Phương pháp dạy học bài thực hành Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cuộc cách mạng đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thu hút được sự quan

tâm, nhiệt tình hưởng ứng của đội ngũ giáo viên và cán bộ ngành giáo dục, bước đầu đã

thu được những kết quả nhất định. Theo như Luật giáo dục đã ghi mục đích của đổi mới

là: “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với

đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, tự

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”. Với phương hướng đổi mới

phương pháp dạy học nói chung, dạy học Địa lí nói riêng, đòi hỏi người giáo viên

không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức mà còn phải giúp người học có kĩ năng,

năng lực hoạt động trong thực tiễn. Một trong những biện pháp quan trọng đối với giáo

viên và học sinh khi dạy và học Địa lí là phải đổi mới phương pháp dạy học bài thực

hành, trong đó có bài thực hành Địa lí 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Bài học thực hành Địa lí có vai trò quan trọng đối với việc giúp học sinh tiếp thu

hoàn chỉnh và củng cố lại kiến thức lí thuyết. Đặc biệt là hình thành cũng như rèn luyện

kĩ năng địa lí cho học sinh, giúp các em phát triển tư duy tốt. Ngoài ra còn giúp hình

thành ở người học các đức tính tốt của người lao động mới như: tính khoa học, chủ

đông, sáng tạo.

Chương trình và sách giáo khoa Địa lí lớp 12 THPT (ban cơ bản) gồm 4 phần: Địa

lí Tự nhiên Việt Nam, Địa lí Dân cư, Địa lí Kinh tế Việt Nam và Địa lí địa phương. Với

số lượng bài thực hành tương đối nhiều, nội dung các bài thực hành phong phú. Vì vậy,

việc dạy học bài thực hành như thế nào để đem lại hiệu quả cao đó là vấn đề cấp thiết

