Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh hoạ trong tiết học Ngữ văn lớp 6

 Là giáo viên dạy văn ở trường THCS đại trà,qua quá trình thực tế công tác,tôi nhận thấy một thực trạng rất đáng buồn ở các trường nói chung : Học sinh không thích học môn văn ,rất ít em vào đội tuyển văn trong khi đó các em đổ xô đi đăng kí vào các đội tuyển Toán,Lý ,Hóa, Anh Thực trạng đó đã phản ánh chung thực trạng của thời đại.Trong thời đại công nghiệp phát triển, bùng nổ công nghệ thông tin,xu hướng chung của mọi người là thích những môn học có tính ứng dụng cao trong đời sống như Toán,Lý ,Hóa Anh mà xa rời các môn có tính chất năng khiếu như môn văn.Thực tế,học sinh các trường,các em bỏ ra rất nhiều thời gian để ngốn các truyện tranh như:Bảy viên ngọc rồng,Đôrêmon,Thám tử lừng danh Đô nan Nhưng không dám bỏ thời gian để đọc một câu chuyện văn học ,mặc dù câu chuyện đó có trong chương trình học.Lý do mà các em đưa ra là ngại tốn thời gian,truyện văn học không dễ hiểu,không hấp dẫn bằng truyện tranh .Song cũng có những học sinh thích môn văn nhưng thích thì chưa đủ.Một học sinh muốn học giỏi văn ngoài tố chất ,niềm say mê còn đòi hỏi các em rất nhiều phẩm chất như :Cần cù,chịu khó,bền bỉ Bồi dưỡng một học sinh giỏi văn cũng cần thời gian.Chính vì vậy mà học sinh ngày nay ngại học văn.

 Đứng trước thực tại đó ,tôi cũng như các đồng nghiệp dạy văn có tâm huyết với nghề đều rất buồn và trăn trở với câu hỏi “Làm thế nào để học sinh thích học văn ?”Quá trình đi tìm hiểu câu trả lời đã giúp tôi hình thành ý tưởng và xây dựng đề tài.Vấn đề được đề cập trong đề tài là người giáo viên Văn sử dụng và khai thác tranh minh hoạ trong sách giáo khoa như thế nào cho hợp lý ,đạt hiệu quả cao.

 

doc28 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6087 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh hoạ trong tiết học Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dụng nối tiếp sau khi đã thực hiện phương pháp miêu tả theo tranh .Những câu hỏi này thường có tính chất tổng hợp cho chi tiết đưa ra miêu tả ở các câu hỏi trước
Ví dụ:ở phần (2b)chúng ta đang tìm hiểu về hình ảnh Gióng ra trận ,miêu tả lại những chi tiết thể hiện tư thế ,sức mạnh của Gióng khi ra trận .Bây giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi:
Qua hình ảnh Gióng ra trận và những chi tiết miêu tả tư thế Gióng ra trận. Tư thế đó được kết tinh từ những sức mạnh gì? Nó có biểu tượng ý nghĩa như thế nào?
 Qua phần miêu tả ở trên, học sinh có thể rút ra tư thế ra trận của Gióng rất oai phong lẫm liệt, đường hoàng dũng mãnh. Tư thế đó ,sức mạnh đó không phải tự nhiên mà có mà được kết tinh từ sự ấp ủ, nuôi nấng của nhân dân, từ tinh thần đoàn kết , tương thân,tương ái, sự chắt chiu tần tảo của nhân dân, từ tinh thần yêu nước, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Nói tóm lại sức mạnh của thánh Gióng là sức mạnh tổng hợp giữa sức mạnh của tổ tiên thần thánh (Sự ra đời thần kỳ) sức mạnh của nhân dân,sức mạnh của thiên nhiên,văn hóa kỹ thuật. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước, là biểu tượng của lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
 Khi đưa ra những nhận xét đánh giá trên học sinh nêu được giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm, giá trị của hình ảnh biểu tượng, giúp các em cảm nhận vẻ đẹp của hình 
ảnh nhân vật, hình thàn tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ,tự hào về nhân vật. Các em yêu thích nhân vật văn học sẽ là điều kiện tốt để các em yêu thích bộ môn văn. 
