Nhận thức về đổi mới việc tổ chức giờ dạy trên lớp với môn: Toán 6 - Ở trường THCS

NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI VIỆC TỔ CHỨC GIỜ DẠY TRÊN LỚP

VỚI MÔN: TOÁN 6 - Ở TRƯỜNG THCS

--------------------

I- ĐẶT VẤN ĐỀ.

- Được tham gia học lớp chuyên đề đổi mới thay sách lớp 6 năm học 2002 - 2003 môn toán.

- Được phân công giảng dạy toán 6 năm nay tôi nhận thức được vấn đề về đổi mới tổ chức giờ dạy toán trên lớp.

Chính là:

+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.

+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tâp hợp tác.

+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Từ việc tổ chức đổi mới giờ học trên lớp, tôi thấy hiệu quả rất cao. Học sinh được làm việc tích cực tự giác, chủ động, tìm tòi, lĩnh hội kiễn thức trong mỗi tiết học các em tiếp cận với kiến thức nhẹ nhàng không gò ép, nặng nề, không khí học tâp sôi nổi, vui vẻ, mỗi tiết học đem lại sự hứng khởi cho học sinh.

Về phía giáo viên: Giáo viên chỉ là người tổ chức làm trong tài, gợi ý và chốt kiến thức bài học. Song việc thực hiện đổi mới về tổ chức giờ dạy trên lớp, nhất là với môn toán rất là mới mẻ và còn phần nào đó bất cập.

Từ thực tế giảng dạy tôi được nghiên cứu và tìm các biện pháp khắc phục phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Xin báo cáo trước các bạn đồng nghiệp mong có sự trao đổi góp ý.

 

