Những giải pháp để dạy học tốt phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường Trung học cơ sở

Môn Ngữ văn trong chương trình Trung học cơ sở gồm 3 phân môn: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn, mỗi phân môn có vai trò, vị trí, chức năng riêng nhưng phân môn phần Văn bản chiếm tỉ lệ cao nhất. Riêng ở phần Ngữ văn 9, số tiết dành cho phần văn bản là: 63 tiết/ 175 tiết/ năm.

Cấu trúc chung của chương trình ngữ văn ở trường Trung học cơ sở đi từ Văn bản đến Tiếng Việt và vận dụng vào thực hành viết (nói) trong Tập làm văn. Nghĩa là từ việc đọc hiểu văn bản đến cảm nhận, đánh giá suy nghĩ về giá trị tư tưởng tình cảm và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản tương đối chuẩn mực, kết hợp cùng vốn từ vựng, cú pháp trong Tiếng Việt sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để nói (viết) thành thạo. Mục tiêu cuối cùng của môn học không chỉ bồi dưỡng cung cấp những kiến thức về xã hội, về tư tưởng tình cảm mà các em cần phải có kĩ năng viết (nói) thành thạo trong tương lai.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 4139 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những giải pháp để dạy học tốt phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng, không trùng lặp, không giống nhau. Do đó, mỗi tác phẩm sẽ mang màu sắc, hơi thở của từng thời kì mà tác giả đang sống. 
Cùng nằm trong dòng văn học Trung đại nhưng tác phẩm của Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu do khác nhau về hoàn cảnh ra đời nên nội dung phản ánh của nó cũng khác nhau. Nếu Truyện Kiều (Nguyễn Du) là một bức tranh xã hội thu nhỏ với đầy rẫy những bất công mục nát, sự suy đồi của chế độ phong kiến đương thời. Tất cả xã hội ấy đều được thu nhỏ và tái hiện lại thông qua cuộc đời nhân vật Thúy Kiều. Còn Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) lại thể hiện quan niệm về người anh hùng vì dân trừ bạo thông qua nhân vật Lục Vân Tiên. 
Hay cùng xuất hiện trong dòng văn học kháng chiến chống Mĩ, nhưng tác phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm) viết về người mẹ dân tộc Tà Ôi tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Còn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) lại chọn hình ảnh những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn – đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng, quả cảm trong “cuộc kháng chiến thần thánh” của dân tộc. 
Như vậy, mỗi tác phẩm văn chương có một hoàn cảnh ra đời khác nhau. Do đó, khi chúng ta nắm chắc hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm sẽ giúp cho quá trình dạy học thuận lợi hơn trong việc khai thác chủ đề, khám phá nội dung và nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm. nó là cơ sở cho bước dạy học tiếp theo.
3. Đọc kĩ tác phẩm để nắm chắc nội dung (Nhân vật, sự việc chính)
Đây là một việc làm cần thiết nhưng ít được học sinh chú trọng. Bởi lẽ, học sinh rất ngại đọc những văn bản dài, thường không đủ kiên nhẫn để đọc hết tác phẩm. Chẳng hạn, khi dạy học văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn của Ngô Gia Văn phái” (Ngữ văn 9, tập 1, Tuần 5 tiết 23, 24) rất ít giáo viên và học sinh đọc hết tác phẩm này (Tác phẩm gồm 17 hồi). Một phần là do tư liệu của nhà trường không đủ, một phần là do việc đầu tư cho tiết dạy chưa đúng mức nên hiệu quả chưa cao. Nếu bước này không được đầu tư đúng mức thì học sinh khó mà tìm ra được những chi tiết, sự việc chính và các tình huống truyện, khi phân tích truyện hoặc mạch cảm xúc trong văn bản thơ.
Do vậy, chúng ta cần chú trọng ở bước này để học sinh có được những cảm nhận bước đầu về văn bản, tạo tâm thế tiếp nhận văn bản một cách triệt để. Từ đó sẽ phát huy được vai trò tích cực của học sinh theo đúng phương pháp dạy học hiện nay “lấy học sinh làm trung tâm”.