 3/Sử dụng tranh minh hoạ để củng cố ,luyện tập phát triển tư duy
 Yêu cầu của phương pháp này là để củng cố ,luyện tập sau khi đã hoàn thành bước phân tích văn bản. Song ở phần luyện tập vẫn có sự nâng cao phát triển tư duy. Ở phần này , những câu hỏi nhằm mục đích cho học sinh đối chiếu so sánh với những cái đã biết
Để củng cố và rút ra những nhận xét mới để phát triển tư duy ở bậc cao hơn.
 Ví dụ :sau khi học xong truyền thuyết “ sự tích Hồ Gươm” học sinh đã nắm vững nội dung ý nghĩa cơ bản của truyện: Ca ngợi tính chất chính nghĩa , tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV.Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiến ,đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc 
 Có thể đặt ra những câu hỏi sau:
 ? Qua hình ảnh minh họa ,em hãy cho biết Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào?
 - Câu hỏi này đối với học sinh không khó,bởi trong phần phân tích văn bản giáo viên đã đưa ra ,đặt câu hỏi này lại ở phần luyện tập có tính chất củng cố kiến thức,hướng sự tập trung của học sinh về vấn đề nêu ra trong câu hỏi để pháp triển cao hơn.Với câu hỏi trên ,dựa vào tranh minh họa học sinh có thể dễ dàng trả lời :Lê Lợi nhận được gươm thần rất kỳ lạ :lưỡi gươm ở dưới sông ,chuôi gươm ở trên cây trong rừng ,cả hai ở hai địa điểm khác nhau ,thời điểm khác nhau nhưng khớp lại thấy vưa như in .Căn cứ vào những điều học sinh đã trả lời đặt tiếp câu hỏi:
 ? vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp cả chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc? 
 - Câu hỏi này khó vì nếu chỉ dựa vào các chi tiết trong văn bản không thể đáp ứng được ,học sinh phải suy nghĩ dựa trên cơ sở đã biết .Học sinh đã biết ý nghĩa của việc Long Quân cho mượn gươm . Chi tiết lưỡi gươm dưới nước .chuôi gươm trên rừng đã nói lên ý nghĩa khả năng cứu nước ở khắp nơi ,từ miền sông nước đến vùng rừng núi, miền ngược , miền xuôi cùng đánh giặc. Các bộ phận của gươm dời nhau nhưng khi khớp lại thì vừa như in. Điều đó nói lên nguyện vọng của dân tộc là nhất trí , nghĩa quân trên dưới một lòng. Từ sự hiểu biết đó học sinh có thể hiểu được tại sao Lê Lợi không được nhận 
trực tiếp cả chuôi gươm và lưỡi gươm một lúc? Nếu Lê Lợi nhận trực tiếp cùng một lúc thì việc nhận gươm còn ý nghĩa hay không?Học sinh sẽ tìm được câu trả lời: Nếu như vậy việc nhận gươm thần của Lê Lợi không thể hiện được tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. 
Câu hỏi tiếp theo để học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tác phẩm: Ý nghĩa của việc nhận gươm ở Thanh Hóa và trả gươm ở Hồ gươm- Thăng Long . Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi thế nào? Giáo viên phải gợi ý cho học sinh.”Thanh Hóa” và “Thăng Long” là hai địa danh gắn với thời kỳ nào của cuộc kháng chiến và ý nghĩa của việc mượn gươm và trả gươm ở hai nơi đó. Từ gợi ý đó học sinh có thể tìm được câu trả lời; Việc mượn gươm và trả gươm ở hai địa danh khác nhau có ý nghĩa khi có giặc thì cần phải có cầm gươm đánh giặc khi hòa bình thì không cầm gươm nữa. Điều đó thể hiện tư tưởng hòa bình của dân tộc. nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa 
Thì ý nghĩa của truyện sẽ bị giới hạn. Bởi nó không nói hết được thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa, ý nguyện xây dựng và phát triển đất nước. Việc trả gươm, phải diễn ra ở Hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long – thủ đô của cả nước mới thể hiện hết ý nghĩa đó và tinh thần cảnh giác của nhân dân: trả gươm nghĩa là gươm vẫn còn đó chứ không phải là vứt gươm.