pdf33 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4497 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy học bài thực hành Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng dầu khí của vùng. 
 2. Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí. 
 3. Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở 
 - 21 - 
Đông Nam Bộ. 
 + Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý đề cương báo cáo: 
 1. Tiềm năng dầu khí của vùng: Trữ lượng bao nhiêu? Gồm những bể nào? 
 2. Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí được thể hiện như thế 
nào? 
 3. Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở 
Đông Nam Bộ. 
 + Bước 5: : Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, làm việc theo nhóm để 
thực hiện bài thực hành. Đại diện một số nhóm lên báo cáo. 
 + Bước 6: Giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá, bổ sung. 
3.2.4 Phương pháp dạy học dạng bài thực hành nhận xét và giải thích về một vấn 
đề Địa lí kinh tế xã hội của Việt Nam 
 + Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, xác định mục tiêu, 
yêu cầu của bài thực hành. 
 + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra các ý chính từ đó khái quát 
thành các mục chính. 
 + Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung thêm các nội dung trên cơ 
sở các ý chính đã được triển khai. 
 + Bước 4: Giáo viên định hướng cho học sinh giải thích vấn đề vừa được 
nhận xét. 
 + Bước 5: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm 
để thực hiện bài thực hành. Giáo viên gọi địa diện một số học sinh trình bày kết quả 
làm việc của nhóm mình. 
 + Bước 6: Giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá, bổ sung. 
Ví dụ: Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc 
lớn giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. 
Bài tập 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự giống và khác 
nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi 
Bắc Bộ. 
 + Bước 1.: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, xác định nội dung 
 - 22 - 
yêu cầu của bài thực hành. 
 + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các nội dung chính cần làm 
rõ: 
Giống nhau: Về điều kiện sản xuất (đất trồng, khí hậu), lao động. 
 Khác nhau: 
Về nguồn lực: Điều kiện tự nhiên (đất trồng, khí hậu), điều kiện kinh 
tế xã hội (lao động, cơ sở hạ tầng). 
Về tình hình sản xuất : Quy mô, cơ cấu. 
 + Bước 3: Dựa trên các ý chính đó, học sinh bổ sung thêm kiến thức cho hoàn 
chỉnh. 
 + Bước 4: Giáo viên định hướng cho học sinh giải thích nguyên nhân của vấn đề 
vừa nhận xét. 
 + Bước 5: Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm tổ thực 
hiện bài thực hành , gọi đại diện một số học sinh lên trình bày. 
 + Bước 6: Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học thực hành. 
3.2.5 Phương pháp dạy học dạng bài thực hành vẽ lược đồ lãnh thổ Việt Nam và 
điền vào lược đồ một số đối tượng địa lí theo yêu cầu 
 + Bước 1: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị các phương tiện, đồ dung phục vụ 
cho bài thực hành của học sinh (giấy khổ lớn, thước kẻ, bút chì, Átlát Địa lí Việt 
Nam) 
 + Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, xác định mục tiêu, 
yêu cầu của bài thực hành. 
 + Bước 3: Giáo viên định hướng cho học sinh lựa chọn cách vẽ lược đồ Việt 
Nam. 
 + Bước 4: Giáo viên hướng dẫn cách vẽ cho học sinh, vừ hướng dẫn vừa làm 
mẫu. 
 + Bước 5: Giáo viên gọi 1 – 2 học sinh lên bảng làm mẫu. Học sinh ở dưới vẽ 
vào giấy của mình. Giáo viên lưu ý học sinh cách chọn tỉ lệ, chú giải. 
 + Bước 6: Giáo viên nhận xét, sửa lỗi sai cho học sinh. 
Ví dụ: Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam 
 - 23 - 
 + Bước 1: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị các phương tiện, đồ dung phục vụ cho 
bài thực hành của học sinh (giấy khổ lớn, thước kẻ, bút chì, Átlát Địa lí Việt 
Nam) 
 + Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, xác định mục tiêu, 
yêu cầu của bài thực hành 
 1. Vẽ lược đồ Việt Nam với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn, 
đảo, quần đảo. 
 2. Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng: Hà nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí 
Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo 
Trường Sa. 
 + Bước 3: Giáo viên định hướng cho học sinh lựa chọn cách vẽ lược đồ Việt 
Nam. Đó là cách vẽ dựa trên hệ thống lưới ô vuông. 
 + Bước 4: Giáo viên hướng dẫn cách vẽ cho học sinh, vừ hướng dẫn vừa làm 
mẫu. Vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống lưới ô vuông và các điểm, 
đường tạo khung. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi bảng chú giải các nội dung biểu thị trên lược đồ. 
 + Bước 5: Giáo viên gọi 1 – 2 học sinh lên bảng làm mẫu. Học sinh ở dưới 