4. Xác định đúng đề tài, thể loại của tác phẩm
Mỗi tác phẩm văn học thể hiện một đề tài nhất định và được trình bày bằng một thể loại riêng phù hợp với ý đồ của tác giả nhằm gửi gắm một thông điệp nào đó trong cuộc sống đến với độc giả. Do vậy trong quá trình dạy và học phần văn bản cần cho học sinh xác định đúng đề tài, thể loại. Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, có rất nhiều tác giả khai thác, khám phá cùng một đề tài nhưng cách thể hiện lại khác nhau. Vì vậy người dạy cần phải hướng dẫn cụ thể để cho người học tự khám phá và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của từng khía cạnh mà tác giả muốn đề cập trong tác phẩm của mình.
Cùng viết về người chiến sĩ cách mạng nhưng mỗi nhà thơ lại có cách khai thác và thể hiện riêng. Nếu Tố Hữu viết tác phẩm “Khi con tu hú” ( Ngữ văn 8 tập 2, tuần 22, tiết 81) thể hiện được cái khát khao tự do, cái bức bí của người tù cách mạng thì Chính Hữu “Đồng chí” (Ngữ văn 9 tập 1, tuần 10 tiết 46) lại thể hiện thành công vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng khoác lên mình màu xanh áo lính. Họ đến từ mọi miền của Tổ quốc nhưng lại cùng chung lí tưởng và chí hướng . Hay tinh thần quả cảm, cái ngang tàng, sự hóm hỉnh, tươi mới ở Phạm Tiến Duật “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Ngữ văn 9 tập 1, tuần 10 tiết 47, 48). 
Để thể hiện đề tài của mình, mỗi tác giả đều phải sử dụng một kết cấu riêng phù hợp với đặc trưng thể loại nhằm đem lại hiệu quả cao khi diễn đạt. Do đó người dạy - người học cần xác định chính xác thể loại đó là gì? (Truyện, tiểu thuyết, thơ, hò vè . . .) để có cách tiếp cận văn bản phù hợp nhất. 
Ví dụ: Khi tìm hiểu tiểu thuyết chương hồi “Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái” cần để cho người học cảm nhận được sự lôi cuốn, hấp dẫn bởi kết cấu riêng về thể loại. Bởi lẽ trước khi kết thúc một hồi có một mâu thuẫn mới được đưa ra tạo đà cho câu chuyện phát triển tiếp theo và được giải quyết ở hồi sau. Chính điều đó tạo sự lôi cuốn, gây ra sự tò mò, tạo nên hứng thú muốn đọc tiếp để biết được cách giải quyết của tác giả ra sao? Hay khi tìm hiểu về thể loại thơ Trung đại (Ngữ văn 7 tập 1), từ việc xác định đúng thể loại (Thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú đường luật hay thơ lục bát . . .) người dạy và người học sẽ có cách tiếp cận phù hợp với đặc trưng riêng ở thể loại. 
Như vậy, việc xác định đúng đề tài, đúng thể loại sẽ góp phần tạo nên hiệu quả khi tiếp cận, khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản, làm cho học sinh hứng thú hơn khi học các tác phẩm văn chương.
5. Khai thác triệt để nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm
Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng một nội dung nhất định, điều đó được tác giả thể hiện thông qua các hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm. Để chuyển tải được nội dung thì mỗi nhà văn phải sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau để mang lại hiệu quả diễn đạt cao nhất. Một tác phẩm văn học có nhiều sự việc, chi tiết lớn nhưng cũng có những chi tiết, sự việc tưởng chừng rất nhỏ nhưng ý đồ nghệ thuật của nó rất to lớn. Có những điều tưởng chừng phi lí mà lại rất có lí. Như hữu Thỉnh diễn tả sắc trời từ mùa hạ chuyển sanh mùa thu “Có đám mây mùa hạ, Vắt nửa mình sang thu” (Sang thu). Đọc lên chúng ta cứ ngỡ là vô lí nhưng đó là cách diễn đạt hợp lí và gợi cảm, tạo nên sự mới mẻ trong tác phẩm văn chương. Chính điều đó đã gây không ít khó khăn khi khai thác nội dung và nghệ thuật cho giáo viên và học sinh.