 Hoặc phần luyện tập của văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cũng có thể áp dụng phương pháp này. Giáo viên có thể dùng tranh minh họa cảnh mụ vợ ông lão đánh cá đang ngồi trước các máng lợn sứt mẻ để đặt câu hỏi:
Bức tranh minh họa cảnh kết thúc tác phẩm cho chúng ta suy nghĩ gì về hình phạt cá vàng dành cho mụ vợ? ở phần trước học sinh đã biết mụ vợ bị trừng phạt vì lòng tham và sự bội bạc của mình với chồng và ân nhân. Các em có thể đưa ra cách đánh giá về kết thúc này. Đó là sự trừng phạt nặng hay nhẹ? Học sinhc ó thể tìm được câu trả lời qua suy luận từ những cái đã biết: Đây là sự trừng phạt đích đáng đối với nhân vật này. Cá vàng không chỉ lấy lại những cái gì nó đã cho mà còn lấy nhiều hơn thế. Mở đầu câu chuyện mụ vợ sống trong cảnh nghèo khó mà chưa hề nếm trải sung sướng, giàu sang. Còn ở kết thúc câu chuyện,sau khi mụ vợ đã được sống qua tột đỉnh giàu sang danh vọng mà phải trở lại cảnh nghèo khó ban đầu, điều đó chẳng dễ chút nào. Như vậy , dù là trở về với 
hoàn cảnh ban đầu nhưng rõ ràng là khổ hơn ban đầu rất nhiều. Như vậy ở phần luyện tập không chỉ củng cố mà học sinh còn phát triển tư duy làm sâu sắc thêm cho kiến thức đã tiếp thu được ở phần phân tích.
B. ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI VÀO VĂN BẢN CỤ THỂ. 
 1. Phạm vi thực hiện đề tài.
 Phạm vi : Trong một văn bản cụ thể lớp 6 
 Tiết 103+104 : Văn bản Cô Tô 
 - Nguyễn Tuân
 2. Đối tượng thực hiện đề tài và thực trạng trước khi thực hiện đề tài và thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
 - Đối tượng các em học sinh lớp 6 Trường THCS Thanh thùy khóa học 2014-2015
Nhìn chung các lớp 6 thì 6A trường THCS Thanh thùy là học sinh lớp chọn .Các em phần lớn các em có xu hướng học các môn yêu thích như Toán ,Anh ,số em thích và học được Văn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp .Trình độ nhân thức của các em không đồng đều,tỷ lệ 
khá ,giỏi khoảng 25em chiếm 73,5 % ,tỷ lệ trung bình khoảng 9 em chiếm 26,5%.Sau đây số liệu cụ thể về chất lượng đầu năm qua bài khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ.
Lớp
Sĩ số
Điểm
0-2,5
Điểm
3-3,5
Điểm
4-4,5
%
Điểm
5-5,5
Điểm
6-6,5
Điểm
7-7,5
Điểm
8-8,5
Điểm
9-10
%
6A
35
0
2
5
20
7
13
6
2
0
80
6D
30
3
4
5
40
12
4
2
0
0
60
 3. Quá trình thực hiện đề tài:
 3.1 .Xác định mục tiêu cần đạt của đề tài qua văn bản cụ thể.