hoàn chỉnh vào giấy của mình. 
 + Bước 6: Giáo viên nhận xét, sửa lỗi sai cho học sinh. 
3.3 GIÁO ÁN MINH HỌA DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ LỚP 12 THEO 
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
Bài 29. THỰC HÀNH 
VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 
CÔNG NGHIỆP 
I. Mục tiêu: 
Sau bài thực hành, học sinh cần nắm: 
1. Về kiến thức: 
- Củng cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. 
- Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ. 
 - 24 - 
2. Về kĩ năng: 
- Nắm được cách vẽ biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước. 
- Biết phân tích, nhận xét số liệu, biểu đồ và giải thích. 
- Giải thích được một số hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội trên cơ sở đọc 
Átlát Địa lí Việt Nam hoặc bản đồ giáo khoa treo tường. 
3. Về thái độ: 
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận. 
4. Năng lực định hướng hình thành: 
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê. 
- Năng lực giao tiếp. 
- Năng lực hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
- Átlát Địa lí Việt Nam (trang công nghiệp) hoặc bản đồ giáo khoa treo 
tường. 
- Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút, thước, compa 
- Biểu đồ chuẩn bị trước về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của bài thực hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và cho biết: nội dung bài thực hành yêu cầu gì? 
- Học sinh trả lời. 
- Giáo viên kết luận: Nội dung bài thực hành gồm 3 phần: 
 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân 
theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005. Nhận xét. 
 2. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng 
lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005. 
 3. Dựa vào hình 26.2 sách giáo khoa hoặc Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã 
 - 25 - 
học, giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn 
nhất cả nước. 
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ và nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân 
theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005. 
Bước 1: Xử lí số liệu 
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển bảng số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. 
- Cách tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (CCGTSXCN) phân theo thành 
phần kinh tế: 
 Gía trị sản xuất công nghiệp của từng thành phần 
CCGTSXCN= X 100% 
 Tổng gía trị sản xuất công nghiệp của tất cả các thành phần 
 Giáo viên lưu ý cho học sinh làm tròn số. 
Học sinh dựa vào bảng số liệu đã cho, xử lí số liệu, lập bảng giá trị sản xuất công 
nghiệp phân theo thành phần kinh tế. 
Giáo viên gọi học sinh lên bảng điền kết quả đã tính. 
Bảng 2.6 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 
 (Đơn vị: %) 
Thành phần kinh tế 1996 2005 
Nhà nước 50,3 25,1 
Ngoài nhà nước 24,6 31,2 
Khu vực có vốn đầu tư 
nước ngoài 
25,1 43,7 
Bước 2: Vẽ biểu đồ 
Giáo viên hỏi học sinh: Với bảng số liệu trên, có thể vẽ được các dạng biểu đồ 
nào? Biểu đồ nào thích hợp nhất? Vì sao? 
Học sinh trả lời. 
Giáo viên chuẩn kiến thức: Dạng thích hợp nhất là biểu đồ tròn. Vì nó vừa thể hiện 
được rõ nhất cơ cấu vừa thể hiện được quy mô. 
 - 26 - 
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hai đường tròn có bán kính khác nhau thể hiện 
năm 1996 và 2005, hướng dẫn học sinh cách tính bán kính. 
Giáo viên lưu ý cho học sinh khi vẽ biểu đồ cần phải có: tên biểu đồ, bảng chú 
giải, lấy tia 12 giờ làm gốc và chi theo chiều kim đồng hồ. 
Học sinh vẽ biểu đồ vào vở theo số liệu trên. 
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng vẽ. 
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh. 
Giáo viên treo biểu đồ đã chuẩn bị sẵn lên bảng cho học sinh đối chiếu. 
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ cơ cấu giá sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của 
nước ta năm 1996 và 2005 
 Năm 1996 
 Năm 1996 Năm 2005 
 Nhà nước 
 Ngoài nhà nước 
 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 
+ Bước 3: Nhận xét: 
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng 
các thành phần kinh tế giữa năm 19996 và 2005, khu vực nào giảm, khu vực nào tăng, 
tốc độ tăng giảm? Nguyên nhân? 
Giáo viên gọi một học sinh nhận xét trước lớp. 
 - 27 - 
Giáo viên chuẩn kiến thức: 
+ Cơ cấu khu vực nhà nước giảm mạnh, cơ cấu khu vực ngoài nhà nước và cơ 
cấu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. 
+ Nguyên nhân: Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế và chính sách 
thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. 
Hoạt động 3: Nhận xét sự chuyển dịch Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị 
sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bảng số liệu 29.2 và nhận xét về các vấn 
đề: 
- Sự không đồng đều giữa các vùng (vùng có tỉ trọng lớn nhất? Vùng có tỉ 
trọng nhỏ nhất?) 
- Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng: Tăng 
nhanh nhất ở vùng nào? Giảm nhanh nhất ở vùng nào? 
Học sinh làm việc theo cặp đôi, rút ra nhận xét cần thiết. 
Giáo viên nhấn mạnh các ý đúng: 
- Các vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn: Đông Nam Bộ có tỉ 
trọng lớn nhất, sau đó đến đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. 
- Các vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ: Tây Nguyên, Trung 
du và miền núi Bắc Bộ. 
- Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh: Đông Nam Bộ. 
- Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm nhanh: Đồng bằng sông 
Cửu Long. 
Hoạt động 4: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản 
xuất công nghiệp lớn nhất cả nước? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự 
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của Đông Nam Bộ để giải thích vì sao Đông Nam Bộ là 
vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước? 
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: 
Nhóm 1: Nêu thế mạnh về vị trí địa lí. 
Nhóm 2: Nêu thế mạnh về điều kiện tự nhiên. 
 - 28 - 
Nhóm 3: Nêu thế mạnh về điều kiện kinh tế xã hội 
Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo 
dõi bổ sung. 
Giáo viên nhận xét và bổ sung. 
4. Củng cố, đánh giá: Giáo viên nhận xét tiết thực hành. 
 5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà coi trước bài 30. 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 
Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các em học 
sinh, đề tài đã hoàn thành và đạt được một số kết quả: 
- Về lí luận: 
Đã hệ thống và khái quát hóa những lí luận cơ bản của phương pháp dạy bài thực 
hành Địa lí 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
- Về thực tiễn: 
 + Nắm được thực trạng giảng dạy và học tập qua điều tra mức độ nhận thức và 
cách thức giảng dạy, học tập các bài thực hành Địa lí của giáo viên và học sinh của 
trường THPT trên địa bàn nghiên cứu. 
 + Đã hệ thống hóa và phân loại các dạng bài thực hành Địa lí, đặc biệt đã phân 
loại 
được các dạng bài thực hành Địa lí lớp 12 ban cơ bản một cách cụ thể, từ đó giúp giáo 
viên và học sinh có thể tham khảo và có sự chuẩn bị, định hướng dạy và học các bài 
thực hành một cách hiệu quả nhất. 
+ Xây dựng phương pháp chung và phương pháp dạy học cụ thể các bài thực 
hành Địa lí 12, mỗi loại đề có phân tích ý nghĩa, cách làm, ví dụ cụ thể để giáo viên và 
học sinh tham khảo, vận dụng vào dạy và học các dạng bài thực hành Địa lí 12. 
+ Đã vận dụng thiết kế được giáo án dạy học bài thực hành Địa lí lớp 12 ban 
cơ bản thông qua sử dụng phương pháp giảng dạy bài thực hành mà đề tài đầ xuất. 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 
- Đối với tổ Địa lí: cần xây dựng chuyên đề về phương pháp dạy bài thực hành ở 
trường phổ thông. 
- Đối với giáo viên Địa lí: cần nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của 
 - 29 - 
việc dạy học các bài thực hành, nắm được mục đích chính và quan trọng của bài 
thực hành Địa lí là loại bài học chủ yếu để hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học 
sinh. 
- Đối với trường THPT: cần có sự đầu tư đầy đủ các trang thiết bị và phương tiện 
phục vụ cho dạy học địa lí nói chung và dạy học các bài thực hành địa lí nói riêng. 
- Đối với học sinh: cần chuẩn bị đầy đủ về phương tiện, dụng cụ phục vụ cho học 
tập các bài thực hành, có ý thức tự giác, chủ động và tích cực khi học các tiết thực 
hành Địa lí. 
 - 30 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999). Chuyên đầ đổi mới phương pháp dạy học Địa lí 
bậc trung học, vụ THPT. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Sách giáo khoa Địa lí 12, Nhà xuất bản giáo dục. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Sách giáo viên Địa lí 12, Nhà xuất bản giáo dục. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn: “Dạy học và kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, môn Địa lí, Hà 
Nội. 
5. Đặng Văn Đức, Nguyễn thu Hằng ( 2003), Phương pháp dạy học Địa lí theo 
hướng tích cực, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
6. Lâm Quang Dốc ( 1996), Sử dụng bản đồ ở nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản 
giáo dục. 
7. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần 
Đức Tuấn ( 1996), Phương pháp dạy học Địa lí, Nhà xuất bản giáo dục. 
8. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc ( 2006), Lí luận dạy học Địa lí, Nhà xuất bản 
Đại học sư phạm. 
9. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen ( 2006), Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 