Do vậy, muốn khai thác triệt để nội dung văn bản, cần phải trả lời những câu hỏi sau: Văn bản đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó được tác giả thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh và sự việc nào? Tác giả gửi gắm điều gì trong tác phẩm của mình? Tác giả xây dựng tác phẩm của mình bằng các thủ pháp nghệ thuật nào? Chúng ta học hỏi được điều gì qua tác phẩm? Từ đó liên hệ vào thực tế cuộc sống để thẩm định lại giá trị tác phẩm văn chương. Nếu cần thiết trong quá trình khai thác nội dung và nghệ thuật cần phải có sự so sánh đối chiếu với các tác phẩm cùng thời kì để thấy được cái hay, cái độc đáo riêng biệt của mỗi tác phẩm và tác giả.
Muốn trả lời những vấn đề đã nêu ra, bản thân người dạy và người học cần thực hiện tốt các nội dung đã nêu ở trên, chú trọng mục đọc kĩ văn bản, đặc biệt người học khi nắm chắc văn bản sẽ có rất nhiều thuận lợi trong quá trình khai thác nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nếu đọc kĩ tác phẩm (đọc lại nhiều lần) thì học sinh sẽ có những hiểu biết bước đầu về văn bản thông qua việc soạn bài ở nhà (Trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản). Từ đó giúp học sinh phát huy được khả năng tự học, chủ động tích cực trong học tập môn Ngữ văn.
Để khám phá nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), chúng ta cần khai thác được số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến đương thời bằng cách phân tích các chi tiết: Tình huống tạo nên mâu thuẫn thắt nút “Lời nói ngây ngô của Đản” (Con của Trương Sinh và Vũ Nương), Tính đa nghi của Trương Sinh do không có học thức, lời phân trần của Vũ Nương yếu đuối trong xã hội phong kiến mà tư tưởng Nam quyền ngự trị trong Nho giáo. Đặc biệt là chi tiết nghệ thuật “chiếc bóng”. Nó vừa là điểm tạo mâu thuẫn, vừa là tạo đà phát triển các mâu thuẫn đến đỉnh điểm. Và cũng chính nó giải quyết các mâu thuẫn trên khi Đản chỉ chiếc bóng cha mình trên vách dưới ngọn đèn dầu trong đêm, Trương Sinh hiểu thấu nỗi oan của vợ. Rồi ở cuối văn bản chi tiết “chiếc bóng” lại xuất hiện nhưng từ chối thực tại càng làm tăng thêm giá trị tố cáo hiện thực và tính bi kich của nhân vật trong tác phẩm. Thông qua bi kịch cuộc đời Vũ Nương tác giả khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Hoặc khi khai thác nội dung văn bản “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), người học cần khai thác được vẻ đẹp riêng của từng nhân vật. Thúy Vân “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Còn Thúy Kiều “Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn/ Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. ” thông qua từ ngữ mang tính ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ mang tính dự báo “thua - nhường” ngầm dự báo cho người đọc biết được cuộc đời yên bình, êm ả của Thúy Vân ; “ghen - hờn” dự báo cuộc đời đầy biến động gian nan vất vả “Mười lăm năm chìm nổi” và số phận “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần ” của Thúy Kiều.
