử - NXB Đại học quốc gia Hà Nội của Phan Ngọc Liên-Trịnh Đình Tùng-Nguyễn Thị Côi-Trần Vĩnh Tường
Phương pháp dạy học lịch sử - NXB Giáo dục của Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị
Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở 
( Phần lịch sử thế giới)- NXB Giáo dục của Trịnh Đình Tùng
4. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở (Phần lịch sử Việt Nam)- NXB Giáo dục của Nguyễn Thị Côi
MỤC LỤC
Phần đặt vấn đề
Bối cảnh của đề tài
Lí do chọn đề tài
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Phần giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận
Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp sư phạm
Hiệu quả của đề tài
Phần kết luận
Những bài học kinh nghiệm
Ý nghĩa
Khả năng ứng dung, triển khai
Những kiến nghị, đề xuất

File đính kèm:

  • docSKKN nam 2011[1].doc
Sáng Kiến Liên Quan