doc9 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức về đổi mới việc tổ chức giờ dạy trên lớp với môn: Toán 6 - Ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức về đổi mới việc tổ chức giờ dạy trên lớp
Với môn: toán 6 - ở trường THCS
----------@&?----------
I- Đặt vấn đề.
- Được tham gia học lớp chuyên đề đổi mới thay sách lớp 6 năm học 2002 - 2003 môn toán.
- Được phân công giảng dạy toán 6 năm nay tôi nhận thức được vấn đề về đổi mới tổ chức giờ dạy toán trên lớp.
Chính là:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tâp hợp tác.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Từ việc tổ chức đổi mới giờ học trên lớp, tôi thấy hiệu quả rất cao. Học sinh được làm việc tích cực tự giác, chủ động, tìm tòi, lĩnh hội kiễn thức trong mỗi tiết học các em tiếp cận với kiến thức nhẹ nhàng không gò ép, nặng nề, không khí học tâp sôi nổi, vui vẻ, mỗi tiết học đem lại sự hứng khởi cho học sinh.
Về phía giáo viên: Giáo viên chỉ là người tổ chức làm trong tài, gợi ý và chốt kiến thức bài học. Song việc thực hiện đổi mới về tổ chức giờ dạy trên lớp, nhất là với môn toán rất là mới mẻ và còn phần nào đó bất cập.
Từ thực tế giảng dạy tôi được nghiên cứu và tìm các biện pháp khắc phục phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Xin báo cáo trước các bạn đồng nghiệp mong có sự trao đổi góp ý.
II- Các biện pháp tiến hành:
1) Chuẩn bị thiết kế bài dạy:
Để tổ chức một giờ dạy lên lớp tốt. Khâu đầu tiên là chuẩn bị bài giảng tốt ở nhà. Muốn vậy mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu kỹ sách giáo khoa + Sách giáo viên. Hiểu được ý của sách giáo khoa.
Với toán 6: Mỗi bài xây dựng dựa trên cơ sở kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới. Toán 6 viết rất rõ ràng, kiến thức chuẩn mực, đảm bảo nội dung giáo dục. Hệ thống bài tập câu hỏi có phân loại theo mức độ.
Đặc biệt là sách viết đã giảm nhẹ lý thuyết và tăng cường thực hành phù hợp với việc tiếp thu cho đa số học sinh THCS.
Bên cạnh đó sách có thêm phần trò chơi toán học để gây hứng thú cho học sinh.
Chính vì thế mỗi giáo viên cần phải nắm rõ nội dung của mỗi tiết dạy. Từ đó tiền hành thiết kế bài dạy (soạn bài).
Để thiết kế bài day được tốt thì mỗi giáo viên cần xác định từng khâu một trong giờ lên lớp cách tổ chức một giờ dạy như thế nào?
Từ việc: 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học như thế nào?
- Kiểm tra bài cũ.
- Tổ chức nội dung tiết học.
2) Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Về phía chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học, tôi nhận thấy nếu theo yêu cầu như của một số tiết dạy mẫu. Thì cần có máy chiếu, đèn chiếu, giấy trong và phiếu học tập.
Những trường vùng nông thôn thiếu thốn về cơ sở vật chất quá nhiều. Nói gì đến các phương tiện dạy học hiện đại.
Song mỗi giáo viên không thể lấy lý do đó mà không chuẩn bị. Chúng ta có thể tạo ra bảng phụ, phiếu học tập, giấy nháp và các dụng cụ học tập như eke, thước, máy tính ... thay cho đèn chiếu, giấy trong cố gắng tạo ra các đồ dùng tự làm lấy để phục vụ cho từng bài.
Khi đã khắc phục được những đồ dùng trên. Thì việc mỗi giáo viên suy nghĩ để tìm ra cho mỗi bài cách thức tổ chức một giờ trên lớp là rất quan trọng.
Tất cả đều phải thể hiện rõ ràng trong bài soạn, có đã như vậy thì việc tổ chức tiết học ở trên lớp mới thành công.
III- Tổ chức giờ dạy trên lớp:
A: dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Thứ nhất: Một vấn đề (đối với người học) được biểu thị bởi một hệ thống câu hỏi (hoặc yêu cầu hành động). Thoả mãn được các điều kiện sau:
+ Học sinh chưa giải đáp hoặc chưa thực hiện được hành động đó.
+ Học sinh chưa được học quy tắc có tính thuật giải nào để giải đáp.
Thứ hai: Một tình huống có vấn đề thoả mãn các điều kiện sau:
+ Tồn tại một vấn đề.
+ Gợi nhu cầu về nhận thấy: Học sinh cảm thấy cần thiết, thấy có nhu cầu, hứng thú và mong muốn giải quyết vấn đề đó.
+ Gây niềm tin ở khả năng: Tạo cho học sinh tin rằng có thể trả lời được, giải đáp được nếu tích cực suy nghĩ.