 Qua hệ thống tranh minh hoạ trong SGK, sư tầm và nội dung của văn bản ( đoạn trích) giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống của con người ở vùng đảo Cô Tô. Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 
 3.2. Chuẩn bị tư liệu-thiết bị đồ dùng giảng dạy.
 - Đoạn trích “Cô Tô” (SGK ngữ văn 6 tập II –T88,89)
 - SGV
 - Truyện và kí Nguyễn Tuân
 - Tranh minh họa cảnh biển, bản đồ Việt Nam và tranh minh họa (SGK ngữ văn 6 tập II –T88 ) phóng to.
 - Bảng phụ ghi đoạn văn tham khảo, tư liệu cần thiết. 
 3.3. Tiến trình dạy học
 * Ổn định tổ chức : Hỏi nắm bắt về sĩ số của học sinh
 * Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm của Tố Hữu
 - Lượm là một chú bé như thế nào?
 - Qua nhân vật Lượm em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầng lớp thiếu nhi Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
 * Giới thiệu bài mới:
 Giáo viên treo bức tranh cảnh biển và giới thiệu “ Đây là bức ảnh chụp cảnh biển. Trước phong cảnh này ,ai trong chúng ta cũng cảm nhận được không gian nơi đây thật khoáng đạt, tươi sáng. Vẻ đẹp của biển đươc thể hiện ở hình ảnh bãi cát, mặt biển và bầu trời qua những đường nét khoáng đạt và màu sắc tươi tắt. Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của một vùng đảo trên đất nước ta qua những áng văn điêu luyện của Nguyễn Tuân. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Cô Tô” trong tác phẩm kí cùng tên của Nguyễn Tuân ở sách giáo khoa ngữ văn 6 tập II trang 88,89.
 Tìm hiểu đoạn trích: Đoạn trích được phân bố trong 2 tiết. Yêu cầu tiết đầu tiên, học sinh cần đọc doạn trích , giải thích từ khó , nắm bắt được một số thông tin về tác giả , thể loại, tác phẩm và tìm hiểu một phần nội dung nghệ thuật của đoạn trích. Bây giờ chúng ta lần lượt tìm hiểu tác phẩm theo trình tự các mục sau:
 I. Đọc –Tìm hiểu chung 
 1.Đọc và chú giải
Giáo viên đọc mẫu một đoạn sau đó hướng dẫn 2 HS đọc tiếp 
Đoạn 1:Từ ngày thứ năm trên đảo Cô tô ..theo mùa sóng ở đây
Đoạn 2:mặt trời lại rội lên thứ sáu của tôi ..là nhịp cánh
Đoạn 3:còn lại Mặt trời đã lên một vài con sào lũ con lành
Sau khi đọc xong ,giáo viên có thể chú giải một vài từ khó tiêu biểu sau đó gọi HS đọc một chú giải từ khó phục vụ cho việc đọc và hiểu đoạn trích .Ở đây giáo viên có thể chú giải từ khó bằng cách sử dụng tranh minh hoạ .Ví dụ chú giải về địa danh Cô Tô trong 
SGK .Giáo viên dùng bản đồ Việt Nam ,chỉ cho học sinh vị trí khu vực quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam sau đó giới thiệu một vài nét tiêu biểu đặc sắc về vùng này như:Cô Tô là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long (thuộc vịnh Bắc Bộ) cách 
bờ biển Quảng Ninh khoảng 100 km .Ngoài cá,biển Cô Tô còn nổi tiếng về mực ,ngọc trai, hải sâm, và bào ngư. Sau đó giáo viên gọi học sinh chú thích một số từ khó khác như :giã đôi , ngấn bể , đường bệ ,trường thọ
2.Tác giả..
Yêu cầu học sinh cung cấp một vài nét chính về tác giả Nguyễn Tuân .Ngoài một số thông tin tiêu biểu về tác giả ,giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số mẩu truyện về tính cách độc đáo và tài năng của Nguyễn Tuân .Phần này đi nhanh .Giáo viên có thể ghi một vài nét cơ bản về tác giả:
 Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở Hà Nội . 
 Sở trường :tùy bút và kí,phong cách đọc đáo 
Giới thiệu vị trí đoạn trích :thuộc phần cuối bài ký Cô Tô-ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên,con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến đi ra thăm đảo.