Tóm lại, nội dung và nghệ thuật là linh hồn của tác phẩm văn học. Nó hòa quyện thống nhất với nhau. Cái này làm nền cho cái kia nổi bật và ngược lại. Do vậy khi khai thác văn bản cần có sự đan xen kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất khi tìm hiểu các tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Chương 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến này tôi đã tiến hành thực hiện áp dụng cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ trong các tiết dạy cụ thể phần văn bản. Với việc áp dụng các bước tiến hành trên đã tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh. Từng bước giúp các em yêu thích văn chương, không còn sợ những văn bản dài, tiếp cận và khai thác nội dung, nghệ thuật trong văn bản một cách hiệu quả khi tìm hiểu và phân tích.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi đã kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt qua hai bài kiểm tra 45 phút (phần văn bản: Văn học Trung đại và Văn học Hiện đại Việt Nam) đã kiểm định lại hiệu quả của đề tài. Học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực của mình trong học tập. Hứng thú về bộ môn cũng được nâng lên rõ rệt. Các em không còn sợ những “con chữ vô hồn” mà có đam mê tìm hiểu nó. Chất lượng dạy học ngày một nâng cao hơn (phần văn bản) trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ. 
1. Bài kiểm tra 45 phút phần Văn học Trung đại Việt Nam
a. Đề kiểm tra:
Câu 1: (2,5 điểm) Chép lại theo trí nhớ những dòng thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) và xác định bút pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
Câu 3: (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
	b. Đáp án đề kiểm tra
Câu 1: (2,5 điểm) 
- Chép đúng: từ: “Vân xem  tuyết nhường màu da” 
- Chỉ ra được: Bút pháp ước lệ cổ điển được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: (2,5 điểm) Cần nêu được những ý chính sau:
- Nguyễn Đình Chiểu bài học lớn về nghị lực sống và cống hiến cho đời.
- Ông là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Tác phẩm tiêu biểu: Lục Vân Tiên, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc . . .
Câu 3: (5,0 điểm) Nêu được các ý chính về nhân vật Vũ Nương
- Giới thiệu nhân vật trong tác phẩm, tác giả
- Hiếu thảo với mẹ chồng,chung thủy với chồng, hết lòng yêu thương con
- Có số phận bất hạnh .
- Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình
- NT: Xây dựng nhân vật điển hình, sử dụng yếu tố truyền kì hợp lí.
=> Có đầy đủ công dung ngôn hạnh
(Tùy theo cách viết của học sinh mà giáo viên linh động chấm điểm)
* Tổng hợp kết quả kiểm tra lớp 9B trước khi áp dụng sáng kiến
Đối tượng kiểm tra
Tổng số 
Dưới điểm TB
Điểm Trung bình
Điểm Khá
Điểm Giỏi
Lớp 9B
Lớp chưa thực nghiệm
31
10 HS
Tỉ lệ 32,25%
11 HS
Tỉ lệ 35,48%
7 HS
Tỉ lệ 22,58%
3 HS
Tỉ lệ 9,67%
 	Sau khi áp dụng những biện pháp dạy học trong sáng kiến chất lượng bài kiểm tra 1 tiết lớp 9A được nâng cao hơn. 
* Tổng hợp kết quả kiểm tra lớp 9A sau khi đã áp dụng sáng kiến:
Đối tượng kiểm tra
Tổng số 
Dưới điểm TB
Điểm Trung bình
Điểm Khá
Điểm Giỏi
Lớp 9 A
Lớp thực nghiệm
30
5 HS
Tỉ lệ 16,66%
 12 HS
Tỉ lệ 40,00%
9 HS
Tỉ lệ 30,00%
4 HS
Tỉ lệ 13,33%
2. Bài kiểm tra 45 phút phần Văn học Hiện đại Việt Nam
a. Đề kiểm tra:
Câu 1. (3,0 điểm) Chép lại 7 dòng thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa chép.
Câu 2. (2,0 điểm) Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng có mấy tình huống truyện, tóm tắt ngắn gọn những tình huống đó?
Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc trong đoạn trích Làng của Kim Lân.
b. Đáp án bài kiểm tra
Câu 1.(3,0 điểm) Chép đúng lại bảy câu thơ 
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Đồng chí!