Thứ ba: Kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề là kiểu dạy học mà giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh tự phát hiện vấn đề hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
Trong dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, người ta phân biệt cấp độ khác nhau tuỳ theo mức độ học tập của học sinh trong hoạt động học tập.
a/ Tự nghiên cứu vấn đề: Giáo viên chỉ tạo ra tình huống có vấn đề, học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
b/ Đàm thoại nghiên cứu vấn đề: Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề nhờ sự gợi ý dẫn dắt của giáo viên.
c/ Thuyết trình giải quyết vấn đề: Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, đặt vấn đề, trình bày quá trình suy nghĩ giải quyết.
Sau đây là những thông dụng để tạo ra tình huống có vấn đề:
Cách 1: Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, đo đạc thực nghiệm.
Cách 2: Lật ngược vấn đề.
Cách 3: Xem xét tương tự.
Cách 4: Khái quát hoá.
Cách 5: Giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp.
Cách 6: Tìm sai lầm trong lời giải.
Cách 7: Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm.
B: Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
- Lớp học được chia thành nhóm từ 4 - 6 em. Tuỳ theo mục đích yêu cầu của tiết dạy. Các nhóm được phân chia ổn định hay ngẫu nhiên hoặc có chủ địnhh trong cả tiết học. Hay có thể thay đổi từng phần trong tiết học. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm có nhóm trưởng phân công và kiểm tra mỗi thành viên hoàn thành một phần việc. Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào các bạn khá, giỏi. Các thành viên năng động cũng không làm thay công việc cho các thành viên khác. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi nhóm nên trình bày một phần nếu nhiệm vụ học tập khác phức tạp.
Cả lớp cùng kiểm tra, đánh giá, nhận xét các nhóm.
Cấu tạo một tiết học theo nhóm như sau:
1) Làm việc chung cả lớp:
a/ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
b/ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
c/ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
2) Làm việc theo nhóm:
a/ Trao đổi ý kiến thực hiện theo nhóm.
b/ Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập và trao đổi lẫn nhau.
c/ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
3) Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:
a/ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
b/ Thảo luận chung.
c/ Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
Tóm lại: Có thể nói các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới là:
- Day học thông qua tổ chức các hoạt động.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
IV- Ví dụ minh hoạ: Dạy học thao tác nhóm nhỏ.
Tiết 24	 	 Số học 6
Luyện tập
1) Mục tiêu:
- Luyện tập cũng cố, khắc sâu và mở rộng dấu hiệu chia hết cho 9 (3)
- Kỹ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết.
B: Tổ chức học sinh trên lớp.
Hoạt động 1: Bài 107 trang 42.
1) Làm việc chung cả lớp.
a) Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ, nhận thức.
Giáo viên ? các em đã được học dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 vậy có thể vận dụng các dấu hiệu ấy để trả lời câu hỏi của bài 107 không ?
Giáo viên: Treo bảng phụđề tài.
Học sinh: Xác định nhiệm vụ, nhận thức.
b) Giáo viên phân lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ.
c) Giáo viên hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
- Mọi thành viên trong nhóm đều phải làm việc, có sự trao đổi ý kiến và thống nhất đáp án trong cả nhóm.
2) Làm việc theo nhóm.
a) Giáo viên hướng dẫn theo dõi và nhắc nhở các nhóm thực hiện công việc.
b) Nhóm trưởng trong mỗi nhóm giao nhiệm vụ cho từng cá nhân thực hiện và trao đổi lẫn nhau..
Giáo viên: Cho học sinh thực hiện sau 3 phút.
Giáo viên: Cho học sinh trao đổi chéo phiếu học tập giữa các nhóm.
3) Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.
a) Đại diện của 2 nhóm lên điền vào bảng phụ.
b) Thảo luận chung.
Giáo viên: Cho 2 nhóm còn lại nhận xét kết quả ở bảng phụ.
Giáo viên: Tổng kết và thống nhất đáp án và biểu điểm trên bảng phụ. Mỗi ý 2,5 điểm.
d) Giáo viên cho các nhóm chấm điểm ở phiếu học tập đã trao đổi chéo.