Đây là bài ký tự đầu tiên trong cụm bài thể loại ký được học ở lớp 6 nên giáo viên cần phải cho học sinh nắm được khái niệm ký đưa ra sự so sánh giữa ký và truyện.Đây lad kiến thứ về lý luận văn học không có trong văn bản,giáo viên nên tìm tư liệu để chép lại định nghĩa về ký và truyện lên bảng phụ,treo lên yêu cầu HS đọc 2 định nghĩa về 2 thể loại đó.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 thể loại đó.Học sinh phải nhớ được những nét giống và khác nhau cơ bản sau:
-Giống:Đều là thể loại tự sự được nhà văn sử dụng phản ánh con người và cuộc sống.
-Khác:
+Truyện có cốt truyện,nhân vật còn ký thì có thể có,có thể không 
+Truyện phản ánh cuộc sống qua lăng kính của nhà trường (hư cấu). còn ký thì phản ánh một cách trung thực về người thực, việc thực. 
+ Ký có nhiều tiểu loại (tùy bút trữ tình, hồi ký, tùy bút chính luận,ký sự). Đoạn trích trên thuộc về thể laoij bút trữ tình.
3. Bố cục:
 ?- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? nội dung chính của mỗi đoạn?
 Học sinh dễ dàng nhận thấy bài văn chia làm 3 đoạn theo sự phân công đọc của giáo viên và tìm thấy nội dung chính của mỗi đoạn. Ở tiết đầu giáo viên và học sinh chỉ cần tìm hiểu trọn vẹn đoạn 1 của bài văn.
 II- Đọc –tìm hiểu chi tiết.
 - Đọc lại đoạn 1: Từ ngày thứ năm trên đảo Cô Tô.Theo mùa sóng ở đây.
 ?- Nêu nội dung đoạn trích?
 ?- Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua được miêu tả như thế nào?
 -Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn văn cần khai thác. Học sinh trả lời, giáo viên dùng phấn màu gạch dưới những chi tiết học sinh phát hiện.
 - Hình ảnh: Bầu trời, nước biển, cây cối,cát. 
 ?- Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ) hình ảnh diễn đạt vẻ đẹp đó?
 - Gạch chân dưới các tính từ trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, đậm đà, vàng giòn, bao la. Nhận xét các tính từ đó?
 - Từ ngữ: Một loạt tính từ gợi tả màu sắc tính chất, tươi sáng -> Nổi bật vẻ tươi sáng, tinh khôi.
 ?- Nhận xét về cách miêu tả cảnh Cô Tô?
 -Từ ngữ , hình ảnh chọn lọc ->Nổi bật khung cảnh bao la, vẻ tươi sáng của vùng đảo cô Tô.
 * Luyện tập:
 Sử dụng hình thức: Phiếu điều tra học tập, thảo luận nhóm – Tìm ra đáp án đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu . bài tập trắc nghiệm nhằm kiểm tra phần kiến thức đã được học.
 Bài 1: Tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân thuộc thể loại nào?
 A. Kí B. Truyện 
 C. Hồi kí D. Tiểu Thuyết
 Bài 2 : Nguyễn Tuân có sở trường về thể loại văn học nào?
 A. Thơ B. Truyện ngắn 
 C. Ký và tùy bút D. Tiểu Thuyết
 Bài 3: Đoạn văn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủayêu mến hòn đảo như bất cư người chài nào từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây” miêu tả:
 A. Sự thay đổi màu sắc của nước biển Cô tô.
 B. Cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão đi qua
 C. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
 D. Cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo cô Tô xung quanh cái giếng nước ngọt.
 Bài 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh thiên nhiên tươi sáng, tinh khôi của đảo cô Tô sau cơn bão đi qua.