* Nội dung : Cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp
- Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, ‘đất cày lên sỏi đá”. 
- Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
=> Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng.
Câu 2. (2,0 điểm) Tình huống truyện :
- Hai cha con gặp nhau , sau 8 năm con không nhận ba vì trên mặt ông Sáu có vết thẹo không giống như trong ảnh cưới. Nó phản kháng, bướng bỉnh, đến khi nhận ra ba phải thì phải chia tay. 
- Ở căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược, nhưng lại hi sinh khi chưa kịp trao nó cho con gái.
=> Tác phẩm ca ngợi tình cảm cha con sâu đậm trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Câu 3. (5,0 điểm) Cần đảm bảo các ý chính sau
* Giới thiệu khái quát về nhân vật, tác giả, tác phẩm.
* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Tin đến đột ngột , bất ngờ
- Sững sờ , bàng hoàng “ quay phắt lại, lắp bắp hỏi ”
+ Cổ nghẹn ắng , da mặt tê rân rân
+ lặng đi không thở được
* Khi về nhà:
+ nằm vật ra giường
+ Quẩn quanh trong nhà
+ Gắt gỏng với mọi người
→Đau đớn, dằn vặt , cảm giác nhục nhã
*. Mấy ngày sau đó:
- Lo lắng đến con đường sinh sống của gia đình → ám ảnh, sợ hãi
- Tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng:
+ Đấu tranh tư tưởng : làng thì yêu thật nhưng theo Tây thì phải thù.
→TY nước rộng lớn , bao trùm lên TY làng 
*. Cuộc trò chuyện giữa 2 bố con:
- Ông khẳng định tình cảm của mình với kháng chiến, với Cụ Hồ.
 → Ông Hai là một người rất chung thuỷ với kháng chiến, cách mạng
(Tùy theo cách triển khai nội dung của học sinh mà giáo viên linh hoạt chấm điểm)
* Tổng hợp kết quả kiểm tra lớp 9B trước khi áp dụng sáng kiến
Đối tượng kiểm tra
Tổng số 
Dưới điểm TB
Điểm Trung bình
Điểm Khá
Điểm Giỏi
Lớp 9B
Lớp chưa thực nghiệm
31
9 HS
Tỉ lệ 29,03%
12 HS
Tỉ lệ 38,70%
8 HS
Tỉ lệ 25,80%
2 HS
Tỉ lệ 6,45%
 	Sau khi áp dụng những biện pháp dạy học trong sáng kiến chất lượng bài kiểm tra 1 tiết lớp 9A được nâng cao hơn. 
* Tổng hợp kết quả kiểm tra lớp 9A sau khi đã áp dụng sáng kiến:
Đối tượng kiểm tra
Tổng số 
Dưới điểm TB
Điểm Trung bình
Điểm Khá
Điểm Giỏi
Lớp 9 A
Lớp thực nghiệm
30
5 HS
Tỉ lệ 16,66%
 10 HS
Tỉ lệ 33,33%
12 HS
Tỉ lệ 40,00%
3 HS
Tỉ lệ 10,00%
Như vậy, qua các bài kiểm tra phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 đã chứng minh được tính khả thi của đề tài. Chất lượng dạy học bộ môn ngày càng nâng cao rõ rệt. 
Với đề tài này, áp dụng cho các giờ dạy phần văn bản trong chương trình trung học cơ sở. Đặc biệt chú trọng trong phần văn bản Ngữ văn 9, nhằm giúp các em học sinh vừa có cách nhìn tổng quan về nền văn học nước nhà, biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học áp dụng vào trong cuộc sống vừa bồi đắp đời sống tâm hồn cho các em.
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào việc dạy học, tôi nhận thấy đây là những giải pháp dễ áp dụng đối với học sinh lớp 6, 7, 8 và lớp 9. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
3.1. Đối với giáo viên
Phải yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức sâu rộng về văn học, về lịch sử, địa lý và đời sống xã hội ...
Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, từng đối tượng học sinh để tạo sự hứng thú học tập.
Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nắm chắc yêu cầu cần đạt của bài học để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện kỹ năng hợp lý nhằm đạt hiệu quả như mong muốn.
3.2. Đối với học sinh
 Các em phải thực sự say mê học môn Ngữ văn. Mỗi học sinh luôn có ý thức tự giác tìm tòi những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa, hình thành các kĩ năng đọc – hiểu văn bản và hoàn thành tốt bài tập được giao.
 Học sinh thường xuyên đọc văn bản, một số tác phẩm văn học dùng trong nhà trường, đọc tư liệu, tài liệu tham khảo, tích luỹ kiến thức mọi mặt trong thực tế đời sống xã hội ... và thường xuyên ghi chép vào sổ tay văn học để bổ sung những thiếu sót về kiến thức văn học.
Trong các tiết học văn bản, học sinh cần tập trung nghe giảng và có suy nghĩ độc lập, hoạt động tích cực khi giáo viên giao bài tập và hoàn thành bài tập.
Vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm trên, giáo viên tổ chức các hình thức học tập rèn luyện kĩ năng tiếp cận, khám phá văn bản phù hợp với từng khối lớp để đạt hiệu quả cao trong dạy học.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận chung
Một trong những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh, tạo điều kiện cho các em được suy nghĩ, tìm tòi khám phá vấn đề. Đây là việc làm cần thiết trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Với việc rèn luyện kĩ năng tiếp cận và khai thác nội dung, nghệ thuật của văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở sẽ phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tìm hiểu, phân tích đánh giá hoàn thiện nhân cách của mình trong cuộc sống tương lai.
Trong tiết học 45 phút việc tìm hiểu những khía cạnh của văn bản không được nhiều. Nhưng không vì thế mà coi nhẹ vai trò của nó, đặc biệt là đối với phần văn bản. Người giáo viên cần hết sức chú trọng việc khai thác các yếu tố tác động đến sự ra đời của tác phẩm văn chương. Tất nhiên với đề tài này việc thực hiện có đạt hiệu quả cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào trình độ của giáo viên, sự tiếp thu và ý thức tự giác của học sinh.
Như vậy, để dạy học tốt môn Ngữ văn Trung học cơ sở chung và phần văn bản nói riêng, cả người dạy và người học cần phải kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các bước đã trình bày ở trên để đạt kết quả tích cực hơn trong quá trình dạy học. 
4.2. Những kiến nghị đề xuất
 Đối với Phòng giáo dục đào tạo huyện cần tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học và phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn bản nói riêng để cho anh chị em giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Đối với nhà trường nên mua thêm sách tham khảo bộ môn để giáo viên và học sinh tham khảo. Thường xuyên tổ chức chuyên đề về dạy tốt phần văn bản, dự giờ rút kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Đối với giáo viên phải thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn  
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về việc dạy học phần văn bản ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Vấn đề tôi nêu ra không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được đồng nghiệp trong hội đồng khoa học nhà trường, phòng giáo dục đào tạo huyện đóng góp ý kiến kinh nghiệm để sáng kiến này được hoàn thiện và được vận dụng hiệu quả vào dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
	 Nguyễn Công Trứ, ngày 12/ 3/ 2018
 Người viết 
 Nguyễn Văn Đông	
Danh mục các từ viết tắt
Trung học cơ sở: THCS	 
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 (tập 1, tập 2), NXB Giáo dục.
2. Văn học Việt Nam nửa thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, NXB Giáo dục.
3. Nâng cao ngữ văn 9, NXB Giáo dục.
4. Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn tập 1, 2. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn hóa.
6. Truyện Kiều, NXB Văn học.
7. Từ điển Tiếng việt, NXB Giao thông vận tải.
8. Từ điển Văn học quốc âm, NXB Văn hóa thông tin.

File đính kèm:

  • docskkn ngu van 9_12337110.doc
Sáng Kiến Liên Quan