Giáo viên: Thu phiếu và nhận xét.
Bảng phụ bài 107 (SGK - 42)
Điền dấu "x" vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
a/ Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3
b/ Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9
c/ Một số chia hết cho 15 thì chia hết cho 3
d/ Một số chia hết cho 45 thì chia hết cho 9
* Hoạt động 2:
Bài 110: Điều vào các ô trống rồi so sánh r và d trong mỗi trường hợp sau:
a
78
64
72
b
47
59
21
c
3666
3776
1512
m
6
n
2
r
3
d
3
1) Làm việc chung cả lớp.
- Sau khi treo bảng phụ.
+ Giáo viên cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các chữ.
Giáo viên: Em hãy cho biết: a; b ; c ; m ; n ; r; d trong bảng đóng vai trò gì ?
Học sinh: 1; b ; là các số cho trước.
c 	=	a. b.
a	:	9 dư m
b	:	9 dư n
m.n	:	9 dư r
c	:	9 dư d
Giáo viên: Cho học sinh tự nghiên cứu ví dụ mẫu ở cột 1.
2) Làm việc theo nhóm.
Giáo viên: Phát phiếu học tập theo nhóm (8 nhóm)
Học sinh: Tự làm vào phiếu trong 5 phút.
Giáo viên: Thu phiếu học tập.
Học sinh: Đại diện 2nhóm lên bảng phụ điền vào 2 cột ô trống.
3) Thảo luận tổng kết trước lớp.
Giáo viên: Cho các nhóm còn lại nhận xét bài toán của 2 nhóm trên.
Giáo viên: Thống nhất đáp án.
Giáo viên: Sau đó cho học sinh nhận xét, so sánh r với d.
Kết luận: 	+ r ạ d phép nhân là sai.
	+ r ạ d phép nhân là đúng.
V: Kết quả.
- Mặc dù năm nay là năm học đầu tiên thực hiện cải cách lớp 6. Thực hiện theo phương pháp dạy học tích cực. Song bản thân tôi nhận thấy áp dụng được việc đổi mới giờ dạy trên lớp, nhất là đối với môn toán lớp 6 như trên thì các giờ dạy trên lớp có được hiệu quả rất tốt.
Thứ nhất: Từ việc kiểm tra bài cũ đến bước đặt vấn đề vào bài mới rấtnhẹ nhàng không gò bó, nặng nề. Nội dung chính của bài, học sinh dễ tiếp thu rất nhanh, nắm được bài tại lớp. Từ đầu tiết học đến cuối tiết học giáo viên vận dụng triệt để 2 phương pháp cơ bản.
+ Nêu vấn đề.
+ Giải quyết vấn đề
Chính vì thế mà không khí học tập trong lớp rất sôi nổi, vui vẻ, mỗi tiết học đem lại sự mới mẽ, hứng khởi tạo hương phấn cho các em học sinh.
- Học sinh được tự mình tìm tòi , tự khám phá kiến thức mới, không thụ đọng tiếp cận kiến thức như các phương pháp dạy học cũ.
- Song phương pháp dạy học cũ cũng không phủ nhận hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống, mà nó đã kết hợp nhuần nhuyễn cả phương pháp cũ và mới.
- Bên cạnh đó nếu giáo viên tạo được các đồ dùng dạy học thông qua các phương tiện dạy học hiện đại thỉtong 1 tiết học sinh sẽ đông hơn, không còn nhàm chán,. xáo rỗng và thiếu thực tế nữa, chính từ đó cơ sở thực tiễn theo phương pháp dạy học tích cực mới nhất, hướng giảng dạy môn toán 6 của tôi ở lớp 6B, 6P, 6E đã có kết quả nhất định, chất lượng chung:
Khá giỏi:	20%.
Trung bình:	75%.
Yếu:	 5%.
Bên cạnh đó đội ngũ học sinh mũi nhọn đã tăng đáng kể, các em đã hứng thúhọc tập hơn.
VI: Bài học kinh nghiệm.
+ Để tiến hành tổ chức giờ dạy trên lớp theo phương pháp đổi mới thì giáo viên cần thiết phải thực hiện được các yêu cầu sau:
- Giáo viên phải đầu tư thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu thiết kế bài giảng (bài soạn)
- Luôn nghiên cưúi, tìm tòi tài liệu liên quan bài dạy để thiết kế bài dạy hiệu quả nhất.
- Giáo viên cần chịu khó làm đồ dùng dạy học thay thế cho phương tiện dạy học hiện đại phù hợp điều kiện thực tế ở mỗi địa phương.
- Trong giờ dạy giáo viên phải tuân thủ và vận dụng triệt để phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp .
- Khi tổ chức học tập theo nhóm giáo viên phải chú ý đến sự làm việc của từng thành viên của lớp.
- Hướng mọi hoạt động của các em tới mục tiêu đã định.
VII: Kết luận:
Tóm lại có thể nói đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới là:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học .
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Tuy nhiên việc tiếp cận với phương pháp dạy học đổi mới còn rất nhiều bỡ ngỡ, trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ, xin mạnh dạn trình bầy trước các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn./.

File đính kèm:

  • docNhận thức về ciệc đổi mới giờ dạy trên lớp_Toán 6.doc
Sáng Kiến Liên Quan