 A. So sánh B. Nhân hóa 
 C. Ẩn dụ D. Dùng các tính từ gợi tả.
 * Củng cố:
 Bằng vốn ngôn ngữ điêu luyện Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thưởng thức vẻ đẹp tươi sáng của Cô Tô sau cơn bão đi qua và tình cảm chân thật của ông với thiên nhiên nơi đây.
 * Dặn dò:Tiếp tục tìm hiểu đoạn trích ở tiết sau:
Ở tiết thứ 2: 
 Giáo viên và học sinh khai thác nốt nội dung còn lại. Trước khi vào phần “đọc hiểu văn bản” giáo viên có thể đặt một số câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức đã học ở tiết trước.
 - Tác giả miêu tả cảnh Cô Tô như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả Nguyễn Tuân. Tiếp tục ghi tên tác phẩm và các đề mục lên bảng.
 I. Đọc –Tìm hiểu chung:
 II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết:
1. Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão
Đọc đoạn 2. Nêu nội dung chính của đoạn.
2, Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.
Treo bảng phụ ghi văn miêu tả cảnh mặt trời mọc và đặt câu hỏi khai thác:
 ? - Cảnh mặt trời mọc được đặt trên nền thiên nhiên như thế nào?
 -> Rộng lớn bao la, trong trẻo, tinh khôi
 ?- Em hãy tìm từ ngữ chỉ hình dáng, mầu sắc, hình ảnh mà tác giả vẽ lên cảnh mặt trời mọc?
 -> Hình ảnh: Mặt trời, mặt biển, vài cánh nhạn
 Từ ngữ: tròn trĩnh , phúc hậu , đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm, đường bệ
 ?- Em có cảm nhận gì về bức tranh miêu tả cảnh mặt trời mọc?
 -> Bức tranh tuyệt đẹp , rực rỡ, tráng lệ, sinh động, hùng vĩ đầy chất thơ.
 ? - Em có nhận xét gì về tài năng của Nguyễn Tuân qua văn bản?
 -> Hình ảnh so sánh độc đáo, tài năng quan sát miêu tả, cánh sử dụng ngôn từ chính xác, tinh tế, độc đáo thể hiện năng lực sáng tạo cái đẹp và lòng yêu mến gắn bó với thiên nhiên , tổ quốc của nhà văn.
- Đọc đoạn 3: Nêu nội dung chính của đoạn
3. cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô
 Ở cảnh này SGK có hình ảnh minh họa.Giáo viên cần đưa hình ảnh minh họa đó để khai thác và phân tích nội dung đoạn.Treo hình ảnh minh họa và câu hỏi.
? - Dựa vào tranh minh họa và đoạn thứ ba trong bài văn Cô Tô em hãy cho biết nhà văn đã miêu tả cảnh sinh hoạt ,lao động của người dân trên đảo Cô Tô qua những chi tiết hình ảnh nào ?
 ->Người dân chài tấp nập,khẩn trương chuẩn bị cho chuyến đi xa 
 ? - Nêu cảm nhận của tác giả về cảnh sinh hoạt và lao động ?
->Vui như mọi cái bến,đậm đà,mát nhẹ hơn mọi cái trong đất liền
 ? - Em có cảm nhận gì cảnh sinh hoạt và lao động ở đây?
->Cảnh sinh hoạt lao động vừa khẩn trương ,tấp nập,thanh bình->tình yêu đối với thiên nhiên,cuộc sống, con người nơi đây.
 - Đọc ghi nhớ SGK(T-91)
 * Luyện tập:
 ? - Dựa vào bức tranh cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô em có nhận xét gì về cuộc sống của những người dân nơi đây sau cơn bão khủng khiếp vừa đi qua?
 - Học sinh quan sát bức tranh cùng tìm hiểu các chi tiết trong SGK có thể nhận thấy cuộc sống của những người dân sau cơn bão khủng khiếp vừa đi qua
 ->Đông vui ,tấp nập ,bình yên ,không bị xáo trộn 
 ->Nhịp sống trở lại bình thường
 ? - Dựa vào bức tranh cảnh biển. Em hãy viết đoạn văn miêu tả biển đó vào lúc mặt trời mọc?