THPT, Nhà xuất bản giáo dục. 
10. Nguyễn Đức Vũ, Lê Văn Dược ( 2008), Dạy và học bài thực hành Địa lí 12, 
Nhà xuất bản giáo dục. 
11. Trần Thị Kim Oanh ( 2008), Các dạng bài tập thực hành Địa lí 12, Nhà xuất 
bản giáo dục. 
 - 31 - 
PHỤ LỤC 
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 
LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
Họ và tên giáo viên: . 
Đơn vị công tác: 
Thời gian gảng dạy:.. 
 Để có cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy học các bài thực hành Địa 
lí lớp 12, kính đề nghị các Thầy, Cô cho biết ý kiến của mình qua thực tế giảng dạy. 
Quý Thầy Cô vui lòng khoanh tròn vào ô mà Thầy, Cô cho là hợp lí và ghi những ý 
kiến của mình vào chỗ trống: 
 1. Theo Thầy, Cô: mục đích quan trọng nhất khi dạy các bài thực hành Địa lí là: 
a. Hình thành, rèn luyện kĩ năng địa lí. 
b. Hình thành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh. 
c. Củng cố hoặc vận dụng kiến thức. 
d. Cả a và b. 
2. Theo Thầy, Cô: số lượng các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 
(Ban cơ bản): 
a. Còn ít. 
b. Vừa đủ. 
c. Tương đối nhiều. 
d. Nhiều. 
3. Theo Thầy, Cô: nội dung các bài thực hành như sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban 
cơ bản) đã bao quát hết các kĩ năng cần hình thành và rèn luyện cho học sinh 
chưa? 
a. Ít. 
b. Tương đối đủ. 
c. Đầy đủ. 
4. Theo Thầy, Cô: nội dung các bài thực hành như sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban 
cơ bản) đã phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh chưa? 
a. Chưa phù hợp. 
b. Tương đối phù hợp. 
c. Phù hợp. 
d. Rất phù hợp. 
5. Theo Thầy, Cô: phân phối các bài thực hành như sách giáo khoa Địa lí 12 
 ( Ban cơ bản) đã hợp lí chưa? 
a. Chưa hợp lí. 
b. Tương đối hợp lí. 
c. Hợp lí. 
6. Khi dạy các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban cơ bản), Thầy, 
Cô thường dạy theo hình thức nào? 
a. Dạy học cá nhân. 
b. Dạy học theo nhóm. 
c. Dạy học chung cả lớp. 
d. Kết hợp cả a, b, c. 
 - 32 - 
7. Khi dạy các bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban cơ bản), Thầy, 
Cô thường tiến hành theo qui trình các bước như thế nào? 
a. . 
b. . 
c. . 
d. . 
8. Theo Thầy, Cô: chất lượng học và thực hiện các bài thực hành trong sách giáo 
khoa Địa lí 12 (Ban cơ bản): 
a. Còn kém. 
b. Trung bình. 
c. Khá. 
d. Tốt. 
9. Theo Thầy, Cô: nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng dạy và học bài thực 
hành trong sách giáo khoa Địa lí 12 còn chưa cao? 
a 
b 
c............ 
d 
10. Để nâng cao chất lượng dạy và học bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 
12, theo Thầy, Cô cần phải đảm bảo những yếu tố nào? 
a 
b 
c............ 
d 
11. Khi dạy học bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 12, Thầy, Cô 
thường sử dụng đồ dung trực quan nào sau đây? 
a. Bản đồ treo tường. 
b. Hình vẽ của giáo viên. 
c. Hình vẽ phóng to từ sách giáo viên. 
d. Các đồ dung trực quan khác. 
12. Theo Thầy, Cô: thuận lợi lớn nhất hiện nay trong dạy các bài thực hành 
trong sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban cơ bản) là gì? 
- Thuận lợi: 
- Nguyên nhân: 
 + Chủ quan: 
 + Khách quan: 
13. Theo Thầy, Cô: khó khăn lớn nhất hiện nay trong dạy các bài thực hành 
trong sách giáo khoa Địa lí 12 (Ban cơ bản) là gì? 
- Khó khăn:  
- Nguyên nhân: 
 + Chủ quan: 
 + Khách quan: 
 Xin trân thành cảm ơn quí Thầy, Cô! 
 - 33 - 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Đơn vị trường THPT Xuân Mỹ 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Cẩm Mỹ, ngày 10 tháng 5 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014 - 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm“Phương pháp dạy học bài thực hành Địa lí lớp 12 theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh” 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Chức vụ: Tổ trưởng 
Đơn vị: trường THPT Xuân Mỹ 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đăn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có 
hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào 
cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
 Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong 
phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
 Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của 
người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này 
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác 
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến 
kinh nghiệm cũ của chính tác giả. 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
BM04-NXĐGSKKN 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_day_hoc_bai_thuc_hanh_dia_li_lop_12_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_69.pdf
Sáng Kiến Liên Quan