 Yêu cầu học sinh viết đoạn văn , đọc trước lớp giáo viên và học sinh nhận xét đánh giá?
 *Củng cố:
-Bài ký là bức tranh thiên nhiên tươi sáng vào cuộc sống thanh bình của những người dân trên đảo Cô Tô
-Nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện,vốn ngôn từ giàu có,tài quan sát,miêu tả
 *Dặn dò:
-Về viết tiếp cho hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển
-Soạn bài Cây tre Việt Nam
 4. Kết quả thực hiện đề tài
 Nhờ vận dụng đề tài,bài giảng trở lên phong phú,sinh động,vừa kết hợp dạy theo tranh minh họa vừa kết hợp với một số biện pháp khác đã giúp cho học sinh hoạt động tư duy liên tục,vừa nắm được khái niệm thể loại ,thông tin về tác giả ,nghệ thuật sử dụng ngôn từ ,tài quan sát,miêu tả ,cảnh thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô tươi đẹp, trong sáng giúp chúng ta hiểu biết và yêu mến vùng đất của tổ quốc, quần đảo Cô Tô.
 Kết quả chấm đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển
Lớp
Sĩ số
Điểm
0-2,5
Điểm
3-3,5
Điểm
4-4,5
%
Điểm
5-5,5
Điểm
6-6,5
Điểm
7-7,5
Điểm
8-8,5
Điểm
9-10
%
6A
35
0
0
3
8,6
5
14
5
6
2
91,4
6D
30
0
3
5
26,7
10
5
5
2
0
73,3
 Kết quả trên thể hiện sự tiến bộ rõ rệt của học sinh so với kết quả khảo sát đầu năm.
 III. KẾT LUẬN
 Qua quá trình áp dụng đề tài vào việc dạy- học ngữ văn 6 đã đem đến những kết quả hết sức lạc quan. Theo tôi đề tài này có thể phổ biến rộng rãi và áp dụng cho tất cả giáo viên đang dạy ngữ văn 6. Vận dụng đề tài này vào việc dạy học ngữ văn 6 là người giáo viên đã tận dụng lợi thế của ngữ văn 6, tiến hành đổi mới phương pháp dạy –học văn theo 
đúng đặc trưng môn học. Với đề tài này tôi nghĩ rằng rất nhiều giáo viên đã và đang thực hiện, song chỉ cần mỗi người chịu khó tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt hơn nữa sẽ đem đến thành công cho giờ dạy.
 Từ đề tài tôi cũng rút ra bài học kinh nghiệm: Trong mọi tình huống người giáo viên luôn là người đạo diễn, dẫn dắt không sa đà để rơi vào tình huống bị học sinh dẫn dắt: Nếu người giáo viên không chuẩn bị bài soạn chu đáo , một kiến thức vững vàng, một khả năng linh hoạt xử lý mọi tình huống thì sẽ không thành công trong việc sử dụng đề tài này. Phải kiên trì , bền bỉ, biết rút ra bài học từ những thất bại và phải yêu nghề , mến trẻ thì mới có thể tạo cho chúng ta nghị lực, niềm tin để thành công.
IV. NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ:
 Theo tôi để thực hiện triệt để vận dụng đồ dùng dạy học vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên, sự ủng hộ của học sinh.
Mỗi nhà trường phải tự trang bị cho mình thiết bị dạy học, bổ sung làm mới đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo viên.
Sự hoạt động của tổ chuyên môn phải nghiêm túc và thực sự có hiệu quả.
Mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp dạy phù hợp với năng lực, trình độ của mình vừa phù hợp với xu hướng đổi mới hiện nay.
Nên có các buổi dự giờ thăm lớp ở những trường điển hình để giáo viên học tập,tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình.
Thanh Thùy ngày:20/4/2015
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị QuyÕn

File đính kèm:

  • docSKKN_Khai_thac_tranh_trong_day_hoc_Ngu_van_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan